Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng Trí tuệ nhân tạo AI trong dạy và học môn Tin học THCS Sáng kiến kinh nghiệm lớp 8
Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng Trí tuệ nhân tạo AI trong dạy và học môn Tin học THCS gồm 15 trang giúp quý thầy cô tham khảo, dễ dàng hoàn thiện bản sáng kiến kinh nghiệm cho riêng mình thật chỉn chu.
Trí tuệ nhân tạo đã và đang thay đổi cách giáo viên soạn thảo giáo án, giảng dạy và tương tác với học sinh. Nhờ vào trí tuệ nhân tạo AI, giáo viên có thể tập trung vào việc kiểm duyệt, đề xuất và tối ưu chương trình giảng dạy. Vậy sau đây là mẫu sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng Trí tuệ nhân tạo AI trong dạy và học môn Tin học THCS, mời các bạn cùng theo dõi. Ngoài ra các bạn xem thêm Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng Trí tuệ nhân tạo AI trong soạn thảo giáo án môn Khoa học tự nhiên.
SKKN Ứng dụng Trí tuệ nhân tạo trong dạy và học Tin học THCS
I. Đặt vấn đề
1. Tính cấp thiết phải tiến hành sáng kiến
Ngày 25/01/2022, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 131/QĐ- TTg về việc phê duyệt Đề án Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022-2025, định hưởng đến năm 2030. Trong đó, xác định rõ mục tiêu chung là tận dụng tiến bộ công nghệ để thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong dạy và học, nâng cao chất lượng và cơ hội tiếp cận giáo dục, hiệu quả quản lý giáo dục; xây dựng nền giáo dục mở thích ứng trên nền tảng số, góp phần phát triển Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số.
Một trong những công nghệ được nhắc đến nhiều trong một vài năm trở lại đây, góp phần tạo ra những bước đột phá mạnh mẽ và đem lại những kết quả “thần kỳ” chính là Trí tuệ nhân tạo (AI). Trong thời gian sắp tới, trí tuệ nhân tạo sẽ đóng vai trò quan trọng như một công cụ mạnh mẽ, giúp công nghệ thông tin trở nên phổ biến hơn trong đời sống hàng ngày và tạo ra những tiến bộ đảng kế trong lĩnh vực này. Hiện nay, AI đang được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khoa học và đời sống, trong đó có giáo dục. Một số cơ sở đào tạo đã từng bước đưa AI vào giảng dạy và quản lý góp phần tạo ra sự thay đổi rõ nét trong quản lý, giảng dạy.
Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đòi hỏi người giáo viên không ngừng học tập để cập nhật cái mới, nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu. Người giáo viên phải luôn có ý tưởng mới, chỉ dẫn - khai sáng và thúc đẩy, tìm tòi, sử dụng các thiết bị dạy học hiện đại, khai thác hiệu quả quả nguồn tài nguyên trên Internet, các phần mềm hỗ trợ trong công tác giảng dạy, quản lý học sinh,...nhằm phát triển tư duy sáng tạo và kỹ năng số cho học sinh. Tăng cường sự tương tác giữa giáo viên và học sinh... góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn, nâng cao chất lượng kiểm tra, đánh giá.
Trước làn sóng công nghệ trong giáo dục, Diễn giả, Nhà giáo dục ông George Couros chia sẻ trên Twitter rằng: "Công nghệ sẽ không bao giờ thay thế được những người thấy tuyệt vời, nhưng công nghệ trong tay của một người thầy vĩ đại có thể thay đổi cả thế giới". Nhấn mạnh vai trò dẫn dắt của người thầy không thể thay thế nhưng phải thay đổi.
Vì vậy tôi càng khẳng định rằng dạy học có ứng dụng công nghệ, ứng dụng trí tuệ nhân tạo là phương pháp cần được ưu tiên áp dụng trong việc đổi mới phương pháp dạy học. Vì những lí do trên, bản thân tôi mạnh dạn chia sẻ biện pháp: "Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong dạy và học môn Tin học bậc THCS".
2. Mục tiêu của đề tài, sáng kiến
* Mục tiêu chung
Đề tài “Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong dạy và học môn Tin học bậc THCS” hướng đến việc nghiên cứu và đề xuất các giải pháp nhằm tận dụng trí tuệ nhân tạo để nâng cao hiệu quả giảng dạy và học tập môn Tin học tại bậc THCS.
Việc ứng dụng AI không chỉ giúp đổi mới phương pháp dạy học mà còn hỗ trợ giáo viên, học sinh tiếp cận với công nghệ tiên tiến, nâng cao tư duy sáng tạo và năng lực số theo định hướng của Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.
* Mục tiêu cụ thể
2.1. Đối với giáo viên
· Hỗ trợ giảng dạy và soạn giáo án:
- Sử dụng công cụ AI như ChatGPT, Copilot, Google Bard để tạo giáo án tự động, đề xuất nội dung giảng dạy phù hợp với từng cấp độ học sinh.
- Ứng dụng AI để tạo bài giảng điện tử thông minh, có hình ảnh, video minh họa sinh động giúp bài học trở nên trực quan hơn.
- Sử dụng AI để tạo câu hỏi kiểm tra, bài tập trắc nghiệm một cách tự động theo mức độ tư duy Bloom.
· Nâng cao hiệu quả quản lý lớp học và đánh giá học sinh:
-Ứng dụng AI trong việc chấm bài tự động trên Google Forms, Quizizz, Kahoot, giúp tiết kiệm thời gian và đảm bảo tính khách quan.
- Sử dụng AI để phân tích dữ liệu học tập của học sinh, từ đó có phương án điều chỉnh nội dung giảng dạy phù hợp với từng em.
- Hỗ trợ quản lý tiến độ học tập, theo dõi sự tiến bộ của từng học sinh và phát hiện sớm những khó khăn mà học sinh gặp phải trong quá trình học Tin học.
· Đổi mới phương pháp giảng dạy, tạo môi trường học tập sáng tạo:
- Ứng dụng AI để thiết kế các bài giảng tương tác với trợ lý ảo, chatbot giúp học sinh có thể học tập theo phương thức trò chuyện, nâng cao sự hứng thú.
- Sử dụng AI để tạo các mô phỏng thực tế về thuật toán, lập trình, giúp học sinh dễ dàng hình dung và tiếp thu kiến thức.
- Hướng dẫn học sinh tiếp cận các công cụ AI để nâng cao kỹ năng tự học, hỗ trợ việc nghiên cứu và thực hành lập trình.
2.2. Đối với học sinh
· Tăng cường khả năng tự học và phát triển tư duy công nghệ:
- Sử dụng chatbot AI để giải đáp thắc mắc về bài tập, thuật toán, lập trình, giúp học sinh tự học hiệu quả hơn.
- Tận dụng AI để tìm kiếm tài liệu, video hướng dẫn về các chủ đề Tin học như lập trình Python, thiết kế web, sử dụng phần mềm ứng dụng.
· Phát triển tư duy lập trình và sáng tạo:
- Học sinh có thể sử dụng AI để tạo mã nguồn mẫu, phân tích lỗi lập trình và gợi ý cải tiến thuật toán.
- Khuyến khích học sinh ứng dụng AI để tạo sản phẩm sáng tạo như chatbot đơn giản, trợ lý ảo, trò chơi trí tuệ.
- Nâng cao kỹ năng làm việc nhóm khi sử dụng AI hỗ trợ làm dự án lập trình, phát triển phần mềm.
· Tạo hứng thú học tập, nâng cao kết quả học tập môn Tin học:
- Học sinh có thể tham gia các lớp học ảo với sự hỗ trợ của AI, giúp tiếp cận kiến thức theo tốc độ cá nhân.
- Sử dụng AI để học qua các trò chơi giáo dục, bài tập thực hành tương tác, làm cho việc học Tin học trở nên hấp dẫn hơn.
2.3. Đối với nhà trường
· Góp phần đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng giáo dục:
- Ứng dụng AI giúp giáo viên đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng cá nhân hóa, tạo sự khác biệt phù hợp với trình độ từng học sinh.
- Hỗ trợ triển khai các lớp học thông minh, tăng cường việc áp dụng công nghệ trong nhà trường.
· Xây dựng mô hình giáo dục số trong nhà trường:
- Đề xuất các giải pháp triển khai phòng học thông minh với AI hỗ trợ giảng dạy.
- Tạo cơ sở dữ liệu số về học tập, giúp nhà trường quản lý hiệu quả quá trình học tập của học sinh.
- Đánh giá hiệu quả ứng dụng AI trong giáo dục:
- Thực hiện khảo sát, đánh giá tác động của việc ứng dụng AI đối với học sinh và giáo viên.
- Đề xuất chính sách, giải pháp đào tạo giáo viên nhằm nâng cao năng lực ứng dụng AI vào giảng dạy.
3. Thời gian, đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Thời gian: Từ tháng 9 năm 20.... đến tháng 4 năm 20....Đối tượng nghiên cứu của đề tài:
+ Các giáo viên giảng dạy môn Tin học cấp THCS với mục tiêu là giáo viên có sự đầu tư cho bộ môn của mình, soạn bài chi tiết ở từng khâu lên lớp chứ không chỉ dừng lại ở hoạt động chính hình thành kiến thức mới. Giáo viên chủ động và nắm chắc kiến thức môn học của mình.
+ Các em học sinh ở cấp THCS đặc biệt là các em học sinh khối lớp 8. Ở độ tuổi này, các em có sự tò mò, sáng tạo và sẵn sàng khám phá những công nghệ mới. Việc đưa AI vào dạy học sẽ giúp khơi gợi hứng thú, tạo động lực học tập môn Tin học.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Tiến hành ở 4 lớp khối 8 tại trường THCS ................... nơi tôi đang công tác trong năm học 20.... - 2025
.............
Tải file tài liệu để xem thêm SKKN Ứng dụng Trí tuệ nhân tạo trong dạy và học môn Tin học
Chọn file cần tải:
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:
