Đề cương ôn thi học kì 1 môn Lịch sử - Địa lí 6 năm 2024 - 2025 (Sách mới) Ôn tập học kì I lớp 6 môn Lịch sử - Địa lý sách CTST, KNTT, Cánh diều
Đề cương học kì 1 môn Lịch sử - Địa lí lớp 6 năm 2024 - 2025 mang tới các câu hỏi ôn tập sách Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức, Cánh diều, giúp thầy cô tham khảo để giao đề cương ôn thi học kì 1 cho học sinh của mình.
Bộ đề cương ôn thi học kì 1 môn Lịch sử - Địa lí 6, hệ thống lại những câu hỏi lý thuyết trọng tâm, cùng các dạng bài tập, giúp các em nắm chắc kiến thức, để ôn thi học kì 1 năm 2024 - 2025 hiệu quả. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Eballsviet.com:
Đề cương ôn thi học kì 1 môn Lịch sử - Địa lí 6 năm 2024 - 2025
1. Đề cương ôn thi học kì 1 môn Lịch sử - Địa lí 6 sách Cánh diều
BÀI 1: LỊCH SỬ LÀ GÌ ?
I. LỊCH SỬ VÀ MÔN LỊCH SỬ LÀ GÌ?
- Lịch sử là những gì diễn ra trong quá khứ.
- Lịch sử còn là khoa học tìm hiểu và phục dựng quá khứ.
- Môn lịch sử là môn học tìm hiểu về lịch sử loài người và những hoạt động chính của con người trong quá khứ.
Ví dụ: Sự kiện khởi nghĩa Hai Bà Trưng (40 - 43) chính là lịch sử. Bởi vì đó là hoạt động của Hai Bà Trưng đã từng diễn ra trong quá khứ.
II. VÌ SAO CẦN PHẢI HỌC LỊCH SỬ?
- Học lịch sử để biết được cội nguồn của tổ tiên, quê hương, đất nước; hiểu được ông cha ta đã phải lao động, sáng tạo, đấu tranh như thế nào để có được đất nước ngày nay.
- Học lịch sử còn để đúc kết những bài học kinh nghiệm của quá khứ nhằm phục vụ cho hiện tại và tương lai.
=> Phải giữ gìn, phát huy những giá trị tốt đẹp do con người trong quá khứ để lại.
III. KHÁM PHÁ QUÁ KHỨ TỪ CÁC NGUỒN DỮ LIỆU.
- Dựa vào 3 nguồn tư liệu để biết và khôi phục lại lịch sử.
- Tư liệu truyền miệng (các chuyện kể, lời truyền, truyền thuyết...)được truyền qua nhiều đời
- Tư liệu hiện vật ( các tấm bia, nhà cửa, đồ vật cũ...) khắc hoạ tương đối đầy đủ về mọi mặt của sự kiện lịch sử đã xảy ra
- Tư liệu chữ viết (sách vở, văn tự, bài khắc trên bia...).Nó giúp chúng ta phục dựng lịch sử và là cách để kiểm chứng tư liệu chữ viết.
* Trong các loại tư liệu lịch sử, có loại là tư liệu gốc: Tư liệu gốc là loại tư liệu cung cấp thông tin đầu tiên, liên quan trực tiếp các sự kiện đã xảy ra trong quá khứ
BÀI 2: THỜI GIAN TRONG LỊCH SỬ
I. ÂM LỊCH, DƯƠNG LỊCH
Dựa vào quan sát và tính toán, người xưa đã phát hiện quy luật di chuyển của Mặt Trăng, Trái Đất, Mặt Trời để tính thời gian và làm ra lịch.
- Có hai cách làm lịch:
Âm lịch là cách tính thời gian theo chu kì Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất. Thời gian Mặt Trăng chuyển động hết một vòng quanh Trái Đất là một tháng.
Dương lịch là cách tính thời gian theo chu kì Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời. Thời gian Trái Đất chuyển động hết một vòng quanh Mặt Trời là một năm.
II. CÁCH TÍNH THỜI GIAN.
+ Lịch chính thức của thế giới hiện nay dựa theo cách tính thời gian của dương lịch, gọi là Công lịch.
+ Công lịch lấy năm 1 là năm tương truyền Chúa Giê-xu (Jesus, người sáng lập đạo Thiên chúa) ra đời làm năm đẩu tiên của Công nguyên. Trước năm đó là trước Công nguyên (TCN)
- Theo Công lịch: 1 năm có 12 tháng hay 365 ngày. Năm nhuận thêm 366 ngày.
- 100 năm là 1 thế kỷ.
- 1000 năm là 1 thiên niên kỷ.
III, LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG.
1. Em hãy xác định: từ thời điểm xảy ra các sự kiện ghi trên sơ đồ bên dưới đến hiện tại là bao nhiêu năm, bao nhiêu thập kỉ, bao nhiêu thế kỉ?
2. Hãy cho biết những ngày lễ quan trọng của Việt Nam sau dựa theo loại lịch nào: giỗ Tổ Hùng Vương, Tết Nguyên Đán, Ngày Quốc Khánh.
3. Theo em, vì sao trên tờ lịch của chúng ta có ghi thêm ngày, tháng, năm âm lịch? Có nên chỉ ghi một loại lịch là dương lịch không?
* GỢI Ý TRẢ LỜI.
Câu 1:
+ Tính từ năm 40 đến năm 2021 là: 1981 năm, 198 thập kỉ, hơn 19 thế kỉ.
+ Tính từ năm 248 đến năm 2021 là: 1773 năm, hơn 177 thập kỉ, hơn 17 thế kỉ.
+ Tính từ năm 542 đến năm 2021 là: 1479 năm, hơn 147 thập kỉ, hơn 14 thế kỉ.
+ Tính từ năm 938 đến năm 2021 là: 1083 năm, hơn 108 thập kỉ, hơn 10 thế kỉ.
Câu 2:
- Những ngày lễ được tính theo loại lịch dương: ngày Quốc khánh, ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
- Những ngày lễ được tính theo loại lịch âm: Giỗ tổ Hùng Vương, tết Nguyên đán.
Câu 3: Theo em, trên tờ lịch không nên chỉ ghi một loại lịch là dương lịch, mà cần có ghi thêm ngày, tháng, năm âm lịch vì: việc dùng âm lịch khá phổ biến ở Việt Nam, liên quan đến văn hóa cổ truyền của dân tộc.
CHƯƠNG 2: THỜI KÌ NGUYÊN THỦY
BÀI 3: NGUỒN GỐC LOÀI NGƯỜI
I. QUÁ TRÌNH TIẾN HÓA TỪ VƯỢN THÀNH NGƯỜI
- Quá trình tiến hóa từ vượn thành người:
- Cách đây khoảng từ 6 triệu đến 5 triệu năm, ở chặng đầu của quá trình tiến hoá, có một loài vượn khá giống người đã xuất hiện, được gọi là Vượn người.
- Trải qua quá trình tiến hoá, khoảng 4 triệu năm trước, một nhánh Vượn người đã tiến hóa thành người tối cổ.
- Người tối cổ trải qua quá trình tiến hóa, vào khoảng 150.000 năm trước, người tinh khôn xuất hiện, đánh dấu quá trình chuyển biến từ vượn người thành người đã hoàn thành.
- Kết quả Phiếu học tập số 1:
Vượn người | Người tối cổ | Người tinh khôn | |
Thời gian xuất hiện | 6 – 5 triệu năm cách ngày nay | 4 triệu năm cách ngày nay | 150.000 năm cách ngày nay |
Dấu tích (địa điểm nhìn thấy sớm nhất) | Đông Phi | Nhiều nơi trên thế giới, trong đó có khu vực Đông Nam Á | Khắp các châu lục |
Đặc điểm não | Thể tích hộp sọ trung bình 400 cm3 | Thể tích: 650 - 1200 cm3 | Thể tích: 1400 cm3 |
Đặc điểm vận động | Có thể đi bằng hai chi sau | Hoàn toàn đứng thẳng bằng hai chân | Hình dáng cấu tạo cơ thể như người hiện nay, còn gọi là người hiện đại |
Đặc điểm cơ thể | - Đầu nhỏ, trán thấp và bợt ra sau, hàm nhô về phía trước,… - Trên cơ thể còn bao phủ bởi một lớp lông mỏng. | Dáng đứng thẳng (như người ngày nay). - Thể tích hộp sọ lớn hơn, trán cao, hàm không nhô về phía trước như Người tối cổ. - Lớp lông mỏng không còn. | |
Công cụ lao động | Công cụ đá được ghè đẽo (thô sơ) | Biết chế tạo công cụ tinh xảo |
II. DẤU TÍCH CỦA NGƯỜI TỐI CỔ Ở ĐÔNG NAM Á.
- Người tối cổ xuất hiện sớm ở Đông Nam Á, dấu tích đầu tiên ở Gia-va (Indonesia)
- Ở Việt Nam, người tối cổ xuất hiện ở An Khê (Gia Lai), Thẩm Khuyên – Thẩm Hai (Lạng Sơn), núi Đọ (Thanh Hoá), Xuân Lộc (Đồng Nai); sử dụng công cụ đá có ghè đẽo thô sơ. Đặc biệt phát hiện những chiếc răng Người tối cổ cách đây khoảng 400 000 năm
.....
2. Đề cương học kì 1 môn Lịch sử - Địa lí 6 sách Chân trời sáng tạo
2.1. Đề cương học kì 1 môn Lịch sử - Địa lí 6 CTST - Bộ 1
Câu 1. Cấu tạo của Trái Đất bao gồm mấy bộ phận? Trình bày cấu tạo của các bộ phận Trái Đất?
Cấu tạo của Trái Đất bao gồm 3 bộ phận là: vỏ Trái Đất, Manti, Nhân.
- Lớp vỏ Trái Đất dày 5-7km, ở trạng thái rắn, nhiệt độ có thể đến 10000C.
- Lớp Man-ti dày gần 3000km, trạng thái từ quánh dẻo đến rắn, nhiệt độ từ 15000C đến 37000C.
- Lớp nhân dày trên 3000km, trạng thái từ lỏng đến rắn, nhiệt độ cao nhất khoảng 50000C.
Câu 2. So sánh dạng địa hình núi và đồi?
Bảng so sánh dạng địa hình núi và đồi
Dạng địa hình | Độ cao | Đặc điểm chính |
Núi | Cao trên 500m so với mực nước biển | Nhô cao rõ rệt trên mặt đất, gồm đỉnh núi nhọn, sườn dốc. |
Đồi | Độ cao không quá 200m so với xung quanh | Nhô cao so với xung quanh, đỉnh tròn, sườn thoải. |
Câu 3. Em hãy nêu đặc điểm chính của tầng đối lưu?
Đặc điểm chính của tầng đối lưu:
- Nằm sát mặt đất, độ cao dưới 16km.
- Không khí chuyển động mạnh theo chiều thẳng đứng.
- Càng lên cao nhiệt độ càng giảm (cứ lên 100m nhiệt độ giảm 0,60C).
- Là nơi diễn ra các hiện tượng tự nhiên: mây, mưa…
Câu 4. Lãnh thổ nước ta nằm trong phạm vi ảnh hưởng của loại gió nào?
Lãnh thổ nước ta nằm trong phạm vi ảnh hưởng của loại gió:
- Gió Mậu dịch là thổi quanh năm ở khu vực nhiệt đới.
- Gió mùa là gió khu vực, mùa đông thổi theo hướng Đông Bắc, mùa hạ thổi theo hướng Tây Nam.
Câu 5. Trình bày nguyên nhân của hiện tượng động đất và núi lửa.
Nguyên nhân của hiện tượng động đất và núi lửa:
- Động đất: Do hoạt động của núi lửa, sự dịch chuyển của các mảng kiến tạo, đứt gãy trong vỏ Trái đất.
- Núi lửa: Do mắc – ma từ trong lòng Trái đất theo các khe nứt của vỏ Trái đất phun trào lên bề mặt đất.
Câu 6. Nếu em đang ở trong nhà nhưng có động đất xảy ra, em sẽ làm gì để bảo vệ bản thân?
Em cần tìm vị trí trú ẩn như gầm bàn, gầm ghế hoặc góc tường nhà để tránh đồ vật rơi xuống đầu, không chạy ra ngoài hoặc di chuyển đến các khu vực khác vì không đủ thời gian và rung chấn có thể khiến đồ vật rơi, tường có thể bị đổ sập...
2.2. Đề cương học kì 1 môn Lịch sử - Địa lí 6 CTST - Bộ 2
A. LỊCH SỬ
Câu 1: Vì sao chúng ta phải học Lịch sử?
- Học lịch sử để biết được cội nguồn của tổ tiên, quê hương, đất nước; hiểu được ông cha ta đã phải lao động, sáng tạo, đấu tranh như thế nào để có được đất nước ngày nay.
- Học lịch sử còn để đúc kết những bài học kinh nghiệm của quá khứ nhằm phục vụ cho hiện tại và tương lai.
Câu 2: Để khám phá quá khứ, người ta thường dựa vào những nguồn sử liệu nào?
- Tư liệu gốc → là nguồn tư liệu đáng tin cậy nhất khi tìm hiểu lịch sử.
- Tư liệu truyền miệng.
- Tư liệu chữ viết
- Tư liệu hiện vật.
Câu 3: So sánh sự khác nhau giữa Người tối cổ và Người tinh khôn (Thời gian xuất hiện, cấu tạo cơ thể)
Đặc điểm | Người tối cổ | Người tinh khôn |
Thời gian xuất hiện | Khoảng 4 triệu năm trước | Khoảng 150 000 năm trước |
Cấu tạo cơ thể + Hình dáng + Thể tích não | + Hình dáng: Có khả năng đứng thẳng, đi bằng hai chân. + Thể tích não: 850 - 1100 cm3 | + Hình dáng: giống người ngày nay. + Thể tích não: 1450 cm3 |
Câu 4: Theo em, lao động có vai trò như thế nào đối với bản thân, gia đình và xã hội ngày nay?
- Tạo ra của cải, vật chất nuôi sống bản thân, gia đình.
- Góp phần xây dựng xã hội ngày càng phát triển, tiến bộ, văn minh…
Câu 5: Kể tên những địa điểm tìm thấy dấu tích của người tối cổ trên đất nước Việt Nam?
- Ở Núi Đọ, Quan Yên (Thanh Hoá), Xuân Lộc (Đồng Nai), An Khê (Gia Lai),... người ta tìm thấy những công cụ đá ghè đẽo thô sơ.
- Ở các hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Lạng Sơn), các nhà khoa học phát hiện được những chiếc răng Người tối cổ cách ngày nay khoảng 400 000 năm.
Câu 6: Những thành tựu văn hóa tiêu biểu của Ai Cập cổ đại?
- Chữ viết: Chữ tượng hình
- Toán học: Người Ai Cập cổ đại rất giỏi về hình học.
- Kiến trúc: Nổi tiếng nhất là các kim tự tháp.
- Y học: Nổi bật là kĩ thuật ướp xác.
Câu 7: Những thành tựu văn hóa tiêu biểu của Lưỡng Hà cổ đại?
- Chữ viết: Chữ hình nêm
- Văn học: Nổi bật là bộ sử thi Gin-ga-mét (Gilgames)
- Luật pháp: Bộ luật Ha-mu-ra-bi
- Toán học: Người Lưỡng Hà cổ đại rất giỏi về số học.
- Kiến trúc: Nổi tiếng là vườn treo Ba-bi-lon
B. ĐỊA LÍ
Câu 1: Cấu tạo của Trái Đất?
- Gồm 3 lớp: vỏ Trái Đất, Man-ti và nhân
- Lớp vỏ Trái Đất có vai trò quan trọng vì là nơi tồn tại các thành phần tự nhiên như: đất, nước, đá, không khí, sinh vật…và cả xã hội loài người.
Câu 2: Động đất, núi lửa là gì? Nguyên nhân, hậu quả?
- Hiện tượng lớp vỏ TĐ bị rung chuyển với cường độ khác nhau và diễn ra trong thời gian ngắn gọi là động đất.
- Khi lớp vỏ TĐ bị rạn nứt khiến mắc ma ở dưới sâu phun trào và tích tụ ra ngoài mặt đất gọi là núi lửa.
- Nguyên nhân: Do các địa mảng dịch chuyển
- Hậu quả: vùi lấp tài sản, nhà cửa, đường sá, làng mạc….tính mạng con người…
Câu 3: Quá trình nội sinh và ngoại sinh, cho ví dụ?
- Nội sinh là quá trình xảy ra trong lòng Trái Đất
VD: động đất, núi lửa, các lớp đất đá bị uốn nếp, quá trình nâng cao tạo núi…
- Ngoại sinh là quá trình xảy ra bên ngoài bề mặt Trái Đất
VD: nước chảy đá mòn, khối đá do gió nhiệt độ, mưa…ăn mòn.
Câu 4: Kể tên các dạng địa hình chính, nước ta có các đồng bằng lớn nào?
- Địa hình chính: núi, cao nguyên, đồi, đồng bằng
- Nước ta có đồng bằng Sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long
Câu 5: Quan sát hình 10.3 sgk/ trang 146- cho biết cách đo độ cao tương đối và độ cao tuyệt đối?
- Độ cao tương đối đo từ chân núi lên đỉnh núi
- Độ cao tuyệt đối đo từ mực nước biển trung bình lên đỉnh núi
Câu 6: QS hình 12.1 sgk/ trang 151 - cho biết trong khí quyển gồm những tầng nào? Con người sống ở tầng nào?
- Có 3 tầng: đối lưu, bình lưu và các tầng cao của khí quyển
- Con người sống ở tầng đối lưu
Câu 7: QS hình 12.2 sgk/trang 152- Cho biết trong không khí gồm có những thành phần nào? Kể tên và nêu tỉ lệ các thành phần đó?
- Khí Oxi 21 %
- Khí Nitơ 78 %
- Khí cacbonic, hơi nước và các loại khí khác 1%
Câu 8: Khí áp là gì?Trên Trái Đất có những đai áp nào?
- Là sức ép của không khí lên bề mặt Trái Đất gọi là khí áp
- Đai áp thấp: xích đạo và áp thấp ôn đới bắc và nam bán cầu
- Đai áp cao: cận chí tuyến và vùng cực bắc và nam
Câu 9: Thời tiết khác khí hậu như thế nào?
- Thời tiết là các hiện tượng khí tượng như mưa, nắng, gió nhiệt độ… xảy ra trong một thời gian ngắn ở một địa phương. Thời tiết luôn thay đổi.
- Khí hậu là sự lặp đi lặp lại các các hiện tượng khí tượng như mưa, nắng, gió nhiệt độ… trong thời gian dài ở một địa phương và đã trở thành quy luật.
Câu 10: QS Hình 13.4 sgk/ trang 158 - Trên Trái Đất có những đới khí hậu nào? Nêu giới hạn từng đới?
- Đới: nhiệt đới, ôn đới và hàn đới
- Nhiệt đới: 23027’B ->23027’N (Chí tuyến bắc đến chí tuyến nam)
- Ôn đới: 23027’B -> 66033’B, 23027’N -> 66033’N (Chí tuyến bắc đến vòng cực bắc, chí tuyến nam đến vòng cực nam)
- Hàn đới: 66033’B -> 900B, 66033’N -> 900 N (Vòng cực bắc đến cực bắc, vòng cực nam đến cực nam)
3. Đề cương học kì 1 môn Lịch sử - Địa lí 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Phần 1: Lịch sử
HS quan sát và trả lời các câu hỏi 4,5,6
Câu 1. Muốn biết năm 2000 TCN cách đây bao nhiêu năm em sẽ tính như thế nào?
Trả lời
Năm 2000 TCN cách đây 4021 năm. (Cách tính: ta lấy 2000 + 2021 (năm hiện tại) = 4021)
Câu 2: Dựa vào hình trên và trục thời gian (tr.16), em hãy cho biết quá trình tiến hóa từ vượn thành người đã trải qua các giai đoạn nào? Cho biết niên đại tương ứng của các giai đoạn đó.
Trả lời
Quá trình tiến hoá từ vượn thành người đã diễn ra cách đây hàng triệu năm. Ở chặng đầu của quá trình đó, cách ngày nay khoảng 5 – 6 triệu năm, đã có một loài Vượn người sinh sống. Từ loài Vượn người, một nhánh đã phát triển lên thành Người tối cổ. Khoảng 4 triệu năm trước đến khoảng 15 vạn năm thì Người tối cổ biến đổi thành Người tinh khôn.
Câu 3: Hãy kể tên một số vật dụng hay lĩnh vực mà ngày nay chúng ta đang thừa hưởng từ chính phát minh của người Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại. Em ấn tượng với phát minh nào nhất? Vì sao?
Trả lời: Tên một số vật dụng hay lĩnh vực mà ngày nay chúng ta đang thừa hưởng từ chính phát minh của người Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại: Chữ viết, hệ đếm 60, một số công trình kiến trúc,...
Em ấn tượng với phát minh chữ viết của người Ai Cập và Lưỡng Hà là chữ viết vì chữ viết vẫn được ứng dụng và sử dụng đến tận ngày nay.
Câu 4: Hãy chỉ ra một số thành tựu văn hoá của người Ấn Độ cổ đại vẫn còn sử dụng đến ngày nay. Hãy nhận xét (viết khoảng 5 câu) về một thành tựu mà em ấn tượng nhất.
Trả lời:
- Thành tựu văn hoá của người Ấn Độ cổ đại vẫn còn sử dụng đến ngày nay là hệ thống 10 chữ số.
- Em ấn tượng nhất là hệ thống 10 chữ số mà người Ấn Độ cô đại phát minh ra. Người Ấn Độ đã sáng tạo ra kí hiệu chữ số từ 1 đến 9, sau đó thêm số 0. Có giả thuyết cho rằng, số “0” xuất hiện vào Vương triều Gúp-ta, sau hơn 1 000 năm phát minh kí hiệu chữ số từ 1 đến 9. Hệ thống 10 chữ số đã được sử dụng rộng rãi và phát triển ra ngoài thế giới. Ngày nay, con người vẫn sử dụng hệ thống 10 chữ số trong cuộc sống hằng ngày.
Câu 5: Theo em, thành tựu nào của văn minh Trung Quốc từ thời cổ đại đến thế kỉ VII đã được truyền bá hoặc ảnh hưởng tới Việt Nam đến tận ngày nay.
Trả lời: Thành tựu của văn minh Trung Quốc từ thời cổ đại đến thế kỉ VII đã được truyền bá hoặc ảnh hưởng tới Việt Nam đến tận ngày nay là loại lịch dựa trên sự kết hợp giữa âm lịch và dương lịch.
Câu 6: Điều kiện tự nhiên của Hy Lạp và La Mã cổ đại có những thuận lợi và khó khăn gì đối với sự hình thành và phát triển của nến văn minh ở đây?
Trả lời:
- Thuận lợi: Hy Lạp có nhiều vũng, vịnh, thuận lợi cho việc lập những hải cảng. Còn có nhiều khoáng sản như đồng, vàng, bạc,...
- Khó khăn: bị chia cắt thành nhiều vùng đồng bằng nhỏ hẹp, đất đai canh tác ít và không màu mỡ.
Câu 7: Em hãy điền những nội dung thích hợp vào bảng theo mẫu sau để so sánh những điểm giống và khác nhau về điều kiện tự nhiên của Hy Lạp và La Mã cổ đại.
Trả lời:
- Giống nhau: Bán đảo nằm sát Địa Trung Hải, có nhiều vũng, vịnh kín gió; lòng đất nhiều khoáng sản,...
- Khác nhau: Thời kì đế chế, lãnh thổ La Mã mở rộng ra cả ba châu lục, với nhiều đồng bằng,...
Câu 8: Vì sao thủ công nghiệp và thương nghiệp là nền tảng kinh tế chính của các quốc gia cổ đại Hy Lạp và La Mã?
Trả lời:
- Nơi đây đất đai khô cằn, nhỏ hẹp, không thuận lợi cho việc trồng lúa mì, chỉ thích hợp với trồng cây lâu năm như nho, ô liu,...
- Do đường bờ biển khúc khuỷu, tạo nhiều vịnh, hải cảng, thuận lợi cho việc đi lại, neo đậu của tàu thuyền, tạo điều kiện cho nền kinh tế thương nghiệp, nhất là ngoại thương rất phát triển.
- Lòng đất có nhiều khoáng sản nên thuận lợi cho thủ công nghiệp phát triển.
Câu 9: Tổ chức nhà nước ở Hy Lạp và Là Mã cổ đại có điểm gì khác nhau?
Trả lời: Tổ chức nhà nước ở Hy Lạp và Là Mã cổ đại có điểm khác nhau là:
- Ở Hy Lạp, nền dân chủ được duy trì trong suốt thời kì Hy Lạp cổ đại.
- Ở La Mã có sự thay đổi từ thể chế cộng hòa sang đế chế. Từ cuối thế kỉ I TCN đến thế kỉ V, thể chế quản chủ được xác lập, đứng đầu là hoàng đế.
Câu 10: Theo em, những thành tựu nào của văn mình Hy Lạp và La Mã cổ đại còn được bảo tồn và sử dụng đến ngày nay?
Trả lời: Những thành tựu nào của văn mình Hy Lạp và La Mã cổ đại còn được bảo tồn và sử dụng đến ngày nay là các thành tựu của các nhà khoa học nổi tiếng như định lí Pi-ta-go, định lí Ta-lét, lực đẩy Ác-si-mét,...
Phần 2: Địa lí
Câu 1: Trong các câu sau đây, câu nào đúng, câu nào sai?
a) Mặt Trời là một hệ hành tinh, gồm nhiều thiên thể.
b) Hệ Mặt Trời là một hệ sao, với nhiều sao có khả năng tự phát sáng.
c) Hệ Mặt Trời là một hệ sao trong dải ngân hà, có tám hành tinh.
d) Mặt Trời là một ngôi sao tự phát ra ánh sáng nằm trong hệ Mặt Trời.
Trả lời:
Câu đúng: a, b
Câu sai: c, d
Câu 2: Để thuyết phục người khác rằng: Trái Đất có dạng hình khối cầu, em có thể sử dụng các dẫn chứng nào sau đây:
a) Ảnh chụp Trái Đất từ vệ tinh.
b) Bóng Trái Đất che Mặt Trăng vào đêm nguyệt thực.
c) Sơ đồ hệ Mặt Trời trong SGK
d) Sự tích bánh chưng, bánh giầy.
Trả lời:
Để thuyết phục người khác rằng: Trái Đất có dạng hình khối cầu, em có thể sử dụng các dẫn chứng: a và b
Câu 3: Dựa vào bản đồ các khu vực giờ trên thế giới (trang 119 SGK), em hãy:
- Cho biết tên một số quốc gia sử dụng giờ của nhiều khu vực.
- Kể tên một số quốc gia sử dụng cùng khu vực giờ với Việt Nam.
Trả lời:
- Một số quốc gia sử dụng giờ của nhiều khu vực: Ca-na-đa, Hoa Kỳ, Ô-xtrây-li-a, Liên bang Nga,...
-Một số quốc gia sử dụng cùng khu vực giờ với Việt Nam: In-đô-nê-xi-a, Liên bang Nga, Lào, Cam-pu-chia,...
Câu 4: Vì sao các địa điểm ở phía đông bao giờ cũng có giờ sớm hơn ở phía tây?
Trả lời: Vì Trái Đất tự quay quanh trục từ tây sang đông nên phía đông sẽ có giờ sớm hơn phía tây.
Câu 5: Cho sơ đồ sau:
Em hãy cho biết:
- Hình dạng quỹ đạo chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời.
- Hướng chuyển động.
- Thời gian chuyển động hết một vòng.
- Góc nghiêng của trục so với mặt phẳng quỹ đạo.
- Hướng của trục trong quá trình chuyển động.
Trả lời:
- Hình dạng quỹ đạo chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời: hình elip.
- Hướng chuyển động: từ tây sang đông.
- Thời gian chuyển động hết một vòng: 365 ngày 6 giờ.
- Góc nghiêng của trục so với mặt phẳng quỹ đạo: 66 33'
- Hướng của trục trong quá trình chuyển động: không đổi.
Câu 6: Dựa vào hình vẽ ở câu 1, hãy trình bày cấu tạo bên trong của Trái Đất.
Trả lời:
Cấu tạo bên trong của Trái Đất gồm ba lớp. Lớp vỏ ngoài cùng, có độ dày từ 5-70 km, mỏng nhất, quan trọng nhất, ở trạng thái rắn và nhiệt độ tăng dần từ ngoài vào sâu bên trong tối đa lên đến 10000C. Tiếp theo là lớp man-ti có độ dày từ 70-3000 km và thành phần ở trạng thái từ quánh dẻo đến lỏng, nhiệt độ từ 15000C – 47000C. Trong cùng là nhân Trái Đất là lớp dày nhất, trên 3000 km và lỏng ở ngoài, rắn ở trong, nhiệt độ cao nhất khoảng 50000C.
Câu 7: Hãy nêu sự khác nhau giữa quá trình nội sinh và quá trình ngoại sinh. Vì sao nội sinh và ngoại sinh là hai quá trình đối nghịch nhau?
Trả lời:
Sự khác nhau giữa quá trình nội sinh và ngoại sinh:
Quá trình nội sinh | Quá trình ngoại sinh | |
Nguồn gốc | Quá trình xảy ra trong lòng đất | Quá trình xảy ra bên ngoài , trên bề mặt Trái đất |
Tác động đến địa hình | Xu hướng tạo nên sự gồ ghề của bề mặt Trái Đất | Xu hướng san bằng địa hình, làm bề mặt bằng phẳng hơn |
Đối tượng tác động | Các dạng địa hình có quy mô lớn như châu lục, miền núi, cao nguyên. | Các dạng địa hình có quy mô nhỏ. |
Quá trình nội sinh và quá trình ngoại sinh là hai quá trình đối nghịch nhau vì:
- Quá trình nội sinh xảy ra trong lòng đất, thường làm cho bề mặt Trái Đất trở nên gồ ghề hơn.
- Quá trình ngoại sinh xảy ra ở bên ngoài, trên bề mặt Trái đất và có xu hướng san bằng địa hình, làm bề mặt Trái Đất bằng phẳng hơn.
Câu 8: Nêu tác động đồng thời của quá trình nội sinh và quá trình ngoại sinh trong hiện tượng tạo núi.
Trả lời:
Tác động đồng thời của quá trình nội sinh và quá trình ngoại sinh trong quá trình tạo núi:
- Quá trình nội sinh làm các địa mảng di chuyển, có thể xô vào nhau tạo thành núi, hoặc tách xa nhau tạo thành núi lửa. Đồng thời, khi được nâng cao bởi quá trình nội sinh, núi cũng chịu tác động phá hủy của quá trình ngoại sinh.
Câu 9: Theo em, núi lửa phun trào sẽ gây ra những hậu quả gì?
Trả lời:
Núi lửa phun trào gây ra hậu quả:
- Tro bụi và dung nham từ núi lửa có thể vùi lấp thành thị, làng mạc, ruộng nương... gây thiệt hại về tài sản lẫn tính mạng con người.
- Tro bụi gây biến đổi khí hậu, ô nhiễm không khí, ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người (đặc biệt các bệnh liên quan đến đường hô hấp, dịch bệnh,...).
- Ngoài ra, còn ảnh hưởng đến các hoạt động khác như giao thông, sản xuất nông nghiệp,...
Câu 10: Khi đang trong lớp học mà có động đất xảy ra, em sẽ làm gì để bảo vệ mình?
Trả lời:
Nếu đang trong lớp học mà có động đất xảy ra em nên chui xuống gầm bàn hoặc tìm góc phòng để đứng; nên tránh xa cửa kính và những vật có thể rơi; sử dụng sách, vở để bảo vệ đầu và mắt; nếu mất điện thì sử dụng đèn pin, không sử dụng diêm hay nến vì có thể gây hoả hoạn.
Câu 11: Hãy trình bày hiện tượng ngày - đêm dài ngắn theo mùa trên Trái Đất.
Trả lời:
Hiện tượng ngày - đêm dài ngắn theo mùa trên Trái Đất:
- Trong khi quay quanh Mặt Trời, Trái Đất có lúc chúc nửa cầu bắc, có lúc ngả nửa cầu Nam về phía mặt trời:
- Vào ngày hạ chí (22-6): nửa cầu Bắc chúc về phía Mặt Trời nên nhận được nhiều ánh sáng và nhiệt, còn nửa cầu Nam ngược lại.
- Vào ngày đông chí (22-12): nửa cầu Nam chúc về phía Mặt Trời nên nhận được nhiều ánh sáng và nhiệt, còn nửa cầu Bắc ngược lại.
- Do đường phân chia sáng tối không trùng với trục Trái Đất nên các địa điểm ở nửa cầu Bắc và nửa cầu Nam có hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau theo vĩ độ.
- Hiện tượng ngày đêm dài ngắn ở những địa điểm có vĩ độ khác nhau, càng xa Xích đạo về phía 2 cực càng biểu hiện rõ.
- Trong hai ngày xuân phân (21-3) và thu phân (23-9), lúc 12 giờ trưa, ánh sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc vào mặt đất ở Xích đạo. Hai nửa cầu được chiếu sáng như nhau.
....
>> Tải file để tham khảo toàn bộ đề cương ôn thi học kì 1 môn Lịch sử - Địa lí 6 năm 2024 - 2025 (Sách mới)