Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử - Địa lí 6 sách Cánh diều Ôn thi học kì 1 môn Lịch sử - Địa lý lớp 6 năm 2024 - 2025

Đề cương học kì 1 môn Lịch sử - Địa lí 6 Cánh diều năm 2024 - 2025 mang tới các câu hỏi ôn tập học kì 1, giúp thầy cô tham khảo để giao đề cương ôn thi học kì 1 cho học sinh của mình.

Bộ đề cương ôn thi học kì 1 môn Lịch sử - Địa lý 6 Cánh diều, hệ thống lại những câu hỏi lý thuyết trọng tâm, cùng các dạng bài tập, giúp các em nắm chắc kiến thức, để ôn thi học kì 1 năm 2024 - 2025 hiệu quả. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm đề cương học kì 1 môn Toán, Ngữ văn 6. Mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Eballsviet.com:

Đề cương học kì 1 môn Lịch sử - Địa lí 6 năm 2024 - 2025 sách Cánh diều

BÀI 1: LỊCH SỬ LÀ GÌ ?

I. LỊCH SỬ VÀ MÔN LỊCH SỬ LÀ GÌ?

- Lịch sử là những gì diễn ra trong quá khứ.

- Lịch sử còn là khoa học tìm hiểu và phục dựng quá khứ.

- Môn lịch sử là môn học tìm hiểu về lịch sử loài người và những hoạt động chính của con người trong quá khứ.

Ví dụ: Sự kiện khởi nghĩa Hai Bà Trưng (40 - 43) chính là lịch sử. Bởi vì đó là hoạt động của Hai Bà Trưng đã từng diễn ra trong quá khứ.

II. VÌ SAO CẦN PHẢI HỌC LỊCH SỬ?

- Học lịch sử để biết được cội nguồn của tổ tiên, quê hương, đất nước; hiểu được ông cha ta đã phải lao động, sáng tạo, đấu tranh như thế nào để có được đất nước ngày nay.

- Học lịch sử còn để đúc kết những bài học kinh nghiệm của quá khứ nhằm phục vụ cho hiện tại và tương lai.

=> Phải giữ gìn, phát huy những giá trị tốt đẹp do con người trong quá khứ để lại.

III. KHÁM PHÁ QUÁ KHỨ TỪ CÁC NGUỒN DỮ LIỆU.

- Dựa vào 3 nguồn tư liệu để biết và khôi phục lại lịch sử.

  • Tư liệu truyền miệng (các chuyện kể, lời truyền, truyền thuyết...)được truyền qua nhiều đời
  • Tư liệu hiện vật ( các tấm bia, nhà cửa, đồ vật cũ...) khắc hoạ tương đối đầy đủ về mọi mặt của sự kiện lịch sử đã xảy ra
  • Tư liệu chữ viết (sách vở, văn tự, bài khắc trên bia...).Nó giúp chúng ta phục dựng lịch sử và là cách để kiểm chứng tư liệu chữ viết.

* Trong các loại tư liệu lịch sử, có loại là tư liệu gốc: Tư liệu gốc là loại tư liệu cung cấp thông tin đầu tiên, liên quan trực tiếp các sự kiện đã xảy ra trong quá khứ

BÀI 2: THỜI GIAN TRONG LỊCH SỬ

I. ÂM LỊCH, DƯƠNG LỊCH

Dựa vào quan sát và tính toán, người xưa đã phát hiện quy luật di chuyển của Mặt Trăng, Trái Đất, Mặt Trời để tính thời gian và làm ra lịch.

- Có hai cách làm lịch:

Âm lịch là cách tính thời gian theo chu kì Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất. Thời gian Mặt Trăng chuyển động hết một vòng quanh Trái Đất là một tháng.

Dương lịch là cách tính thời gian theo chu kì Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời. Thời gian Trái Đất chuyển động hết một vòng quanh Mặt Trời là một năm.

II. CÁCH TÍNH THỜI GIAN.

+ Lịch chính thức của thế giới hiện nay dựa theo cách tính thời gian của dương lịch, gọi là Công lịch.

+ Công lịch lấy năm 1 là năm tương truyền Chúa Giê-xu (Jesus, người sáng lập đạo Thiên chúa) ra đời làm năm đầu tiên của Công nguyên. Trước năm đó là trước Công nguyên (TCN)

- Theo Công lịch: 1 năm có 12 tháng hay 365 ngày. Năm nhuận thêm 366 ngày.

  • 100 năm là 1 thế kỷ.
  • 1000 năm là 1 thiên niên kỷ.

III, LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG.

1. Em hãy xác định: từ thời điểm xảy ra các sự kiện ghi trên sơ đồ bên dưới đến hiện tại là bao nhiêu năm, bao nhiêu thập kỉ, bao nhiêu thế kỉ?

Sơ đồ

2. Hãy cho biết những ngày lễ quan trọng của Việt Nam sau dựa theo loại lịch nào: giỗ Tổ Hùng Vương, Tết Nguyên Đán, Ngày Quốc Khánh.

3. Theo em, vì sao trên tờ lịch của chúng ta có ghi thêm ngày, tháng, năm âm lịch? Có nên chỉ ghi một loại lịch là dương lịch không?

* GỢI Ý TRẢ LỜI.

Câu 1:

+ Tính từ năm 40 đến năm 2021 là: 1981 năm, 198 thập kỉ, hơn 19 thế kỉ.

+ Tính từ năm 248 đến năm 2021 là: 1773 năm, hơn 177 thập kỉ, hơn 17 thế kỉ.

+ Tính từ năm 542 đến năm 2021 là: 1479 năm, hơn 147 thập kỉ, hơn 14 thế kỉ.

+ Tính từ năm 938 đến năm 2021 là: 1083 năm, hơn 108 thập kỉ, hơn 10 thế kỉ.

Câu 2:

- Những ngày lễ được tính theo loại lịch dương: ngày Quốc khánh, ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

- Những ngày lễ được tính theo loại lịch âm: Giỗ tổ Hùng Vương, tết Nguyên đán.

Câu 3: Theo em, trên tờ lịch không nên chỉ ghi một loại lịch là dương lịch, mà cần có ghi thêm ngày, tháng, năm âm lịch vì: việc dùng âm lịch khá phổ biến ở Việt Nam, liên quan đến văn hóa cổ truyền của dân tộc.

CHƯƠNG 2: THỜI KÌ NGUYÊN THỦY

BÀI 3: NGUỒN GỐC LOÀI NGƯỜI

I. QUÁ TRÌNH TIẾN HÓA TỪ VƯỢN THÀNH NGƯỜI

- Quá trình tiến hóa từ vượn thành người:

  • Cách đây khoảng từ 6 triệu đến 5 triệu năm, ở chặng đầu của quá trình tiến hoá, có một loài vượn khá giống người đã xuất hiện, được gọi là Vượn người.
  • Trải qua quá trình tiến hoá, khoảng 4 triệu năm trước, một nhánh Vượn người đã tiến hóa thành người tối cổ.
  • Người tối cổ trải qua quá trình tiến hóa, vào khoảng 150.000 năm trước, người tinh khôn xuất hiện, đánh dấu quá trình chuyển biến từ vượn người thành người đã hoàn thành.

- Kết quả Phiếu học tập số 1:

Vượn người

Người tối cổ

Người tinh khôn

Thời gian xuất hiện

6 – 5 triệu năm cách ngày nay

4 triệu năm cách ngày nay

150.000 năm cách ngày nay

Dấu tích (địa điểm nhìn thấy sớm nhất)

Đông Phi

Nhiều nơi trên thế giới, trong đó có khu vực Đông Nam Á

Khắp các châu lục

Đặc điểm não

Thể tích hộp sọ trung bình 400 cm3

Thể tích: 650 - 1200 cm3

Thể tích: 1400 cm3

Đặc điểm vận động

Có thể đi bằng hai chi sau

Hoàn toàn đứng thẳng bằng hai chân

Hình dáng cấu tạo cơ thể như người hiện nay, còn gọi là người hiện đại

Đặc điểm cơ thể

- Đầu nhỏ, trán thấp và bợt ra sau, hàm nhô về phía trước,…

- Trên cơ thể còn bao phủ bởi một lớp lông mỏng.

Dáng đứng thẳng (như người ngày nay).

- Thể tích hộp sọ lớn hơn, trán cao, hàm không nhô về phía trước như Người tối cổ.

- Lớp lông mỏng không còn.

Công cụ lao động

Công cụ đá được ghè đẽo (thô sơ)

Biết chế tạo công cụ tinh xảo

II. DẤU TÍCH CỦA NGƯỜI TỐI CỔ Ở ĐÔNG NAM Á.

- Người tối cổ xuất hiện sớm ở Đông Nam Á, dấu tích đầu tiên ở Gia-va (Indonesia)

- Ở Việt Nam, người tối cổ xuất hiện ở An Khê (Gia Lai), Thẩm Khuyên – Thẩm Hai (Lạng Sơn), núi Đọ (Thanh Hoá), Xuân Lộc (Đồng Nai); sử dụng công cụ đá có ghè đẽo thô sơ. Đặc biệt phát hiện những chiếc răng Người tối cổ cách đây khoảng 400 000 năm.

III. LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG

Câu 1. Bằng chứng khoa học nào chứng tỏ Đông Nam Á là nơi có con người xuất hiện sớm ?

Đông Nam Á là nơi có xuất hiện con người từ sớm là vì căn cứ vào những dấu tích tìm được:

- Ở Đông Nam Á: tìm thấy nhiều dấu tích ở nhiều nơi: đảo Gia-va

- Ở Việt Nam: những dấu tích tìm thấy ở nhiều nơi như Thâm Khuyên, Thẩm Hai, đặc biệt phát hiện những chiếc răng Người tối cổ cách đây khoảng 400 000 năm

Câu 2. Lập bảng thống kê các di tích của người tối cổ ở Đông Nam Á theo bảng sau:

Tên quốc giaTên địa điểm tìm thấy dấu tích
Việt NamThẩm Khuyên, Thẩm Hai (Lạng Sơn) - phát hiện răng hóa thạch của người tối cổ
An Khê (Gia Lai) - phát hiện công cụ bằng đá ghè đẽo thô sơ
Xuân Lộc (Đồng Nai) - phát hiện công cụ bằng đá ghè đẽo thô sơ
Núi Đọ,Quan Yên (Thanh Hóa) - phát hiện công cụ bằng đá ghè đẽo thô sơ
Ma-lai-xi-aNi-a
Phi-lip-pinTa-bon
In-đô-ne-xiaTri-nine (Đảo Gia-va)
Li-ang Bua (đảo Phio-rat)
Mi-an-maPon-doong
Thái LanThảm Lót

BÀI 4: XÃ HỘI NGUYÊN THỦY

I. Tổ chức xã hội nguyên thủy

Tổ chức xã hội nguyên thủy

+ Xã hội nguyên thủy tiến triển qua 3 giai đoạn:

- Người tối cổ: + sống theo Bầy đàn: Gồm 5-7 gia đình sinh sống cùng nhau. Có sự phân công lao động giữa nam và nữ.

- Người tinh khôn:

+ Sống theo Thị tộc: Gồm vài chục các gia đình có quan hệ huyết thống sinh sống cùng nhau. Đứng đầu là tộc trưởng.

+ Sau đó phát triển thành các Bộ lạc: Gồm các thị tộc sống trên cùng 1 địa bàn. Đứng đầu là tù trưởng.

- Đặc điểm căn bản trong quan hệ của con người với nhau thời kì nguyên thủy: con người ăn chung, ở chung và giúp đỡ lẫn nhau.

II. ĐỜI SỐNG VẬT CHẤT CỦA NGƯỜI NGUYÊN THỦY

1. Công cụ lao động

- Ban đầu, người tối cổ chỉ biết cầm hòn đá trên tay; về sau họ biết ghè đá tạo thành công cụ lao động.

- Người tinh khôn biết mài đá làm công cụ, và biết làm đồ gốm, làm cung tên nên nguồn thức ăn phong phú hơn.

2. Cách thức lao động

- Ban đầu, người tối cổ chủ yếu là hái lượm và săn bắt. Về sau, người tinh khôn họ biết trồng trọt và chăn nuôi, định cư.

3. Địa bàn cư trú

- Ban đầu, người tối cổ chủ yếu sống trong hang động, mái đá, biết tạo ra lửa để sưởi ấm và nướng thức ăn, về sau người tinh khôn sống ở các ven sông, ven suối, nhà lợp bằng lá cây.

III. ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA NGƯỜI NGUYÊN THỦY.

- Người nguyên thuỷ chú trộng tâm linh và nghệ thuật

+ Về tâm linh: quan niệm mọi vật đều có linh hồn và sùng bái vật tổ. chôn người chết theo công cụ và đồ trang sức. Với ý niệm “kết nối với thế giới bên kia”

+ Nghệ thuật: Biết làm đồ trang sức bằng đá, vỏ trứng, nhạc cụ sáo bằng xương chim và biết vẽ trên các vách hang động

**Câu 2: Vai trò, Tác dụng của lao động

Lao động giúp con người tạo ra sản phẩm vật chất, tinh thần nuôi sống bản thân, gia đình, góp phần xây dựng xã hội phát triển. Nó giúp con người làm chủ bản thân, làm chủ cuộc sống của chính mình, nó đem đến cho con người niềm vui, tìm thấy được ý nghĩa thực sự của cuộc sống. Lao động giúp con người tạo ra sản phẩm vật chất, tinh thần nuôi sống bản thân, gia đình, góp phần xây dựng xã hội phát triển. Nó giúp con người làm chủ bản thân, làm chủ cuộc sống của chính mình, nó đem đến cho con người niềm vui, tìm thấy được ý nghĩa thực sự của cuộc sống.

Bài 5: CHUYỂN BIẾN VỀ KINH TẾ, XÃ HỘI CUỐI THỜI NGUYÊN THỦY

I. SỰ XUẤT HIỆN CỦA CÔNG CỤ BẰNG KIM LOẠI

- Vào thiên niên kỷ IV TCN, con người tìm ra kim loại đầu tiên là đồng đỏ, rồi đồng thau và Vào thiên niên kỷ II TCN con người chế tác ra công cụ lao động sắt

- Việc chế tạo công cụ lao động giúp con người mở rộng diện tích canh tác nông nghiệp, năng suất lao động tăng, của cải dư thừa

II.SỰ CHUYỂN BIẾN TRONG XÃ HỘI NGUYÊN THỦY

- Nhờ có kim loại, con người tăng năng suất lao động nên sản phẩm dư thừa thường xuyên, phân hoá giàu nghèo , có sự chuyển biến từ xã hội nguyên thủy sang xã hội giai cấp.

- Ở phương Tây, phân hoá giàu nghèo triệt để. Ở phương Đông, phân hoá giàu nghèo không triệt để , mối quan hệ giữa người với người còn gần gúi thân thiết

III. VIỆT NAM CUỐI THỜI NGUYÊN THỦY

- Hơn 4.000 năm trước đây, xã hội nguyên thuỷ Việt Nam có chuyển biến trải qua văn hoá Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun với thuật luyện kim, biết chế tác nhiều loại công cụ lao động bằng đồng.

- Việc sử dụng công cụ lao động bằng kim loại giúp cư dân làm nông nghiệp, nghề thủ công và mở rộng địa bàn cư trú để thành lập các xóm làng đầu tiên.

CHƯƠNG 3: XÃ HỘI CỔ ĐẠI

BÀI 6: AI CẬP CỔ ĐẠI

I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN.

- Ai Cập là một thung lũng hẹp và dài, nằm dọc theo lưu vực sông Nin, giáp địa Trung Hải và Biển đỏ

- Điều kiện tự nhiên thuận lợi: Những con sông này cung cấp nguồn nước dồi dào cho sinh hoạt và sản xuất. Hằng năm mùa lũ, các sông bồi đắp phù sa phục vụ sản xuất.

+Ngoài ra, đây còn là con đường giao thông chính kết nối các vùng, thúc đẩy phát triển kinh tế Ai Cập

II. QUÁ TRÌNH THÀNH LẬP NHÀ NƯỚC AI CẬP CỔ ĐẠI.

- Năm 3200 TCN, vua Menes thống nhất các công xã thành nước Ai Cập, đứng đầu nhà nước là pharaoh có quyền tối cao, được tôn kính như một vị thần

III. NHỮNG THÀNH TỰU VĂN HÓA TIÊU BIỂU

- Biết làm ra lịch: 1 năm có 360 ngày, chia 12 tháng, mỗi tháng có 30 ngày

- Chữ viết: Chữ tượng hình, viết trên giấy papyrus

- Toán học: Giỏi về hình học

- Kiến trúc : nổi bật là các Kim Tự Tháp

- Y học: là thuật ướp xác, giỏi về giải phẫu.

.....

>> Tải file để tham khảo trọn bộ Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử - Địa lí 6 sách Cánh diều

Chia sẻ bởi: 👨 Lê Thị tuyết Mai
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm