Đề cương ôn tập học kì 2 môn Địa lý 12 năm 2024 - 2025 (Sách mới) Ôn tập cuối học kì 2 Địa lý 12 (Cấu trúc mới, sách mới)
Đề cương ôn tập học kì 2 Địa lí 12 năm 2024 - 2025 là tài liệu rất hữu ích, gồm 3 sách Cánh diều, Chân trời sáng tạo và Kết nối tri thức. Đề cương tóm tắt kiến thức cần nắm và các dạng bài tập trọng tâm.
Đề cương ôn tập cuối học kì 2 Địa lí 12 năm 2025 được biên soạn với cấu trúc hoàn toàn mới gồm trắc nghiệm lựa chọn đáp án đúng, trắc nghiệm đúng sai, trả lời ngắn và tự luận. Qua đó giúp các em học sinh lớp 12 nắm được kiến thức mình đã học trong chương trình học kì 2, rèn luyện và ôn tập một cách hiệu quả. Vậy sau đây là trọn bộ đề cương ôn tập học kì 2 Địa lí 12 mời các bạn đón đọc.
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Địa lí 12 năm 2025 (Cấu trúc mới)
1. Đề cương ôn tập cuối học kì 2 Địa lí 12 Kết nối tri thức
TRƯỜNG THPT ………… BỘ MÔN: ĐỊA LÍ | ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ II NĂM HỌC 2024 - 2025 MÔN: ĐỊA LÍ KHỐI 12 |
Phần I. Trắc nghiệm khách quan
I.Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn (Mỗi câu chọn 1 phương án đúng)
Câu 1. Đặc điểm nào sau đây không đúng về vị trí địa lí của Bắc Trung Bộ?
A.Tiếp giáp với Trung du và miền núi Bắc Bộ.
B. Tiếp giáp với Đồng bằng sông Hồng ở phía bắc.
C. Tiếp giáp với Biển Đông rộng lớn ở phía tây.
D. Vị trí cầu nối giữa miền Bắc và miền Nam.
Câu 2. Đặc điểm nào sau đây không đúng về dân số Bắc Trung Bộ?
A. Dân cư tập trung chủ yếu ở phía Tây của vùng.
B. Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên ở mức trung bình cả nước.
C. Trong vùng có nhiều dân tộc khác nhau sinh sống.
D. Tỉ lệ dân thành thị thấp hơn trung bình cả nước.
Câu 3. Đặc điểm tự nhiên nào sau đây là cơ sở chính cho việc hình thành cơ cấu nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản ở Bắc Trung Bộ?
A. Địa hình phân hoá từ Tây sang Đông.
B. Khí hậu nhiệt đới ẩm có mùa đông lạnh.
C. Có nhiều nhóm đất và loại đất khác nhau.
D. Giáp vùng biển rộng, giàu tiềm năng.
Câu 4. Ngành thủy sản ở vùng Bắc Trung Bộ phát triển được chủ yếu do
A. có nhiều ngư trường, trình độ lao động cao, nguồn vốn đầu tư lớn.
B. khí hậu thuận lợi, có nhiều cảng biển, dân cư nhiều kinh nghiệm.
C. ít thiên tai, sông ngòi dày đặc, nguồn lợi sinh vật biển phong phú.
D. các tỉnh giáp biển, gần các ngư trường lớn, dân cư có kinh nghiệm.
Câu 5. Thuận lợi chủ yếu về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đối với phát triển nông nghiệp của Bắc Trung Bộ là
A. đất ba-dan có diện tích lớn, phân bố tập trung.
B. vùng đồi trước núi có đất phù sa khá màu mỡ.
C. khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có sự phân hoá.
D. nhiều hệ thống sông lớn với mạng lưới dày đặc.
Câu 6. Thuận lợi chủ yếu về kinh tế - xã hội đối với phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản của Bắc Trung Bộ là
A. lao động đông, có nhiều kinh nghiệm sản xuất
B. có trình độ khoa học – công nghệ rất hiện đại.
C. cơ sở hạ tầng đồng bộ và được hiện đại hoá.
D. nhiều cơ sở chế biến sản phẩm quy mô lớn.
Câu 7. Đặc điểm nào sau đây không đúng về hạn chế trong phát triển nông nghiệp của Bắc Trung Bộ?
A. Dân cư chưa chinh phục được tự nhiên.
B. Ảnh hưởng của nhiều thiên tai.
C. Cơ sở hạ tầng còn nhiều hạn chế.
D. Công nghiệp chế biển chưa phát triển.
Câu 8. Ngành trồng trọt của Bắc Trung Bộ có đặc điểm nào sau đây?
A. Lúa trồng nhiều ở Quảng Bình, Quảng Trị.
B. Cao su được trồng phổ biến ở núi phía Tây.
C. Lúa là cây lương thực chủ yếu của vùng.
D. Mía được trồng chủ yếu ở đất cát ven biển.
Câu 9. Ngành chăn nuôi của Bắc Trung Bộ có đặc điểm nào sau đây?
A. Số lượng đàn gia súc đứng đầu cả nước.
B. Đang phát triển theo hướng hàng hóa.
C. Bò sữa được nuôi phổ biến ở các tỉnh.
D. Gia cầm nuôi theo trang trại còn hạn chế.
Câu 10. Ý nghĩa chủ yếu của việc phát triển nông nghiệp ở Bắc Trung Bộ là
A. khai thác nguồn lực, tăng trưởng kinh tế, nâng cao đời sống.
B. thay đổi cơ cấu kinh tế, đa dạng sản phẩm, tạo hàng xuất khẩu.
C. tạo ra việc làm, tăng sự phân hóa lãnh thổ, phân bố lại dân cư.
D. thu hút đầu tư, phát huy các thế mạnh, nâng cao vị thế của vùng.
Câu 11. Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là phần lãnh thổ không tách rời của hai tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương của Duyên hải Nam Trung Bộ lần lượt là
A. Đà Nẵng và Quảng Nam.
B. Đà Nẵng và Khánh Hoà.
C. Đà Nẵng và Quảng Ngãi.
D. Đà Nẵng và Bình Định.
.......
Xem đầy đủ nội dung đề cương trong file tải về
2. Đề cương ôn tập học kì 2 Địa lí 12 Cánh diều
Xem đầy đủ đề cương trong file tải về
3. Đề cương ôn tập học kì 2 Địa lí 12 Chân trời sáng tạo
TRƯỜNG THPT ……… BỘ MÔN: ĐỊA LÍ | ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ II NĂM HỌC 2024 - 2025 MÔN: ĐỊA LÍ KHỐI: 12 |
I. Ôn tập các nội dung kiến thức đã học:
+ Khai thác thế mạnh để phát triển kinh tế ở Tây Nguyên
+ Phát triển kinh tế – xã hội ở Đông Nam Bộ
+ Sử dụng hợp lí tự nhiên để phát triển kinh tế ở Đồng bằng sông Cửu Long
+ Phát triển các vùng kinh tế trọng điểm
+ Phát triển kinh tế và đảm bảo an ninh quốc phòng ở Biển Đông và các đảo, quần đảo
II. Cấu trúc:
- Phần trắc nghiệm khách quan:
+ Dạng Nhiều lựa chọn: 12 câu, mỗi câu 0,25 điểm.
+ Dạng Đúng - Sai: 2 câu, mỗi câu 1 điểm.
+ Dạng Trả lời ngắn: 8 câu, mỗi câu 0,25 điểm.
- Phần tự luận:
Gồm 2 câu hỏi: Câu 1: Vẽ biểu đồ (2 điểm); Câu 2: Tự luận (1 điểm).
III. Một số câu hỏi minh họa:
PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
I. Câu hỏi trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn.
Câu 1: Biện pháp quan trọng hàng đầu để phát triển ổn định cây cà phê ở Tây Nguyên là
A. phát triển mô hình trang trại.
B. kết hợp với công nghiệp chế biến.
C. đa dạng hóa cây cà phê.
D. nâng cao chất lượng lao động.
Câu 2: Công nghiệp chế biến ở Tây Nguyên đang được đẩy mạnh chủ yếu nhờ
A. điều kiện tự nhiên thuận lợi.
B. tăng cường nguồn lao động.
C. xây dựng cơ sở hạ tầng và thị trường.
D. nông nghiệp hàng hóa phát triển.
Câu 3: Giải pháp quan trọng nhất để tránh rủi ro trong việc mở rộng các vùng sản xuất cây công nghiệp ở Tây Nguyên là
A. tìm thị trường ổn định.
B. đa dạng hóa cây trồng.
C. quy hoạch lại vùng chuyên canh.
D. đẩy mạnh xuất khẩu.
Câu 4: Tây Nguyên phát triển nông nghiệp theo hướng nào để nâng cao giá trị nông sản, tăng lợi nhuận?
A. Phát triển mô hình trang trại.
B. Liên doanh với nước ngoài.
C. Gắn liền với công nghiệp chế biến.
D. Hạn chế thị trường khó tính.
Câu 7: Các ngành phát triển thế mạnh ở Tây Nguyên gồm
A. trồng cây công nghiệp lâu năm, lâm nghiệp, thủy điện, du lịch, khai thác bô-xít.
B. trồng cây công nghiệp lâu năm, nông nghiệp, thủy điện, du lịch, khai thác bô-xít.
C. trồng cây công nghiệp lâu năm, lâm nghiệp, nhiệt điện, du lịch, khai thác bô-xít.
D. trồng cây công nghiệp lâu năm, lâm nghiệp, thủy điện, du lịch, khai thác than.
Câu 8: Tây Nguyên thế mạnh về địa hình và đất giúp
A. quy hoạch vùng chuyên canh nông nghiệp.
B. phát triển cây nông nghiệp cơ cấu đa dạng.
C. phát triển cay công nghiệp quy mô lớn.
D. phát triển kinh tế biển, bảo vệ môi trường.
Câu 9: Tây Nguyên thế mạnh về khí hậu giúp
A. quy hoạch vùng chuyên canh công nghiệp.
B. phát triển cây công nghiệp cơ cấu đa dạng.
C. cung cấp nguồn nước vào mùa khô.
D. phát triển kinh tế biển, bảo vệ môi trường.
Câu 10: Tây Nguyên thế mạnh về nguồn nước giúp
A. quy hoạch vùng chuyên canh công nghiệp.
B. phát triển cây công nghiệp cơ cấu đa dạng.
C. cung cấp nguồn nước vào mùa khô.
D. phát triển kinh tế biển, bảo vệ môi trường.
Câu 11: Tây Nguyên là vùng
A. chuyên canh cây công nghiệp lâu năm nhỏ.
B. chuyên canh cây công nghiệp lâu năm lớn.
C. chuyên canh cây công nghiệp ít năm lớn.
D. chuyên canh cây công nghiệp ít năm nhỏ.
Câu 12: Tây Nguyên có thế mạnh nào dưới đây để phát triển lâm nghiệp?
A. Phát triển cây trồng nhiệt đới vụ đông.
B. Có diện tích rừng khá lớn.
C. Mùa khô kéo dài nhiều tháng.
D. Phát triển kinh tế, dịch vụ du lịch.
Câu 13: Tây Nguyên có thế mạnh về nguồn lao động
A. có kinh nghiệm trong sản xuất cây công nghiệp.
B. phát triển nông – lâm – thủy sản.
C. đổi mới sản xuất nông – lâm – thủy sản.
D. thu hút nguồn vốn trong và ngoài nước.
Câu 14: Cơ sở hạ tầng Tây Nguyên đang
A. phát triển đáp ứng ngành kinh tế biển.
B. được cải thiện, áp dụng rộng rãi khoa học – công nghệ.
C. đổi mới sản xuất nông – lâm – thủy sản.
D. thu hút nguồn vốn trong và ngoài nước.
Câu 15: Tây Nguyên không tiếp giáp với vùng nào sau đây?
A. Trung du miền núi Bắc Bộ.
B. Bắc Trung Bộ.
C. Đông Nam Bộ.
D. Duyên hải miền Trung.
Câu 16: Đông Nam Bộ có thế mạnh về biển giúp
A. phát triển chuyên canh quy mô lớn.
B. phát triển nông nghiệp nhiệt đới.
C. phát triển tổng hợp kinh tế biển.
D. phát triển công nghiệp khai thác.
Câu 17: Đông Nam Bộ có hạn chế về điều kiện tự nhiên nào dưới đây?
A. Ít diện tích cây lương thực.
B. Khó khăn về việc làm, nhà ở.
C. Mùa khô kéo dài.
D. Kém phát triển dịch vụ du lịch.
Câu 18: Đông Nam Bộ có hạn chế về kinh tế - xã hội nào dưới đây?
A. Ít diện tích cây lương thực.
B. Khó khăn về việc làm, nhà ở.
C. Mùa khô kéo dài.
D. Kém phát triển dịch vụ du lịch.
Câu 19: Đông Nam Bộ có thế mạnh dân cư và nguồn lao động giúp
A. nâng cao năng suất lao động.
B. phát triển đồng bộ, hiện đại.
C. thu hút đầu tư nước ngoài.
D. phát triển ít loại hình.
Câu 20: Đông Nam Bộ có thế mạnh cơ sở hạ tầng vật chất – kĩ thuật giúp
A. giảm người lao động.
B. phát triển đồng bộ, hiện đại.
C. thu hút đầu tư nước ngoài.
D. phát triển ít loại hình.
Câu 21: Phát biểu nào sau đây không đúng với vai trò sản xuất lương thực và thực phẩm Đồng bằng sông Cửu Long?
A. Đảm bảo an ninh lương thực.
B. Khai thác thế mạnh về tự nhiên.
C. Cung cấp nguyên liệu cho dịch vụ.
D. Giải quyết vấn đề việc làm.
Câu 22: Phát biểu nào sau đây không đúng với việc phát triển sản xuất thực phẩm ở Đồng bằng sông Cửu Long?
A. Chăn nuối theo hướng sạch, quy mô lớn.
B. Gắn với công nghiệp chế biến.
C. Vùng trọng điểm số một về thủy sản.
D. Vùng sản xuất cây công nghiệp đứng đầu.
Câu 23: Biện pháp nào không hợp lí khi sử dụng và cải tạo thiên nhiên của Đồng bằng sông Cửu Long?
A. Chia ô nhỏ trong đồng ruộng để thau chua, rửa mặn.
B. Cày sâu, bừa kĩ để nâng cao độ phì cho đất.
C. Tìm các giống lúa mới chịu được đất phèn.
D. Khai thác tối đa các nguồn lợi trong mùa lũ.
Câu 24: Để đảm bảo cân bằng sinh thái, Đồng bằng sông Cửu Long cần phải
A. Bảo vệ và phát triển rừng.
B. Cải tạo đất phèn, đất mặn.
C. Khoanh rừng kết hợp với nuôi tôm.
D. Giảm độ mặn trong đất.
Câu 25: Năm 2021, số dân trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long đạt bao nhiêu triệu người?
A. 17,4
B. 17,5
C. 17,6
D. 17,7
Câu 26: Năm 2021, tỉ lệ gia tăng dân số của Đồng bằng sông Cửu Long là
A. 0,54%
B. 0,55%
C. 0,56%
D. 0,57%
Câu 27: Các ngành phát triển thế mạnh ở Đồng bằng sông Cửu Long gồm
A. sản xuất lương thực và thực phẩm và du lịch.
B. trồng cây công nghiệp lâu năm và du lịch.
C. lâm nghiệp, nhiệt điện, du lịch, khai thác bô-xít.
D. trồng cây công nghiệp lâu năm và khai thác than.
Câu 28: Sản xuất lương thực và thực phẩm ở Đồng bằng sông Cửu Long có vai trò
A. cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp.
B. động lực cho công nghiệp.
C. khai thác hết tài nguyên đất thoái hóa.
D. Cung cấp lương thực đủ cho vùng.
Câu 29: Cây trồng quan trọng số một ở Đồng bằng sông Cửu Long là cây
A. cà phê.
B. ngô.
C. lúa.
D. hồ tiêu.
Câu 30: Năm 2021, tỉ lệ dân thành thị Đồng bằng sông Cửu Long chiếm hơn
A. 26,4%
B. 26,5%
C. 26,6%
D. 26,7%
Câu 31: Đồng bằng sông Cửu Long thế mạnh về địa hình và đất giúp
A. phát triển cây lương thực.
B. phát triển nông nghiệp nhiệt đới.
C. phát triển nuôi trồng thủy sản.
D. phát triển du lịch sinh thái
Câu 32: Năm 2021, số dân của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ bao nhiêu triệu người?
A. 6,4
B. 6,5
C. 6,6
D. 6,7
.............
Tải file về để xem trọn bộ đề cương ôn tập học kì 2 Địa lý 12
Chọn file cần tải:
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:
