Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn 11 năm 2023 - 2024 (Sách mới) 3 Đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 11 (Có đáp án, ma trận)
Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn 11 năm 2023 - 2024 là tài liệu cực kì hữu ích mà Eballsviet.com muốn giới thiệu đến quý thầy cô cùng các bạn lớp 11 tham khảo.
Đề thi giữa kì 2 Ngữ văn 11 gồm 3 đề gồm sách Kết nối tri thức với cuộc sống, Chân trời sáng tạo và Cánh diều có ma trận đề thi kèm theo đáp án giải chi tiết. Thông qua đề thi giữa kì 2 Ngữ văn 11 giúp các bạn học sinh nhanh chóng làm quen với cấu trúc đề thi, ôn tập để đạt được kết quả cao trong kì thi sắp tới. Đồng thời cũng là tài liệu tham khảo dành cho quý thầy cô ra đề thi cho các em học sinh của mình.
TOP 3 Đề thi giữa kì 2 Văn 11 năm 2023 - 2024 (3 Sách)
- 1. Đề thi giữa kì 2 Ngữ văn 11 Kết nối tri thức
- 2. Đề thi giữa kì 2 Văn 11 Cánh diều
- 3. Đề thi giữa kì 2 Văn 11 Chân trời sáng tạo
1. Đề thi giữa kì 2 Ngữ văn 11 Kết nối tri thức
Đề kiểm tra giữa kì 2 môn Ngữ văn 11
PHÒNG GD&ĐT............. TRƯỜN THPT............ | ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II NĂM 2023 - 2024 MÔN NGỮ VĂN 11 Thời gian: 90 phút |
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (5.0 điểm)
Cho ngữ liệu sau đọc và trả lời câu hỏi:
Cách sống bao dung là sống bằng tình yêu thương chia sẻ với những người xung quanh mình, giúp đỡ họ khi gặp khó khăn cả về vật chất lẫn tinh thần. Không ai biết trước được ngày mai sẽ ra sao nên đừng quá chấp nhặt những sai lầm của người khác.
…Đừng bao giờ giữ mãi lòng thù hận cá nhân, hãy biết bao dung và rộng lượng với người khác. Khi bạn tha thứ, tâm hồn bạn sẽ thanh thản hơn rất nhiều. Bởi chúng ta ai cũng cần có những phút để nhìn nhận lại mình và tha thứ sẽ giúp họ nhận ra được rằng: cuộc đời còn có nhiều thứ họ cần phải làm tốt hơn để không phụ lòng bao dung mong mỏi của những người đã tha thứ cho họ.
Lòng bao dung và vị tha là điều mà từ xưa đến nay con người luôn hướng đến. Nó không chỉ thể hiện tinh thần tốt đẹp của người Việt mà còn thể hiện tinh thần nhân ái bao la của con người. Ngày nay chúng ta cần đến lòng bao dung để cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn, con người gần gũi với nhau hơn. Lòng bao dung đưa con người đến những giá trị của chân thiện mỹ giúp con người trở nên hoàn thiện hơn”.
(NGHỆ THUẬT SỐNG - hanhtrinhdelta.edu.vn)
Câu 1 (1 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Câu 2 (1 điểm): Nêu nội dung và đặt tiêu đề cho đoạn trích.
Câu 3 (1 điểm): Theo tác giả, tại sao ngày nay mỗi con người chúng ta cần đến lòng bao dung?
Câu 4 (2 điểm): Anh/chị hãy viết đoạn văn ngắn khoảng 7-10 dòng nêu ý nghĩa của lòng bao dung đối với bản thân mình và đối với xã hội.
II. PHẦN VIẾT (5.0 điểm)
Phân tích 8 câu cuối trong đoạn trích Trao duyên.
Đáp án đề thi giữa kì 2 môn Ngữ văn 11
I. Đọc hiểu văn bản
Câu 1 (1 điểm):
Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: Nghị luận
Câu 2 (1 điểm):
Nội dung: Lòng bao dung cần có trong mỗi người và nó mang đến cho con người những giá trị tốt đẹp.
Tiêu đề: Lòng bao dung
Câu 3 (1 điểm):
Theo tác giả, ngày nay mỗi con người chúng ta cần đến lòng bao dung vì: lòng bao dung giúp cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn, con người gần gũi với nhau hơn, đưa con người đến những giá trị của chân thiện mỹ và trở nên hoàn thiện hơn. Không ai biết trước được ngày mai sẽ ra sao nên đừng quá chấp nhặt những sai lầm của người khác.
Câu 4: (2 điểm)
Em đồng ý với quan điểm: "Lòng bao dung đưa con người đến những giá trị của chân thiện mỹ giúp con người trở nên hoàn thiện hơn” vì lòng bao dung là một phẩm chất tốt đẹp mà chúng ta cần có để có thể thay đổi mình, tiến bộ hơn mỗi ngày. Chỉ khi bao dung, trái tim và tâm hồn ta mới thêm rộng mở. Con người có ai mà chẳng có một hai lần phạm lỗi sai. Khi ta học được bao dung, bao dung với mọi người và bao dung với chính mình thì ta mới có thể sống vui vẻ, tích cực hơn. Chân thiện mĩ là một hành trình dài, và bao dung là cách ta đang cố gắng học tập để nâng mình lên cho phù hợp nhất, cho đúng nhất và tốt nhất.
II. PHẦN VIẾT (5.0 điểm)
Dàn ý tham khảo
I. Mở bài:
- Giới thiệu tác giả Nguyễn Du và Truyện Kiều: Nguyễn Du là đại thi hào dân tộc danh nhân văn hóa thế giới, Truyện Kiều được xem là kiệt tác của nền văn học được dịch ra nhiều thứ tiếng.
- Giới thiệu đoạn trích Trao duyên: Vị trí, nội dung
- Đoạn cuối 8 câu cuối đoạn: Tâm trạng đau đớn đến cùng cực của Thúy Kiều khi hướng về tình yêu của mình và Kim Trọng.
- Trích dẫn thơ:
II. Thân bài:
*Tám câu thơ cuối: Kiều trở về thực tại đau xót khi nhớ tới Kim Trọng
- Hình thức: Lời thơ chuyển từ đối thoại sang độc thoại
- Tâm trạng: Nàng ý thức rõ về cái hiện hữu của mình: “trâm gãy gương tan”, “tơ duyên ngắn ngủi”, “phận bạc như vôi”, “nước chảy hoa trôi lỡ làng”
→ Hình ảnh gợi tả số phận đầy đau khổ, dở dang, bạc bẽo, lênh đênh trôi nổi
- Nghệ thuật đối lập: quá khứ >< hiện tại
→ Khắc sâu nỗi đau của Kiều trong hiện tại.
- Các hành động
- Nhận mình là "người phụ bạc"
- Lạy: cái lạy tạ lỗi, vĩnh biệt khác với cái lạy nhờ cậy lúc đầu
- Hai lần gọi tên Kim Trọng: tức tưởi, nghẹn ngào, đau đớn đến mê sảng.
→ Kiều quên đi nỗi đau của mình mà nghĩ nhiều đến người khác, đó chính là đức hy sinh cao quý
* Tóm lại: 8 câu cuối đoạn
- Nội dung: Tâm trạng đau đớn đến cùng cực của Thúy Kiều khi hường về tình yêu của mình và Kim Trọng.
- Nghệ thuật: Sử dụng từ ngữ biểu cảm, thành ngữ, câu cảm thán, các điệp từ.
III. Kết bài:
- Khái quát nội dung và nghệ thuật của đoạn trích
- Trình bày suy nghĩ, cảm nhận của bản thân: Đây là trích đoạn hay và cảm động nhất của Truyện Kiều, đem lại nhiều xúc cảm nơi người đọc.
Ma trận đề thi giữa kì 2 môn Ngữ văn 11
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)
MÔN: NGỮ VĂN 11 – KẾT NỐI TRI THỨC
CHỦ ĐỀ | MỨC ĐỘ | Tổng số câu |
Điểm số | ||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | ||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
Đọc hiểu văn bản | 0 | 1 | 0 | 1 |
|
|
|
| 0 | 2 | 2 |
Thực hành tiếng Việt |
|
|
|
|
|
| 0 | 1 | 0 | 1 | 1 |
Viết |
|
|
|
| 0 | 2 |
|
| 0 | 2 | 7 |
Tổng số câu TN/TL | 0 | 1 | 0 | 1 | 0 | 2 | 0 | 1 | 0 | 5 | 10 |
Điểm số | 0 | 1 | 0 | 1 | 0 | 7 | 0 | 1 | 0 | 10 | 10 |
Tổng số điểm | 1.0 điểm 10% | 1.0 điểm 10% | 7.0 điểm 70% | 1.0 điểm 10% | 10 điểm 100 % | 10 điểm |
BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)
MÔN: NGỮ VĂN 11 – KẾT NỐI TRI THỨC
Nội dung | Mức độ | Yêu cầu cần đạt | Số ý TL/Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TL(số ý) | TN(số câu) | TL(số ý) | TN(số câu) | |||
ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN | 4 | 0 |
|
| ||
| Nhận biết
| - Nhận biết được thể thơ, từ ngữ, vần nhịp, các biện pháp tu từ trong bài thơ. - Nhận biết được phong cách ngôn ngữ phương thức biểu đạt. - Nhận biết được bố cục, những hình ảnh tiêu biểu, các yếu tố tự sự, miêu tả được sử dụng trong bài thơ. | 1 |
| C1 | |
Thông hiểu
| - Hiểu và lí giải được tình cảm xúc của nhân vật trữ tình được thể hiện qua ngôn ngữ văn bản. - Hiểu được nội dung chính của văn bản - Rút ra được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc. -Hiểu được giá trị biểu đạt của từ ngữ, hình ảnh, vần nhịp, biện pháp tu từ. | 1 |
| C3 | ||
Vận dụng | - Trình bày được những cảm nhận sâu sắc rút ra được những bài học ứng xử cho bản thân. - Đánh giá nét độc đáo của văn bản thể hiện qua cách nhìn riêng về con người, cuộc sống qua cách sử dụng từ ngữ hình ảnh và giọng điệu. -Thông điệp từ văn bản | 1 | C4 | |||
| Vận dụng cao | - Hiểu được nội dung chính của văn bản - Rút ra được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc đồng thời đặt nhan đề cho bài đọc. | 1 | C2 | ||
VIẾT | 1 | 0 |
|
| ||
| Vận dụng | Viết văn bản nghị luận phân tích đánh giá một tác phẩm truyện/thơ: *Nhận biết - Xác định được cấu trúc bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ/truyện. - Xác định được kiểu bài phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ/truyện; vấn đề nghị luận ( chủ đề, những đặc sắc về hình thức nghệ thuật và tác dụng của chúng) - Giới thiệu tác giả, tác phẩm. *Thông hiểu - Những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm truyện/thơ - Lý giải được một số đặc điểm của thể loại qua tác phẩm - Phân tích cụ thể rõ ràng về tác phẩm thơ/truyện ( chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật và tác dụng của chúng) với những cứ liệu sinh động. * Vận dụng - Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu các phép liên kết các phương thức biểu đạt các thao tác lập luận để phân tích, cảm nhận về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm thơ/ truyện - Nhận xét về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm thơ/truyện; vị trí, đóng góp của tác giả. | 1 |
|
| C1 phần tự luận |
2. Đề thi giữa kì 2 Văn 11 Cánh diều
Xem chi tiết đề thi trong file tải về
3. Đề thi giữa kì 2 Văn 11 Chân trời sáng tạo
Xem chi tiết đề thi trong file tải về