Bộ đề thi học kì 1 môn Toán 6 năm 2024 - 2025 sách Cánh diều 5 Đề kiểm tra cuối kì 1 môn Toán lớp 6 (Có đáp án + Ma trận)

TOP 5 Đề thi học kì 1 môn Toán 6 Cánh diều năm 2024 - 2025 có đáp án, hướng dẫn chấm, bảng ma trận và đặc tả đề thi học kì 1 kèm theo, giúp thầy cô tham khảo để xây dựng đề thi cuối học kì 1 năm 2024 - 2025 cho học sinh của mình.

Với 5 Đề thi học kì 1 Toán 6 Cánh diều, còn giúp các bạn học sinh dễ dàng tham khảo, luyện giải đề và so sánh đối chiếu với kết quả mình đã làm. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm đề thi học kì 1 môn Tin học, Khoa học tự nhiên. Mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Eballsviet.com:

1. Đề thi học kì 1 môn Toán 6 sách Cánh diều - Đề 1

1.1. Đề thi học kì 1 môn Toán lớp 6

I. Trắc nghiệm khách quan: (4 điểm)

Em hãy chọn và viết vào bài làm chữ cái A, B, C hoặc D đứng trước câu trả đúng.

Câu 1: NB Tập hợp số tự nhiên khác 0 được kí hiệu là:

A. R

B. N

C. N*

D. Z

Câu 2: NB Gọi A là tập hợp các chữ số của số 2021 thì:

A. A = {2; 0; 1}

B. A = {2; 0; 2; 1}

C. A = {2; 1}

D. A = {0; 1}

Câu 3: NB Thế kỉ thứ XXI được đọc là: Thế kỉ thứ:

A. Hai mươi mốt

B. Hai mươi

C. Mười chín

D. Ba mươi mốt

Câu 4: TH Số nào chia hết cho cả 2; 3; 5; 9 trong các số sau?

A. 45

B. 78

C. 180

D. 210

Câu 5: TH Tập hợp C gồm các số tự nhiên lớn hơn 2 và nhỏ hơn 11 được viết là:

A. C= { x | x là số tự nhiên, x < 11}

B. C= { x | x là số tự nhiên, x >2}

C. C= { x| x là số tự nhiên, 2 < x < 11}

D. C= { x | x là số tự nhiên, 3 < x < 11}

Câu 6: TH Số tự nhiên x thỏa mãn là x - 46 - 3 = 52

A. 201

B. 101

C. 74.

D. Kết quả khác.

Câu 7: TH Tập hợp các số tự nhiên là ước của 16 là:

A. {2; 4; 8; 16}

B. {1; 2; 4; 8}

C. {0; 2; 4; 8; 16}

D. {1; 2; 4; 8; 16}

Câu 8: TH BCNN (4, 14, 26) là:

A. 182;

B. 2;

C. 728;

D. 364.

Câu 9: NB Hãy chọn phương án đúng. Thương là 510 : 57:

A. 52

B. 53

C. 510

D. 57

Câu 10: NB Đáp án nào dưới đây là sai?

A. Số nguyên tố là số tự nhiên lớn hơn 1, chỉ có hai ước là 1 và chính nó.

B. Số 2 là số nguyên tố chẵn duy nhất.

C. Số 0 và 1 không là số nguyên tố, cũng không là hợp số.

D. Mọi số nguyên tố đều là số lẻ.

Câu 11: TH Phân tích số 40 ra thừa số nguyên tố ta được kết quả đúng là

A. 2.4.5

B. 23.5

C. 5.8

D. 4.10

Câu 12: VD Tìm số tự nhiên m thỏa mãn 202019 < 20m < 202021

A. 2019

B. 2020

C. 2021

D. 20

Câu 13: NB Số đối của là:

A. 82

B. -82

C. 28

D. -28

Câu 14: NB Chọn đẳng thức đúng trong các đẳng thức cho dưới đây

A. -24 + 4 = 21

B. 54 +(-6) = 48

C. 4.3 +(-5) = 6

D. -9 + 32 = 16

Câu 15: VD Cho x1 là số nguyên thỏa mãn (x+3)^{3}: 3-1=-10\((x+3)^{3}: 3-1=-10\). Chọn câu đúng.

A. x1> -4

B. x1> 5

C. x1 = 5

D. . x1 < 5

Câu 16: TH Số nguyên âm không được ứng dụng trong tình huống nào dưới đây:

A. Biểu diễn nhiệt độ dưới 0 oC.

B. Biểu diễn số tiền nợ ngân hàng.

C. Biểu diễn độ cao trên mực nước biển.

D. Biểu diễn số năm trước Công nguyên.

Câu 17: TH Kết quả phép tính: 12 - 48 : (-8) = ?

A. -18

B. 6

C. 18

D. -6

Câu 18: NB Cho hình vẽ sau, hình nào là hình thang cân?

A. ABFD

B. ABFC

C. BCDE

D. ACFE

Câu 18

Câu 19: NB Trong các hình sau hình nào không có trục đối xứng?

A. Đoạn thẳng bất kì

B. Hình thang cân bất kì

C. Đường tròn bất kì

D. Tam giác bất kì

Câu 20: NB Cho các hình sau, hình nào có tâm đối xứng?

Câu 18

A. Hình 2 và hình 3

B. Hình 1 và hình 2

C. Hình 3 và hình 1.

D. Cả ba hình trên.

II. Tự luận (6 điểm)

Câu 21 (2đ): Tính một cách hợp lý

a) (-7) \cdot(-2) \cdot(-5) \cdot 8\((-7) \cdot(-2) \cdot(-5) \cdot 8\)

b) 49-[15+(-6)]\(49-[15+(-6)]\)

c) 2018^{0}-\left\{15^{2}:\left[175+\left(2^{3} \cdot 5^{2}-6 \cdot 25\right)\right]\right\}\(2018^{0}-\left\{15^{2}:\left[175+\left(2^{3} \cdot 5^{2}-6 \cdot 25\right)\right]\right\}\)

Câu 22 (1đ): Một nhóm gồm có 24 HS nam và 36 HS nữ tham gia một trò chơi. Có thể chia các bạn thành nhiều nhất bao nhiêu đội chơi sao cho số bạn nam cũng như số bạn nữ được chia đều vào các đội?

Câu 23: (1đ) Tính giá trị của một biểu thức

a) (12) - x với x = -28

b) a - b với a = 12, b = -48

Câu 24: (0,5đ) Thủy ngân là một kim loại ở thể lỏng trong điều kiện nhiệt độ thông thường. Nhiệt độ nóng chảy của thủy ngân là 39 oC. Nhiệt độ sôi của thủy ngân là 357oC. Tính số độ chênh lệch giữa nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy của thủy ngân.

Câu 23: (1đ) Cho hình thang cân ABCD có độ dài đáy AB bằng 4, độ dài đáy CD gấp đôi độ dài đáy AB, độ dài chiều cao AH bằng 3cm. Tính diện tích hình thang cân ABCD.

Câu 25: (0,5đ) Chứng tỏ rằng: Giá trị của biểu thức A=5+5^{2}+5^{3}+\ldots+5^{8}\(A=5+5^{2}+5^{3}+\ldots+5^{8}\) là bội của 30

1.2. Đáp án đề thi Toán lớp 6 học kì 1

I. Trắc nghiệm khách quan: (4 điểm) Từ câu 1 đến câu 20 mỗi câu 0,2 điểm

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

C

A

A

C

C

B

D

D

B

D

Câu

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

Đáp án

B

B

C

B

D

C

C

C

D

A

2. Tự luận (6 điểm)

Câu

Điểm

21

a) \begin{aligned}
&(-7) \cdot(-2) \cdot(-5) \cdot 8 \\
&=(-2) \cdot(-5) \cdot(-7) \cdot 8 \\
&=(-10) \cdot(-56) \\
&=560
\end{aligned}\(\begin{aligned} &(-7) \cdot(-2) \cdot(-5) \cdot 8 \\ &=(-2) \cdot(-5) \cdot(-7) \cdot 8 \\ &=(-10) \cdot(-56) \\ &=560 \end{aligned}\)

0,75

b) (-2022)-[(-2022)-11]=(-2022)+2022+11=0+11=11\((-2022)-[(-2022)-11]=(-2022)+2022+11=0+11=11\)

0,75

c)

\begin{aligned}
&2018^{0}-\left\{15^{2}:\left[175+\left(2^{3} \cdot 5^{2}-6.25\right)\right]\right\} \\
&=1-\left\{15^{2}:[175+(8.25-6.25)]\right\} \\
&=1-\left\{15^{2}:[175+25 \cdot(8-6)]\right\} \\
&=1-\left\{15^{2}:[175+25.2]\right\} \\
&=1-\left\{15^{2}:[175+50]\right\} \\
&=1-\left\{15^{2}: 225\right\} \\
&=1-\{225: 225\} \\
&=1-1=0
\end{aligned}\(\begin{aligned} &2018^{0}-\left\{15^{2}:\left[175+\left(2^{3} \cdot 5^{2}-6.25\right)\right]\right\} \\ &=1-\left\{15^{2}:[175+(8.25-6.25)]\right\} \\ &=1-\left\{15^{2}:[175+25 \cdot(8-6)]\right\} \\ &=1-\left\{15^{2}:[175+25.2]\right\} \\ &=1-\left\{15^{2}:[175+50]\right\} \\ &=1-\left\{15^{2}: 225\right\} \\ &=1-\{225: 225\} \\ &=1-1=0 \end{aligned}\)

0,5

22

Gọi a là số đội được chia. Khi đó a là ước chung của 24 và 36.

Vì số đội là nhiều nhất nên a phải là số lớn nhất

Do đó, a là ước chung lớn nhất của 24 và 36.

24 = 23. 3

36 = 22 . 22

=> ƯCLN (24,36) = 6.

Vậy có thể chia các bạn thành nhiều nhất 6 đội.

0,5

0,5

23

a) (12) - x với x = -28

(12) - x = (-12) – (-28) =(-12) + 28 = 28 – 12 = 16

b) a - b với a = 12, b = -48

a - b = 12 – (-48) = 12 + 48 = 60

0,5

0,5

24

Số độ chênh lệch giữa nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy của thủy ngân là:

357-(-39)=357+39=396\left({ }^{\circ} \mathrm{C}\right)\(357-(-39)=357+39=396\left({ }^{\circ} \mathrm{C}\right)\)

0,5

25

Đáy CD là: 4.2 = 8 (cm).

Chiều cao AH = 3cm.

Diện tích hình thang cân ABCD là: (4 + 8) . 3 : 2 = 18 (cm2)

0,5

0,5

26

\begin{aligned}
&\text { a) } A=5+5^{2}+5^{3}+\ldots+5^{8} \\
&A=5+5^{2}+5^{3}+\ldots+5^{8} \\
&=\left(5+5^{2}\right)+\left(5^{3}+5^{4}\right)+\left(5^{5}+5^{6}\right)+\left(5^{7}+5^{8}\right) \\
&=\left(5+5^{2}\right)+5^{2} \cdot\left(5+5^{2}\right)+5^{4}\left(5+5^{2}\right)+5^{6}\left(5+5^{2}\right) \\
&=30 \cdot\left(1+5^{2}+5^{4}+5^{5}\right): 30
\end{aligned}\(\begin{aligned} &\text { a) } A=5+5^{2}+5^{3}+\ldots+5^{8} \\ &A=5+5^{2}+5^{3}+\ldots+5^{8} \\ &=\left(5+5^{2}\right)+\left(5^{3}+5^{4}\right)+\left(5^{5}+5^{6}\right)+\left(5^{7}+5^{8}\right) \\ &=\left(5+5^{2}\right)+5^{2} \cdot\left(5+5^{2}\right)+5^{4}\left(5+5^{2}\right)+5^{6}\left(5+5^{2}\right) \\ &=30 \cdot\left(1+5^{2}+5^{4}+5^{5}\right): 30 \end{aligned}\)

0,25

0,25

1.3. Bảng ma trận đề thi học kì 1 lớp 6 môn Toán

Mức độ

Chủ đề

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng thấp

Vận dụng cao

Tổng

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

1. Số tự nhiên

Nhận biết tập hợp số tự nhiên, cách viết tập hợp, viết số La Mã. Biết nhân chia hai lũy thừa. Nhận biết số nguyên tố.

Biết dấu hiệu chia hết cho 2,3,5 và 9. Tìm được tập ước, bội là số tự nhiên của một số đơn giản. Phân tích được một số ra thừa số nguyên tố.

Vận dụng lũy thừa của số tự nhiên để so sánh hai lũy thừa. Vận dụng tìm ƯCLN để giải bài toán thực tế.

Áp dụng tính chất chia hết để chứng tỏ biểu thức là bội của một số.

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ

5

1

10%

6

1,2

12%

1

0,5

5%

1

0,2

2%

1

1

10%

1

0,5đ

5%

15

4,4đ

44%

2. Số nguyên

Nhận biết hai số đối nhau, biết được ứng dụng của một số nguyên.

Thực hiện được các phép tính cộng, trừ nhân chia số nguyên.

Vận dụng phép tính cộng, trừ nhân chia số nguyên giải bài toán thực tế.

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ

2

0,4

4%

2

0,4

4%

1

10%

2

1,5đ

15%

1

0,2

2%

8

3,5đ

35%

3. Hình học trực quan

Nhận biết hình thang cân, hình có trục đối xứng, hình có tâm đối xứng.

Biết tính diện tích hình thang cân.

3

0,6

6%

1

0,5

5%

1

0,5

5%

5

1,6đ

16%

T.Số câu

T.Số điểm

Tỉ lệ

10

2

20%

11

3,6

36%

5

3,2

32%

2

0,7

7%

28

10

100%

2. Đề thi học kì 1 môn Toán 6 sách Cánh diều - Đề 2

2.1. Đề thi học kì 1 môn Toán 6

PHÒNG GIÁO DỤC HUYỆN….
TRƯỜNG TH&THCS……

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM 2024 - 2025
MÔN TOÁN 6
Thời gian làm bài : 90 phút

PHẦN 1. TRẮC NGHIỆM

Chọn đáp án đúng.

Câu 1. 38 đọc là:

A. Tám mũ ba
B. Ba mũ tám
C. Tám nhân ba
D. Ba nhân tám

Câu 2: Số nguyên chỉ năm có sự kiện "Thế vận hội đầu tiên diễn ra năm 776 trước công nguyên" là số nào trong các số sau đây?

A. - 1776
B. 776
C. - 776
D. 1776

Câu 3. Hình nào dưới đây là hình tam giác đều?

Câu 3

Câu 4: Hình nào dưới đây có trục đối xứng?

Câu 4

PHẦN 2. TỰ LUẬN

Câu 5: Trong các số 1930, 1945, 1954, 1975. Những số nào chia hết cho 5? Vì sao?

Câu 6: Một chiếc tàu ngầm đang ở độ cao -47 m so với mực nước biển. Sau đó tàu ngầm nổi lên 18 m.

a) Viết phép tính biểu thị độ cao mới của tàu ngầm so với mực nước biển.

b) Tính độ cao mới của tàu ngầm so với mặt nước biển.

Câu 7: Bản tin dự báo thời tiết dưới đây cho biết nhiệt độ thấp nhất và nhiệt độ cao nhất ở Thủ đô Mát-xcơ-va của Liên bang Nga (tính theo độ C) trong các ngày từ 17 / 1 / 2021 đến 23 / 1 / 2021

Câu 7

a) Nêu nhiệt độ cao nhất, nhiệt độ thấp nhất ở Thủ đô Mát-xcơ-va của Liên bang Nga (tính theo độ C) trong ngày 22/1/2021

b) Chênh lệch giữa nhiệt độ cao nhất và nhiệt độ thấp nhất ở Thủ đô Mát-xcơ-va của Liên bang Nga trong ngày 22/1/2021 là bao nhiêu độ C?

Câu 8:

a) Tìm bội chung nhỏ nhất của 18 và 27.

b) Thực hiện phép tính: S=\frac{7}{27}+\frac{5}{18}\(S=\frac{7}{27}+\frac{5}{18}\)

Câu 9: Dùng thước và compa vẽ hình thoi ABCD biết cạnh AB = 3cm, đường chéo AC = 5cm.

Câu 10:

Bạn Hoa sử dụng các ống hút dài 198 mm, để tạo lên hình bên. Mỗi ống hút được cắt thành ba đoạn bằng nhau để tạo lên ba cạnh của mỗi lục giác đều như hình bên.

a) Tính số ống hút bạn Hoa cần dùng để hoàn thành hình bên.

b) Tính tổng chiều dài của tất cả các ống hút mà bạn Hoa đã dùng.

Câu 10

2.2. Đáp án đề thi học kì 1 môn Toán 6

Câu 1:

- Để trả lời được câu một học sinh phải đọc được biểu thức lũy thừa của một số tự nhiên.

- Câu 1 đánh giá năng lực giao tiếp toán học theo mức độ 1.

- Đáp án: B.

- Điểm số: 0,5.

Câu 2:

- Để trả lời được câu 2, học sinh phải biết sử dụng số nguyên âm để chỉ thời gian trước Công nguyên.

- Câu 2 đánh giá năng lực mô hình hóa toán học theo mức 1.

- Đáp án: C.

- Điểm số: 0,5.

Câu 3:

- Để trả lời được câu 3 học sinh phải nhận biết được tam giác đều.

- Câu 3 đánh giá năng lực tư duy và lập luận toán học theo mức 1.

- Đáp án D.

- Điểm số: 0,5.

Câu 4:

- Để trả lời được câu 4 học sinh phải nhận biết được hình phẳng có trục đối xứng.

- Câu 4 đánh giá năng lực tư duy và lập luận toán học theo mức 1.

- Đáp án: A.

- Điểm số 0,5.

Câu 5:

- Để trả lời được câu 5 học sinh phải biết dựa vào dấu hiệu chia hết cho 5.

- Câu 5 đánh giá năng lực tư duy và lập luận toán học theo mức 2.

- Giải: Trong các số 1930, 1945, 1954, 1975, những số chia hết cho 5 là: 1930, 1945, 1975, vì chúng có chữ số tận cùng là 0 ; 5

- Điểm số: 1,5

Câu 6:

a)

- Để làm được câu 6a, học sinh phải hiểu được vấn đề thực tiễn gắn với thực hiện các phép tính số nguyên.

- Câu 6a đánh giá năng lực mô hình hóa toán học theo mức 2.

- Giải: Phép toán liên quan đến độ cao mới của tàu ngầm dưới mực nước biển là: -47 + 18.

- Điểm số: 0,5

b)

- Để làm được câu 6b học sinh phải giải quyết được vấn đề thực tiễn gắn với thực hiện các phép tính số nguyên.

- Câu 6b đánh giá năng lực mô hình hóa toán học theo mức 3.

- Giải: Độ cao mới của tàu ngầm so với mực nước biển là: -47 + 18 = -29 (m).

- Điểm số: 0,5

Câu 7:

a)

- Để trả lời được câu 7a, học sinh phải hiểu được vấn đề thực tiễn gắn với so sánh hai số nguyên.

- Câu 7a đánh giá năng lực mô hình hóa toán học theo mức 2.

- Giải:

+ Nhiệt độ cao nhất ở Thủ đô Mát-xcơ-va của Liên bang Nga tính theo độ C trong ngày 22/1/2021 là: -10C.

+ Nhiệt độ thấp nhất ở Thủ đô Mát-xcơ-va của Liên bang Nga tính theo độ C trong ngày 22/1/2021 là: -90C.

- Điểm số: 1.

b)

- Để trả lời được câu 7b, học sinh phải giải quyết được vấn đề thực tiễn gắn với thực hiện các phép tính số nguyên.

- Câu 7b đánh giá năng lực mô hình hóa toán học theo mức 3.

- Giải:

Chênh lệch giữa nhiệt độ cao nhất và nhiệt độ thấp nhất ở Thủ đô Mát-xcơ-va của Liên bang Nga trong ngày 22/1/2021 là: -1 - (-9) = 80C.

- Điểm số: 0,5

Câu 8:

a)

- Để làm được câu 8a, học sinh phải xác định được bội chung nhỏ nhất của hai số tự nhiên.

- Câu 8a, đánh giá năng lực giải quyết vấn đề toán học theo mức 3.

- Giải:

Phân tích 18 và 27 ra thừa số nguyên tố:

18 = 2 . 3 . 3 = 2 . 32

27 = 3 . 3 . 3 = 33

BCNN(18, 27) = 2 . 32 = 2 . 27 = 54

- Điểm số: 1.

b)

- Để làm được câu 8b, học sinh phải thực hiện được phép cộng phân số bằng cách sử dụng bội chung nhỏ nhất.

- Câu 8b đánh giá năng lực giải quyết vấn đề toán học theo mức 3.

- Giải:

BCNN(18, 27) = 54

54 : 18 = 3

54 : 27 = 2

S=\frac{7.2}{27.2}+\frac{5.3}{18.3}=\frac{14}{54}+\frac{15}{54}=\frac{14+15}{54}=\frac{29}{54}\(S=\frac{7.2}{27.2}+\frac{5.3}{18.3}=\frac{14}{54}+\frac{15}{54}=\frac{14+15}{54}=\frac{29}{54}\)

- Điểm số: 1.

Câu 9:

- Để làm được câu 9, học sinh phải biết các bước vẽ hình thoi khi biết độ dài cạnh và độ dài một đường chéo.

- Câu 9 đánh giá năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán theo mức 3.

- Giải: (Học sinh không cần trình bày các bước vẽ trong bài làm của mình). Kết quả vẽ được như hình bên.

- Điểm số: 1.

Câu 9

Câu 10:

- Để làm được câu 10 học sinh phải coi mỗi đoạn ống hút biểu diễn một cạnh của lục giác đều, mô tả được một số yếu tố cơ bản của lục giác đều, biết cách tạo lập lục giác đều.

- Câu 10 đánh giá năng lực mô hình hóa toán học, giải quyết vấn đề toán học mức 4.

- Giải:

a) Muỗi hút được cắt thành 3 đoạn bằng nhau để tạo nên ba cạnh của mỗi lục giác đều.

Vậy mỗi lục giác đều cần 2 ống hút.

Trên hình có tất cả 9 lục giác đều, do đó số hút mà bạn Hoa đã sử dụng là:

9 . 2 = 18 (ống hút).

b) Tổng chiều dài của tất cả các ống hút mà bạn Hoa đã dùng là:

18 . 198 = 3564 (mm)

- Điểm số: 1.

2.3. Ma trận đề thi học kì 1 môn Toán 6

Nhận biếtThông hiểuVận dụngvận dụng caoCộng
TNTLTNTLTNTLTNTL

Chương 1. Số tự nhiên.

Số câu

1

1

2

4

Số điểm

0,5

1,5

2

4

Số câu/ Hình thức

1

5

8a, 8b

Thành tố năng lực.

GT

TD

GQVĐ

Chương 2. Số nguyên.

Số câu

1

2

2

5

Số điểm

0,5

1,5

1

3

Số câu/ Hình thức

2

6a, 7a

6b,7b

Thành tố năng lực.

MHH

MHH

MHH

Chương 3. Hình học trực quan.

Số câu

2

1

2

5

Số điểm

1

1

1

3

Số câu/ Hình thức

3,4

9

10a, 10b

Thành tố năng lực.

TD

CC

MHH, CC, GQVĐ

Tổng điểm

2

3

4

1

10

....

>> Tải file để tham khảo trọn bộ đề thi học kì 1 môn Toán 6

Chia sẻ bởi: 👨 Tiểu Hy
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm