Bộ đề thi học kì 1 lớp 6 năm 2023 - 2024 sách Kết nối tri thức với cuộc sống (9 môn) 56 Đề kiểm tra cuối học kì 1 lớp 6 (Có đáp án + Ma trận)
Bộ đề thi học kì 1 lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống năm 2023 - 2024 gồm 56 đề thi môn Khoa học tự nhiên, Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh, Hoạt động trải nghiệm, Giáo dục công dân, Tin học, Lịch sử - Địa lí, Công nghệ, có đáp án, hướng dẫn chấm, bảng ma trận và đặc tả đề thi học kì 1 kèm theo, giúp thầy cô nhanh chóng xây dựng đề kiểm tra cuối học kì 1.
Với 56 Đề thi học kì 1 lớp 6 KNTT, giúp các em học sinh nắm vững cấu trúc đề thi, luyện giải đề thật thành thạo. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Eballsviet.com:
Bộ đề thi học kì 1 lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
- 1. Đề thi học kì 1 môn Khoa học tự nhiên 6 sách Kết nối tri thức
- 2. Đề thi học kì 1 môn Giáo dục công dân 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
- 3. Đề thi học kì 1 môn Tin học 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
- 4. Đề thi học kì 1 môn Công nghệ 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
- 5. Đề thi học kì 1 môn Lịch sử - Địa lí 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
- 6. Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
- 7. Đề thi học kì 1 môn Toán 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
- 8. Đề thi học kì 1 môn Hoạt động trải nghiệm 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
- 9. Đề thi học kì 1 môn Tiếng Anh 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
1. Đề thi học kì 1 môn Khoa học tự nhiên 6 sách Kết nối tri thức
Đề thi học kì 1 môn Khoa học tự nhiên 6
Trường THCS:............. | ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ 1 NĂM HỌC 2023 - 2024 |
A. TRẮC NGHIỆM: 4,0 điểm
Chọn phương án trả lời đúng cho các câu sau:
Câu 1. Hành động nào sau đây không phù hợp với các quy tắc an toàn trong phòng thực hành?
A. Chỉ tiến hành thí nghiệm khi có người hướng dẫn.
B. Nếm thử để phân biệt các loại hóa chất.
C. Thu dọn phòng thực hành, rửa sạch tay sau khi đã thực hành xong.
D. Mặc đồ bảo hộ, đeo kính, khẩu trang.
Câu 2. Đơn vị đo độ dài hợp pháp ở nước ta là:
A. mm
C. km
B. cm
D. m
Câu 3. Trường hợp nào sau đây đều là chất?
A. Đường mía, muối ăn, con dao
B. Con dao, đôi đũa, cái thìa nhôm
C. Nhôm, muối ăn, đường mía
D. Con dao, đôi đũa, muối ăn
Câu 4. Vật liệu nào sau đây không có thể tái chế?
A. Thủy tinh.
B. Ống đồng.
C. Xi măng.
D. Cao su.
Câu 5. Tế bào là
A. đơn vị cấu tạo cơ bản của tất cả các cơ thể sống.
B. đơn vị cấu tạo cơ bản của tất cả các vật thể.
C. đơn vị cấu tạo cơ bản của tất cả các nguyên liệu.
D. đơn vị cấu tạo cơ bản của tất cả các vật liệu.
Câu 6. Trong các loại tế bào, tế bào nào có kích thước lớn nhất?
A. Tế bào thần kinh.
B. Tế bào gan.
C. Tế bào cơ.
D. Tế bào hồng cầu.
Câu 7. Cấu tạo tế bào nhân thực, cơ thể đa bào có khả năng quang hợp là đặc điểm của sinh vật thuộc giới nào sau đây?
A. Khởi sinh.
B. Nguyên sinh.
C. Thực vật.
D. Nấm.
Câu 8: Loại bào quan có ở tế bào nhân sơ là:
A. Ti thể.
B. Lục lạp.
C. Ribôxôm.
D. Không bào.
Câu : Tế bào động vật không có bào quan nào dưới đây?
A. Ribôxôm.
B. Không bào.
C. Lục lạp.
D. Ti thể.
Câu 10: Khi một tế bào lớn lên và sinh sản sẽ có bao nhiêu tế bào mới hình thành?
A.8.
B.6
C.4
D.2
Câu 11: Nhân/ vùng nhân của tế bào có chức năng gì?
A. Tham gia trao đổi chất với môi trường.
B. Là trung tâm điều khiển mọi hoạt động của tế bào.
C. Là nơi diễn ra các hoạt động sống của tế bào.
D. Là nơi tạo ra năng lượng cung cấp cho mọi hoạt động của tế bào.
Câu 12: Cơ thể nào sau đây là cơ thể đơn bào?
A. Con chó.
B. Trùng biến hình.
C. Con ốc sên.
D. Con cua.
Câu 13: Nhóm tế bào cùng thực hiện một chức năng liên kết tạo thành:
A. Mô.
B. Cơ quan.
C. Hệ cơ quan.
D. Cơ thể.
Câu 14: Con cá vàng là cấp độ tổ chức nào của cơ thể đa bào?
A. Tế bào.
B. Cơ thể.
C. Cơ quan.
D. Mô.
Câu 15: Để quan sát cơ thể đơn bào người ta dùng?
A. Mắt thường.
B. Kính lúp.
C. Kính hiển vi.
D. Kính bảo hộ.
Câu 16. Dựa vào sơ đồ mối quan hệ: cơ quan - cơ thể thực vật (hình vẽ) cho biết hệ cơ quan cấu tạo nên cây đậu Hà Lan.
A. Hệ thân, hệ chồi và hệ rễ
B. Hệ chồi và hệ rễ.
C. Hệ chồi và hệ thân
D. Hệ rễ và hệ thân
Phần B - Tự luận: Viết câu trả lời của các câu sau:
Câu 17. (1,5đ)
a) Trong thang nhiệt độ Xen – xi – út, và nhiệt giai Fahrenheit nhiệt độ nước đá đang tan là bao nhiêu?
b) Quan sát hình vẽ và cho biết cách đặt mắt để đọc chiều dài bút chì như thế nào cho đúng? Tại sao
c. Vật liệu nào sau đây không phải là nhiên liệu. Vì sao?
Xăng, điện, dầu và than
d. Hãy kể tên một số dung dịch xung quanh em.
Câu 18. (1.5đ)
a) Quan sát hình ảnh, cho biết đâu là tế bào nhân thực, tế bào nhân sơ?
b) Trình bày ý nghĩa của sự lớn lên và phân chia tế bào?
c) Ở một số loài thực vật có sự xuất hiện các khối u sần (hiện tượng sùi cành trên cây hoa hồng) do chúng bị vi khuẩn xâm nhiễm. Theo em, bệnh đó ảnh hưởng như thế nào đến sự sinh trưởng của thực vật?
d) Vì sao rau củ và thịt cùng được bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh, khi rã đông rau củ bị dập nát còn thịt vẫn bình thường?
Câu 19. (1đ)
a) Gọi tên cấp độ tổ chức cơ thể tương ứng với hình dưới đây?
b) Em hiểu thế nào là mô?
c) Từ 1 tế bào trưởng thành ban đầu, tiến hành phân chia 3 lần liên tiếp để tạo ra các tế bào con. Hãy tính tổng số lượng tế bào được tạo thành?
d) Kể tên 1 vật sống và 1 vật không sống mà em biết?
Câu 20. (1.5đ): Quan sát một số hình ảnh sau:
a) Gọi tên cơ quan 1, cho biết thuộc hệ cơ quan nào?
b) Trong các cơ quan trên, hệ tiêu hóa gồm các cơ quan nào? Gọi tên cơ quan?
c) Phổi thuộc hệ cơ quan nào?
d) Khái quát lại khái niệm hệ cơ quan?
Câu 21. (0.5đ):
a) Viết một sơ đồ thể hiện các cấp cấu tạo của cơ thể thực vật?
Ở người nếu mũi và miệng bị tổn thương, không thể hít thở thì cơ quan nào sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp?
Đáp án đề thi học kì 1 môn Khoa học tự nhiên 6
A. TRẮC NGHIỆM: 4 điểm (đúng mỗi câu được 0,25 điểm)
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
ĐA | B | C | C | C | A | A | C | C |
Câu | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 |
ĐA | C | D | B | B | A | B | C | B |
B. TỰ LUẬN:
Câu | Đáp án | Điểm |
17 | a) Trong thang nhiệt độ Xen – xi – út, nhiệt độ nước đá đang tan là 00C | 0,25 |
Trong thang nhiệt độ Farenhai nhiệt độ nước đá đang tan là 320F | 0,25 | |
b) Hình c đúng | 0,25 | |
Vì mắt đặt ngang bằng với đầu bút chì và vuông góc với cạnh của thước | 0,25 | |
c. Điện không phải là 1 loại nhiên liệu. Vì điện là một dạng năng lượng có thể phát sáng và tỏa nhiệt nhưng không cháy được. | 0,25 | |
d. Một số dung dịch xung quanh em là : Nước muối, nước đường, nước chanh… | 0,25 | |
18 | a) 1. Tế bào nhân sơ 2. Tế bào nhân thực | 0,5 |
b) Ý nghĩa của sự lớn lên và phân chia tế bào: |
| |
- Sinh vật lớn lên được nhờ sự lớn lên và phân chia nhiều lần của các TB ở các cơ quan. | 0,25 | |
- Cả khi ngừng lớn thì nhờ lớn lên và sinh sản của TB cơ thể vẫn tạo ra các TB mới thay thế cho những TB già, chết đi trong quá trình sống. | 0,25 | |
c) Vi khuẩn xâm nhập vào cây trồng khiến các TB tại vị trí đó bị tổn thương, làm mất khả năng kiểm soát quá trình phân chia. Vì thế các TB được nhân lên liên tục tạo thành các khối u sần tại vị trí bị bệnh. TB phân chia không kiểm soát sẽ lấy mất dinh dưỡng của các quá trình trao đổi chất, làm ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển nước và chất dinh dưỡng khiến cây sinh trưởng chậm, còi cọc, năng suất thấp…. | 0,25 | |
d) Khi bảo quản rau củ trong ngăn đá, nước trong TB đông cứng, dãn nở phá vỡ cấu trúc thành TB dẫn đến TB thực vật không còn nguyên hình dạng. Còn thịt, cấu trúc TB động vật không có thành TB nên không xảy ra hiện tượng này. | 0,25 | |
19 | a) Cấp độ mô | 0,25 |
b) Mô là tập hợp các tế bào cùng thực hiện một chức năng liên kết lại với nhau. | 0,25 | |
c) Từ TB ban đầu thực hiện phân chia tạo ra 2 TB con. Qua 3 lần phân chia liên tiếp số lượng TB được tạo ra là: 23 = 8 (TB) | 0,25 | |
d) Vật sống: Con mèo, Vật không sống: Cái bàn, …. (Đáp án khác đúng đều được điểm tối đa) | 0,25 | |
20 | a) Tên cơ quan: Não - hệ thần kinh | 0,25 |
b) Hệ tiêu hóa gồm cơ quan: 3 – Dạ dày và 5 – ruột | 0,5 | |
c) Phổi thuộc hệ hô hấp. | 0,25 | |
d) Hệ cơ quan là tập hợp nhiều cơ quan cùng phối hợp hoạt động để thực hiện một quá trình sống nào đó của cơ thể. | 0,5 | |
21 | a) VD: TB biểu bì rễ → Mô che chở → Rễ cây → Hệ rễ → Cây rau cải (HS có thể lấy VD về sơ đồ khác, đúng bản chất vẫn được điểm tối đa). | 0,25 |
b) Cơ quan phổi sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp. | 0,25 |
Ma trận đề thi học kì 1 môn Khoa học tự nhiên 6
Chủ đề | MỨC ĐỘ | Tổng số | Điểm số | ||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||||||
Tự luận | Trắc nghiệm | Tự luận | Trắc nghiệm | Tự luận | Trắc nghiệm | Tự luận | Trắc nghiệm | Số ý tự luận | Số câu trắc nghiệm | ||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
Mở đầu về KHTN (17 tiết) | 2 0,5 | 1 0,5 |
| 1 0,5 |
|
| 2 | 2 | 1,5 | ||
Chất quanh ta (7 tiết) | 1 0,25 |
|
|
| 1 | 0,25 | |||||
Một số vật liệu, nguyên liệu. (8 tiết) |
| 1 0,25 |
| 1 0,25 |
| 1 | 1 | 0,5 | |||
Hỗn hợp tách chất ra khỏi hỗn hợp (6 tiết) | 1 0,25 |
|
|
|
| 1 | 0,25 | ||||
Tế bào (8 tiết) | 1 0,5 | 5 1,25 | 1 0,5 | 2 0,5 | 4 1 |
| 1 0,25 |
| 7 | 7 | 4,0 |
Từ tế bào đến cơ thể (7 tiết) | 1 0,25 | 4 1 | 3 1 | 1 0,25 | 1 0,5 |
| 2 0,5 |
| 7 | 5 | 3,5 |
Đa dạng thế giới sống |
|
|
|
| |||||||
Số ý | 3 | 12 | 5 | 4 | 6 | 0 | 4 | 0 | 18 | 16 | 10,00 |
Điểm số | 1 | 3 | 2 | 1 | 2 |
| 1 |
|
|
| 10 |
Tổng số điểm | 4,0 điểm | 3,0 điểm | 2,0 điểm | 1,0 điểm | 10 điểm | 10 điểm |
Bản đặc tả đề thi học kì 1 môn Khoa học tự nhiên 6
| Mức độ | Yêu cầu cần đạt | Số ý TL/số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TL (Số ý) | TN (Số câu) | TL (ý số) | TN (câu số) | |||
| ||||||
Mở đầu về KHTN (17 tiết) | Nhận biết | - Nêu được khái niệm Khoa học tự nhiên. – Nêu được các quy định an toàn khi học trong phòng thực hành. - Nêu được Cấu tạo của kính lúp - Nêu được cách đo chiều dài, khối lượng, thời gian. - Nêu được đơn vị đo chiều dài, khối lượng, thời gian. - Nêu được dụng cụ thường dùng để đo chiều dài, khối lượng, thời gian. – Phát biểu được: Nhiệt độ là số đo độ “nóng”, “lạnh” của vật. | 2 | C1, C2 | ||
Thông hiểu
| – Xác định được nhiệt độ của nước đã đang tan trong thang nhiệt độ Celsius và Farenhai - Lấy được ví dụ chứng tỏ giác quan của chúng ta có thể cảm nhận sai một số hiện tượng (chiều dài, khối lượng, thời gian, nhiệt độ) – Nêu được cách xác định nhiệt độ trong thang nhiệt độ Celsius. – Nêu được sự nở vì nhiệt của chất lỏng được dùng làm cơ sở để đo nhiệt độ. – Hiểu được tầm quan trọng của việc ước lượng trước khi đo. - Ước lượng được khối lượng, chiều dài, thời gian, nhiệt độ trong một số trường hợp đơn giản. | 1 | C17a(0,5đ) | |||
Vận dụng
| - Dùng thước (cân, đồng hồ) để chỉ ra một số thao tác sai khi đo và nêu được cách khắc phục một số thao tác sai đó. – Thực hiện đúng thao tác để đo được chiều dài (khối lượng, thời gian, nhiệt độ) bằng thước (cân đồng hồ, đồng hồ, nhiệt kế) (không yêu cầu tìm sai số). | 1 | C17b(0,5đ) | |||
Vận dụng cao
| Lấy được ví dụ chứng tỏ giác quan của chúng ta có thể cảm nhận sai về chiều dài (khối lượng, thời gian, nhiệt độ) khi quan sát một số hiện tượng trong thực tế ngoài ví dụ trong sách giáo khoa. | |||||
Chất quanh ta (7 tiết)
| Nhận biết | – Nêu được chất có ở xung quanh chúng ta. – Nêu được chất có trong các vật thể tự nhiên. - Nêu được chất có trong các vật thể nhân tạo. - Biết được vật sống và vật không sống Nêu được khái niệm về sự nóng chảy; sự sôi; sự bay hơi; sự ngưng tụ, đông đặc. – Nêu được khái niệm về sự nóng chảy – Nêu được khái niệm về sự sự sôi. – Nêu được khái niệm về sự sự bay hơi. – Nêu được khái niệm về sự ngưng tụ. – Nêu được khái niệm về sự đông đặc. | 1 | C3 | ||
Thông hiểu
| - Nêu được chất có trong các vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo. – Nêu được tính chất vật lí, tính chất hoá học của chất. – Đưa ra được một số ví dụ về một số đặc điểm cơ bản ba thể của chất. – Trình bày được một số đặc điểm cơ bản thể rắn. – Trình bày được một số đặc điểm cơ bản thể lỏng. – Trình bày được một số đặc điểm cơ bản thể khí. - So sánh được khoảng cách giữa các phân tử ở ba trạng thái rắn, lỏng và khí. – Trình bày được quá trình diễn ra sự nóng chảy. – Trình bày được quá trình diễn ra sự đông đặc. – Trình bày được quá trình diễn ra sự bay hơi. – Trình bày được quá trình diễn ra sự ngưng tụ. – Trình bày được quá trình diễn ra sự sôi. – Nêu được một số tính chất của oxygen (trạng thái, màu sắc, tính tan, ...). – Nêu được tầm quan trọng của oxygen đối với sự sống, sự cháy và quá trình đốt nhiên liệu. – Nêu được thành phần của không khí (oxygen, nitơ, carbon dioxide (cacbon đioxit), khí hiếm, hơi nước). – Trình bày được vai trò của không khí đối với tự nhiên. – Nêu được một số biện pháp bảo vệ môi trường không khí. | |||||
Vận dụng | – Tiến hành được thí nghiệm về sự chuyển trạng thái từ thể rắn sang thể lỏng của chất và ngược lại. – Tiến hành được thí nghiệm về sự chuyển trạng thái từ thể lỏng sang thể khí. – Tiến hành được thí nghiệm đơn giản để xác định thành phần phần trăm thể tích của oxygen trong không khí. – Trình bày được sự ô nhiễm không khí: các chất gây ô nhiễm, nguồn gây ô nhiễm không khí, biểu hiện của không khí bị ô nhiễm. | |||||
Vận dụng cao | - Dự đoán được tốc độ bay hơi phụ thuộc vào 3 yếu tố: nhiệt độ, mặt thoáng chất lỏng và gió. - Đưa ra được biện pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm không khí. – Nêu được một số biện pháp bảo vệ môi trường không khí. | |||||
Một số vật liệu, nguyên liệu. (8 tiết) | Thông hiểu
| – Trình bày được tính chất và ứng dụng của một số vật liệu thông dụng trong cuộc sống và sản xuất như kim loại, nhựa, gỗ, cao su, gốm, thuỷ tinh,... – Trình bày được tính chất và ứng dụng của một số nhiên liệu thông dụng trong cuộc sống và sản xuất như: than, gas, xăng dầu, ... – Trình bày được tính chất và ứng dụng của một số nguyên liệu thông dụng trong cuộc sống và sản xuất như: quặng, đá vôi, ... – Trình bày được tính chất và ứng dụng của một số lương thực – thực phẩm trong cuộc sống. | 1 | C4 | ||
Vận dụng | – Trình bày được sơ lược về an ninh năng lượng. – Đề xuất được phương án tìm hiểu về một số tính chất (tính cứng, khả năng bị ăn mòn, bị gỉ, chịu nhiệt, ...) của một số vật liệu, nhiên liệu, nguyên liệu, lương thực – thực phẩm thông dụng. – Thu thập dữ liệu, phân tích, thảo luận, so sánh để rút ra được kết luận về tính chất của một số vật liệu, nhiên liệu, nguyên liệu, lương thực – thực phẩm. | |||||
Vận dụng cao | - Đưa ra được cách sử dụng một số nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu an toàn, hiệu quả và bảo đảm sự phát triển bền vững. - Nhận biết được chất nào là nhiên liệu, nguyên liệu… Giải thích | C17c(0,25đ) | ||||
Hỗn hợp tách chất ra khỏi hỗn hợp (6 tiết) | Nhận biết
| – Nêu được khái niệm hỗn hợp. – Nêu được khái niệm chất tinh khiết. – Nhận ra được một số khí cũng có thể hoà tan trong nước để tạo thành một dung dịch. – Nhận ra được một số các chất rắn hoà tan và không hoà tan trong nước. - Kể tên được một số dung dịch xung quanh ta. | C17d(0,25đ) | |||
Thông hiểu | - Phân biệt được dung môi và dung dịch. – Phân biệt được hỗn hợp đồng nhất, hỗn hợp không đồng nhất. – Quan sát một số hiện tượng trong thực tiễn để phân biệt được dung dịch với huyền phù, nhũ tương. – Nêu được các yếu tố ảnh hưởng đến lượng chất rắn hoà tan trong nước. – Trình bày được một số cách đơn giản để tách chất ra khỏi hỗn hợp và ứng dụng của các cách tách đó. | |||||
Vận dụng | – Thực hiện được thí nghiệm để biết dung môi là gì. – Thực hiện được thí nghiệm để biết dung dịch là gì. – Chỉ ra được mối liên hệ giữa tính chất vật lí của một số chất thông thường với phương pháp tách chúng ra khỏi hỗn hợp và ứng dụng của các chất trong thực tiễn. – Sử dụng được một số dụng cụ, thiết bị cơ bản để tách chất ra khỏi hỗn hợp bằng cách lọc, cô cạn, chiết. – Sử dụng được một số dụng cụ, thiết bị cơ bản để tách chất ra khỏi hỗn hợp bằng cách lọc, cô cạn, chiết. | |||||
Tế bào (8 tiết) | Nhận biết
| - Nêu được khái niệm tế bào. - Nêu được chức năng của tế bào. - Nêu được hình dạng và kích thước của một số loại tế bào. - Nhận biết được tế bào là đơn vị cấu trúc của sự sống. - Nhận biết được lục lạp là bào quan thực hiện chức năng quang hợp. - Thông qua quan sát hình ảnh phân biệt được tế bào động vật, tế bào thực vật. - Thông qua quan sát hình ảnh phân biệt được tế bào nhân thực, tế bào nhân sơ. | C18a(0,5đ) | C5; C6; C7; C8; C9 | ||
Thông hiểu
| – Trình bày được cấu tạo tế bào và chức năng ba thành phần chính: màng tế bào, chất tế bào, nhân tế bào. – Nêu được ý nghĩa của sự lớn lên và sinh sản của tế bào. – Dựa vào sơ đồ, nhận biết được sự lớn lên và sinh sản của tế bào (từ 1 tế bào → 2 tế bào → 4 tế bào... → n tế bào). | C18b(0,5đ) | C10 C11 | |||
Vận dụng | – Phân tích được các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của tế bào. - Phân tích được tác dụng của thành tế bào đối với TB thực vật. - Thực hành quan sát tế bào lớn bằng mắt thường và tế bào nhỏ dưới kính lúp và kính hiển vi quang học. | C18c(0,25đ) C18d(0,25đ) C19a,(0,25đ) C19b(0,25đ) | ||||
Vận dụng cao | - Tính được số lượng tế bào con được sinh ra sau nhiều lần phân chia liên tiếp từ 1 tế bào ban đầu. | C19c(0,25đ) | ||||
Từ tế bào đến cơ thể (7 tiết) | Nhận biết
| - Nhận biết được cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào thông qua hình ảnh. - Thông qua các ví dụ xác định được cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào. - Nêu được các quá trình sống cơ bản của cơ thể. - Kể tên được vật sống và vật không sống xung quanh ta. | C19d(0,25đ) | C12 C13 C14 C15 | ||
Thông hiểu
| - Thông qua hình ảnh, nêu được quan hệ từ tế bào hình thành nên mô. - Thông qua hình ảnh, nêu được quan hệ từ tế bào hình thành nên cơ quan. - Thông qua hình ảnh, nêu được quan hệ từ tế bào hình thành nên hệ cơ quan. - Thông qua hình ảnh, nêu được quan hệ từ tế bào hình thành nên cơ thể. | C20a,b.c(1đ) | C16 | |||
Vận dụng
| - Thông qua hình ảnh, nêu được quan hệ từ tế bào hình thành nên mô. Từ đó, nêu được khái niệm mô. - Thông qua hình ảnh, nêu được quan hệ từ tế bào hình thành nên cơ quan. Từ đó, nêu được khái niệm cơ quan. - Thông qua hình ảnh, nêu được quan hệ từ tế bào hình thành nên hệ cơ quan. Từ đó, nêu được khái niệm hệ cơ quan. - Thông qua hình ảnh, nêu được quan hệ từ tế bào hình thành nên cơ thể. Từ đó, nêu được khái niệm cơ thể. | C20d(0,5đ) | ||||
Vận dụng cao | Thông qua hình ảnh, nêu được quan hệ từ tế bào hình thành nên mô, cơ quan, hệ cơ quan và cơ thể (từ tế bào đến mô, từ mô đến cơ quan, từ cơ quan đến hệ cơ quan, từ hệ cơ quan đến cơ thể). Lấy được các ví dụ minh hoạ trong thực tế. | C21a,b(0,5đ) |
2. Đề thi học kì 1 môn Giáo dục công dân 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Ma trận đề kiểm tra học kì 1 môn Giáo dục công dân 6
Cấp độ Chủ đề | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | Tổng |
Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ | - Nêu được một số truyền thống của gia đình, dòng họ. - Giải thích được một cách đơn giản ý nghĩa của truyền thống của gia đình, dòng họ. - Xác định được các hành vi là đúng hay sai, thể hiện hay không thể hiện tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ | - Nêu được ví dụ, việc làm thể hiện tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ | - Qua tình huống cụ thể, nêu được các cách giải quyết đúng thể hiện biết giữ gìn, phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ bằng những việc làm cụ thể phù hợp. | ||
Số câu: | 2 | 1 | 1 | 4 | |
Số điểm: | 0,62 | 0,31 | 0,31 |
| 1,28 |
Tỉ lệ: | 6,2 | 3,1 | 3,1 |
| 12,8 |
Yêu thương con người | - Nêu được khái niệm và biểu hiện của tình yêu thương con người. - Ý nghĩa của yêu thương con người đối với cuộc sống của cá nhân và xã hội. - Xác định được các hành vi là đúng hay sai, thể hiện hay không thể hiện yêu thương con người. | - Giải thích được vì sao các hành vi là đúng hay sai, thể hiện hay không thể hiện yêu thương con người. | - Qua tình huống cụ thể, nêu được các cách giải quyết đúng thể hiện lòng yêu thương con người bằng những việc làm cụ thể. - Thực hiện được những việc làm thể hiện tình yêu thương con người. - Phê phán những biểu hiện trái với tình yêu thương con người. | ||
Số câu: | 2 | 1 | 1 | 4 | |
Số điểm: | 0,62 | 0,31 | 0,31 |
| 1,28 |
Tỉ lệ: | 6,2 | 3,1 | 3,1 |
| 12,8 |
Siêng năng kiên trì | - Nêu được khái niệm và biểu hiện của siêng năng, kiên trì. - Nhận biết được ý nghĩa của siêng năng, kiên trì. - Siêng năng, kiên trì trong lao động, học tập và cuộc sống hàng ngày. - Xác định được các hành vi là đúng hay sai, thể hiện hay không thể hiện siêng năng kiên trì | - Giải thích được vì sao các hành vi là đúng hay sai, thể hiện hay không thể hiện siêng năng kiên trì. - Đánh giá được sự siêng năng, kiên trì của bản thân và người khác trong học tập, lao động. | - Qua tình huống cụ thể, nêu được các cách giải quyết đúng thể hiện siêng năng kiên trì bằng những việc làm cụ thể. - Thực hiện được những việc làm thể hiện siêng năng kiên trì - Phê phán những biểu hiện trái với siêng năng kiên trì | Vận dụng các kiến thức, kỹ năng đã học để phát hiện những vấn đề mới về siêng năng kiên trì | |
Số câu: | 2 | 1 | 1 | 1 | 5 |
Số điểm: | 0,62 | 0,31 | 0,31 | 0,31 | 1,55 |
Tỉ lệ: | 6,2 | 3,1 | 3,1 | 3,1 | 15,5 |
Tôn trọng sự thật | - Khái niệm tôn trọng sự thật - Nhận biết được một số biểu hiện của tôn trọng sự thật. - Ý nghĩa của tôn trọng sự thật | - Hiểu vì sao phải tôn trọng sự thật. - Giải thích được vì sao các hành vi là đúng hay sai, thể hiện hay không thể hiện tôn trọng sự thật. | - Qua tình huống cụ thể, nêu được các cách giải quyết đúng thể tôn trọng sự thật - Luôn nói thật với người thân, thầy cô, bạn bè và người có trách nhiệm. - Không đồng tình với việc nói dối hoặc che giấu sự thật. | Vận dụng các kiến thức, kỹ năng đã học để phát hiện những vấn đề mới về tôn trọng sự thật | |
Số câu: | 4 | 4 | 1 | 1 | 10 |
Số điểm: | 1,28 | 1,28 | 0,31 | 0,31 | 3,1 |
Tỉ lệ: | 12,8 | 12,8 | 3,1 | 3,1 | 31 |
Tự lập | - Nêu được khái niệm tự lập - Liệt kê các biểu hiện của người có tính tự lập. | - Qua thông tin (hình ảnh, ca dao, tục ngữ, danh ngôn, …) HS khẳng định được tên bài học. - Giải thích được vì sao các hành vi là đúng hay sai, thể hiện hay không thể hiện tôn trọng sự thật. - Hiểu được vì sao phải tự lập, - Đánh giá khả năng tự lập của bản thân và người khác. | - Qua tình huống cụ thể, nêu được các cách giải quyết đúng thể hiện việc tự thực hiện được nhiệm vụ của bản thân trong học tập, sinh hoạt hằng ngày, hoạt động tập thể ở trường và trong cuộc sống cộng đồng; không dựa dẫm, ỷ lại và phụ thuộc vào người khác. | - Vận dụng các kiến thức, kỹ năng đã học để phát hiện những vấn đề mới về tự lập | |
Số câu: | 3 | 3 | 2 | 1 | 9 |
Số điểm: | 0,93 | 0,93 | 0,62 | 0,31 | 2,79 |
Tỉ lệ: | 9,3 | 9,3 | 6,2 | 3,1 | 27,9 |
Số câu: | 13 | 10 | 6 | 3 | 32 |
Số điểm: | 4,03 | 3,1 | 1,86 | 0,93 | 10 |
Tỉ lệ: | 40,3 | 31 | 18,6 | 9,3 | 100 |
Đề thi học kì 1 môn Giáo dục công dân 6
Câu 1. Biểu hiện của tôn trọng sự thật là suy nghĩ, nói và làm theo đúng
A. niềm tin.
B. sở thích.
C. sự thật.
D. mệnh lệnh.
Câu 2. Nội dung nào dưới đây không phản ánh ý nghĩa của việc tôn trọng sự thật?
A. Tôn trọng sự thật khiến cho các mối quan hệ xấu đi.
B. Tôn trọng sự thật giúp mọi người tin tưởng hơn.
C. Người tôn trọng sự thật luôn phải chịu thiệt thòi.
D. Tôn trọng sự thật góp phần bảo vệ cho lẽ phải.
Câu 3. Yêu thương con người sẽ nhận được điều gì?
A. Mọi người coi thường.
B. Mọi người xa lánh.
C. Người khác nể và yêu quý.
D. Mọi người yêu quý và kính trọng.
Câu 4. Tự lập là tự làm lấy, tự giải quyết công việc của mình, tự lo liệu, tạo dựng cho cuộc sống của mình, không trông chờ, dựa dẫm và không
A. để cao lợi ích bản thân mình.
B. phụ thuộc vào người khác.
C. tôn trọng lợi ích của tập thể
D. lệ thuộc vào cái tôi cá nhân .
Câu 5. Quan tâm, giúp đỡ người khác, làm những điều tốt đẹp cho người khác, nhất là những người khó khăn, hoạn nạn là khái niệm nào dưới đây?
A. Đồng cảm và thương hại.
B. Thương hại người khác.
C. Giúp đỡ người khác.
D. Yêu thương con người.
Câu 6. Tôn trọng sự thật là suy nghĩ, nói và làm theo đúng sự thật, luôn luôn bảo vệ
A. số đông.
B. số ít.
C. tự do.
D. sự thật.
Câu 7. Ý nào dưới đây thể hiện ý nghĩa của việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?
A. Có rất nhiều bạn bè.
B. Có thêm tiền tiết kiệm.
C. Không phải lo về việc làm.
D. Có thêm kinh nghiệm.
Câu 8. Tiếp nối, phát triển và làm rạng rỡ truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ được gọi là?
A. Tất cả thành viên được vui vẻ, gia đình hạnh phúc.
B. Giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
C. Gia đình trên dưới có sự đoàn kết, đồng lòng nhất trí.
D. Gia đình văn hóa, có nề nếp gia phong, tôn ti trật tự.
Câu 9. Làm việc tự giác, cần cù, chịu khó thường xuyên hoàn thành tốt các công việc là biểu hiện của người có đức tính
A. tự ái.
B. tự ti.
C. lam lũ.
D. siêng năng.
Câu 10. Nội dung nào dưới đây thể hiện ý nghĩa của sống tự lập?
A. Giúp cá nhân được mọi người kính trọng
B. Ngại khẳng định bản thân
C. Đánh mất kĩ năng sinh tồn
D. Từ chối khám phá cuộc sống
Câu 11. Khi cá nhân biết tôn trọng sự thật, sẽ giúp con người nâng cao phẩm giá bản thân, góp phần tạo ra các mối quan hệ xã hội tốt đẹp và được mọi người
A. yêu mến.
B. khinh bỉ.
C. sùng bái.
D. cung phụng.
Câu 12. Siêng năng là đức tính của con người biểu hiện ở thái độ làm việc một cách
A. Nông nổi.
B. Lười biếng.
C. Cần cù.
D. Hời hợt.
Câu 13. Biểu hiện của tôn trọng sự thật là
A. chỉ cần trung thực với cấp trên của mình.
B. chỉ nói thật trong những trường hợp cần thiết.
C. suy nghĩ, nói và làm theo đúng sự thật.
D. có thể nói không đúng sự thật khi không ai biết.
Câu 14. Em tán thành ý kiến nào dưới đây khi nói về biểu hiện của tôn trọng sự thật?
A. Chỉ cần trung thực với cấp trên là đủ.
B. Không ai biết thì không nói sự thật.
C. Không chấp nhận sự giả tạo, lừa dối.
D. Nói bí mật của người khác cho bạn nghe.
Câu 15. Câu tục ngữ nào dưới đây khuyên chúng ta giữ truyền thống văn hóa tốt đẹp của gia đình dòng họ?
A. Qua cầu rút ván.
B. Giấy rách phải giữ lấy lề.
C. Vung tay quá chán.
D. Có đi có lại mới toại lòng nhau.
Câu 16. Cách cư xử nào dưới đây thể hiện là người biết tôn trọng sự thật?
A. Bảo vệ đến cùng ý kiến của mình đến cùng.
B. Lắng nghe, phân tích để chọn ý kiến đúng nhất.
C. Ý kiến nào được nhiều bạn đồng tình thì theo.
D. Không bao giờ dám đưa ra ý kiến của mình.
Câu 17. Việc làm nào dưới đây thể hiện người có tính tự lập?
A. Bố mẹ chở đi học tới trường.
B. Tự giác học và làm bài tập.
C. Thường xuyên nhờ bạn làm bài.
D. Thường xuyên ỷ nại vào giúp việc.
Câu 18. Hành vi nào dưới đây góp phần rèn luyện đức tính siêng năng, kiên trì?
A. Ỷ nại vào người khác khi làm việc.
B. Từ bỏ mọi việc khi gặp khó khăn.
C. Làm việc theo sở thích cá nhân.
D. Vượt mọi khó khăn để đạt mục tiêu.
Câu 19. Việc làm nào dưới đây không thể hiện người có tính tính tự lập?
A. Chủ động chép bài của bạn.
B. Đi học đúng giờ.
C. Học bài cũ và chuẩn bị bài cũ.
D. Học kinh doanh để kiếm thêm thu nhập.
Câu 20. Việc làm nào dưới đây thể hiện người không có tính tự lập?
A. Tự thức dậy đi học đúng giờ.
B. Tự gấp chăn màn sau khi ngủ dậy.
C. Luôn làm theo ý mình, không nghe người khác
D. Tự giác dọn phòng ít nhất 3 lần mỗi tuần.
Câu 21. Câu nào dưới đây nói về biểu hiện của không tôn trọng sự thật?
A. Ăn ngay nói thẳng.
B. Ném đá giấu tay.
C. Cây ngay không sợ chết đứng.
D. Sự thật mất lòng.
Câu 22. Lòng yêu thương con người
A. xuất phát từ mục đích sau này được người đó trả ơn.
B. hạ thấp giá trị của những người được giúp đỡ.
C. xuất phát từ tấm lòng chân thành, vô tư, trong sáng.
D. làm những điều có hại cho người khác.
Câu 23. Hành vi nào dưới đây thể hiện cá nhân biết tôn trọng sự thật?
A. Phê phán những việc làm sai trái
B. Cố gắng không làm mất lòng ai
C. Mọi việc luôn dĩ hòa vi quý.
D. Làm việc không liên quan đến mình
Câu 24. Được sự động viên của thầy cô và gia đình, sau khi được chọn vào đội tuyển học sinh giỏi cấp thành phố, Hưng đã tự giác, miệt mài ôn tập. Hàng ngày bạn thường xuyên tìm đọc các loại sách tham khảo để củng cố kiến thức. Tìm hiểu các cách giải hay trên mạng chỗ nào không hiểu bạn liên hệ với thầy cô giáo để được giúp đỡ. Không bao giờ Hưng chịu bỏ cuộc khi gặp những bài tập khó. Nhờ vậy mà trong kỳ thi học sinh giỏi cấp thành phố, Hưng đã đạt giải nhất. Phẩm chất đạo đức nào đã giúp Hưng đạt được nhiều thành công như vậy
A. Đối phó với tình huống nguy hiểm.
B. Siêng năng, kiên trì
C. Tự nhận thức bản thân.
D. Yêu thương con người.
Câu 25. Buổi tối, Hải làm bài tập Tiếng Anh. Những bài đầu Hải giải rất nhanh, nhưng đến các bài sau Hải đọc thấy khó quá bèn suy nghĩ: “Mình sẽ không làm nữa, sang nhà bạn Hoàng giải hộ”. Việc làm của Hải trong tình huống trên thể hiện bạn thiếu đức tính gì?
A. Yêu thương con người.
B. Đối phó với tình huống nguy hiểm
C. Tự nhận thức bản thân.
D. Siêng năng, kiên trì
Câu 26. Bạn Q năm nay học lớp 9, bạn thường xuyên lấy cớ là năm học cuối cấp nên ngoài việc học bạn không làm việc gì cả, việc nhà thường để anh chị làm hết, quần áo bố mẹ vẫn giặt cho. Việc làm đó thể hiện bạn Q chưa có phẩm chất đạo đức nào dưới đây?
A. Chăm chỉ.
B. Tự lập.
C. Ích kỷ.
D. Ỷ lại.
Câu 27. Vừa xin mẹ tiền đóng học phí nhưng Long lại dùng số tiền đó để la cà ăn vặt sau mỗi giờ tan học. Khi cô giáo hỏi Long đã trả lời với cô giáo là Long đã đánh rơi số tiền ấy. Thấy vậy Nam đã khuyên Long nhận lỗi với mẹ và cô giáo. Hành động của Nam là thể hiện bạn là người
A. Tôn trọng sự thật
B. Tôn trọng pháp luật
C. Giữ chữ tín.
D. Tự nhận thức bản thân
Câu 28. Ngọc và Lâm vừa tham gia hội thao của trường về. Trong lúc đi đường, hai bạn nói chuyện với nhau, Ngọc nói: “Rõ ràng là Tùng đã chơi gian lận mới giành chiến thắng, hay là mình báo với cô đi”. Lâm nói: “Thôi, mình coi như không biết đi, nói ra Tùng lại ghét chúng mình đấy”. Bạn Tùng chưa thực hiện tốt phẩm chất đạo đức nào dưới đây
A. Tự nhận thức bản thân.
B. Tôn trọng sự thật
C. Giữ chữ tín
D. Tôn trọng pháp luật
Câu 29. Tuổi thơ của An đã gắn bó với tiếng đàn bầu vì bà ngoại và mẹ của An đều là nghệ sĩ đàn bầu nổi tiếng. Từ nhỏ, An đã được tập đàn cùng bà và mẹ. Giờ đây, kĩ thuật đánh đàn của An đã khá điêu luyện. An luôn mong muốn sẽ có nhiều cơ hội mang nét độc đáo của tiếng đàn bầu Việt Nam giới thiệu với bạn bè trong nước và quốc tế. Việc làm này thể hiện bạn An đã thực hiện tốt nội dung nào dưới đây?
A. Phát huy truyền thống gia đình.
B. Siêng năng, kiên trì
C. Tự nhận thức bản thân
D. Lợi dụng dịp tết để vụ lợi.
Câu 30. Nhà bạn Hương ở gần trường nhưng bạn rất hay đi học muộn. Khi lớp trưởng hỏi lí do, Hương luôn trả lời: “Tại bố mẹ không gọi mình dậy sớm” nên không đi học được. Việc làm này thể hiện bạn Hương chưa biết rèn luyện phẩm chất đạo đức nào dưới đây?
A. Đi học sớm.
B. Tự lập.
C. Yêu thương con người.
D. Tự nhận thức bản thân.
Câu 31. Hân và Nam là học sinh lớp 7 trường Trung học cơ sở X. Một hôm, hai bạn đang trên đường đi học về thì thấy hai thanh niên đi ngược chiều đâm ngã một người phụ nữ rồi bỏ chạy. Hân và Nam thấy người phụ nữ bị thương nặng, đã cùng mọi người giúp đỡ sơ cứu vết thương cho người bị nạn. Việc làm trên thể hiện hai bạn đã thực hiện tốt phẩm chất đạo đức nào dưới đây?
A. Yêu thương con người.
B. Tự nhận thức bản thân.
C. Siêng năng, kiên trì
D. Đối phó với tình huống nguy hiểm.
Câu 32. Anh Luận là người dân tộc Mường được bình chọn là Doanh nhân trẻ xuất sắc. Tuy gia đình khó khăn nhưng anh vẫn cố gắng học và đã thi đỗ vào trường đại học. Để có tiền đóng học phí và sinh hoạt, anh đã làm thêm nhiều việc: phát tờ rơi, gia sư, phục vụ bàn…Ra trường, anh trở về quê hương làm thuê, tự tích lũy tiền và bắt đầu kinh doanh cà phê. Doanh nghiệp của anh càng ngày phát triển, tạo công ăn việc làm cho nhiều người ở buôn làng. Phẩm chất đạo đức nào đã giúp anh Luận đạt được thành công trong cuộc sống?
A. Tự lập.
B. Tự ti.
C. Tiết kiệm.
D. Ỷ nại.
Đáp án đề thi học kì 1 môn Giáo dục công dân 6
Mỗi câu trắc nghiệm đúng được 0,31 điểm.
1C | 2C | 3D | 4B | 5D | 6D | 7D | 8B | 9D | 10A |
11A | 12C | 13C | 14C | 15B | 16B | 17B | 18D | 19A | 20C |
21B | 22C | 23A | 24B | 25D | 26B | 27A | 28B | 29A | 30B |
31A | 32A |
3. Đề thi học kì 1 môn Tin học 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Đề thi học kì 1 môn Tin học 6
PHÒNG GD & ĐT…… TRƯỜNG THCS……. | ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ I NĂM HỌC 2023 - 2024 MÔN : TIN HỌC KHỐI LỚP 6 Thời gian: 45 phút |
A. TRẮC NGHIỆM: (4 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu em cho là đúng
Câu 1: Vật nào sau đây được gọi là mang thông tin:
A. Tín hiệu đèn giao thông đổi màu, hôm nay trời nắng.
B. Đi qua đường, con số, văn bản, hình ảnh trên ti vi.
C. Tấm bảng, đèn giao thông, USB.
D. Cả a, b, c đều đúng.
Câu 2: Mắt thường không thể tiếp nhận thông tin nào dưới đây?
A. Đàn kiến đang “tấn công” lọ đường quên đậy nắp;
B. Những con vi trùng gây bệnh lị lẫn trong thức ăn bị ôi thiu;
C. Rác bẩn vứt ngoài hành lang lớp học;
D. Bạn Phương quên không đeo khăn quàng đỏ.
Câu 3: Một quyển sách A gồm 200 trang nếu lưu trữ trên đĩa chiếm khoảng 5MB. Hỏi 1 đĩa cứng 40GB thì có thể chứa khoảng bao nhiêu cuốn sách có dung lượng thông tin xấp xỉ cuốn sách A?
A. 8000
B. 8129
C. 8291
D. 8192
Câu 4: Trong các phát biểu về mạng máy tính sau, phát biểu nào đúng?
A. Mạng máy tính bao gồm: các máy tính, thiết bị mạng đảm bảo việc kết nối, phần mềm cho phép thực hiện việc giao tiếp giữa các máy.
B. Mạng máy tính là các máy tính được kết nối với nhau.
C. Mạng máy tính gồm: các máy tính, dây mạng, vỉ mạng
D. Mạng máy tính gồm: các máy tính, dây mạng, vỉ mạng, hub
Câu 5: Làm thế nào để kết nối Internet?
A. Người dùng đăng kí với một nhà cung cấp dịch vụ Internet để được hỗ trợ cài đặt Internet
B. Người dùng đăng kí với một nhà cung cấp dịch vụ Internet để được cấp quyền truy cập Internet
C. Người dùng đăng kí với một nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) để được hỗ trợ cài đặt và cấp quyền truy cập Internet
D. Wi-Fi
Câu 6: Để truy cập một trang web, thực hiện như sau:
+ B1: Nhập địa chỉ của trang Web vào ô địa chỉ
+ B2: Nháy đúp chuột vào biểu tượng trình duyệt
+ B3. Nhấn Enter
A. 1-2-3
B. 2-1-3
C. 1-3-2
D. 2-3-1
Câu 7: Một số trình duyệt web phổ biến hiện nay:
A. Google Chrome, Cốc Cốc, Mozilla Firefox, UC Browse, …
B. Internet Explorer (IE), Mozilla Firefox (Firefox), Word, Excel,…
C. Internet Explorer (IE), Mozilla Firefox (Firefox), Word,…
D. Internet Explorer (IE), Mozilla Firefox (Firefox), yahoo, google,…
Câu 8: Trình bày cú pháp địa chỉ thư điện tử tổng quát:
A. < lop9b > @ < yahoo.com >
B.< Tên đăng nhập >@ < gmail.com.vn >
C.< Tên đăng nhập > @ < gmail.com
D. < Tên đăng nhập>@<Tên máy chủ lưu hộp thư>
B. TỰ LUẬN: (6,0 điểm)
Câu 1: (2,5 điểm)
Phân biệt sự khác nhau giữa thông tin, dữ liệu và vật mang thông tin? Cho ví dụ minh họa?
Câu 2: (3,0 điểm)
a. Hãy nêu khái niệm Internet và Internet có những lợi ích gì? Người sử dụng Internet có thể làm được những gì khi truy cập vào Internet?
b. Trình duyệt Web là gì? Em hãy nêu một số trình duyệt em biết? Để truy cập vào một trang web nào đó em thực hiện như thế nào? Cho ví dụ minh họa?
Câu 3: (0,5 điểm)
Thư điện tử có dạng như thế nào? Hãy giải thích phát biểu “Mỗi địa chỉ thư điện tử là duy nhất trên phạm vi toàn cầu”.
Đáp án đề thi học kì 1 môn Tin học 6
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm)
Đúng mỗi câu 0,5 điểm, sai ghi 0 điểm.
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
Đáp án | C | B | D | A | C | B | A | D |
Giải thích câu 3:
40(GB) = 40.1024 = 40960(MB)
Vậy thì đĩa cứng 40GB có thể chứa được 40960 : 5 = 8192 (cuốn sách) có dung lượng thông tin xấp xỉ như cuốn sách A.
PHẦN II : TỰ LUẬN (6,0 điểm) | ||
Câu | Nội dung đáp án | Biểu điểm |
Câu 1: 2,5 điểm | - Thông tin là những gì đem lại hiểu biết cho con người về thế giới xung quanh và về chính bản thân mình. - Dữ liệu được thể hiện dưới dạng những con số, văn bản, hình ảnh và âm thanh. - Vật mang thông tin là phương tiện được dùng để lưu trữ và truyền tải thông tin | 1,5 điểm |
| * Ví dụ: Cho tấm bảng sau + Hình ảnh trên có chữ, số: Dữ liệu + Đi đến địa điểm du lịch: Thông tin + Tấm bảng: Vật mang thông tin | 1,0 điểm |
Câu 2: 3,0 điểm
| a. - Internet là mạng liên kết các mạng máy tính trên khắp thế giới. - Lợi ích Internet: + Trao đổi thông tin một cách nhanh chóng, hiệu quả. + Học tập và làm việc trực tuyến + Cung cấp nguồn tài liệu phong phú + Cung cấp các tiện ích phục vụ đời sống + Là phương tiện vui chơi, giải trí. - Máy tính có thể được kết nối với Internet thông qua một nhà cung cấp dịch vụ Internet như Viettel, MobiFone, … - Người sử dụng truy cập Internet để tìm kiếm, chia sẻ, lưu trữ và trao đổi thông tin b. - Trình duyệt Web là phần mềm ứng dụng giúp người dùng giao tiếp với hệ thống WWW: truy cập các trang web và khai thác tài nguyên trên Internet - Một số trình duyệt Web: Cốc cốc, Chrome, Firefox,… - Để truy cập một trang web, em thực hiện như sau: + B1: Nháy đúp chuột vào biểu tượng trình duyệt + B2: Nhập địa chỉ của trang Web vào ô địa chỉ Ví dụ: www.thanhnien.com.vn + B3. Nhấn Enter | 0,25 điểm
0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm
0,25 điểm 0,25 điểm
0,25 điểm
0,5 điểm |
Câu 3: 0,5 điểm
| Địa chỉ thư điện tử có dạng: <tên đăng nhập>@<tên máy chủ điện tử> Hai hộp thư thuộc cùng nhà cung cấp dịch vụ thư điện tử phải có tên đăng nhập khác nhau. Vì vậy, mỗi địa chỉ thư điện tử là duy nhất trên phạm vi toàn cầu. | 0,25 điểm
0,25 điểm |
4. Đề thi học kì 1 môn Công nghệ 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Ma trận đề kiểm tra học kì 1 môn Công nghệ 6
Mức độ Chủ đề | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | |||||
Cấp độ thấp | cao | |||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | |
Bài 1: Khái quát về nhà ở | - Thành phần chính của nhà ở - Khu vực trong nhà ở | - Vai trò của nhà ở | Kiến trúc nhà ở | |||||
Số câu: | 2 | 1 | 1/2 | |||||
Số điểm: Tỉ lệ:(%) | 1 10% | 1 10% | 0,5 5% | |||||
Bài 2: Xây dựng nhà ở | Vật liệu xây dựng | |||||||
Số câu: | 1/2 | |||||||
Số điểm: Tỉ lệ: (%) | 0,5 5% | |||||||
Bài 3: Ngôi nhà thông minh | Nhận diện ngôi nhà thông minh | Ngôi nhà thông minh có những đặc điểm nào? | ||||||
Số câu: | 4 | 1/2 | ||||||
Số điểm: Tỉ lệ: (%) | 2 20% | 1 10% | ||||||
Bài 5: Phương pháp bảo quản và chế biến thực phẩm |
| Trình bày được một số phương pháp bảo quản, chế biến thực phẩm | ||||||
Số câu: | 1/2 | 1/2 | ||||||
Số điểm: Tỉ lệ: (%) | 2,5 25% | 1 10% | ||||||
Tổng số câu hỏi | 6 | 2 | 1/2 | 1/2 | ||||
Tổng số điểm | 3 | 2,5 | 0,5 | 0,5 | ||||
Tỉ lệ (%) | 30% | 60% | 5% |
Bảng đặc tả đề kiểm tra cuối học kì 1 môn Công nghệ 6
TT | Nội dung Kiến thức | Đơn vị kiến thức | Mức độ kiến thức, kỹ năng cần kiểm tra đánh giá | Số câu hỏi theo mức độ nhận biết | |||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||
1 | Khái quát về nhà ở | Bài 1 | Nêu được vai trò của nhà ở | 2 | 1 | ||
2 | Xây dựng nhà ở | Bài 2 | - HS nêu được nhà mình ở thuộc kiến trúc nào - Xây dụng bằng vật liệu gì đày đủ | 1/2 | |||
3 | Ngôi nhà thông minh | Bài 3 | Ngôi nhà thông minh có những đặc điểm | 4 | 1/2 | ||
4 | Phương pháp bảo quản và chế biến thực phẩm | Bài 5 | -Bảo quản thực phẩm bằng phương pháp nào -Trình bày cách bảo quản của một loại thực phẩm cụ thể | 1/2 | 1/2 | ||
Tổng | 6 | 2 | 1 |
Đề thi học kì 1 môn Công nghệ 6
I. Trắc nghiệm (3 điểm):
Câu 1. Nhà ở bao gồm các phần chính sau
A. Móng nhà, sàn nhà, khung nhà, tường, mái nhà, cửa ra vào, cửa sổ.
B. Sàn nhà, khung nhà, cửa ra vào, cửa sổ
C. Khung nhà, tường, mái nhà, cửa ra vào, cửa sổ
D. Móng nhà, sàn nhà, tường, mái nhà
Câu 2. Nhà ở được phân chia thành các khu vực chức năng sinh hoạt như:
A. Khu vực sinh hoạt chung, khu vực nghỉ ngơi
B. Khu vực sinh hoạt chung, khu vực nghỉ ngơi, khu vực thờ cúng, khu vực nấu ăn, khu vực vệ sinh
C. Khu vực thờ cúng, khu vực nấu ăn, khu vực vệ sinh
D. Khu vực nghỉ ngơi, khu vực nấu ăn, khu vực vệ sinh
Câu 3. Các thiết bị trong ngôi nhà thông minh được điều khiển từ xa bởi các thiết bị như
A. Điện thoại đời cũ, máy tính bảng có kết nối in-tơ-net.
B. Điện thoại, máy tính bảng không có kết nối in-tơ-net.
C. Điều khiển, máy tính không có kết nối in-tơ-net.
D. Điện thoại thông minh, máy tính bảng có kết nối in-tơ-net.
Câu 4. Các thiết bị lắp đặt giúp cảnh báo các tình huống gây mất an ninh, an toàn như:
A. Có người lạ đột nhập, quên đóng cửa.
B. Quên đóng cửa, có nguy cơ cháy nổ xảy ra.
C. Quên đóng cửa, có nguy cơ cháy nổ xảy ra, có người lạ đột nhập xảy ra.
D. Có nguy cơ cháy nổ xảy ra, có người lạ đột nhập xảy ra.
Câu 5: Các hình thức cảnh báo các tình huống gây mất an ninh, an toàn như
A. Chuông báo, tin nhắn, đèn báo.
B. Chuông báo, tin nhắn, đèn báo, cuộc gọi tự động tới chủ nhà
C. Tin nhắn, đèn báo, cuộc gọi tự động tới chủ nhà
D. Chuông báo, đèn báo, cuộc gọi tự động tới chủ nhà
Câu 6. Nguyên tắc hoạt động của hệ thống trong ngôi nhà thông minh
A. Xử lý- Chấp hành- Nhận lệnh- Hoạt động.
B. Hoạt động- Xử lý- Chấp hành- Nhận lệnh
C. Nhận lệnh- Xử lý- Chấp hành
D. Nhận lệnh- Xử lý- Chấp hành- Hoạt động.
II. Tự luận: (7 điểm)
Câu 1: (2 điểm) Em hãy nêu vai trò của nhà ở? Ngôi nhà thông minh có những đặc điểm nào?
Câu 2: (1 điểm) Em hãy cho biết ngôi nhà e ở thuộc kiến trúc nhà nào? Được xây dựng bằng những loại vật liệu nào?
Câu 3: (4 điểm) Gia đình em thường bảo quản thực phẩm bằng phương pháp nào? Hãy trình bày cách làm của một phương pháp bảo quản cụ thể?
Đáp án đề thi học kì 1 môn Công nghệ 6
I. Trắc nghiệm
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
Đáp án | A | B | D | C | B | C |
II. Tự luận
Câu | Đáp án | Điểm |
Câu 1 | * Vai trò của nhà ở - Là công trình được xây dựng với mục đích để ở - Bảo vệ con người trước những tác động xấu của thiên nhiên và xã hội, phục vụ các nhu cầu sinh hoạt của cá nhân hoặc hộ gia đình. Ngôi nhà thông minh có những đặc điểm: - Tiện ích, an ninh, an toàn - Tiết kiệm năng lượng | 0.5 0.5 0.5 0,5 |
Câu 2 | - HS nêu được nhà mình ở thuộc kiến trúc nào - Xây dụng bằng vật liệu gì đày đủ | 0,5 0,5 |
Câu 3 | - Làm lạnh: bảo quản trong ngăn mát trái cây, rau củ để ăn trong tuần. - Đông lạnh: gồm thịt, cá trong ngăn đông để sử dụng trong vài tuần. - Làm khô: phơi khô hành tỏi dưới ánh nắng mặt trời, phơi khô thóc lúa - Trình bày cách bảo quản của một loại thực phẩm cụ thể | 1 1 1 1 |
5. Đề thi học kì 1 môn Lịch sử - Địa lí 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Ma trận đề kiểm tra học kì 1 môn Lịch sử - Địa lí 6
Những nội dung chính | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Cộng | ||||
PHÂN MÔN LỊCH SỬ | Ấn độ cổ đại | Biết những dòng sông gắn liền với sự hình thành và phát triển của nền văn minh Ấn Độ. | ||||||
Số câu Số điểm Tỉ lệ % | 1c 0,5đ 5% | 1c 0,5đ 5% | ||||||
Trung Quốc từ thời cổ đại đến TK VII | Hiểu được chế độ phong kiến Trung Quốc được hình thành dưới triều đại nhà Tần. | |||||||
Số câu Số điểm Tỉ lệ % | 1c 0,5đ 5% | 1c 0,5đ 5% | ||||||
Hy Lạp và La mã cổ đại | Biết được nơi hình thành của các quốc gia cổ đại Hy Lạp và La Mã. | So sánh được điểm giống và khách nhau về điều kiện tự nhiên của Hy Lạp và La Mã cổ đại. | ||||||
Số câu Số điểm Tỉ lệ % | 1c 0,5đ 5% | 1c 2,0đ 20% | 2c 2,5đ 25% | |||||
PHÂN MÔN ĐỊA LÍ | Lớp vỏ khí của Trái Đất. Khí áp và gió | Biết được chất khí chiếm tỉ lệ lớn nhất trong thành phần không khí. | ||||||
Số câu Số điểm Tỉ lệ % | 1c 0,5đ 5% | 1c 0,5đ 5% | ||||||
Nhiệt độ không khí. Mây và mưa
| Hiểu được khu vực xích đạo có lượng mưa cao. | Tính được nhiệt độ trung bình năm. | ||||||
Số câu Số điểm Tỉ lệ % | 1c 0,5đ 5% | 1c 1,0đ 10% | 2c 1,5đ 15% | |||||
Thời tiết và khí hậu. Biến đổi khí hậu | Biết được các yếu tố sử dụng để biểu hiện tình trạng thời tiết. |
|
|
|
|
|
| |
Số câu Số điểm Tỉ lệ % | 1c 0,5đ 5% |
|
|
|
|
| 1c 0,5đ 5% | |
Thủy quyển và vòng tuần hoàn lớn của nước | Biết được nước trong thủy quyển ở dạng nước mặn là nhiều nhất. |
|
| Trình bày được một số nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước ngọt. |
|
|
| |
Số câu Số điểm Tỉ lệ % | 1c 0,5đ 5% |
|
| 1c 2,0đ 20% |
|
| 2c 2,5đ 25% | |
Sông và hồ. Nước ngầm và băng hà | Nêu được vai trò của băng hà. | Hiểu được với những con sông có nguồn cung cấp nước mưa thì mùa lũ trung với mùa mưa, mùa cạn trùng với mùa khô. |
|
|
|
| ||
Số câu Số điểm Tỉ lệ % | 1c 1,0đ 10% | 1c 0,5đ 5% |
|
|
| 2c 1,5đ 15% | ||
Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ % | 5c 2,5đ 25% | 1c 1,0đ 10% | 3c 1,5đ 15% | 1c 2,0đ 20% |
| 2c 3,0đ 30% | 12c 10đ 100% |
Đề thi học kì 1 môn Lịch sử - Địa lí 6
I. Trắc nghiệm (4,0 điểm)
Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất.
* Phân môn Lịch sử (1,5 điểm)
Câu 1. Hai con sông gắn liền với sự hình thành và phát triển của nền văn minh Ấn Độ là
A. sông Hoàng Hà và sông Trường Giang.
B. Sông Ti-gơ-rơ và sông Ơ-phơ-rát.
C. sông Nin và sông Ti-gơ-rơ.
D. sông Ấn và sông Hằng.
Câu 2. Chế độ phong kiến Trung Quốc được hình thành dưới triều đại nào?
A. Nhà Thương.
B. Nhà Chu.
C. Nhà Tần.
D. Nhà Hán.
Câu 3. Các quốc gia cổ đại Hy Lạp và La Mã được hình thành ở đâu?
A. Trên lưu vực các dòng sông lớn.
B. Ở vùng ven biển, trên các bán đảo và đảo.
C. Trên các đồng bằng.
D. Trên các cao nguyên.
* Phân môn Địa lí (2,5 điểm)
Câu 1. Chất khí chiếm tỉ lệ lớn nhất trong thành phần không khí gần bề mặt đất là
A. Ô-xi.
B. Các-bo-níc.
C. Ni-tơ.
D. Ô-dôn.
Câu 2. Khu vực nào trên Trái Đất phần lớn có lượng mưa trên 2000 mm/năm?
A. Khu vực cực.
B. Khu vực ôn đới.
C. Khu vực chí tuyến.
D. Khu vực xích đạo.
Câu 3. Các yếu tố sử dụng để biểu hiện tình trạng thời tiết là
A. nhiệt độ, độ ẩm, khí áp, gió.
B. nhiệt độ, độ ẩm, mưa, gió.
C. ánh sáng, nhiệt độ, nắng – mưa.
D. Khí áp, ánh sáng, nhiệt độ, gió.
Câu 4. Nước trong thủy quyển ở dạng nào nhiều nhất?
A. Nước mặn.
B. Nước ngọt.
C. Nước dưới đất.
D. Nước sông, hồ.
Câu 5. Với những con sông có nguồn cung cấp nước chủ yếu từ nước mưa thì
A. mùa lũ là mùa hạ, mùa cạn là mùa đông.
B. mùa lũ trùng với mùa mưa, mùa cạn trùng với mùa khô.
C. mùa lũ vào đầu mùa hạ.
D. mùa lũ vào đầu mùa xuân.
II. Tự luận (6,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm) So sánh điểm giống và khác nhau về điều kiện tự nhiên của Hy Lạp và La Mã cổ đại?
Câu 2. (2,0 điểm) Trình bày một số nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước ngọt?
Câu 3. (1,0 điểm) Nêu vai trò của băng hà?
Câu 4. (1,0 điểm) Cho bảng số liệu sau:
Nhiệt độ trung bình các tháng của Trạm khí tượng A
(Đơn vị: 0C)
Tháng | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
Nhiệt độ | 25,8 | 26,7 | 27,9 | 28,9 | 28,3 | 27,5 | 27,1 | 27,1 | 26,8 | 26,7 | 26,4 | 25,7 |
Em hãy tính nhiệt độ trung bình năm của trạm.
Đáp án đề thi học kì 1 môn Lịch sử - Địa lí 6
I. Trắc nghiệm (4,0 điểm) – Mỗi câu đúng tương đương 0,5 điểm.
* Phân môn Lịch sử (1,5 điểm)
Câu | 1 | 2 | 3 |
Đáp án | D | C | B |
* Phân môn Địa lí (2,5 điểm)
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
Đáp án | C | D | B | A | B |
II. Tự luận (6,0 điểm)
Câu | Yêu cầu trả lời | Điểm |
Câu 1 2,0 điểm | - Giống nhau: Bán đảo nằm sát Địa Trung Hải, có nhiều vũng, vịnh kín gió; Lòng đất nhiều khoáng sản,… | 1.0đ |
- Khác nhau: Thời kì đế chế, lãnh thổ La Mã mở rộng ra cả ba châu lục, với nhiều đồng bằng,.. | 1.0đ | |
Câu 2 2,0 điểm | - Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước ngọt: do lũ lụt, nhiễm mặn, ô nhiễm do chất thải công nghiệp, nông nghiệp và chất thải sinh hoạt,… | 2,0đ |
Câu 3 1,0 điểm | - Vai trò của băng hà: + Điều hòa nhiệt độ trên Trái Đất. + Cung cấp nước cho các sông. | 0,5đ 0,5đ |
Câu 3 1,0 điểm | Nhiệt độ trung bình năm của trạm là: 27,10C. | 1,0đ |
6. Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 6
PHẦN A. ĐỌC
I. Đọc văn bản
CÂU CHUYỆN CỦA HẠT DẺ GAI
Tôi là đứa con bé nhất của mẹ Dẻ Gai trong rừng già, trên sườn núi cao cheo leo.
Mùa xuân đến, từ trên cánh tay và mái tóc của mẹ, từng nụ hoa dẻ nhú ra như quả cầu xanh có tua gai nhỏ. Rồi hoa lớn dần thành những trái dẻ xù xì gai góc. Anh chị em chúng tôi ra đời như thế đó.
Chúng tôi lớn lên trong mùa hè nắng lửa, mưa giông. Những cơn mưa ào đến gội ướt đẫm tóc mẹ và tắm mát cho chúng tôi. Nắng làm bỏng rát cả làn da và mái tóc của mẹ.
Khi thu về, trái dẻ khô đi, lớp áo gai đã chuyển sang màu vàng cháy. Hạt dẻ căng tròn làm nứt bung cả tấm áo gai xù bông đã quá chật chội. Anh chị của tôi phô ra lớp da nâu bóng, khỏe khoắn dưới nắng thu vàng. Tôi nghe các anh chị cười đùa và trò chuyện với mẹ:
- Mẹ ơi, bạn chim gì có bộ lông sặc sỡ thế?
- Đó là bạn chim Thiên Đường con ạ.
- Có ai đang bò lên tay mẹ và cứ đổi màu liên tục thế nhỉ?
- À, bác tắc kè bò lên sưởi nắng đó con. Nhà bác ấy trong hốc đá.
Tôi vẫn nằm im trong lớp áo gai xù bông, nép vào một cánh tay của mẹ. Tôi chẳng muốn chui khỏi tấm áo ấm áp, an toàn đó chút nào.
Nhưng rồi những ngày thu mơ mộng cũng trôi qua.
Đông đến, gió lạnh buốt thổi ù ù qua khu rừng. Gió vặn vẹo những cánh tay dẻo dai của mẹ. Gió lay giật tấm thân vững chãi của mẹ. Nhưng mẹ vẫn bền gan đứng trên sườn núi cheo leo.
Mỗi lần có trận gió mạnh thổi qua, tôi nghe các anh chị của mình kêu lên:
- Mẹ ơi! Gió to quá! Con lạnh lắm!
- Các con đã lớn rồi mà. Đừng sợ gió. Gió lạnh sẽ làm các con khỏe khoắn hơn.
- Mẹ ơi, gió bứt con khỏi tay mẹ rồi! Áo ấm bị tung ra! Ôi con sợ lắm!
- Các con yêu quý của mẹ, hãy mạnh mẽ lên! Các con sẽ rời khỏi tay mẹ, nhưng gió sẽ gieo các con xuống tấm thảm lá của rừng già. Các con sẽ được sưởi ấm và trở thành những cây dẻ non xinh đẹp khi mùa xuân tới…
Tôi cứ thu mình mãi trong tấm áo gai xù bông ấm áp của họ nhà dẻ gai và nép mãi vào tay mẹ, tóc mẹ. Tôi sợ phải xa mẹ, sợ phải tự sống một mình. Tôi sợ những gì lạ lẫm trong rừng già. Nhưng tôi nghe tiếng mẹ thì thầm:
- Bé Út của mẹ, con nhỏ nhất nhà so với các anh chị nhưng con cũng đã lớn rồi đấy. Con là một bé Dẻ Gai rất khỏe mạnh. Hãy dũng cảm lên nào, con sẽ bay theo gió và sẽ trở thành một cây dẻ cường tráng trong cánh rừng này nhé!
Tôi cố quẫy mình… Tấm áo gai dày và ấm bất chợt bung ra. Và tôi nhìn rõ cả cánh rừng già, cả sườn núi cao, cả bầu trời mây gió lồng lộng ào ạt trôi trên đầu mẹ. Hóa ra tôi là trái dẻ cuối cùng đang nép trên cánh tay vươn cao nhất của mẹ. Mẹ đưa tay theo chiều gió và thì thầm với riêng tôi: “Tạm biệt con yêu quý, hạt dẻ bé bỏng nhất của mẹ. Dù thế nào con cũng sẽ lớn lên, hãy dũng cảm và đón nhận cuộc sống mới nhé!”.
Tôi bỗng thấy mình bay nhẹ theo làn gió, tung mình vào khoảng không bao la rồi rơi êm xuống thảm lá ấm sực của rừng già… “Tạm biệt mẹ! Con yêu mẹ!” - tôi gọi với theo gió trước khi chìm vào giấc ngủ đông ấm áp. Và tôi mơ…
(Phương Thanh Trang, Văn học và tuổi trẻ, số)
II. Chọn câu trả lời đúng
Câu 1. Câu chuyện được kể bằng lời của nhân vật nào?
A. Nhân vật mẹ Dẻ Gai
B. Một cây dẻ trong rừng già
C. Một nhân vật xưng “tôi” trong câu chuyện
D. Nhân vật xưng “tôi” – đứa con bé nhất của mẹ Dẻ Gai
Câu 2. Từ “chúng tôi” trong câu chuyện được dùng để chỉ những nhân vật nào?
A. Những hạt dẻ gai trong rừng già
B. Nhân vật “tôi” và các bạn trong rừng già
C. Nhân vật “tôi” và các anh chị em con của mẹ Dẻ Gai
D. Hạt dẻ gai, mẹ và các anh chị em
Câu 3. Câu văn “Tôi vẫn nằm im trong lớp áo gai xù bông, nép vào một cánh tay của mẹ” miêu tả được:
A. Hành động của nhân vật “tôi” trong lúc nghe câu chuyện của các anh chị và mẹ
B. Tình cảm, suy nghĩ của nhân vật “tôi” trong lúc nghe câu chuyện của các anh chị và mẹ
C. Hình dáng và và tình cảm của nhân vật “tôi” trong lúc nghe câu chuyện của các anh chị và mẹ
D. Hành động, thái độ và vẻ ngoài của nhân vật “tôi” trong lúc nghe câu chuyện của các anh chị và mẹ
Câu 4. Câu văn “Và tôi nhìn rõ cả cánh rừng già ,cả sườn núi cao, cả bầu trời mây gió lồng lộng ào ạt trôi trên đầu mẹ” có sử dụng phối hợp những biện pháp từ nào?
A. Nhân hóa và so sánh
B. Điệp ngữ và nhân hóa
C. Điệp ngữ và so sánh
D. Điệp ngữ và ẩn dụ
Câu 5. Câu nói nào của nhân vật mẹ Dẻ Gai thể hiện rõ nhất bài học cuộc sống ẩn chứa trong câu chuyện này?
A. “Các con sẽ rời khỏi tay mẹ, nhưng gió sẽ gieo các con xuống tấm thảm lá của rừng già.”
B. “Các con sẽ được sưởi ấm và trở thành những cây dẻ non xinh đẹp khi mùa xuân tới…”
C. “Hãy dũng cảm lên nào, con sẽ bay theo gió và sẽ trở thành một cây dẻ cường tráng trong cánh rừng này nhé!”
D. “Dù thế nào con cũng sẽ lớn lên, hãy dũng cảm và đón nhận cuộc sống mới nhé!”
III. Thực hiện yêu cầu bài tập
Câu 6. Tìm và ghi lại những câu văn miêu tả rõ tâm trạng của nhân vật “tôi” hạt dẻ gai khi mùa đông đến.
Câu 7. Vì sao “tôi” cứ mãi thu mình trong tấm áo gai xù bông ấm áp?
Câu 8. Tình yêu của mẹ Dẻ Gai với “Bé Út” được thể hiện như thế nào?
Câu 9. Nhân vật “tôi” trong câu chuyện này có phải là một nhân vật đồng thoại không? Vì sao?
Câu 10. Hãy tìm 3 từ mà em cho là phù hợp để nêu bật đặc điểm của nhân vật “tôi” trong Câu chuyện của hạt dẻ gai.
PHẦN B. VIẾT
Chọn một trong hai đề:
Đề 1. Em hãy tưởng tượng những điều sẽ xảy ra với hạt dẻ gai trong giấc mơ và sau giấc ngủ đông ấm áp. Hãy giúp bạn ấy kể tiếp câu chuyện của mình trong rừng già theo cách của em.
Đề 2. Những trải nghiệm của nhân vật “tôi” trong Câu chuyện của hạt dẻ gai có thể gợi cho em liên tưởng đến điều gì trong cuộc sống của chính mình? Hãy chia sẻ với mọi người câu chuyện của em.
PHẦN C. NÓI
Chọn một trong hai đề tài sau và trình bày bài nói:
1. Từ câu chuyện của hạt dẻ gai, hãy liên tưởng và nói về một trải nghiệm giúp em hiểu mình hơn hoặc có thể trưởng thành hơn trong cuộc sống.
2. Khi chuyển từ tiểu học lên trung học cơ sở (vào lớp 6) em có những trải nghiệm gì đáng nhớ? Hãy nói về điều ấy.
Đáp án đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 6
Câu 1: D
Câu 2: C
Câu 3: D
Câu 4: B
Câu 5: D
7. Đề thi học kì 1 môn Toán 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Đề thi học kì 1 môn Toán 6
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
Câu 1. Gọi A là tập hợp các số tự nhiên nhỏ hơn 5. Cách viết đúng là:
A. A= {1; 2; 3; 4}
B. A= {0; 1; 2; 3; 4}
C. A= {1; 2; 3; 4; 5}
D. A= {0; 1; 2; 3; 4; 5}
Câu 2. Kết quả của 53 là:
A.15.
B. 25.
C. 5.
D. 125.
Câu 3. Không thực hiện phép tính, hãy cho biết trong các tổng sau, tổng chia hết cho 5 là:
A. 10 = 25 + 34 + 2000
B. 5+ 10 + 70 + 1995
C. 25 + 15 + 33 + 45
D.12 + 25 + 2000 + 1997
Câu 4. Trong các số: 2; 3; 4; 5 số nào là hợp số?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 5. Trong các phát biểu sau, phát biểu nào sai?
A. 9 ∈ N
B. -6 ∈ N
C. -3 ∈ Z
D. 0 ∈ N
Câu 6. Hãy chỉ ra đáp án sai trong các đáp án sau. Số âm biểu thị:
A. Nhiệt độ dưới 00C
B. Số tiền lỗ
C. Độ cao dưới mực nước biển
D. Độ viễn thị
Câu 7. Trong các hình sau, hình nào có tất cả các góc không bằng nhau?
A. Hình tam giác đều.
B. Hình vuông.
C. Hình thang cân.
D. Lục giác đều
Câu 8. Hình nào có hai đường chéo bằng nhau?
A. Hình vuông.
B. Hình bình hành.
C. Hình tam giác đều.
D. Hình thoi
Câu 9. Hình tam giác đều có mấy trục đối xứng?
A.1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 10. Hình vuông có mấy trục đối xứng?
A.1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 11. Hình nào sau đây không có tâm đối xứng?
A.Hình tam giác đều.
B. Hình chữ nhật.
C. Hình bình hành.
D. Hình vuông.
Câu 12. Trong các hình sau, hình nào có tâm đối xứng
II. PHẦN TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu 13. (2,0 điểm): Thực hiện các phép tính sau:
a) 82 : 4.3 + 2.32
b) 645 - (-38) + (-45)
Câu 14. (3,0 điểm)
1. Tìm số nguyên x, biết:
a) 68 - 2(x + 4) = -12
b) (2x - 3).7 = 35
2. Tìm số tự nhiên biết: (2x + 7) ⁝ (x 2)
Câu 15. (0,5 điểm): Hai lớp 6A và 6B nhận trồng một số cây như nhau. Mỗi học sinh lớp 6A phải trồng 6 cây, mỗi học sinh lớp 6B phải trồng 8 cây. Tính số cây mỗi lớp phải trồng, biết rằng số cây đó trong khoảng từ 170 đến 200.
Câu 16. (1,0 điểm): Trên một mảnh đất hình chữ nhật có chiều dài 12m, chiều rộng 10m, người ta chia khu để trồng hoa, trồng cỏ như hình bên. Hoa sẽ được trồng ở khu vực hình bình hành AMCN, cỏ sẽ được trồng ở phần đất còn lại. Tiền công để trả cho mỗi mét vuông trồng hoa là 50 000 nghìn đồng, trồng cỏ là 40 000 đồng. Tính số tiền công cần chi trả để trồng hoa và cỏ.
Câu 17. (0,5 điểm): Everest thuộc dãy Hy Mã Lạp Sơn (Ấn Độ) là ngọn núi cao nhất của thế giới, có độ cao 8848 mét. Rãnh Mariana ở Thái Bình Dương, nơi được coi là sâu nhất dưới biển, có độ sâu 11034m. Hãy tính sự chênh lệch ở hai địa điểm này là bao nhiêu mét (với qui ước mực nước biển ở vạch số 0).
Đáp án đề thi học kì 1 môn Toán 6
PHẦN 1: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
Câu hỏi | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
Đáp án | B | D | B | C | B | D | C | A | C | D | A | C |
PHẦN 2: CÂU HỎI TỰ LUẬN
Câu | Nội dung | Điểm |
13 (2,0 điểm) | a) 82:4.3 + 2.32 = 64:4.3 + 2. 9 = 16.3 + 18 = 48 + 18 = 66 | 0,25 0,25 0,5 |
b) 645 - (-38) + (-45)= 645 + 38 - 45 = 645 - 45 + 38 = 600 + 38 = 638 | 0,5 0,5 | |
14 (2,5 điểm) | a) 68 - 2(x + 4) = -12 2 (x + 4) = 80 x + 4 = 40 x = 36 Vậy: x = 36 | 0,5 0,5 |
b) (2x - 3).7 = 35 2x - 3 = 5 2x = 8 2x = 23 x = 3 | 0,5 0,5 | |
c) (2x + 7) ⁝ (x 2) Ta có 2(x - 2) ⁝ (x - 2) ⇒ (2x + 7) - 2(x - 2) ⁝ (x - 2) Hay 11 ⁝ (x - 2) ⇒ x - 2 Ư(11) ⇒ x - 2 = 1 hoặc x - 2 = 11 hoặc x - 2 = -1, hoặc x - 2 = -11 Do đó x = 3; x = 13; x= 1; x= - 9 | 0,25 0,25 | |
15 | Gọi số cây mỗi lớp 6 phải trồng là x (cây) (x ∈ N*). Mỗi học sinh lớp 6A phải trồng 6 cây, mỗi học sinh lớp 6B phải trồng 8 cây và số cây trong khoảng từ 170 đến 200 nên: x ⁝ 6, x ⁝ 8 và 170 ≤ x ≤ 200; 6 = 2.3; 8 = 23 ⇒ x ∈ BC (6,8) và 170 ≤ x ≤ 200 Ta có: ⇒ BCNN (6,8) = 23.3 = 24 ⇒ BC(6,8) = B(24)= {0;24;48;72;96120;144168;192;216;...}
Do 170 ≤ x ≤ 200 suy ra x = 192. Vậy số cây mỗi lớp 6 phải trồng là 192 cây. | 0,25
0,25
0,25 0,25 |
16 | Dễ thấy trong hình bình hành AMCN chiều cao tương ứng của cạnh AN là MN và MN = AB = 10m Do đó diện tích hình bình hành AMCN là: 6. 10 = 60 (m2) Diện tích hình chữ nhật ABCD là: 10. 12 = 120 (m2) Phần diện tích còn lại trồng cỏ là: 120 - 60 = 60 (m2) Số tiền công cần để chi trả trồng hoa là: 50 000. 60 = 3 000 000 (đồng) Số tiền công cần để chi trả trồng cỏ là: 40 000. 60 = 2 400 000 (đồng) Số tiền công cần để chi trả trồng hoa và cỏ là: 3 000 000 + 2 400 000 = 5 400 000 (đồng) Vậy số tiền công cần để chi trả trồng hoa và cỏ là 5 400 000 đồng. |
0,25 0,25 0,25 0,25 |
17 | So với mực nước biển thì độ cao của đỉnh Everest là 8848m Độ sâu của rãnh Mariana là -11034m Khoảng cách cần tìm là : 8848-(-11034)= 19882(m) | 0,25 0,25 |
Bản đặc tả ma trận đề thi học kì 1 môn Toán 6
TT | Chủ đề | Mức độ đánh giá | Số câu hỏi theo mức độ nhận thức | ||||
|
|
| Nhận biêt | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | |
SỐ VÀ ĐẠI SỐ |
|
|
|
| |||
1 | Số tự nhiên | Số tự nhiên và tập hợp các số tự nhiên. Thứ tự trong tập hợp các số tự nhiên | Nhận biết: – Nhận biết được tập hợp các số tự nhiên. | 1 (TN1) |
|
|
|
Các phép tính với số tự nhiên. Phép tính luỹ thừa với số mũ tự nhiên | Nhận biết: – Nhận biết được thứ tự thực hiện các phép tính. | 1 (TN2) |
|
|
| ||
Vận dụng: – Thực hiện được các phép tính: cộng, trừ, nhân, chia trong tập hợp số tự nhiên. – Vận dụng được các tính chất giao hoán, kết hợp, phân phối của phép nhân đối với phép cộng trong tính toán. – Thực hiện được phép tính luỹ thừa với số mũ tự nhiên; thực hiện được các phép nhân và phép chia hai luỹ thừa cùng cơ số với số mũ tự nhiên. – Vận dụng được các tính chất của phép tính (kể cả phép tính luỹ thừa với số mũ tự nhiên) để tính nhẩm, tính nhanh một cách hợp lí. – Giải quyết được những vấn đề thực tiễn (đơn giản, quen thuộc) gắn với thực hiện các phép tính (ví dụ: tính tiền mua sắm, tính lượng hàng mua được từ số tiền đã có, ...). |
| TL 13a | 1 TL 14b |
| |||
Tính chia hết trong tập hợp các số tự nhiên. Số nguyên tố. Ước chung và bội chung | Nhận biết: – Nhận biết được quan hệ chia hết, khái niệm ước và bội. – Nhận biết được khái niệm số nguyên tố, hợp số. | 2 (TN3, TN4) |
|
|
| ||
Vận dụng: – Thực hiện được việc phân tích một số tự nhiên lớn hơn 1 thành tích của các thừa số nguyên tố trong những trường hợp đơn giản. – Xác định được ước chung, ước chung lớn nhất; xác định được bội chung, bội chung nhỏ nhất của hai hoặc ba số tự nhiên; thực hiện được phép cộng, phép trừ phân số bằng cách sử dụng ước chung lớn nhất, bội chung nhỏ nhất. – Vận dụng được kiến thức số học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn (đơn giản, quen thuộc) (ví dụ: tính toán tiền hay lượng hàng hoá khi mua sắm, xác định số đồ vật cần thiết để sắp xếp chúng theo những quy tắc cho trước,...). |
|
|
|
| |||
Vận dụng cao: – Vận dụng được kiến thức số học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn (phức hợp, không quen thuộc). |
|
|
| 1 TL 15 | |||
2 | Số nguyên | Số nguyên âm và tập hợp các số nguyên. Thứ tự trong tập hợp các số nguyên | Nhận biết: – Nhận biết được số nguyên âm, tập hợp các số nguyên. – Nhận biết được ý nghĩa của số nguyên âm trong một số bài toán thực tiễn. | 2 TN 5 TN6 |
|
|
|
Các phép tính với số nguyên. Tính chia hết trong tập hợp các số nguyên | Vận dụng: – Thực hiện được các phép tính: cộng, trừ, nhân, chia (chia hết) trong tập hợp các số nguyên. – Vận dụng được các tính chất giao hoán, kết hợp, phân phối của phép nhân đối với phép cộng, quy tắc dấu ngoặc trong tập hợp các số nguyên trong tính toán (tính viết và tính nhẩm, tính nhanh một cách hợp lí). – Giải quyết được những vấn đề thực tiễn (đơn giản, quen thuộc) gắn với thực hiện các phép tính về số nguyên (ví dụ: tính lỗ lãi khi buôn bán,...). |
| 1 (TL13b, 14a) | 1 (TL 14.2) |
| ||
Vận dụng cao: – Giải quyết được những vấn đề thực tiễn (phức hợp, không quen thuộc) gắn với thực hiện các phép tính về số nguyên. |
|
|
| 1 (TL17) | |||
HÌNH HỌC VÀ ĐO LƯỜNG |
|
|
|
| |||
3 | Các hình phẳng trong thực tiễn | Tam giác đều, hình vuông, lục giác đều | Nhận biết: – Nhận dạng được tam giác đều, hình vuông, hình chữ nhật, hình thoi, hình bình hành, hình thang cân. lục giác đều. | 1 (TN7) |
|
|
|
Hình chữ nhật, hình thoi, hình bình hành, hình thang cân | Thông hiểu: – Mô tả được một số yếu tố cơ bản (cạnh, góc, đường chéo) của hình chữ nhật, hình thoi, hình bình hành, hình thang cân. | 1 (TN 8) |
|
|
| ||
Vận dụng – Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn gắn với việc tính chu vi và diện tích của các hình đặc biệt nói trên. |
|
| 1 TL 16 |
| |||
4 | Tính đối xứng của hình phẳng trong thế giới tự nhiên | Hình có trục đối xứng | Nhận biết: – Nhận biết được trục đối xứng của một hình phẳng. – Nhận biết được những hình phẳng trong tự nhiên có trục đối xứng (khi quan sát trên hình ảnh 2 chiều). | 2 (TN9,TN10) |
|
|
|
Hình có tâm đối xứng | Nhận biết: – Nhận biết được tâm đối xứng của một hình phẳng. – Nhận biết được những hình phẳng trong thế giới tự nhiên có tâm đối xứng (khi quan sát trên hình ảnh 2 chiều). | 1 (TN11) |
|
|
| ||
Vai trò của đối xứng trong thế giới tự nhiên | Nhận biết: – Nhận biết được tính đối xứng trong Toán học, tự nhiên, nghệ thuật, kiến trúc, công nghệ chế tạo,... – Nhận biết được vẻ đẹp của thế giới tự nhiên biểu hiện qua tính đối xứng (ví dụ: nhận biết vẻ đẹp của một số loài thực vật, động vật trong tự nhiên có tâm đối xứng hoặc có trục đối xứng). | 1 (TN12) |
|
|
Ma trận đề thi học kì 1 môn Toán 6
TT | Chương/ Chủ đề (2) | Nội dung/đơn vị kiến thức (3) | Mức độ đánh giá (4-11) | Tổng | |||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | Tỉ lệ | Tổng điểm | ||||||||
TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | ||||
1 | Số tự nhiên | Số tự nhiên và tập hợp các số tự nhiên. Thứ tự trong tập hợp các số tự nhiên | 1 (0,25đ) (TN1) | 2,5% | 0,25 | ||||||||
Các phép tính với số tự nhiên. Phép tính luỹ thừa với số mũ tự nhiên | 1 (0,25đ) (TN2) | 1 (1,0đ) TL13a | 1 (1,0đ) TL 14b | 2,5% | 20% | 2,25 | |||||||
Tính chia hết trong tập hợp các số tự nhiên. Số nguyên tố Ước chung và bội chung | 2 (0,5đ) (TN3, TN4) | 1 (0,5đ) TL 15 | 5% | 5% | 1,0 | ||||||||
2 | Số nguyên
| Số nguyên âm và tập hợp các số nguyên. Thứ tự trong tập hợp các số nguyên | 1 (0,25đ) (TN5) | 2,5% | 0,25 | ||||||||
Các phép tính với số nguyên. Tính chia hết trong tập hợp các số nguyên | 1 (0,25đ) (TN6) | 2 (2,0đ) (TL13b, TL14.1a) | 1 (1,0đ) (TN14.2) | 1 (0,5đ) TL 17 | 2,5% | 35% | 3,75 | ||||||
3 | Các hình phẳng trong thực tiễn | Tam giác đều, hình vuông, lục giác đều | 1 (0,25đ) (TN7) | 2,5% | 0,25 | ||||||||
Hình chữ nhật, hình thoi, hình bình hành, hình thang cân | 1 (0,25đ) (TN8) | 1 (1,0đ) TL16 | 2,5% | 10% | 1,25 | ||||||||
4 | Tính đối xứng của hình phẳng trong thế giới tự nhiên | Hình có trục đối xứng | 2 (0,5đ) (TN9, TN10) | 5% | 0,5 | ||||||||
Hình có tâm đối xứng | 1 (0,25đ) (TN11) | 2,5% | 0,25 | ||||||||||
Vai trò của đối xứng trong thế giới tự nhiên | 1 (0,25đ) (TN12) | 2,5% | 0,25 | ||||||||||
Số câu | 12 | 3 | 3 | 2 | 20 | ||||||||
Số điểm | 3,0 | 3,0 | 3,0 | 1,0 | 10,0 | ||||||||
Tỉ lệ | 30% | 30% | 30% | 10% | 100% |
8. Đề thi học kì 1 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Đề thi học kì 1 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6
I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
Câu 1: Việc nào không nên làm khi thiết lập mối quan hệ thân thiện với các bạn mới?
A. Cởi mở, chân thành với các bạn.
B. Thẳng thắn, nhưng tế nhị trong góp ý.
C. Đố kị, ganh đua.
D. Cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ cho nhau.
Câu 2: Khi xảy ra mâu thuẫn với bạn, em sẽ làm gì?
A. Mắng bạn.
B. Gặp bạn để trò chuyện thẳng thắn, chân thành.
C. Đánh bạn.
D. Không chơi với bạn.
Câu 3: Những việc nào cần làm để tự chăm sóc bản thân?
A. Luôn giữ cơ thể sạch sẽ, ăn mặc gọn gàng.
B. Ăn uống điều độ, tập thể dục thể thao.
C. Luôn lạc quan, yêu đời.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 4: Hiện tượng nào không phải là thiên tai?
A. Trời quang, mây tạnh.
B. Hạn hán
C. Bão, lũ quét.
D. Động đất.
Câu 5: Hành vi nào thể hiện năng lực giao tiếp chưa phù hợp?
A. Chào hỏi, thể hiện sự vui vẻ thân thiện.
B. Tôn trọng, lắng nghe người khác.
C. Lời nói thô tục, lỗ mãng.
D. Nói lời lễ phép, khiêm tốn.
Câu 6: Việc làm nào thể hiện cách chi tiêu chưa hợp lí?
A. Lên danh sách những thứ cần mua.
B. Mua những thứ thật sự cần thiết.
C. Biết mặc cả khi mua hàng.
D. Mua bừa, mua những thứ không cần thiết.
II. TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu 1: Em hãy nêu 4 việc nên làm khi thiết lập mối quan hệ gần gũi, kính trọng với thầy cô?
Câu 2: Em hãy nêu 4 việc làm để sắp xếp nơi ở và góc học tập gọn gàng, ngăn nắp?
Câu 3: Tình huống: Từ đầu năm học, Hương và Lan đi đâu cũng có nhau vì học cùng lớp ở trường tiểu học. Hôm nay, Hương thấy Lan đi với Mai- một người bạn mới quen mà không để ý gì nên rất giận Lan. Lan không hiểu vì sao Hương lại giận mình. Nếu là Lan, em sẽ làm gì?
Đáp án đề thi học kì 1 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3đ)
Câu 1 (0,5đ): C Câu 4 ( 0,5đ): A
Câu 2 ( 0,5đ): B Câu 5 ( 0,5đ): C
Câu 3 (0.5đ): D Câu 6 ( 0,5đ): D
II. PHẦN TỰ LUẬN (7đ)
Câu 1 (2đ): HS kể tên 4 việc nên làm để thiết lập mối quan hệ gần gũi, kính trọng thầy cô. Mỗi việc làm được 0.5 đ.
VD:
- Tôn trọng, lễ phép với thầy cô.
- Mạnh dạn chủ động hỏi những điều điều chưa hiểu hoặc xin lời khuyên, tư vấn.
- Suy nghĩ tích cực về những điều góp ý thẳng thắn của thầy cô.
- Cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ thầy cô khi cần thiết.
Câu 2 (2đ): HS nêu được 4 việc làm thể hiện việc sắp xếp nơi ở, góc học tập gọn gàng, ngăn nắp. Mỗi một việc làm sẽ được 0,5 đ.
VD:
- Gấp, xếp chăn màn gọn gàng sau khi thức dậy.
- Gấp và treo quần áo vào tủ theo từng ngăn.
- Sắp xếp sách vở ngay ngắn trên giá sách theo từng mục riêng.
- Bút, thước kẻ, compa…cho vào hộp bút.
Câu 3 (3đ): Nếu là Lan thì em sẽ gặp trực tiếp Hương, thiện chí, thẳng thắn trao đổi. Em lắng nghe Hương nói, đặt mình vào vị trí của bạn để có thể thấu hiểu. Đồng thời, em cũng chia sẻ những cảm xúc và suy nghĩ của mình: cảm thấy cũng buồn khi Hương giận mình vì bản thân luôn luôn quý mến Hương. Em sẽ nói cho Hương hiểu Mai cũng là một người bạn đáng quý. Và em cũng mong muốn cả 3 người có thể trở thành bạn thân của nhau.
9. Đề thi học kì 1 môn Tiếng Anh 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Đề thi học kì 1 môn Tiếng Anh 6
Choose the correct answer to complete the sentence.
1. ………….. bored in the English lessons
A. I am never
B. I never am
C. Never I a
D. Am I never
2. There are some posters …………….. the wall in the living room of my house
A. in
B. on
C. at
D. under
3. Laura is very …………… She always entertains us with jokes and stories
A. confident
B. funny
C. caring
D. generous
4. My sister is in the ……………… She’s cooking lunch.
A. living room
B. kitchen
C. bedroom
D. garden
5. My brother is having a ………………… in the bathroom
A. meal
B. shower
C. towel
D. chair
6. My friend is a …………………….. person. She likes making new things.
A. careful
B. friendly
C. creative
D. active
7. She has long black hair and big blue …………….
A. mouth
B. hand
C. cheek
D. eyes
Read and decide whether these following sentences are True or False.
Phong Nha - Ke Bang National Park is a UNESCO World Heritage Site, located in the Bo Trach and Minh Hoa Districts of central Quang Binh Province, in north- central Viet Nam. Phong Nha - Ke Bang is famous for its cave systems. It has 300 caves with a total length of about 70 km, of which only 20 have been surveyed by Vietnamese and British scientists. The park contains many fascinating rock formations and Ke Bang Forest. Travelers should take a boat ride through underground rivers to experience nature and enjoy fresh air.
1. Phong Nha - Ke Bang National Park is a UNESCO World Heritage Site
2. It is located in south Vietnam.
3. It has 300 caves.
4. People can take a boat trip to explore Phong Nha - Ke Bang.
5. Phong Nha - Ke Bang is famous for its forest systems.
Rewrite the sentence without changing the meaning of the first one.
1. My favorite room in the house is the kitchen.
I like ____________________________
2. The garden is in front of the building.
The building _____________________________
3. Mr. Tu rides to school with me.
Mr. Tu goes __________________________
4. Lan’s eyes are big and black.
Lan has ________________________
5. My teacher’s hair is straight and black.
My teacher ____________________
6. There are many pictures below the clock in my dining room.
The clock ________________________-
Đáp án đề thi học kì 1 môn Tiếng Anh 6
Choose the correct answer to complete the sentence.
1 - A; 2 - B; 3 - B; 4 - B; 5 - B; 6 - C; 7 - D;
Read and decide whether these following sentences are True or False.
1 - True; 2 - False; 3 - True; 4 - True; 5 - False;
Rewrite the sentence without changing the meaning of the first one.
1 - I like the kitchen in the house.
2 - The building is behind the garden.
3 - Mr. Tu goes to school with me by bike.
4 - Lan has big black eyes.
5 - My teacher has black straight hair.
6 - The clock is above a lot of pictures in my dining room.
....
>> Tải file để tham khảo trọn bộ đề thi học kì 1 lớp 6 năm 2023 - 2024 sách Kết nối tri thức với cuộc sống