Đề cương ôn tập học kì 2 môn Sinh học lớp 11 năm 2024 - 2025 (Sách mới) Ôn tập cuối kì 2 Sinh 11 (Cấu trúc mới)

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Sinh học 11 năm 2025 là tài liệu rất hữu ích, gồm 3 sách Cánh diều, Chân trời sáng tạo và Kết nối tri thức. Tài liệu tóm tắt kiến thức cần nắm, cấu trúc đề thi và các dạng bài tập trọng tâm.

Đề cương ôn tập cuối kì 2 Sinh học 11 năm 2025 được biên soạn theo Công văn 7991 gồm các dạng bài tập trắc nghiệm lựa chọn đáp án đúng, trắc nghiệm đúng sai và trả lời ngắn. Đề cương ôn tập cuối kì 2 Sinh học 11 giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi học kì 2 lớp 11. Từ đó có định hướng, phương pháp học tập để đạt kết quả cao trong các bài kiểm tra. Vậy sau đây là trọn bộ đề cương học kì 2 Sinh học 11 năm 2025 mời các bạn theo dõi. Ngoài ra các bạn xem thêm đề cương ôn tập học kì 2 Ngữ văn 11, đề cương ôn tập học kì 2 Toán 11.

Đề cương ôn tập cuối kì 2 Sinh học 11 năm 2025 (Cấu trúc mới)

1. Đề cương ôn tập học kì 2 môn Sinh học 11 Kết nối tri thức

SỞ GD&ĐT ………

TRƯỜNG THPT

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI KÌ II
NĂM HỌC 2024 – 2025
MÔN SINH HỌC 11

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM LỰA CHỌN ĐÁP ÁN ĐÚNG

I.TRẮC NGHIỆM LỰA CHỌN ĐÁP ÁN ĐÚNG

1.NB

Câu 1: Ở sinh vật có mấy kiểu sinh sản?

A. Sinh con và sinh trứng
B. Sinh sản hoàn toàn và bán hoàn toàn
C. Sinh sản cơ học và hóa học
D. Sinh sản vô tính và hữu tính

Câu 2: Chúng ta có thể nhân giống cây khoai tây bằng bộ phận nào của cây?

A. Lá.
B. Thân củ.
C. Hạt giống
D. Rễ

Câu 3: Hình thức sinh sản ở động vật hay thực vật sẽ phức tạp hơn?

A. Động vật
B. Thực vật
C. Bằng nhau
D. Không kết luận được

Câu 4: Những kiểu sinh sản của hình thức sinh sản vô tính ở động vật là?

A. Nhân đôi, nảy mầm, phân mảnh, trinh sinh
B. Nhân đôi, nảy chồi, phân mảnh, trinh sinh
C. Nhân đôi, nảy chồi, phân mảnh, phân sinh
D. Nhân đôi, nảy mầm, phân mảnh, phân sinh

Câu 5: Quả được hình thành từ bộ phận nào của hoa?

A. Đài hoa.
B. Tràng hoa.
C. Nụ hoa.
D. Bầu nhụy.

Câu 6: Sinh sản vô tính ở động vật là từ một cá thể….?

A. sinh ra một hay nhiều cá thể giống hoặc khác mình, không có sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng.
B. luôn sinh ra nhiều cá thể giống mình, không có sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng.
C. sinh ra một hay nhiều cá thể giống mình, không có sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng.
D. luôn sinh ra chỉ một cá thể giống mình, không có sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng.

Câu 7: Trường hợp nào sau đây không phải là sinh sản vô tính ở thực vật?

A. Cây cỏ gấu non phát triển từ rễ củ.
B. Cây dương xỉ non phát triển từ bào tử.
C. Cây sắn dây phát triển từ một đoạn thân.
D. Cây táo non phát triển từ hạt.

Câu 8: Một trùng giày sinh sản bằng cách tự phân chia thành hai tế bào con. Quá trình này được gọi là

A. mọc chồi.
B. tái sinh.
C. phân đôi.
D. nhân giống.

Câu 9: Trong các hình thức sinh sản dưới đây, đâu không phải ví dụ về sinh sản vô tính?

A. Sinh sản bằng bào tử của rêu.
B. Sinh sản bằng hạt ở cây lúa.
C. Sinh sản bằng củ ở gừng
D. Sinh sản bằng thân rễ ở cây rau má.

Câu 10: Đặc điểm nào sau đây không thuộc sinh sản vô tính?

A. Cơ thể con sinh ra hoàn toàn giống nhau và giống cơ thể mẹ ban đầu.
B. Tạo ra cá thể mới rất đa dạng về các đặc điểm thích nghi.
C. Tạo ra số lượng lớn con cháu trong một thời gian ngắn.
D. Tạo ra các cá thể thích nghi tốt với môi trường sống ổn định.

Câu 11: Sinh sản vô tính ở thực vật có hình thức nào?

A. Phân tách
B. Sinh sản sinh dưỡng
C. Nảy chồi
D. Phân mảnh

Câu 12: Sinh sản vô tính ở động vật là từ một cá thể

A. sinh ra một hay nhiều cá thể giống hoặc khác mình, không có sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng.
B. luôn sinh ra nhiều cá thể giống mình, không có sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng.
C. sinh ra một hay nhiều cá thể giống mình, không có sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng.
D. luôn sinh ra chỉ một cá thể giống mình, không có sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng.

Câu 13: Hoa lưỡng tính là?

A. hoa có đài, tràng và nhụy hoa.
B. hoa có nhị và nhụy hoa.
C. hoa có đài, tràng và nhị hoa.
D. hoa có đài và tràng hoa.

Câu 14: Đâu là một mục đích của sinh sản?

A. đảm bảo sự phát triển liên tục của loài.
B. duy trì sự phát triển của sinh vật.
C. đáp ứng nhu cầu năng lượng của sinh vật.
D. giữ cho cá thể sinh vật tồn tại.

Câu 15: Trong thực tiễn, cây ăn quả lâu năm thường được nhân giống bằng phương pháp chiết cành vì

A. dễ trồng và tốn ít công chăm sóc.
B. dễ nhân giống, nhanh và nhiều.
C. để tránh sâu, bệnh gây hại.
D. giúp rút ngắn thời gian sinh trưởng, sớm thu hoạch và biết trước đặc tính của quả.

Câu 16: Dựa vào sự tham gia của yếu tố đực và yếu tố cái, sinh sản được phân thành

A. 2 loại.
B. 3 loại.
C. 4 loại.
D. 5 loại.

Câu 17: Sinh sản hữu tính là?

A. Hình thức sinh sản có sự kết hợp của cả giao tử đực và giao tử cái để tạo thành hợp tử
B. Hình thức sinh sản có sự kết hợp của 2 giao tử cái và giao tử cái để tạo thành hợp tử
C. Hình thức sinh sản có sự kết hợp của 2 giao tử đực và 2 giao đực cái để tạo thành hợp tử
D. Hình thức sinh sản có sự kết hợp của 2 giao tử đực và 1 giao tử cái để tạo thành hợp tử

Câu 18: Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản

A. cần 2 cá thể
B. không có sự hợp nhất giữa giao tử đực và giao tử cái
C. có sự hợp nhất giữa giao tử đực và giao tử cái
D. chỉ cần giao tử cái

........

II. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI

Câu 1: Hai đồ thị sau đây mô tả sự biến động các hormon sinh dục ở trong máu của 2 người phụ nữ trưởng thành không bị mắc các bệnh về nội tiết (người A và người B). Hãy cho biết mỗi nhận định sau đây đúng hay sai?

a) Đường (I) hormone estrogen, Đường (II) hormone progesterone.

b) Ở người A nồng độ 2 hormone tăng lên cao từ đầu cho đến đến cuối chu kỳ rụng trứng. Nguyên nhân là do uống thuốc tránh thai có chứa hormone estrogen và progesterone (loại 1 viên khẩn cấp).

c) Người B: là người mang thai nên nồng độ hai hormon ostrôgen và prôgestêrôn tăng dần từ đầu thai kỳ và đạt nồng độ cao ở cuối thai kỳ.

d) Khi nồng độ hai hormone tăng cao gây ức chế vùng dưới đồi và tuyến yên làm giảm tiết FSH, LH.

........

Tải file tài liệu để xem thêm Đề cương ôn tập cuối kì 2 Sinh học 11 Kết nối tri thức

2. Đề cương ôn tập học kì 2 Sinh học 11 Cánh diều

TRƯỜNG THPT ……….

BỘ MÔN: SINH HỌC

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ II

NĂM HỌC 2024 - 2025

MÔN: SINH HỌC KHỐI 11

A. NỘI DUNG ÔN TẬP

Nội dung kiểm tra học II: Bài 17 đến bài 21.

B. MỘT SỐ KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

I. CẢM ỨNG SINH VẬT

1. Phân biệt cảm ứng thực vật động vật

Tiêu chí

Cảm ứng ở thực vật

Cảm ứng ở động vật

Cơ quan cấu trúc đặc biệt đảm nhận hoạt động cảm ứng

Chưa có

(Thụ thể trên màng tế bào tiếp nhận → truyền qua tế bào chất

<dòng điện , chất hóa học> → đến

bộ phân xử lý rồi gây ra đáp ứng

Cơ quan thụ cảm, hệ thần kinh, cơ quan trả lời kích thích.

<Thực hiện theo một cung phản xạ>

Cơ chế

Hướng động và ứng động (ứng động sinh trưởng, ứng động sức trương nước).

Cơ quan thụ cảm tiếp nhận kích thích; hệ thần kinh phân tích tổng hợp, xử lí thông tin và quyết định hình thức phản ứng lại

kích thích; bộ phận thực hiện phản ứng lại

kích thích.

Hiện tượng/tốc độ

Hiện tượng cảm ứng ở thực vật thường diễn ra chậm.

Hiện tượng cảm ứng ở động vật thường diễn ra với tốc độ nhanh hơn so với thực

vật.

1. Các hình thức cảm ứng ở thực vật

- Hướng động và ứng động

2. Các hình thức cảm ứng ở động vật:

- ĐV chưa có tổ chức thần kinh

- ĐV có hệ thần kinh dạng lưới

- ĐV có hệ thần kinh dạng lưới

- ĐV có hê thần kinh dạng ống

3. Phân biệt phản xạ không điều kiện và phàn xạ có điều kiện

Tiêu chí

Phản xạ không điều kiện

Phản xạ có điều kiện

Di truyền

Bẩm sinh, di truyền

Không di truyền, hình thành trong đời sống cá thể

Tính cá thể

Đặc trưng cho loài

Có tính chất cá thể

Độ bền vững

Rất bền vững

Không bền vững

Đặc điểm kích thích

Đòi hỏi tác nhân kích thích thích ứng

Được hình thành với tác nhân bất kì

.........

C. MỘT SỐ CÂU HỎI GỢI Ý

DẠNG 1. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN – chọn 1 đáp án ( 20 câu)

Câu 1: Cây như thế nào gọi là cây ngày dài?

A. Chỉ ra hoa khi độ dài của ngày lớn hơn đêm.
B. Chỉ ra hoa khi độ dài của ngày ít nhất bằng 14 giờ.
C. Chỉ ra hoa khi độ dài của ngày ít nhất bằng 13 giờ 30 phút.
D. Chỉ ra hoa khi độ dài của ngày ít nhất bằng 14giờ.

Câu 2: Xuân hóa là gì?

A. Hiện tượng ra hoa của cây phụ thuộc vào nhiệt độ thấp.
B. Hiện tượng ra hoa của cây phụ thuộc vào nhiệt độ cao.
C. Hiện tượng ra hoa của cây phụ thuộc vào tuổi của cây.
D. Hiện tượng ra hoa của cây phụ thuộc vào quang chu kì.

Câu 3: Ở điều kiện quang chu kì thích hợp, cơ quan nào của thực vật sinh ra hormone ra hoa?

A. Thân.
B. Lá.
C. Rễ.
D. Hoa.

Câu 4: Một cây ngày dài có độ dài ngày tới hạn là 15 giờ sẽ ra hoa. Chu kì chiếu sáng nào dưới đây sẽ làm cây không ra hoa?

A. 15h chiếu sáng/ 9h che tối.
B. 14h chiếu sáng/ 10h che tối.
C. 15,5h chiếu sáng/ 8,5h che tối.
D. 16h chiếu sáng/ 8h che tối.

Câu 5: Cho các loài thực vật sau: lúa, cà phê, chè. Những loài này ra hoa khi điều kiện ánh sáng như thế nào?

A. Độ sáng (ngày) lớn hơn tối (đêm).
B. Độ sáng lớn hơn 12 giờ/ngày.
C. Không phụ thuộc vào ngoại cảnh.
D. Khi thời gian chiếu sáng bằng thời gian tối.

Câu 6: Trong đời sống, việc sản xuất giá để ăn, làm mạch nha đã ứng dụng giai đoạn nào trong chu kì sinh trưởng và phát triển của thực vật?

A. Giai đoạn nảy mầm.
B. Giai đoạn mọc lá, sinh trưởng mạnh.
C Giai đoạn ra hoa.
D. Giai đoạn tạo quả chín.

Câu 7: Khi nuôi lợn ỉ, nên xuất chuồng lúc chúng đạt khối lượng 50 – 60 kg. vì sao?

A. Đó là cỡ lớn nhất của chúng.
B. Sau giai đoạn này lợn lớn rất chậm.
C. Sau giai đoạn này lợn sẽ dễ bị bệnh.
D. Nuôi lâu thịt lợn sẽ không ngon.

Câu 8: Vì sao nuôi cá rô phi nên thu hoạch sau 1 năm mà không để lâu hơn ?

A. Sau 1 năm cá đã đạt kích thước tối đa.
B. Cá nuôi lâu thịt sẽ dai và không ngon.
C. Tốc độ lớn của cá rô phi nhanh nhất ở năm đầu sau đó sẽ giảm.
D. Cá rô phi có tuổi thọ ngắn.

Câu 9: Hormone sinh trưởng (GH) được sản sinh ra ở đâu?

A. Tinh hoàn.
B. Tuyến giáp.
C. Tuyến yên.
D. Buồng trứng.

Câu 10: Ở thực vật, có các hình thức sinh sản vô tính nào?

A. Bào tử, sinh sản sinh dưỡng.
B. Bào tử tiếp hợp, sinh sản sinh dưỡng.
C. Nội bào tử, bào tử tiếp hợp.
D. Nội bào tử, sinh sản sinh dưỡng.

Câu 11: Trong sinh sản hữu tính cơ thể mới được sinh ra từ đâu?

A. Giao tử.
B. Hợp tử.
C. Bào tử.
D. Phôi.

..........

DẠNG 2. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI (10 câu)

Câu 1: Dựa trên biểu đồ (ảnh hưởng của chế độ tưới nước đến chiều cao cây và diện tích của cây đơn đỏ; cột là chiều cao cây, đường tổng diện tích lá). Phát biểu nào sau đây đúng / sai

A. Nước là thành phần cấu tạo nên tế bào thực vật, là nguyên liệu của các quá trình sinh lí trao đổi chất trong cây nên có ảnh hưởng đến hầu hết các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của thực vật: nảy mầm, đẻ nhánh, ra hoa, tạo quả,…

B. Đối với cây đơn đỏ, cần tưới 2 lần/ngày thì diện tích lá và chiều cao đạt tốt nhất.

C. Đối với cây đơn đỏ, lượng nước tưới càng nhiều cây càng lớn.

D. Để cho năng suất, hiệu quả tốt nhất thì cần tưới 2 lần/ngày đối với cây đơn đỏ.

Câu 2: : Phát biểu sau đây đúng hay sai khi nói về đặc điểm phát triển không qua biến thái và qua biến thái của động vật.

A. Phát triển của động vật không qua biến thái là con non giống con trưởng thành.

B. Phát triển của động vật qua biến thái là kiểu phát triển có sự thay đổi đột ngột về hình thái, cấu tạo và sinh lí của động vật sau khi sinh ra hoặc nở từ trứng ra.

C. Phát triển của động vật không qua biến thái là con non có hình thái, cấu tạo và sinh lí tương tự với con trưởng thành.

D. Thú, chim, người là phát triển qua biến thái.

Câu 3: : Phát biểu sau đây đúng hay sai khi nói về những yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của động vật?

A. Hệ gen chi phối hoàn toàn đến tuổi thọ, tốc độ, giới hạn, thời gian sinh trưởng và phát triển.

B. Khả năng sinh trưởng và phát triển ở động vật hoàn toàn do gene chi phối.

C. Tốc độ lớn và giới hạn lớn của động chỉ do gene quyết định.

D. Ở từng thời kì, quá trình sinh trưởng và phát triển của giới đực và giới cái không giống nhau.

Câu 4: Phát biểu sau đây đúng/sai về tâm sinh lý ở tuổi dậy vị thành niên ở người?

A. Vì chưa hoàn thiện đầy đủ về tâm sinh lí nên việc mang thai ở độ tuổi này sẽ ảnh hưởng trực tiếp lên sức khỏe, tâm lí, sinh lí và làm ảnh hưởng đến kết quả học tập của trẻ vị thành niên.

B. Thời kỳ vị thành niên, trẻ gặp nhiều vấn đề khủng hoảng, hoang mang về tâm lý.

C. Cơ thể trẻ em sẽ diễn ra hàng loạt những thay đổi về hình dáng, cơ quan sinh dục, tâm sinh lí.

D. Tuy trưởng thành về mặt cơ thể nhưng trẻ vị thành niên vẫn cần được giúp đỡ, giáo dục từ gia đình và nhà trường để phát triển đúng hướng.

......

Tải file tài liệu để xem thêm Đề cương ôn tập học kì 2 Sinh học 11 Cánh diều 2025

3. Đề cương ôn tập học kì 2 Sinh học 11 Chân trời sáng tạo

DẠNG 1. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN – chọn 1 đáp án 

Câu 1: Thụ tinh kép ở thực vật có hoa là sự kết hợp của

A. nhân 2 giao tử đực và giao tử cái (trứng) trong túi phôi tạo thành hợp tử
B. hai nhân giao tử đực với nhân của trứng và nhân cực trong túi phôi tạo thành hợp tử và nhân nội nhũ
C. hai bộ NST đơn bội của giao tử đực và giao tử cái (trứng) trong túi phôi tạo thành hợp tử có bộ NST lưỡng bội
D. hai tinh tử với trứng ở trong túi phôi

Câu 2: Sinh sản là gì?

A. Quá trình tạo ra những cá thể mới đảm bảo sự sinh trưởng và phát triển của loài.
B. Quá trình tạo ra những cá thể mới bảo đảm sự phát triển kế tục của loài.
C. Quá trình tạo ra những cá thể mới đảm bảo sự tồn tại vĩnh viễn của loài.
D. Quá trình tạo ra những cá thể mới đảm bảo sự tiến hóa của loài

Câu 3: Kỹ thuật viên nông nghiệp nằm trong nhóm nghành

A. Đào tạo khoa học, công nghệ.
B. Trồng trọt, lâm nghiệp, môi trường.
C. Chăn nuôi, thú y, nuôi trồng thủy sản.
D. Y khoa - chăm sóc, bảo vệ sức khỏe.

Câu 4: Trong thực tiễn, cây ăn quả lâu năm thường được nhân giống bằng phương pháp chiết cành vì

A. dễ trồng và tốn ít công chăm sóc.
B. dễ nhân giống, nhanh và nhiều.
C. để tránh sâu, bệnh gây hại.
D. giúp rút ngắn thời gian sinh trưởng, sớm thu hoạch và biết trước đặc tính của quả.

Câu 5: Phát triển ở thực vật là toàn bộ những biến đổi diễn ra trong chu kỳ sống của cá thể biểu hiện qua

A. hai quá trình liên quan với nhau: sinh trưởng và phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể
B. ba quá trình không liên quan với nhau: sinh trưởng, phân hóa và phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể
C. ba quá trình liên quan với nhau là sinh trưởng, phân hóa và phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể
D. hai quá trình liên quan với nhau: phân hóa và phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể

Câu 6: Trong sinh sản vô tính, các cá thể mới sinh ra:

A. giống nhau và giống cá thể gốc
B. khác nhau và giống cá thể gốc
C. giống nhau và khác cá thể gốc
D. cả ba phương án trên

Câu 7: Phát triển là gì?

A. Toàn bộ những biến đổi diễn ra bên ngoài của cá thể, gồm thay đổi chiều cao và cân nặng
B. Toàn bộ những biến đổi diễn ra bên ngoài cơ thể của cá thể, gồm thay đổi về số lượng, cấu trúc của tế bào, hình thái, trạng thái sinh lý
C. Toàn bộ những biến đổi diễn ra trong chu kỳ sống của cá thể, gồm chiều cao, cân nặng
D. Toàn bộ những biến đổi diễn ra trong chu kỳ sống của cá thể, gồm thay đổi về số lượng, cấu trúc của tế bào, hình thái, trạng thái sinh lý

Câu 8: Tập tính học được là loại tập tính được hình thành trong quá trình

A. sống của cá thể, thong qua học tập và rút kinh nghiệm
B. phát triển của loài, thông qua học tập và rút kinh nghiệm
C. sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm, được di truyền
D. sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm, đặc trưng cho loài

Câu 9: Hiện tượng cảm ứng “Thân cây trầu không bám vào thân cây cau” thuộc loại kích thích nào

A. Nước
B. Ánh sáng
C. Trụ bám
D. Âm thanh

Câu 10: Nhược điểm của hình thức đẻ con so với đẻ trứng là:

A. Hiệu suất sinh sản thấp hơn
B. Con non yếu nên tỉ lệ sống sót thấp hơn
C. Luôn cần phải có 2 cá thể bố và mẹ tham gia vào quá trình sinh sản
D. Cơ thể cái chi phối nhiều năng lượng cho sự phát triển của con

Câu 11: Thụ tinh ở thực vật có hoa là sự kết hợp

A. hai bộ NST đơn bội của giao tử đực và giao tử cái (trứng) trong túi phôi tạo thành hợp tử có bộ NST lưỡng bội
B. nhân quả 2 giao tử đực và giao tử cái (trứng) trong túi phôi tạo thành hợp tử
C. nhân của giao tử đực với nhân của trứng và nhân cực trong túi phôi tạo thành hợp tử
D. của hai tinh tử với trứng trong túi phôi

Câu 12: Các kiểu hướng động âm ở rễ là?

A. hướng đất, hướng sáng.
B. hướng sáng, hướng hoá.
C. hướng sáng, hướng nước.
D. hướng nước, hướng hoá.

Câu 13: Ý nghĩa sinh học của hiện tượng thụ tinh kép ở thực vật hạt kín là:

A. tiết kiệm vật liệu di truyền (do sử dụng cả hai tinh tử để thụ tinh)
B. hình thành nội nhũ cung cấp chất dinh dưỡng cho phôi phát triển
C. hình thành nội nhũ chứa các tế bào tam bội
D. cung cấp chất dinh dưỡng cho sự phát triển của phôi và thời kì đầu của cá thể mới

Câu 14: Phân tích mẫu các chế phẩm trongg các bệnh viện, nhà máy, trung tâm, viện nghiên cứu liên quan đến người, động vật, thực vật, vi sinh vật; chăm sóc và nuôi dưỡng vật nuôi; gieo trồng và chăm sóc các loại cây trồng.

A. Chuyên viên hoặc chuyên gia hoạch định chính sách
B. Giảng viên, giáo viên
C. Nhà thực vật, nhà động vật.
D. Kỹ thuật viên.

Câu 15: Cung phản xạ diễn ra theo trật tự:

A. bộ phận tiếp nhận kích thích → bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin → bộ phận phản hồi thông tin
B. bộ phận tiếp nhận kích thích → bộ phận thực hiện phản ứng → bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin → bộ phận phản hồi thông tin
C. bộ phận tiếp nhận kích thích → bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin → bộ phận thực hiện phản ứng
D. bộ phận tiếp nhận kích thích → bộ phận trả lời kích thích → bộ phận thực hiện phản ứng

Câu 16: Các cấp tổ chức sống không có đặc điểm nào sau đây ?

A. Liên tục tiến hóa
B. Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc
C. Là một hệ thống kín
D. Có khả năng tự điều chỉnh

Câu 17: Hoa lưỡng tính là?

A. hoa có đài, tràng và nhụy hoa.
B. hoa có nhị và nhụy hoa.
C. hoa có đài, tràng và nhị hoa.
D. hoa có đài và tràng hoa.

Câu 18: Tập hợp nhiều tế bào cùng loại và cùng thực hiện một chức năng nhất định tạo thành:

A. Hệ cơ quan
B. Mô
C. Cơ thể
D. Cơ quan

Câu 19: Hoocmôn sinh trưởng có vai trò

A. Tăng cường quá trình sinh tổng hợp protein, do đó Kích thích quá trình phân bào và tăng kích thước tế bào, vì vậy làm tăng cường sự sinh trưởng của cơ thể
B. kích thích chuyển hóa ở tế bào và sinh trưởng, phát triển bình thường của cơ thể
C. kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con đực
D. kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con cái

Câu 20: Tại sao thời kỳ mang thai không có trứng chín và rụng?

A. Vì khi nhau thai được hình thành thì thể vàng tiết ra hoocmôn progesteron ức chế sự tiết ra FSH và LH của tuyến yên
B. Vì khi nhau thai được hình thành sẽ tiết ra hóc môn kích dục nhau thai (HCG) duy trì thể vàng tiết ra hoocmôn progesteron ức chế sự tiết ra FSH và LH của tuyến yên
C. Vì khi nhau thai được hình thành sẽ tiết ra hoocmôn kích dục nhau thai ức chế sự tiết ra FSH và LH của tuyến yên
D. Vì khi nhau thai được hình thành sẽ duy trì thể vàng tiết ra hoocmôn progesteron ức chế sự tiết ra FSH và LH của tuyến yên

..........

DẠNG 2. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI

Câu 1: Các con gấu xám ở Bắc Mỹ dành hàng giờ để đào sóc đất Bắc Cực trong hang nhưng chúng lại phớt lờ những con mồi lớn như tuần lộc. Việc đào bới tìm sóc sẽ tiết kiệm năng lượng hơn và có thể giúp chúng bắt được con mồi. Khi nói về loại tập tính của gấu xám cùng lí giải tại sao gấu không bắt tuần lộc làm thức ăn thì phát biểu sau đây là đúng hay sai?

A. Tập tính của gấu xám là tập tính kiếm ăn, gấu xám không bắt tuần lộc vì tuần lộc lớn có khả năng trốn thoát cao và gấu phải tiêu tốn nhiều năng lượng hơn.

B. Tập tính của gấu xám là bảo vệ lãnh thổ, gấu xám không bắt tuần lộc vì tuần lộc lớn có khả năng trốn thoát cao và gấu phải tiêu tốn nhiều năng lượng hơn.

C. Tập tính của gấu xám là tập tính xã hội, gấu xám không bắt tuần lộc vì tuần lộc có kích thước lớn hơn với khả năng tiêu thụ thức ăn của gấu

D. Tập tính của gấu xám là tập tính kiếm ăn, gấu xám không bắt tuần lộc vì tuần lộc có kích thước lớn hơn với khả năng tiêu thụ thức ăn của gấu

Câu 2: Phát biểu sau đây là đúng hay sai khi nói về lí do cần phải cho trẻ em tắm nắng vào buổi sáng?

A. Tắm nắng giúp biến tiền vitamin D thành vitamin D

B. Tắm nắng giúp chuyển hóa Calcium

C. Tắm nắng giúp da trẻ khỏe mạnh hơn

D. Tắm nắng giúp hấp thụ Na từ thực phẩm

Câu 3: Ở loài chim tu hú, thay vì làm tổ, để trứng rồi ấp và chăm con như những loài chim khác, vào mùa sinh sản, chim tu hú cái thường đi tìm tổ chim chích và gửi trứng của mình ở trong đó. Trước khi bỏ đi, tu hú mẹ không quên tẩm bổ cho mình bằng một quả trứng chim chích, vừa mới được vài ngày tuổi. Vì trứng chim tu hú khá giống trứng của loài chim chích, khiến chim chích cứ vô tư ấp nở như lẽ tự nhiên. Ngoài ra, thức ăn của tu hú mẹ là các loài sâu có độc tố. Đối với chim tu hú trưởng thành chúng có khả năng miễn nhiễm, tuy vậy chim tú hú non còn yếu ớt rất dễ gặp nguy hiểm, thậm chí mất mạng, khi ăn phải loài sâu này. Tìm hiểu về loài chim tu hú và xét các nhận định sau đây:

A. Tập tính bẩm sinh của loài chim tu hú là đẻ trứng vào tổ của chim chích và để chim chích ấp trứng thay mình

B. Khi nhìn thấy trứng của chim chích, tập tính săn mồi của chim tu hú trỗi dậy và chúng ăn luôn quả trứng đó

C. Tập tính vị tha đã khiến chim chích vô tư ấp nở trứng của chim tu hú

D. Đẻ và nhờ loài khác nuôi hộ con của mình là việc làm cần thiết để tránh nguy hiểm cho con non

..............

Tải file về để xem thêm nội dung đề cương

Chia sẻ bởi: 👨 Lê Thị tuyết Mai

Chọn file cần tải:

Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
Sắp xếp theo
👨
    Đóng
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm