Bộ đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 6 năm 2024 - 2025 sách Chân trời sáng tạo 8 Đề kiểm tra cuối kì 1 môn Văn 6 (Có đáp án + Ma trận)

TOP 8 Đề thi học kì 1 môn Văn 6 Chân trời sáng tạo năm 2024 - 2025 có đáp án, hướng dẫn chấm, bảng ma trận và đặc tả đề thi học kì 1 kèm theo, giúp thầy cô tham khảo để xây dựng đề thi cuối học kì 1 năm 2024 - 2025 cho học sinh của mình.

Với 8 Đề thi học kì 1 Văn 6 CTST, còn giúp các bạn học sinh dễ dàng tham khảo, luyện giải đề và so sánh đối chiếu với kết quả mình đã làm. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm đề thi học kì 1 môn Toán, Công nghệ 6. Mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Eballsviet.com:

1. Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 6 sách Chân trời sáng tạo - Đề 1

1.1. Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 6

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
Môn Ngữ văn lớp 6
Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề

I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

Đọc văn bản sau:

SỰ TÍCH HẠT THÓC GIỐNG

Thuở xưa có một ông vua cao tuổi mà không có con cái nên muốn tìm người nối ngôi. Vua ra lệnh phát cho mỗi người dân một thúng thóc về gieo và giao hẹn: Ai thu được nhiều thóc nhất sẽ được truyền ngôi và ai không có thóc sẽ bị trừng phạt.

Ở làng nọ có chú bé tên là Chôm mồ côi cha mẹ. Cậu cũng đi nhận thóc về và cố chăm sóc mà không một hạt thóc nào nảy mầm. Đến vụ thu hoạch, mọi người chở thóc về kinh đô thu nộp cho nhà vua. Chôm lo lắng, đến trước vua quỳ tâu:

- Tâu bệ hạ! Con không làm sao cho thóc của người nảy mầm được.

Mọi người sững sờ trước lời thú tội của Chôm, phen này sẽ bị phạt nặng nhưng nhà vua đã đỡ chú bé dậy, ôn tồn nói:

- Trước khi phát thóc giống, ta đã cho luộc kĩ rồi. Lẽ nào chúng còn nảy mầm được sao? Những xe thóc đầy ắp kia đâu phải thu được từ thóc giống của ta.

Rồi nhà vua dõng dạc tuyên bố:

- Trung thực là đức tính quý nhất của con người. Ta sẽ truyền ngôi cho chú bé trung thực và dũng cảm này.

Trong câu chuyện, tất cả những người dân trong đất nước đều thua cậu bé, bởi họ không dám công bố sự thật, họ sợ vua sẽ trừng phạt nên quên rằng sự thật mới là điều cần được tôn trọng hàng đầu.

Qua câu chuyện trên đã khuyên chúng ta trung thực là đức tính quý giá nhất của con người, chúng ta phải trung thực mọi lúc mọi nơi rồi sẽ nhận được những phần thưởng xứng đáng như cậu bé trong câu chuyện trên.

(Nguyễn Đổng Chi, Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, tập 4, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1975)

Câu 1: Câu chuyện trên được kể theo ngôi thứ mấy? (Nhận biết)

A. Ngôi thứ nhất
B. Ngôi thứ hai
C. Ngôi thứ ba
D. Kết hợp nhiều ngôi kể

Câu 2: Nhân vật chính của câu chuyện trên là ai? (Nhận biết)

A. Nhà vua
B. Chú bé Chôm
C. Dân làng
D. Mọi người

Câu 3: Vì sao mọi người lại sững sờ trước lời thú tội của Chôm? (Nhận biết)

A. Vì sợ Chôm được truyền ngôi
B. Vì sợ Chôm được khen thưởng
C. Vì sợ Chôm bị vua phạt nặng
D. Vì sợ Chôm được yêu thương

Câu 4: Trong các từ được trích trong câu văn “Mọi người sững sờ trước lời thú tội của Chôm, phen này sẽ bị phạt nặng nhưng nhà vua đã đỡ chú bé dậy, ôn tồn nói:”, từ nào là từ láy? (Nhận biết)

A. Mọi người
B. sững sờ
C. thú tội
D. chú bé

Câu 5: Nhà vua phát cho mỗi người một thúng thóc giống đã luộc kĩ nhằm mục đích gì? (Thông hiểu)

A. Muốn tìm người hiền lành
B. Muốn tìm người trung thực
C. Muốn tìm người chăm chỉ
D. Muốn tìm người khỏe mạnh

Câu 6: Phần thưởng xứng đáng mà chú bé nhận được là gì? (Thông hiểu)

A. Được vua truyền ngôi
B. Được thưởng vàng bạc
C. Được gả công chúa
D. Được cho ruộng đất

Câu 7: Trong câu chuyện, vì sao mọi người lại thua chú bé? (Thông hiểu)

A. Vì họ quá tự tin và gian xảo
B. Vì họ không có trí thông minh
C. Vì họ không có lòng dũng cảm
D. Vì họ đem cho vua nhiều thóc

Câu 8: Vì sao nhà vua lại truyền ngôi cho chú bé? (Thông hiểu)

A. Vì chú bé thông minh và lanh lợi
B. Vì chú bé trung thực và dũng cảm
C. Vì chú bé chăm chỉ và chịu khó
D. Vì chú bé hiền lành và nhân hậu

Câu 9. Nếu em là chú bé trong câu chuyện trên, em sẽ làm gì? Vì sao? (Vận dụng)

Câu 10. Em rút ra được bài học gì từ câu chuyện trên? (Vận dụng)

II. VIẾT (4.0 điểm)

Viết bài văn kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của bản thân. (Vận dụng)

1.2. Đáp án đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 6

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I

ĐỌC HIỂU

6,0

1

C

0,5

2

B

0,5

3

C

0,5

4

B

0,5

5

B

0,5

6

A

0,5

7

C

0,5

8

B

0,5

9

- HS nêu được ý kiến cá nhân về nhân vật

- HS có lập luận giải thích hợp lý

1,0

10

- HS nêu được bài học cụ thể, có lý giải phù hợp

1,0

II

VIẾT

4,0

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự

0,25

b. Xác định đúng yêu cầu của đề.

Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của bản thân.

0,25

c. Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của bản HS có thể triển khai cốt truyện theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau:

- Sử dụng ngôi kể thứ nhất.

- Giới thiệu được trải nghiệm muốn kể.

- Các sự kiện chính trong trải nghiệm: bắt đầu – diễn biến – kết thúc.

- Cảm nghĩ, bài học rút ra sau trải nghiệm.

2.5

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

0,5

e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời kể sinh động, sáng tạo.

0,5

1.3. Ma trận đề thi học kì 1 Văn 6

TT

Kĩ năng

Nội dung/đơn vị kiến thức

Mức độ nhận thức

Tổng

% điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

1

Đọc hiểu

Truyện dân gian (truyền thuyết, cổ tích)..

4

0

4

0

0

2

0

60

Truyện đồng thoại, truyện ngắn

2

Viết

Kể lại một trải nghiệm của bản thân.

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

40

Kể lại truyền thuyết hoặc cổ tích

Tổng

20

5

20

15

0

30

0

10

100%

Tỉ lệ %

25%

35%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

1.4. Bản đặc tả đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 6

TT

Chương/

Chủ đề

Nội dung/Đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Truyện dân gian (truyền thuyết, cổ tích)..

Nhận biết

- Nhận biết được những dấu hiệu đặc trưng của thể loại truyện cổ tích; chi tiết tiêu biểu, nhân vật, đề tài, cốt truyện, lời người kể chuyện và lời nhân vật.

- Nhận biết được người kể chuyện và ngôi kể.

- Nhận ra từ đơn và từ phức (từ ghép và từ láy), từ đa nghĩa và từ đồng âm, các thành phần của câu

Thông hiểu

- Tóm tắt được cốt truyện.

- Lí giải được ý nghĩa, tác dụng của các chi tiết tiêu biểu

- Hiểu được đặc điểm nhân vật thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, ý nghĩ.

- Hiểu và lí giải được chủ đề của văn bản.

- Xác định được nghĩa thành ngữ thông dụng.

Vận dụng

- Rút ra được bài học từ văn bản.

- Nhận xét, đánh giá được ý nghĩa, giá trị tư tưởng hoặc đặc sắc về nghệ thuật của văn bản.

4 TN

4 TN

2 TL

Truyện đồng thoại, truyện ngắn

Nhận biết

- Nêu được ấn tượng chung về văn bản

- Nhận biết được chi tiết tiêu biểu, nhân vật, đề tài, cốt truyện, lời người kể chuyện và lời nhân vật.

- Nhận biết được người kể chuyện ngôi thứ nhất và người kể chuyện ngôi thứ ba.

- Nhận ra được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ văn bản

Thông hiểu

- Tóm tắt được cốt truyện.

- Nêu được chủ đề của văn bản

- Phân tích được đặc điểm nhân vật thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, ý nghĩ của nhân vật

- Xác định được nghĩa thành ngữ thông dụng, yếu tố Hán Việt thông dụng; các biện pháp tu từ (ẩn dụ, hoán dụ), công dụng của dấu chấm phẩy, dấu ngoặc kép được sử dụng trong văn bản.

Vận dụng

- Rút ra được bài học từ văn bản.

- Chỉ ra điểm giống nhau và khác nhau giữa hai nhân vật trong hai văn bản

2

Viết

Kể lại một trải nghiệm của bản thân.

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Viết được bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân; dùng người kể chuyện ngôi thứ nhất chia sẻ trải nghiệm và thể hiện cảm xúc trước sự việc được kể.

1TL*

Tổng

4 TN

4TN

2 TL

1 TL

Tỉ lệ %

25%

35%

30%

10%

Tỉ lệ chung

z60%

40%

2. Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 6 sách Chân trời sáng tạo - Đề 2

2.1. Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 6

PHÒNG GD&ĐT.......
TRƯỜNG TH&THCS …………

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I NĂM HỌC 2024 - 2025
MÔN: Ngữ văn 6

I. ĐỌC: (6.0 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

Bao nhiêu khổ nhọc cam go
Đời cha chở nặng chuyến đò gian nan!
Nhưng chưa một tiếng thở than
Mong cho con khỏe, con ngoan vui rồi
Cha như biển rộng mây trời
Bao la nghĩa nặng đời đời con mang!

(Ngày của cha – Phan Thanh Tùng- trích trong “Tuyển tập những bài thơ hay về ngày của cha”)

Câu 1: (0.5 điểm) Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào? (BIẾT)

A. Lục bát
B. Tự do
C. Bốn chữ
D. Năm chữ

Câu 2: Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên là phương thức nào dưới đây?

A. Miêu tả
B. Tự sự
C. Biểu cảm
D. Nghị luận

Câu 3: (0.5 điểm) Nhân vật trong đoạn thơ được nói đến là ai? (BIẾT)

A. Mẹ
B. Cha
C. Bà
D. Con

Câu 4: (0.5 điểm) Xác định cách ngắt nhịp của 2 câu thơ sau đây: (BIẾT)

Bao nhiêu khổ nhọc cam go
Đời cha chở nặng chuyến đò gian nan!

A. 2/2/2 và 2/3/3
B. 2/2/2 và 1/2/5
C. 2/2/2 và 2/4/2
D. 2/2/2 và 4/4

Câu 5: Trong câu thơ “Cha như biển rộng mây trời” tác giả sử dụng biện pháp so sánh có tác dụng như thế nào? (HIỂU)

A. Làm nổi bật công lao của người cha
B. Tạo sự hài hòa ngữ âm trong câu thơ
C. Miêu tả cảnh mây trời biển rộng
D. Làm nổi bật vẻ đẹp cao lớn của người cha

Câu 6: Hai câu thơ sau thể hiện điều gì?

“Nhưng chưa một tiếng thở than
Mong cho con khỏe, con ngoan vui rồi" (HIỂU)

A. Sự vất vả của người mẹ khi chăm sóc con.
B. Sự hi sinh của người cha dành cho con.
C. Sự hi sinh của người cha dành cho gia đình.
D. Tình cảm của con dành cho cha mẹ.

Câu 7: Ý nào sau đây thể hiện nội dung chính của đoạn thơ trên? (HIỂU)

A. Ca ngợi tình cha con
B. Ca ngợi tình bà cháu
C. Ca ngợi tình bạn bè
D. Ca ngợi tình anh em

Câu 8. Nhận định nào sau đây nói đúng về nghệ thuật của đoạn thơ? (HIỂU)

A. Gieo thành công vần lưng, ngắt nhịp đa dạng và phong phú.
B. Sử dụng thành công biện pháp ẩn dụ, mang giọng điệu của bài hát ru.
C. Thể thơ lục bát mang giọng điệu của bài hát ru và biện pháp so sánh.
D. Kết hợp thành công yếu tố biểu cảm với tự sự và miêu tả hình ảnh cha.

Câu 9: Em hãy cho biết thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm qua đoạn thơ trên? (VẬN DỤNG)

Câu 10: Trình bày ngắn gọn suy nghĩ của em về vai trò của người cha trong gia đình? (VẬN DỤNG)

II. VIẾT (4.0 điểm): Viết bài văn kể về một trải nghiệm sâu sắc của bản thân em trong cuộc sống (một chuyến về quê, một chuyến đi chơi xa, làm được việc tốt, một lần mắc lỗi,...)

2.2. Đáp án đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 6

PhầnCâuNội dungĐiểm
I ĐỌC 6,0
1A0,5
2C0,5
3B0,5
4D0,5
5A0,5
6B0,5
7A0,5
8D0,5

9

HS có thể trình bày được những suy nghĩ, nhận thức riêng, song có thể diễn đạt theo các ý sau:

- Hãy biết trân trọng những hi sinh, những yêu thương của cha dành cho con,…

1,0

10

HS bộc lộ tự do suy nghĩ của bản thân về vai trò của người cha, có thể diễn đạt theo các ý sau:

- Cha là trụ cột trong gia đình, là chỗ dựa vững chắc cho mọi thành viên ....

1,0

II

VIẾT

4,0

a

Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự

0,25 đ

b

Xác định đúng yêu cầu của đề: Kể về một trải nghiệm của bản thân

0,25đ

c

Kể lại trải nghiệm của bản thân

HS có thể triển khai cốt truyện theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau:

- Sử dụng ngôi kể thứ nhất

- Giới thiệu được một trải nghiệm của bản thân

- Các sự kiện chính trong trải nghiệm: bắt đầu- diễn biến- kết thúc

- Cảm xúc và ý nghĩa của trải nghiệm.

2,5 đ

d

Trình bày; chính tả, dùng từ, đặt câu: chữ viết cẩn thận, rõ ràng, bài văn trình bày sạch sẽ,…

0,5đ

e

Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời kể sinh động

0,5đ

2.3. Ma trận đề kiểm tra học kì 1 môn Văn 6

TTKĩ năngNội dung/Đơn vị kiến thứcMức độ nhận thứcTổng% điểm
Nhận biếtThông hiểuVận dụngVận dụng cao
TNKQTLTNKQTLTNKQTLTNKQTL
1 Đọc Thơ và thơ lục bát3050020060
2ViếtKể lại một trải nghiệm đáng nhớ của bản thân01* 01* 01* 01* 40
Tổng1552515030010100
Tỉ lệ %20%40%30%10%
Tỉ lệ chung60%40%

2.4. Bản đặc tả đề thi học kì 1 môn Văn 6

TTKĩ năngNội dung/Đơn vị kiến thứcMức độ đánh giáSố câu hỏi theo mức độ nhận thức
Nhận biếtThông hiểu Vận dụngVận dụng cao

1

Đọc

Thơ và thơ lục bát

Nhận biết:

- Nêu được ấn tượng chung về văn bản.

- Nhận biết được số tiếng, số dòng, vần, nhịp của bài thơ lục bát.

- Nhận diện được các yếu tố tự sự và miêu tả trong thơ.

- Chỉ ra được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ văn bản.

- Nhận ra từ đơn và từ phức (từ ghép và từ láy); từ đa nghĩa và từ đồng âm; các biện pháp tu từ ẩn dụ và hoán dụ

Thông hiểu:

- Nêu được chủ đề của bài thơ, cảm xúc chủ đạo của nhân vật trữ tình trong bài thơ.

- Nhận xét được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ.

- Chỉ ra tác dụng của các yếu tố tự sự và miêu tả trong thơ.

Vận dụng:

- Trình bày được bài học về cách nghĩ và cách ứng xử được gợi ra từ văn bản.

-Đánh giá được giá trị của các yếu tố vần, nhịp.

3 TN

5TN

2TL

2

Viết

Kể lại một trải nghiệm của bản thân.

Nhận biết:

Thông hiểu:

Vận dụng:

Vận dụng cao:

Viết được bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân; sử dụng ngôi kể thứ nhất để chia sẻ trải nghiệm và thể hiện cảm xúc và bài học sâu sắc trước sự việc được kể.

1TL*

Tổng

3 TN

5TN

2 TL

1 TL

Tỉ lệ %

20

40

30

10

Tỉ lệ chung

60

40

...

>> Tải file để tham khảo trọn Bộ đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 6 năm 2024 - 2025 sách Chân trời sáng tạo

Chia sẻ bởi: 👨 Tiêu Nại
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

7 Bình luận
Sắp xếp theo
👨
  • Ngoc Nhi
    Ngoc Nhi

    ủa cái đề 2 câu 5 phải là A chứ sao lại B giải thích giùm tui được khum ạ:))))))))))))))))))))))))))))))))))))))))))))))))))))))))))))))))))))))))))))))))))))))))))))

    Thích Phản hồi 26/12/22
    • Gia Khang Phạm
      Gia Khang Phạm

      uk chắc câu 5 đó sao rồi=))

      Thích Phản hồi 26/12/22
    • Gia Khang Phạm
      Gia Khang Phạm

      ê không hình như 5b là đúng nv bất hạnh là của cổ tích r


      Thích Phản hồi 26/12/22
  • Wooddy Moon
    Wooddy Moon

    😊😅👍


    Thích Phản hồi 02/01/23
    • Phúc Ng
      Phúc Ng

      bn ở đou vayyy


      Thích Phản hồi 29/12/23
  • Thiên Hoàng Nguyễn
    Thiên Hoàng Nguyễn

    Câu 5 A đúng B sai chứ ??? ?

    Thích Phản hồi 27/12/22
    • Hồng Trí
      Hồng Trí

      Mik chọn c nha:)

      Thích Phản hồi 02/01/23
  • Phúc Ng
    Phúc Ng

    t cá đề 2 sẽ có trong chí thạnh cho mà coiii:00

    Thích Phản hồi 29/12/23
    • Gia Khánh Lê
      Gia Khánh Lê

      😃,  ,

      Thích Phản hồi 25/12/23
      • Mai Nguyen Phuong Mai
        Mai Nguyen Phuong Mai

        ụa đề 2 câu 8 phải là D chớ sao lại C ạ =))


        Thích Phản hồi 25/12/23
        • Tuyết Mai
          Tuyết Mai

          Cảm ơn bạn đã góp ý

          Thích Phản hồi 26/12/23
      • Gia Khánh Lê
        Gia Khánh Lê

        câu 5 đề 2 sai đúng ko ?



        Thích Phản hồi 25/12/23
        Xem thêm
        Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm