Bộ đề thi học kì 1 môn Lịch sử - Địa lí 6 năm 2024 - 2025 sách Chân trời sáng tạo 6 Đề kiểm tra cuối kì 1 môn Lịch sử - Địa lý lớp 6 (Có đáp án + Ma trận)
TOP 6 Đề thi học kì 1 môn Lịch sử - Địa lí 6 Chân trời sáng tạo năm 2024 - 2025 có đáp án, hướng dẫn chấm, bảng ma trận và đặc tả đề thi học kì 1 kèm theo, giúp thầy cô tham khảo để xây dựng đề thi cuối học kì 1 năm 2024 - 2025 cho học sinh của mình.
Với 6 Đề thi học kì 1 Lịch sử - Địa lý 6 CTST, còn giúp các em luyện giải đề và so sánh đối chiếu với kết quả mình đã làm. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm đề thi học kì 1 môn Khoa học tự nhiên, Công nghệ 6. Mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Eballsviet.com:
Đề thi kì 1 môn Lịch sử - Địa lí 6 sách Chân trời sáng tạo
1. Đề thi học kì 1 môn Lịch sử - Địa lí 6 sách Chân trời sáng tạo - Đề 1
1.1. Đề thi học kì 1 môn Lịch sử - Địa lí 6
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2024 - 2025
MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 6. THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 phút
A. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Khoanh tròn chữ cái đầu câu đúng (mỗi câu đúng 0,25 điểm)
Phân môn Lịch sử (2,0 điểm):
Câu 1: Đâu là một trong những địa điểm ở Việt Nam được tìm thấy nhiều công cụ đá ghè đẽo thô sơ của Người tối cổ?
A. Hang Đồng Nội (Hòa Bình).
B. Đồng Đậu (Vĩnh Phúc).
C. Gò Mun (Phú Thọ).
D. Núi Đọ (Thanh Hóa).
Câu 2: Ngoài công cụ bằng đá thô sơ, tại hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Lạng Sơn), các nhà khoa học còn phát hiện được những gì của Người tối cổ?
A. Những chiếc răng.
B. Các công trình kiến trúc.
C. Bản chữ khắc trên đá.
D. Các tác phẩm nghệ thuật.
Câu 3: Người Hy Lạp đã sáng tạo ra hệ thống chữ viết gồm bao nhiêu chữ cái?
A. 7.
B. 24.
C. 26.
D. 29.
Câu 4: Hệ thống chữ cái La-tinh của người La Mã gồm bao nhiêu chữ cái?
A. 7.
B. 24.
C. 26.
D. 29.
Câu 5: Người La Mã còn tạo ra hệ thống chữ số La Mã với bao nhiêu chữ cái cơ bản?
A. 7.
B. 24.
C. 26.
D. 29.
Câu 6: Ai là nhà toán học nổi tiếng của Hy Lạp cổ đại?
A. Xô-crát.
B. A-ri-xtốt.
C. Pi-ta-go.
D. Hê-rô-đốt.
Câu 7: Ai là nhà sử học nổi tiếng của Hy Lạp cổ đại?
A. Xô-crát.
B. A-ri-xtốt.
C. Pi-ta-go.
D. Hê-rô-đốt.
Câu 8: Ai là nhà triết học nổi tiếng của Hy Lạp cổ đại?
A. Ác-si-mét.
B. A-ri-xtốt.
C. Pi-ta-go.
D. Hê-rô-đốt.
Phân môn Địa lí (2,0 điểm):
Câu 1: Trái Đất nằm ở vị trí thứ mấy theo thứ tự xa dần Mặt Trời?
A. Thứ ba.
B. Thứ tư.
C. Thứ 5.
D. Thứ 8.
Câu 2: Hình dạng và kích thước của Trái Đất được mô tả như thế nào?
A. Trái Đất có dạng hình cầu và có kích thước rất nhỏ.
B. Trái Đất có dạng hình tròn và có kích thước rất nhỏ.
C. Trái Đất có dạng hình tròn và có kích thước rất lớn.
D. Trái Đất có dạng hình cầu và có kích thước rất lớn.
Câu 3: Cấu tạo của Trái Đất theo thứ tự từ ngoài vào trong là:
A. nhân, man-ti, vỏ Trái Đất.
B. man-ti, nhân, vỏ Trái Đất.
C. vỏ Trái Đất, man-ti, nhân.
D. vỏ Trái Đất, nhân, man-ti.
Câu 4: Vỏ Trái Đất có trạng thái như thế nào?
A. Rắn chắc.
B. Quánh dẻo.
C. Từ quánh dẻo đến rắn.
D. Từ lỏng đến rắn.
Câu 5: Nhân Trái Đất có trạng thái như thế nào?
A. Rắn chắc.
B. Quánh dẻo.
C. Từ quánh dẻo đến rắn.
D. Từ lỏng đến rắn
Câu 6: Khoáng sản nào sau đây thuộc loại khoáng sản năng lượng?
A. Vàng.
B. Than đá.
C. Đá vôi.
D. Thạch anh.
Câu 7: Khoáng sản nào sau đây thuộc loại khoáng sản kim loại?
A. Dầu mỏ.
B. Sét.
C. Sắt.
D. Cát thủy tinh.
Câu 8: Khoáng sản nào sau đây thuộc loại khoáng sản phi kim loại?
A. Dầu mỏ.
B. Đá vôi.
C. Sắt.
D. Vàng.
B. TỰ LUẬN (6 điểm)
Phân môn Lịch sử (3,0 điểm):
Câu 1. (0,5 điểm) Chế độ đẳng cấp trong xã hội Ấn Độ được phân chia dựa trên cơ sở nào?
Câu 2. (1,5 điểm) Em hãy mô tả sơ lược quá trình thống nhất và sự xác lập chế độ phong kiến ở Trung Quốc dưới thời Tần Thuỷ Hoàng.
Câu 3. (1,0 điểm)
a. (0,5 điểm) Điền mốc thời gian nhà Hán sụp đổ và mốc thời gian nhà Tùy tái thống nhất đất nước vào sơ đồ hình 9.6.
b. (0,5 điểm) Liên hệ một số thành tựu văn hoá tiêu biểu của Hy Lạp, La Mã có ảnh hưởng đến hiện nay.
Phân môn Địa lí (3,0 điểm):
Câu 1. (0,5 điểm) Núi lửa là gì?
Câu 2. (1,5 điểm) Trình bày hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa trên Trái Đất.
Câu 3. (1,0 điểm)
a. (0,5 điểm) Điền tên các mảng kiến tạo lớn của lớp vỏ Trái Đất còn thiếu vào hình 9.3.
b. (0,5 điểm) Qua tìm kiếm thông tin, em hãy nêu một vài thảm họa do động đất gây ra tại tỉnh Tây Gia-va (Java) của In-đô-nê-xi-a vào ngày 21/11/2022.
1.2. Đáp án đề thi học kì 1 môn Lịch sử - Địa lí 6
Phân môn Lịch sử:
A. TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
Đáp án | D | A | B | C | A | C | D | B |
B. TỰ LUẬN (3 điểm)
Câu 1. (0,5 điểm) Cơ sở phân chia chế độ đẳng cấp trong xã hội Ấn Độ:
Nội dung | Điểm |
Chế độ đẳng cấp trong xã hội Ấn Độ được phân chia dựa trên sự phân biệt về chủng tộc. | 0,5đ |
Câu 2. (1,5 điểm) Mô tả sơ lược quá trình thống nhất và sự xác lập chế độ phong kiến ở Trung Quốc dưới thời Tần Thuỷ Hoàng.
Nội dung | Điểm |
Đến cuối thời nhà Chu, nước Tần dần mạnh lên. Tần Doanh Chính đã lần lượt đánh chiếm các nước, thống nhất Trung Quốc. | 0,5đ |
Năm 221 TCN, Doanh Chính lên ngôi hoàng đế, lấy hiệu là Tần Thủy Hoàng. | 0,5đ |
Tần Thủy Hoàng đã thực hiện nhiều chính sách, đặt nền móng cho sự thống nhất và phát triển lâu dài của Trung Quốc về sau. | 0,5đ |
Câu 3. (1,0 điểm)
a. (0,5 điểm) Điền mốc thời gian nhà Hán sụp đổ và mốc thời gian nhà Tùy tái thống nhất đất nước vào sơ đồ hình 9.6.
b. (0,5 điểm) Liên hệ một số thành tựu văn hoá tiêu biểu của Hy Lạp, La Mã có ảnh hưởng đến hiện nay.
Nội dung | Điểm |
a. | 0,5đ |
b. Bảng chữ cái La-tinh, chữ số La Mã, các phép tính, các vở kịch và các công trình kiến trúc vẫn còn tồn tại, được phát triển và sử dụng cho đến ngày nay. | 0,5đ |
Phân môn Địa lí
A. TRẮC NGHIỆM (2 điểm)
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
Đáp án | A | D | C | A | D | B | C | B |
B. TỰ LUẬN (3 điểm)
Câu 1. (0,5 điểm) Núi lửa là gì?
Nội dung | Điểm |
Núi lửa là hiện tượng phun trào măcma lên trên bề mặt Trái Đất. | 0,5đ |
Câu 2. (1,5 điểm) Trình bày hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa trên Trái Đất.
Nội dung | Điểm |
Vào ngày 21/3 (Xuân phân) và ngày 23/9 (Thu phân), khắp mọi nơi trên Trái Đất đều có thời gian ngày và đêm dài bằng nhau. | 0,5đ |
Từ sau ngày 21/3 đến trước ngày 23/9, bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời nhiều hơn nên có ngày dài, đêm ngắn; cùng lúc đó, ở bán cầu Nam có ngày ngắn, đêm dài. | 0,5đ |
Từ sau ngày 23/9 đến trước ngày 21/3, bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời nhiều hơn nên có ngày dài, đêm ngắn; cùng lúc đó, ở bán cầu Bắc có ngày ngắn, đêm dài. | 0,5đ |
Câu 3. (1,0 điểm)
a. (0,5 điểm) Điền tên các mảng kiến tạo lớn của lớp vỏ Trái Đất còn thiếu vào hình 9.3.
b. (0,5 điểm) Một vài thảm họa do động đất gây ra tại tỉnh Tây Gia-va (Java) của In-đô-nê-xi-a vào ngày 21/11/2022.
Nội dung | Điểm |
a. | 0,5đ |
b. Trận động đất 5,6 độ với tâm chấn trên đất liền khiến ít nhất 268 người chết, hàng trăm người bị thương và hàng nghìn ngôi nhà hư hại. | 0,5đ |
1.3. Ma trận đề thi học kì 1 môn Lịch sử - Địa lí 6
TT | Chương/ Chủ đề | Nội dung/ Đơn vị kiến thức | Mức độ nhận thức | Tổng % điểm | ||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | |||||||||
TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | |||||
Phân môn Lịch sử | ||||||||||||
1 | Chương 2: Thời kì nguyên thủy. ( 10% - đã kiểm tra giữa kì I) | Nguồn gốc loài người. | 2 TN | 5% (0,5 điểm) | ||||||||
2 | Chương 3: Xã hội cổ đại | Ấn Độ cổ đại. | 1 TL | 5% (0,5 điểm) | ||||||||
Trung Quốc từ thời cổ đại đến thế kỉ VII. | 1 TL | 1 TL (a) | 20% (2,0 điểm) | |||||||||
Hy Lạp cổ đại, La Mã cổ đại. | 6 TN | 1 TL (b) | 20% (2,0 điểm) | |||||||||
Tỉ lệ | 25% | 15% | 5% | 5% | 50% = 5 điểm | |||||||
Phân môn Địa lí | ||||||||||||
1 | Chương 2: Trái Đất- Hành tinh của hệ Mặt Trời. (10% - đã kiểm tra giữa kì I) | Vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời. Hình dạng, kích thước của Trái Đất. | 2 TN | 5% (0,5 điểm) | ||||||||
Chuyển động quanh Mặt Trời của Trái Đất và hệ quả. | 1 TL | 15% (1,5 điểm) | ||||||||||
2 | Chương 3: Cấu tạo của Trái Đất. Vỏ Trái Đất. | Cấu tạo của Trái Đất. Động đất và núi lửa. | 3 TN | 1 TL | 1 TL (a) | 1 TL (b) | 22,5% (2,25 điểm) | |||||
Quá trình nội sinh và ngoại sinh. Các dạng địa hình chính. Khoáng sản. | 3 TN | 7,5% (0,75 điểm) | ||||||||||
Tỉ lệ | 25% | 15% | 5% | 5% | 50% = 5 điểm | |||||||
Tỉ lệ chung | 50% | 30% | 10% | 10% | 100% = 10 điểm |
1.4. Bản đặc tả đề thi học kì 1 môn Lịch sử - Địa lí 6
TT | Chương/ Chủ đề | Nội dung/ Đơn vị kiến thức | Mức độ đánh giá | Số câu hỏi theo mức độ nhận thức | ||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | |||||
Phân môn Lịch sử | ||||||||
1 | Chương 2: Thời kì nguyên thủy. ( 10% - đã kiểm tra giữa kì I) | Nguồn gốc loài người. | Nhận biết: Kể được tên được những địa điểm tìm thấy dấu tích của người tối cổ trên đất nước Việt Nam. | 2 TN |
|
|
| |
2 | Chương 3: Xã hội cổ đại | Ấn Độ cổ đại. | Nhận biết: Trình bày được những điểm chính về chế độ xã hội của Ấn Độ. | 1 TL |
|
|
| |
Trung Quốc từ thời cổ đại đến thế kỉ VII. | Thông hiểu: Mô tả được sơ lược quá trình thống nhất và sự xác lập chế độ phong kiến ở Trung Quốc dưới thời Tần Thuỷ Hoàng. Vận dụng: Xây dựng được đường thời gian từ đế chế Hán, Nam Bắc triều đến nhà Tuỳ. | 1 TL |
1 TL (a)
|
| ||||
Hy Lạp cổ đại, La Mã cổ đại. | Nhận biết: Nêu được một số thành tựu văn hoá tiêu biểu của Hy Lạp, La Mã. Vận dụng cao: Liên hệ được một số thành tựu văn hoá tiêu biểu của Hy Lạp, La Mã có ảnh hưởng đến hiện nay. | 6 TN |
|
1 TL (b)
| ||||
Số câu/ Loại câu | 8 câu TNKQ, 1 câu TL | 1 câu TL | 1 câu (a) TL | 1 câu (b) TL | ||||
Tỉ lệ % | 25 | 15 | 5 | 5 | ||||
Phân môn Địa lí | ||||||||
1 | Chương 2: Trái Đất- Hành tinh của hệ Mặt Trời. ( 10% - đã kiểm tra giữa kì I) | Vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời. Hình dạng, kích thước của Trái Đất. | Nhận biết: – Xác định được vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời. – Mô tả được hình dạng, kích thước Trái Đất. | 2 TN |
|
| ||
Chuyển động quanh Mặt Trời của Trái Đất và hệ quả. | Thông hiểu: Trình bày được hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa.
| 1 TL |
| |||||
2 | Chương 3: Cấu tạo của Trái Đất. Vỏ Trái Đất. | Cấu tạo của Trái Đất. Động đất và núi lửa. | Nhận biết: – Trình bày được cấu tạo của Trái Đất gồm ba lớp. – Trình bày được hiện tượng động đất, núi lửa. Vận dụng: Xác định được trên lược đồ các mảng kiến tạo lớn, đới tiếp giáp của hai mảng xô vào nhau. Vận dụng cao: Tìm kiếm được thông tin về các thảm hoạ thiên nhiên do động đất và núi lửa gây ra. | 3 TN 1 TL | 1 TN (a) |
1 TL (b) | ||
Quá trình nội sinh và ngoại sinh. Các dạng địa hình chính. Khoáng sản. | Nhận biết: Kể được tên một số loại khoáng sản. | 3 TN |
| |||||
Số câu/ Loại câu | 8 câu TNKQ, 1 câu TL | 1 câu TL | 1 câu (a) TL | 1 câu (b) TL | ||||
Tỉ lệ % | 25 | 15 | 5 | 5 | ||||
Tổng hợp chung | 50% | 30% | 10% | 10% |
2. Đề thi học kì 1 môn Lịch sử - Địa lí 6 sách Chân trời sáng tạo - Đề 2
2.1. Đề thi học kì 1 môn Lịch sử - Địa lí 6
PHÂN MÔN ĐỊA LÍ
A. TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)
Câu 1. Trái đất tự quay quanh trục theo hướng từ
A. bắc xuống nam.
B. nam lên bắc.
C. tây sang đông.
D. đông sang tây.
Câu 2. Thời gian Trái đất chuyển động hết một vòng quanh Mặt Trời là
A. 24 giờ.
B. 365 ngày 6 giờ.
C. 365 ngày.
D. 30 ngày.
Câu 3. Độ dày của lớp vỏ Trái đất là
A. 1000 km.
B. 2900 km.
C. 5 – 70 km.
D. 3400 km.
Câu 4. Trạng thái vật chất của lớp nhân Trái đất là
A. rắn chắc.
B. từ lỏng đến rắn.
C. từ quánh dẻo đến rắn.
D. quánh dẻo.
Câu 5. Trong các đối tượng sau, đối tượng nào là khoáng sản?
A. Nhựa.
B. Gỗ.
C. Xi măng.
D. Cát.
Câu 6. Các mỏ khoáng sản: đồng, bô xít, vàng... là các mỏ khoáng sản
A. Năng lượng.
B. Kim loại đen.
C. Kim loại màu.
D. Phi kim loại.
Câu 7. Các hiện tượng thời tiết như mây, mưa, sấm, sét…xảy ra ở tầng khí quyển nào?
A. Tầng đối lưu.
B. Tầng bình lưu.
C. Các tầng cao khí quyển.
D. Ở tất cả các tầng.
Câu 8. Gió Tây ôn đới được phân bố ở khu vực nào sau đây?
A. Áp cao cận chí tuyến về áp thấp xích đạo.
B. Áp thấp ôn đới về áp cao cận chí tuyến.
C. Áp cao cực về áp thấp ôn đới.
D. Áp cao cận chí tuyến về áp thấp ôn đới.
B. TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu 1 (2 điểm)
a) Trình bày nguyên nhân của hiện tượng núi lửa, động đất. (1 điểm)
b) Nếu đang trong nhà mà có động đất xảy ra, em sẽ làm gì để bảo vệ mình? (1 điểm)
Câu 2 (1 điểm)
a) Hãy nêu vai trò của hơi nước đối với tự nhiên và đời sống. (0,5 điểm)
b) Nêu những việc em có thể làm để góp phần gia tăng lượng khí ôxi trong không khí (0,5 điểm)
2.2. Đáp án đề thi học kì 1 môn Lịch sử - Địa lí 6
I. TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm/8 câu)
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
Đáp án | C | B | C | B | D | C | A | D |
(Mỗi câu đúng được 0,25 điểm)
II. TỰ LUẬN (3,0 điểm)
CÂU | NỘI DUNG | ĐIỂM |
1 (2 điểm) | a) Trình bày nguyên nhân của hiện tượng núi lửa, động đất. (1,0 điểm) | |
- Núi lửa: Do mac – ma từ trong lòng Trái đất theo các khe nứt của vỏ Trái đất phun trào lên bề mặt đất. | 0,5 | |
- Động đất: Do hoạt động của núi lửa, sự dịch chuyển của các mảng kiến tạo, đứt gãy trong vỏ Trái đất. | 0,5 | |
b) Nếu đang trong nhà mà có động đất xảy ra, em sẽ làm gì để bảo vệ mình? (1 điểm) | ||
- Em nên chui xuống gầm bàn, gầm giường hoặc tìm góc phòng để đứng; tránh xa cửa kính và những vật có thể rơi; sử dụng chăn màn, quần áo… để bảo vệ đầu và mặt; nếu mất điện thì sử dụng đèn pin, không sử dụng diêm hay nến vì có thể gây hỏa hoạn. |
1
| |
2 (1điểm) | a) Vai trò của hơi nước đối với tự nhiên và đời sống (0,5 điểm) - Hơi nước chiếm một tỉ lệ rất nhỏ trong không khí nhưng có vai trò rất quan trọng, là nguồn gốc sinh ra sương, mây, mưa…là cơ sở của lớp nước trên Trái đất. | 0,5 |
b) Những việc em có thể làm để góp phần gia tăng lượng khí ôxi trong không khí (0,5 điểm) (HS nêu được ít nhất 2 hành động thiết thực) | ||
- Không vứt giấy rác bừa bãi, hạn chế đốt giấy rác, rơm rạ. - Tích cực trồng và bảo vệ cây xanh …. | 0,5 |
2.3. Ma trận đề thi học kì 1 môn Lịch sử - Địa lí 6
TT | Chương/ chủ đề | Nội dung/đơn vị kiến thức | Mức độ nhận thức | Tổng % điểm | |||||||
Nhận biết (TNKQ) | Thông hiểu (TL) | Vận dụng (TL) | Vận dụng cao (TL) |
| |||||||
TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL |
| |||
1 | TRÁI ĐẤT – HÀNH TINH CỦA HỆ MẶT TRỜI (0,5 điểm = 5%) | – Vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời – Hình dạng, kích thước Trái Đất – Chuyển động của Trái Đất và hệ quả địa lí | 2 (0,5đ) | 2 câu = 5% = 0,5điểm | |||||||
2 | CẤU TẠO CỦA TRÁI ĐẤT. VỎ TRÁI ĐẤT (3 điểm = 30%) | – Cấu tạo của Trái Đất – Các mảng kiến tạo – Hiện tượng động đất, núi lửa và sức phá hoại của các tai biến thiên nhiên này – Quá trình nội sinh và ngoại sinh. Hiện tượng tạo núi – Các dạng địa hình chính – Khoáng sản | 4 (1đ) | ½ (1đ) | ½ (1đ) | 5 câu= 30 % =3điểm | |||||
| KHÍ HẬU VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU (1,5 điểm = 15%) | – Các tầng khí quyển. Thành phần không khí. – Các khối khí. Khí áp và gió. – Nhiệt độ và mưa. Thời tiết, khí hậu – Sự biến đổi khí hậu và biện pháp ứng phó. | 2 (0,5đ) | ½ (0,5đ) | ½ (0,5đ) | 3 câu= 15 % =1,5điểm | |||||
Tỉ lệ | 20% | 15% | 10% | 5% |
2.4. Bản đặc tả đề thi học kì 1 môn Lịch sử - Địa lí 6
TT | Chương/Chủ đề | Nội dung/Đơn vị kiến thức | Mức độ đánh giá | Số câu hỏi theo mức độ nhận thức | Tổng số câu/ Tỉ lệ % | |||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | |||||
1 | TRÁI ĐẤT – HÀNH TINH CỦA HỆ MẶT TRỜI | – Vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời – Hình dạng, kích thước Trái Đất – Chuyển động của Trái Đất và hệ quả địa lí | Nhận biết – Xác định được vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời. – Mô tả được hình dạng, kích thước Trái Đất. – Mô tả được chuyển động của Trái Đất: quanh trục và quanh Mặt Trời. Thông hiểu – Nhận biết được giờ địa phương, giờ khu vực (múi giờ). – Trình bày được hiện tượng ngày đêm luân phiên nhau – Trình bày được hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa. Vận dụng – Mô tả được sự lệch hướng chuyển động của vật thể theo chiều kinh tuyến. – So sánh được giờ của hai địa điểm trên Trái Đất.
| 2 TN | 2 câu = 0,5 đ = 5% | |||
2 | CẤU TẠO CỦA TRÁI ĐẤT. VỎ TRÁI ĐẤT | – Cấu tạo của Trái Đất – Các mảng kiến tạo – Hiện tượng động đất, núi lửa và sức phá hoại của các tai biến thiên nhiên này – Quá trình nội sinh và ngoại sinh. Hiện tượng tạo núi – Các dạng địa hình chính – Khoáng sản | Nhận biết – Trình bày được cấu tạo của Trái Đất gồm ba lớp. – Trình bày được hiện tượng động đất, núi lửa – Kể được tên một số loại khoáng sản. Thông hiểu – Nêu được nguyên nhân của hiện tượng động đất và núi lửa. – Phân biệt được quá trình nội sinh và ngoại sinh: Khái niệm, nguyên nhân, biểu hiện, kết quả. – Trình bày được tác động đồng thời của quá trình nội sinh và ngoại sinh trong hiện tượng tạo núi. Vận dụng – Xác định được trên lược đồ các mảng kiến tạo lớn, đới tiếp giáp của hai mảng xô vào nhau. – Phân biệt được các dạng địa hình chính trên Trái Đất: Núi, đồi, cao nguyên, đồng bằng. – Đọc được lược đồ địa hình tỉ lệ lớn và lát cắt địa hình đơn giản. - Biết cách ứng phó khi có động đất và núi lửa. Vận dụng cao – Tìm kiếm được thông tin về các thảm hoạ thiên nhiên do động đất và núi lửa gây ra. | 4 TN | 1TL(a) | 1TL(b) | 6 câu = 3 đ = 30% | |
3 | KHÍ HẬU VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU | – Các tầng khí quyển. Thành phần không khí – Các khối khí. Khí áp và gió – Nhiệt độ và mưa. Thời tiết, khí hậu – Sự biến đổi khí hậu và biện pháp ứng phó. | Nhận biết – Mô tả được các tầng khí quyển, đặc điểm chính của tầng đối lưu và tầng bình lưu; – Kể được tên và nêu được đặc điểm về nhiệt độ, độ ẩm của một số khối khí. – Trình bày được sự phân bố các đai khí áp và các loại gió thổi thường xuyên trên Trái Đất. – Trình bày được sự thay đổi nhiệt độ bề mặt Trái Đất theo vĩ độ. Thông hiểu - Hiểu được vai trò của oxy, hơi nước và khí cacbonic đối với tự nhiên và đời sống. – Trình bày được khái quát đặc điểm của một trong các đới khí hậu: ranh giới, nhiệt độ, lượng mưa, chế độ gió. – Nêu được một số biểu hiện của biến đổi khí hậu. – Mô tả được hiện tượng hình thành mây, mưa. Vận dụng – Biết cách sử dụng nhiệt kế, ẩm kế, khí áp kế. Vận dụng cao – Phân tích được biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa; xác định được đặc điểm về nhiệt độ và lượng mưa của một số địa điểm trên bản đồ khí hậu thế giới. – Trình bày được một số biện pháp phòng tránh thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu. | 2TN | 1TL(a) | 1TL(b) | 4 câu = 1,5 đ = 15% | |
Tổng số câu |
| 8 câu TNKQ | 2 câu TL (a -Câu 1 a- Câu 2) | 1 câu TL (b - Câu 1) | 1 câu TL (b - Câu 2) | 12 | ||
Tỉ lệ % |
| 20 | 15 | 10 | 5 | 50 | ||
Tỉ lệ chung |
| 35 | 15 | 50 |
...
>> Tải file để tham khảo trọn bộ đề thi học kì 1 môn Lịch sử - Địa lí 6 năm 2024 - 2025 sách Chân trời sáng tạo