Bộ đề thi học kì 2 môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12 năm 2024 - 2025 (Sách mới) 3 Đề kiểm tra cuối kì 2 GDKT&PL 12 (Cấu trúc mới, có đáp án)
Đề thi cuối kì 2 Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12 năm 2025 gồm 3 đề kiểm tra cuối kì 2 có đáp án chi tiết kèm theo.
Đề thi học kì 2 GDKT&PL 12 năm 2025 được biên soạn theo Công văn 7991/BGDĐT-GDTrH với cấu trúc gồm trắc nghiệm lựa chọn đáp án đúng, trắc nghiệm đúng sai. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích cho quý thầy cô và các em ôn tập và củng cố kiến thức, chuẩn bị sẵn sàng cho học kì 2 lớp 12 sắp tới. Vậy sau đây là nội dung chi tiết đề kiểm tra học kì 2 GDKT&PL 12 năm 2025, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.
Lưu ý: Đáp án đúng là những đáp án được bôi đỏ trong đề thi
TOP 3 Đề thi học kì 2 GDKT&PL 12 năm 2025 (Có đáp án)
- 1. Đề thi cuối kì 2 Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12 Kết nối tri thức
- 2. Đề thi cuối kì 2 Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12 Chân trời sáng tạo
- 3. Đề thi học kì 2 môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12 Cánh diều
1. Đề thi cuối kì 2 Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12 Kết nối tri thức
Đề thi học kì 2 GDKT&PL 12
TRƯỜNG THPT…… | ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 NĂM 2024 - 2025 MÔN : GDKT&PL 12 |
PHẦN I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án đúng.
Câu 1: Đâu là quyền của công dân về bảo vệ di sản văn hoá?
A. Tham quan và nghiên cứu
B. Giao nộp cổ vật tìm được.
C. Mua bán và sử dụng.
D. Sưu tầm hoặc mang đấu giá.
Câu 2: Được hưởng thụ và tiếp cận văn hóa là:
A. trách nhiệm của công dâ
B. nghĩa vụ của công dân.
C. quyền của công dân.
D. vai trò của công dân.
Câu 3: Đối với các hành vi xâm hại di sản văn hóa công dân có nghĩa vụ:
A. Cãi nhau với người có hành vi xâm hại di sản văn hoá.
B. Ngăn chặn và đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ngăn chặn, xử lí.
C. Tiến hành xử lí vi phạm đối với người có hành vi xâm hại di sản văn hoá.
D. Lên tiếng phê phán và tự xử lí người có hành vi xâm hại di sản văn hoá.
Câu 4: Tôn trọng, bảo vệ và giữ gìn các di sản văn hóa là
A. vai trò của công dân.
B. quyền của công dân.
C. trách nhiệm của công dân.
D. nghĩa vụ của công dân.
Câu 5: Việc làm nào sau đây không vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên?
A. Vào rừng khai thác các loại gỗ quý.
B. Săn bắt động vật quý hiếm về nuôi dưỡng.
C. Đốt rừng để trồng trọt, chăn nuôi.
D. Khai thác, sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên.
Câu 6: Việc làm nào sau đây gây ảnh hưởng xấu đến môi trường?
A. Nộp thuế, phí bảo vệ môi trường.
B. Xả chất thải chưa qua xử lí ra môi trường.
C. Trồng nhiều cây xanh trong khuôn viên trường học.
D. Tắt các loại thiết bị điện khi không sử dụng.
Câu 7. “Pháp luật quốc tế là cơ sở để xây dựng và hoàn thiện quy định của luật quốc gia, bảo đảm cho luật quốc gia phù hợp với yêu cầu của pháp luật quốc tế” là nội dung thể hiện
A. Mối quan hệ giữa pháp luật quốc tế và luật quốc gia.
B. Tầm quan trọng của pháp luật quốc tế và luật quốc gia.
C. Nguyên tắc hoạt động của pháp luật quốc tế
D. Vai trò của pháp luật quốc tế đối với luật quốc gia
...........
PHẦN II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1: Đọc thông tin sau:
Ngôi đền ở xã X từ lâu đã tồn tại các lễ hội, phong tục tốt đẹp được pháp luật bảo vệ. Ông P, chủ tịch Ủy ban nhân dân xã đã đề xuất trùng tu lại ngôi đền để đảm bảo an toàn về mặt kiến trúc và bảo vệ các giá trị văn hóa. Biết được thông tin này, anh Y đã giả danh là một công ty xây dựng để nhận thầu thi công. Phát hiện thấy trong đền có nhiều cổ vật nên anh Y có ý định lấy trộm. Anh Y dùng tiền, quà tặng hối lộ ông P và đã thành công lấy được một số cổ vật. Người dân xã X phát hiện sự việc đã ngay lập tức trình báo với cơ quan chức năng.
a. Ông P đề xuất trùng tu lại ngôi đền thể hiện ông là người hiểu rõ quyền và nghĩa vụ về bảo tồn di sản văn hóa.
b. Hành vi nhận hối lộ của ông P và dung túng cho anh Y phạm tội là vi phạm quy định của pháp luật về quyền tham gia tiếp cận, hưởng thụ các di sản văn hóa.
c. Người dân xã X đã thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân về bảo vệ di sản văn hóa để tố cáo vụ việc của anh Y cho cơ quan chức năng có thẩm quyền.
d. Việc làm của anh Y bị xử phạt vi phạm hành chính do thực hiện sai quyền hưởng thụ di sản văn hóa.
.................
Xem đầy đủ đề thi trong file tải về
Đáp án đề thi học kì 2 GDKT&PL 12
Tải file về để xem trọn bộ nội dung đáp án đề thi học kì 2 Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12
2. Đề thi cuối kì 2 Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12 Chân trời sáng tạo
Đề thi học kì 2 GDKT&PL 12
TRƯỜNG THPT…… | ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 NĂM 2024 - 2025 MÔN : GDKT&PL 12 |
PHẦN I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án đúng.
Câu 1. Hệ thống các nguyên tắc và quy phạm pháp luật được các quốc gia và chủ thể khác của luật quốc tế thỏa thuận xây dựng nên cơ sở sự bình đẳng và tự nguyện để điều chỉnh những quan hệ phát sinh giữa các quốc gia và các chủ thể trong mọi lĩnh vực của đời sống quốc tế được gọi là
A. Pháp luật quốc tế.
B. Công ước Liên hợp quốc
C. Hiến chương Liên hợp quốc.
D. Tuyên ngôn thế giới.
Câu 2. Tổng thể các nguyên tắc và quy phạm pháp luật tạo thành luật quốc tế không bao gồm
A. Văn bản pháp luật của một quốc gia.
B. Hiến chương của Liên hợp quốc
C. Tuyên ngôn thế giới về quyền con người.
D. Công ước của Liên hợp quốc về luật biển.
Câu 3. Điều chỉnh quan hệ giữa các quốc gia hoặc các chủ thể khác của luật quốc tế phát sinh trong các lĩnh vực của đời sống quốc tế nhằm giữ gìn hòa bình, an ninh, bảo đảm nhân quyền và vì sự phát triển của thế giới là một trong những nội dung về
A. vai trò của pháp luật quốc tế
B. đặc điểm của pháp luật quốc tế.
C. nguyên tắc của pháp luật quốc tế.
D. khái niệm của pháp luật quốc tế.
Câu 4. Cơ sở để thiết lập các mối quan hệ ngoại giao, hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia trên các lĩnh vực của đời sống quốc tế là một trong những nội dung thể hiện
A. vai trò của pháp luật quốc tế.
B. đặc điểm của pháp luật quốc tế.
C. nguyên tắc của pháp luật quốc tế.
D. khái niệm của pháp luật quốc tế.
Câu 5. “Tất cả các quốc gia đều có nghĩa vụ từ bỏ việc dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực chống lại sự toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của bất kỳ quốc gia nào” là thể hiện nguyên tắc
A. cấm dùng vũ lực hay đe dọa vũ lực trong quan hệ quốc tế.
B. giải quyết tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.
C. các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác với các quốc gia khác.
D. không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác.
Câu 6. Nội dung nào sau đây không thể hiện nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế?
A. Giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia.
B. Bình đẳng về chủ quyền các quốc gia.
C. Giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.
D. Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
Đọc thông tin và trả lời câu hỏi 7, 8
Khi đi làm rẫy, vợ chồng ông N và bà M phát hiện một khu rừng phòng hộ bị các đối tượng xấu phá để trồng keo. Ông N muốn trình báo sự việc với chính quyền địa phương, nhưng bà M ngăn cản vì cho rằng đó là việc của cán bộ nhà nước không liên quan đến người dân như gia đình bà.
Câu 7: Việc phá rừng phòng hộ để trồng keo là vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về
A. bảo vệ tài nguyên, môi trường.
B. bảo vệ di sản văn hóa.
C. bảo vệ kì quan thiên nhiên.
D. bảo vệ tài sản nhà nước.
Câu 8: Vợ chồng ông N bà K có quyền
A. khiếu nại hành vi phá rừng phòng hộ.
B. tố cáo hành vi phá rừng phòng hộ.
C. tìm hiểu thông tin về rừng phòng hộ.
D. xử phạt đối với hành vi phá rừng phòng hộ.
.................
PHẦN II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1: Đọc thông tin và trả lời câu hỏi
Ông N mới mở một xưởng sản xuất nhang thủ công trên phần đất của gia đình ông, vì sản xuất thủ công không có máy móc để xử lí rác thải nên gây bụi bẩn, ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến nhiều hộ gia đình xung quanh. Chị K và người dân ở đây đã phản ánh và đề nghị ông N có biện pháp xử lí nhưng ông N vẫn không thực hiện, còn thách thức mọi người vì cho rằng ông sản xuất trên đất của ông, không ảnh hưởng đến người khác nên ông không có gì phải sợ.
a)Ông N vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ môi trường.
b)Ông N không vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ môi trường.
c)Chị K không có quyền phản ánh sự việc trên vì ông N không vi phạm pháp luật.
d)Chị K có quyền tố cáo hành vi của ông N.
...........
Xem đầy đủ đề thi trong file tải về
Đáp án đề thi học kì 2 GDKT&PL 12
Tải file về để xem trọn bộ nội dung đáp án đề thi học kì 2 Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12
3. Đề thi học kì 2 môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12 Cánh diều
Đề thi học kì 2 Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12
TRƯỜNG THPT…… | ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 NĂM 2024 - 2025 MÔN : GDKT&PL 12 |
PHẦN I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án đúng.
Câu 1: Được sống trong môi trường trong lành, không bị ô nhiễm là
A. quyền của công dân.
B. nghĩa vụ của công dân.
C. trách nhiệm của công dân.
D. vai trò của công dân.
Câu 2: Mọi công dân được tiếp cận, tìm hiểu các thông tin về bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên theo
A. quy định của pháp luật.
B. khả năng của mình.
C. điều kiện, hoàn cảnh của mình.
D. năng khiếu và sở thích.
Câu 3: Việc chi trả, bồi thường thiệt hại, khắc phục, xử lý và chịu trách nhiệm pháp lý khác theo quy định của pháp luật nếu gây sự cố môi trường, huỷ hoại tài nguyên thiên nhiên là
A. hậu quả tiêu cực.
B. quyền của công dân.
C. nghĩa vụ của công dân.
D. vai trò của công dân.
Câu 4: Hành vi nào sau đây phù hợp trong việc bảo vệ tài nguyên, môi trường?
A. Sử dụng kích điện để bắt cá.
B. Sử dụng tiết kiệm điện, nước sinh hoạt.
C. Đốt rừng, phá rừng làm rẫy.
D. Vứt xác chết động vật xuống sông.
Câu 5: Đối với di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia do mình tìm được công dân có nghĩa vụ
A. khai thác và sử dụng hợp lí, có hiệu quả.
B. giao nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
C. khai thác và sử dụng tiết kiệm.
D. khai thác và sử dụng, chỉ cần tránh người khác biết.
Câu 6: Việc tham gia vào đời sống văn hoá như biểu diễn các làn điệu dân ca, hát, hò, biểu diễn nghệ thuật là:
A. quyền của công dân.
B. nghĩa vụ của công dân.
C. trách nhiệm của công dân.
D. vai trò của công dân.
Câu 7: Đâu không phải là hành vi đúng với quyền và nghĩa vụ công dân về bảo vệ di sản văn hoá trong các nội dung sau:
A. Anh H rất thích đàn Tính, hát Then, anh dự định thành lập câu lạc bộ trong xã.
B. Chị N ngay lập tức ngăn chặn khi thấy các em định dùng bút viết tên lên di tích lịch sử.
C. Các bạn T, M, O cùng rủ nhau đến tham gia vào đội múa Xoè tại địa phương.
D. Đào được một số cổ vật từ thời nhà Lê, ông K đem trưng bày trong tủ kính gia đình.
Câu 8: Hành vi nào dưới đây là bảo vệ di sản văn hoá?
A. Nghiên cứu kỹ về lễ hội dân gian.
B. Mặc trang phục hở hang khi đi chùa.
C. Tự ý bê đồ vật trong chùa về nhà cất.
D. Lấn chiếm đất của đình, chùa làng.
...............
PHẦN II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1: Ý kiến nào dưới đây là đúng với quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ di sản văn hoá? Lựa chọn đúng hoặc sai cho các ý a, b, c, d.
a. Công dân có quyền tham quan các di sản văn hoá của dân tộc nhưng không có quyền tiếp cận những di sản văn hoá đó.
b. Quyền hưởng thụ các di sản văn hoá của công dân được thể hiện ở các hoạt động tham quan di sản, biểu diễn nghệ thuật truyền thống.
c. Công dân có quyền ngăn chặn các hành vi phá hoại di sản văn hóa nhưng không có nghĩa vụ xử lí những hành vi đó.
d. Pháp luật quy định công dân có quyền và nghĩa vụ tham gia vào quá trình đưa ra quyết định về những vấn đề liên quan đến bảo vệ di sản văn hoá.
Câu 2: Đọc đoạn thông tin sau:
Mặc dù Hiệp định thương mại Việt Nam và Hoa Kỳ đã được ký kết năm 2000, Việt Nam luôn luôn chủ động và tuân thủ các quy định đã ký kết. Tuy nhiên, ngày 29/11/2024, Bộ Thương mại Hoa Kỳ công bố mức thuế chống bán phá giá áp dụng đối với pin và mô-đun năng lượng mặt trời nhập khẩu từ Việt Nam với mức đánh thuế lên đến 271,28% để bảo vệ ngành sản xuất pin trong nước của Hoa Kỳ. Bộ công thương Việt Nam bên cạnh việc tích cực trao đổi, đàm phán và cung cấp các bằng chứng để chứng minh đã chủ động hướng dẫn các doanh nghiệp điều chỉnh thị trường. Trước tình hình đó, doanh nghiệp TL đã chủ động điều chỉnh kế hoạch thị trường, tích cực tìm kiếm các thị trường mới như EU, Nhật Bản. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng đã chủ động đàm phán với các doanh nghiệp Hoa Kỳ để điều chỉnh một số nội dung trong hợp đồng nhằm giảm thiểu tối đa những bất lợi và đã được các doanh nghiệp đối tác đồng ý.
a) Hiệp định Việt Nam và Hoa Kỳ là hình thức hội nhập kinh tế khu vực.
b) Áp thuế cao các nước xuất khẩu vào Hoa Kỳ, là vi phạm nguyên tắc thương mại không phân biệt đối xử của tổ chức WTO.
c) Doanh nghiệp TL đã điều chỉnh chiến lược kinh doanh để phù hợp với tình hình mới sau khi Hoa Kỳ áp thuế chống bán phá giá.
d) Các doanh nghiệp Hoa Kỳ tích cực phối hợp với doang nghiệp Việt Nam để điều chỉnh hợp đồng cho phù hợp và giảm tác động về kinh tế là thể hiện nguyên tắc thiện chí, hợp tác trong hợp đồng thương mại quốc tế.
.................
Xem đầy đủ đề thi trong file tải về
Đáp án đề thi học kì 2 GDKT&PL 12
............
Tải file về để xem trọn bộ nội dung đáp án đề thi học kì 2 Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12
Chọn file cần tải:
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:
