Đề cương ôn tập học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2023 - 2024 Ôn tập cuối kì 2 môn Sinh học 12

Đề cương ôn tập học kì 2 Sinh học 12 năm 2023 - 2024 là tài liệu rất hay dành cho các bạn học sinh tham khảo. Tài liệu bao gồm các dạng bài tập trắc nghiệm và tự luận có đáp án kèm theo.

Đề cương ôn tập Sinh học 12 cuối học kì 2 giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi học kì 2 lớp 12. Từ đó có định hướng, phương pháp học tập để đạt kết quả cao trong các bài kiểm tra. Vậy sau đây là trọn bộ đề cương học kì 2 Sinh học 12 năm 2023 - 2024 mời các bạn theo dõi. Bên cạnh đó các em tham khảo thêm: đề cương ôn tập học kì 2 môn Địa lý 12, đề cương ôn thi học kì 2 môn Ngữ văn 12.

Đề cương ôn tập cuối kì 2 Sinh học 12 năm 2023 - 2024

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu 1a. Sự phát sinh và phát triển của sự sống đã trải qua các giai đoạn tiến hóa sau:

A. Tiến hóa tiền sinh học, tiến hóa sinh học.
B. Tiến hóa hóa học, tiến hóa tiền sinh học, tiến hóa sinh học.
C. Tiến hóa tiền sinh học, tiến hóa hóa học.
D. Tiến hóa lí học, tiến hóa hóa học, tiến hóa sinh học.

Câu 1.1a. Theo học thuyết tiến hoá tổng hợp hiện đại thì sự tiến hoá của sự sống có thể chia thành các giai đoạn theo trật tự là

A. tiến hoá hoá học, tiến hoá sinh học, tiến hoá tiền sinh học.
B. tiến hoá sinh học, tiến hoá hoá học, tiến hoá tiền sinh học.
C. tiến hoá tiền sinh học, tiến hoá sinh học, tiến hoá hoá học.
D. tiến hoá hoá học, tiến hoá tiền sinh học, tiến hoá sinh học.

Câu 2b: Trong lịch sử phát triển của sinh giới trên Trái Đất, bò sát cổ ngự trị ở

A. kỉ Đêvôn.
B. kỉ Cambri.
C. Kỉ Jura
D. kỉ Pecmi.

Câu 2.2b: Loài người hình thành vào kỉ

A. đệ tứ
B. đệ tam
C. jura
D. tam điệp

Câu 3a: Đối với con hươu thì báo và cây cỏ nó ăn thuộc

A. nhân tố vô sinh.
B. nhân tố hữu sinh.
C. nhân tố đặc biệt.
D. nhân tố con người.

Câu 3.1a: Nhân tố nào là nhân tố sinh thái vô sinh?

A. Rừng mưa nhiệt đới
B. Cá rô phi
C. Đồng lúa
D. Lá khô trên sàn rừng

Câu 4a: Giữa các sinh vật cùng loài có hai mối quan hệ nào sau đây?

A. Hỗ trợ và cạnh tran
B. Quần tự và hỗ trợ
C. Ức chế và hỗ trợ
D. Cạnh tranh và đối địch

Câu 4.1a: Giữa các cây thông có hiện tượng liền rễ với nhau cho thấy mối quan hệ nào sau đây?

A. Hỗ trợ
B. cạnh tranh
C. Ức chế và hỗ trợ
D. Cạnh tranh và đối địch

Câu 5b: Nhóm sinh vật nào sau đây không phải là một quần thể?

A. Các cây cọ sống trên một quả đồi
B. Các con voi sống trong rừng Tây Nguyên.
C. Các con chim sống trong một khu rừng.
D. Các con cá chép sống trong một cái hồ.

Câu 5.1b: Tập hợp sinh vật nào dưới đây được xem là một quần thể giao phối ?

A. Những con mối sống trong một tổ mối ở chân đê.
B. Những con gà trống và gà mái nhốt ở một góc chợ.
C. Những con ong thợ lấy mật ở một vườn hoa.
D. Những con cá sống trong cùng một cái hồ.

Câu 5.2b: Tập hợp sinh vật nào sau đây không phải là quần thể?

A. Tập hợp cá trắm cỏ trong một cái ao.
B. Tập hợp các cây cọ trên một quả đồi ở Phú Thọ.
C. Tập hợp ốc bươu vàng trong một ruộng lúa
D. Tập hợp cá trong Hồ Tây.

Câu 6a: Sự biến động số lượng cá thể của quần thể cá cơm ở vùng biển Pêru liên quan đến hoạt động của hiện tượng El - Nino là kiểu biến động

A. không theo chu kì.
B. theo chu kì mùa.
C. theo chu kì tuần trăng.
D. theo chu kì nhiều năm.

Câu 6.1a: Quần thể ruồi nhà ở nhiều vùng nông thôn xuất hiện nhiều vào một khoảng thời gian nhất định trong năm (thường là mùa hè), còn vào thời gian khác thì hầu như giảm hẳn. Như vậy quần thể này

A. biến động số lượng theo chu kỳ nhiều năm
B. biến động số lượng theo chu kỳ mùa
C. biến động số lượng không theo chu kỳ
D. không phải là biên động số lượng

Câu 7a: Kiểu phân bố theo nhóm của các cá thể trong quần thể động vật thường gặp khi

A. điều kiện sống phân bố đồng đều, không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
B. điều kiện sống phân bố không đồng đều, có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
C. điều kiện sống phân bố đồng đều, các cá thể có tính lãnh thổ cao.
D. điều kiện sống phân bố không đồng đều, các cá thể có xu hướng sống tụ họp với nhau (bầy đàn).

Câu 7.1a: Để xác định mật độ của một quần thể, người ta cần biết số lượng cá thể trong quần thể và

A. tỉ lệ sinh sản và tỉ lệ tử vong của quần thể.
B. kiểu phân bố của các cá thể trong quần thể.
C. diện tích hoặc thể tích khu vực phân bố của chúng.
D. các yếu tố giới hạn sự tăng trưởng của quần thể.

Câu 8b: Trong các đặc trưng sau đây, đặc trưng nào không đúng đặc trưng của quần thể sinh vật?

A. Sự phân bố của các loài trong không gian.
B. Tỉ lệ giới tính.
C. Số lượng cá thể cùng loài trên một đơn vị diện tích hay thể tích.
D. Nhóm tuổi.

Câu 8.1b: Trong các đặc trưng sau đây, đặc trưng nào không đúng đặc trưng của quần thể sinh vật?

A. Thành phần loài.
B. Tỉ lệ giới tính.
C. Số lượng cá thể cùng loài trên một đơn vị diện tích hay thể tích.
D. Nhóm tuổi.

Câu 9a: Trong một cái ao, kiểu quan hệ có thể xảy ra giữa hai loài cá có cùng nhu cầu thức ăn là

A. cạnh tranh.
B. ký sinh.
C. vật ăn thịt – con mồi.
D. ức chế cảm nhiễm.

Câu 9.1a: Nấm và vi khuẩn lam trong địa y có mối quan hệ

A. hội sinh.
B. ký sinh.
C. cộng sinh.
D. cạnh tranh.

Câu 10a: Các cây tràm ở rừng U Minh là loài

A. ưu thế.
B. đặc trưng.
C. đặc biệt.
D. có số lượng nhiều.

Câu 10.1a: Các đặc trưng cơ bản của quần xã là:

A. Thành phần loài, tỉ lệ nhóm tuổi, mật độ.
B. Độ phong phú, sự phân bố các sá thể trong quần xã.
C. Thành phần loài, sức sinh sản và sự tử vong.
D. Thành phần loài, sự phân bố các cá thể trong quần xã, quan hệ dinh dưỡng của các nhóm loài.

Câu 11a: Có thể hiểu diễn thế sinh thái là sự

A. biến đổi số lượng cá thể sinh vật trong quần xã.
B. thay thế quần xã sinh vật này bằng quần xã sinh vật khác.
C. thu hẹp vùng phân bố của quần xã sinh vật.
D. thay đổi hệ động vật trước, sau đó thay đổi hệ thực vật.

Câu 11.1a: Từ một rừng lim sau một thời gian biến đổi thành rừng sau sau là diễn thế

A. nguyên sinh.
B. thứ sinh.
C. liên tục.
D. phân huỷ.

Câu 12a: Hiện tượng khống chế sinh học có thể xảy ra giữa các quần thể

A.cá rô phi và cá chép.
B. chim sâu và sâu đo.
C. ếch đồng và chim sẻ.
D. tôm và tép.

Câu 12.1a: Hiện tượng số lượng cá thể của quần thể này bị số lượng cá thể của quần thể khác kìm hãm là hiện tượng

A. cạnh tranh giữa các loài.
B. cạnh tranh cùng loài.
C. khống chế sinh học.
D. đấu tranh sinh tồn.

Câu 13a: Quan hệ hỗ trợ trong quần xã biểu hiện ở:

A. cộng sinh, hội sinh, hợp tác
B. quần tụ thành bầy hay cụm và hiệu quả nhóm
C. kí sinh, ăn loài khác, ức chế cảm nhiễm
D. cộng sinh, hội sinh, kí sinh

Câu 13.1a: Quan hệ đối kháng trong quần xã biểu hiện ở:

A. cộng sinh, hội sinh, hợp tác
B. quần tụ thành bầy hay cụm và hiệu quả nhóm
C. kí sinh, ăn loài khác, ức chế cảm nhiễm, cạnh tranh.
D. cộng sinh, hội sinh, kí sinh

Câu 14b: Cho các ví dụ sau:

(1) Sán lá gan sống trong gan bò.

(2) Ong hút mật hoa.
(3) Tảo giáp nở hoa gây độc cho cá, tôm.

(4) Trùng roi sống trong ruột mối.

Những ví dụ phản ánh mối quan hệ hỗ trợ giữa các loài trong quần xã là:

A. (2), (3).
B. (1), (4).
C. (2), (4).
D. (1), (3).

Câu 14.1b: Con mối mới nở “liếm” hậu môn đồng loại để tự cấy trùng roi Trichomonas. Trùng roi có enzim phân giải được xelulôzơ ở gỗ mà mối ăn. Quan hệ này giữa mối và trùng roi là:

A. cộng sinh
B. hội sinh
C. hợp tác
D. kí sinh

Câu 15b: Hiện tượng khống chế sinh học có ý nghĩa gì trong quần xã?

A. Dẫn đến trạng thái cân bằng sinh học.
B. Làm tăng mối quan hệ giữa các loài.
C. Phá vỡ trạng thái cân bằng sinh học.
D. Làm giảm mối quan hệ giữa các loài.

Câu 15.1b: Hiện tượng khống chế sinh học trong quần xã dẫn đến

A. sự tiêu diệt của một loài nào đó trong quần xã.
B. sự phát triển của một loài nào đó trong quần xã.
C. trạng thái cân bằng sinh học trong quần xã.
D. làm giảm độ đa dạng sinh học của quần xã.

Câu 16b: Sự phân tầng theo phương thẳng đứng trong quần xã sinh vật có ý nghĩa

A. tăng sự cạnh tranh giữa các loài, giảm khả năng tận dụng nguồn sống.
B. giảm mức độ cạnh tranh giữa các loài, giảm khả năng tận dụng nguồn sống.
C. giảm mức độ cạnh tranh giữa các loài, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn sống.
D. tăng hiệu quả sử dụng nguồn sống, tăng sự cạnh tranh giữa các quần thể.

Câu 16.1b: Đặc điểm nào sau đây về sự phân tầng của các loài sinh vật trong quần xã rừng mưa nhiệt đới là đúng?

A. Các loài thực vật phân bố theo tầng còn các loài động vật không phân bố theo tầng.
B. Các loài thực vật hạt kín không phân bố theo tầng còn các loài khác phân bố theo tầng.
C. Sự phân tầng của các loài thực vật kéo theo sự phân tầng của các loài động vật.
D. Sự phân tầng của thực vật và động vật không phụ thuộc vào các nhân tố sinh thái.

Câu 17b: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về mối quan hệ giữa các loài trong quần xã sinh vật?

A. Những loài cùng sử dụng một nguồn thức ăn không thể chung sống trong cùng một sinh cảnh.
B. Quan hệ cạnh tranh giữa các loài trong quần xã được xem là một trong những động lực của quá trình tiến hoá.
C. Mối quan hệ vật chủ - vật kí sinh là sự biến tướng của quan hệ con mồi - vật ăn thịt.
D. Trong tiến hoá, các loài gần nhau về nguồn gốc thường hướng đến sự phân li về ổ sinh thái của mình.

Câu 17.1b: Mối quan hệ vật kí sinh - vật chủ và mối quan hệ vật dữ - con mồi giống nhau ở đặc điểm nào sau đây?

A. Đều làm chết các cá thể của loài bị hại.
B. Loài bị hại luôn có kích thước cá thể nhỏ hơn loài có lợi.
C. Loài bị hại luôn có số lượng cá thể nhiều hơn loài có lợi.
D. Đều là mối quan hệ đối kháng giữa hai loài.

Câu 18a: Hệ sinh thái là gì?

A. bao gồm quần xã sinh vật và môi trường vô sinh của quần xã
B. bao gồm quần thể sinh vật và môi trường vô sinh của quần xã
C. bao gồm quần xã sinh vật và môi trường hữu sinh của quần xã
D. bao gồm quần thể sinh vật và môi trường hữu sinh của quần xã

.........

II. PHẦN TỰ LUẬN

Bài 41: Diễn thế sinh thái

Lí thuyết ôn tập:

  • Khái niệm diễn thế sinh thái
  • Các loại diễn thế sinh thái
  • Nguyên nhân của diễn thế sinh thái
  • Tầm quan trọng và ý nghĩa của việc nghiên cứu diễn thế sinh thái.

Bài 43: Trao đổi vật chất trong hệ sinh thái

Lí thuyết ôn tập:

  • Chuỗi thức ăn là một dãy gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau. Mỗi loài là một mắt xích. Trong một chuỗi, một mắt xích vừa có nguồn thức ăn là mắt xích phía trước vừa là nguồn thức ăn của mắt xích phía sau.
  • Lưới thức ăn trong một quần xã gồm nhiều chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung.
  • Quần xã sinh vật càng đa dạng về thành phần loài thì lưới thức ăn trong quần xã càng phức tạp
  • Trong 1 lưới thức ăn, tập hợp các loài sinh vật có cùng mức dinh dưỡng hợp thành một bậc dinh dưỡng.

Câu 1: (1,5đ)

a.Thế nào là chuỗi thức ăn và lưới thức ăn?

b. Trong một quần xã gồm nhiều quần thể sinh vật cùng chung sống, trong đó : cỏ ,giun đất, gà , thỏ, ngựa ,hổ ,cáo ,mèo rừng và vi sinh vật .

b1.Vẽ sơ đồ lưới thức ăn của quần xã trên ? ( thể hiện ít nhất 5 chuỗi thức ăn )

b2.Có mấy loại chuỗi thức ăn trong quần xã ? cho ví dụ ?

Câu 2: (1,5đ)

Thế nào là diễn thế sinh thái? Nêu nguyên nhân và tầm qua trọng của việc nghiên cứu diễn thế sinh thái ?

Câu 3:(1,5đ)

a. Phân biệt diễn thế nguyên sinh và diễn thế thứ sinh. Lấy ví dụ minh họa cho các loại diễn thế. (1đ)

b. Hoạt động khai thác tài nguyên không hợp lí của con người có thể xem là hành động “ Tự đào huyệt chôn mình” của diễn thế sinh thái được không? Tại sao? (0,5đ)

Câu 4:(1,5đ)

Cho ví dụ về các bậc dinh dưỡng của 1 quần xã tự nhiên và 1 quần xã nhân tạo?

............

Tải file tài liệu để xem đề cương học kì 2 Sinh học 12

Chia sẻ bởi: 👨 Lê Thị tuyết Mai
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm