Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Giáo dục kinh tế và Pháp luật 11 sách Kết nối tri thức với cuộc sống 2 Đề kiểm tra giữa kì 2 GDKT&PL 11 (Cấu trúc mới)
Đề thi giữa kì 2 Giáo dục kinh tế và Pháp luật 11 Kết nối tri thức năm 2025 gồm 2 đề kiểm tra chưa có đáp án, giúp quý thầy cô có thêm nhiều tài liệu tham khảo để ra đề thi cho các em học sinh của mình.
TOP 2 Đề kiểm tra giữa học kì 2 Giáo dục kinh tế và Pháp luật 11 Kết nối tri thức gồm 1 đề được biên soạn theo cấu trúc hoàn toàn mới gồm trắc nghiệm lựa chọn đáp án đúng, trắc nghiệm đúng sai và tự luận chưa có đáp án và 1 đề theo cấu trúc cũ. Hi vọng qua đề thi giữa kì 2 Giáo dục kinh tế và Pháp luật 11 Kết nối tri thức này sẽ là người bạn đồng hành giúp các em học sinh lớp 11 dễ dàng ôn tập, hệ thống kiến thức, luyện giải đề, rồi so sánh kết quả thuận tiện hơn. Ngoài ra các bạn xem thêm đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn 11 Kết nối tri thức.
Đề kiểm tra giữa học kì 2 Giáo dục kinh tế và Pháp luật 11 năm 2025
TRƯỜNG THPT…… | ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 NĂM 2024 - 2025 MÔN : GDKT&PL 11 |
PHẦN I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 12. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án đúng.
Câu 1: Bất kỳ công dân nào nếu có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật đều được tham gia ứng cử đại biểu hội đồng nhân dân xã là thể hiện công dân bình đẳng về hưởng
A. nghĩa vụ.
B. tập tục.
C. quyền.
D. trách nhiệm.
Câu 2: Mọi công dân đều bình đẳng về nghĩa vụ trước pháp luật khi thực hiện hành vi nào sau đây?
A. Đăng kí hồ sơ đấu thầu
B. Xây dựng nguồn quỹ xã hội.
C. Bảo vệ an ninh quốc gia.
D. Thay đổi địa bàn cư trú.
Câu 3: Một trong những tác dụng to lớn của bình đẳng giới không thể hiện ở việc tạo điều kiện để nam và nữ
A. đóng góp vào sự phát triển của xã hội.
B. hỗ trợ nhau trong đời sống gia đình.
C. phát huy năng lực của mình.
D. ngày càng chênh lệch về trình độ.
Câu 4: Những chính sách phát triển kinh tế- xã hội mà Nhà nước ban hành cho vùng đồng bào dân tộc và miền núi, vùng sâu vùng xa là góp phần thực hiện tốt quyền bình đẳng giữa các dân tộc về
A. kinh tế
B. văn hóa, giáo dục.
C. chính trị.
D. xã hội.
Câu 5: Các tổ chức tôn giáo, cũng như người theo các tôn giáo khác nhau dù ở bất kì cương vị nào nếu vi phạm pháp luật
A. được quyền phủ nhận lời khai nhân chứng.
B. phải tham gia lao động công ích.
C. phải từ bỏ sở hữu mọi tài sản.
D. bị xử lí theo quy định của pháp luật.
Câu 6: Hiện nay có một số cá nhân giả danh nhà sư để đi khất thực, quyên góp tiền ủng hộ của nhân dân để xây dựng chùa chiền, hành vi này là biểu hiện của việc
A. mê tín dị đoan
B. hoạt động tôn giáo.
C. lợi dụng tôn giáo.
D. hoạt động tín ngưỡng.
Câu 7: Công dân dù ở cương vị nào, khi vi phạm pháp luật đều bị xử lí theo quy định là
A. công dân bình đẳng về kin
B. công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.
C. công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.
D. công dân bình đẳng về chính trị.
Câu 8: Phát biểu nào dưới đây là sai về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động?
A. Nam nữ được đối xử bình đẳng về bảo hiểm xã hội.
B. Nam nữ bình đẳng trong tiếp cận vốn vay.
C. Nam nữ bình đẳng khi tiếp cận điều kiện lao động.
D. Nam nữ bình đẳng về tiền công, tiền thưởng.
Câu 9: Theo quy định của pháp luật, việc làm nào dưới đây của cơ quan có thẩm quyền không vi phạm quyền bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực chính trị?
A. Từ chối giải quyết khiếu nại chính đáng.
B. Tuyên truyền chống phá nhà nước.
C. Từ chối tiếp nhận đơn tố cáo tội phạm.
D. Tuyên truyền hướng dẫn công tác bầu cử.
Câu 10: Quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của công dân thể hiện ở việc, mọi công dân đều có quyền
A. xây dựng cơ sở tôn giáo
B. thành lập tổ chức tôn giáo.
C. lợi dụng tôn giáo để vi phạm.
D. theo hoặc không theo tôn giáo
Câu 11: Phát biểu nào dưới đây là sai về nội dung công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý?
A. Mọi công dân vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật
B. Mọi công dân vi phạm pháp luật đều phải chứng minh tài sản của mình theo quy định của pháp luật
C. Mọi công dân vi phạm cùng một quy định của pháp luật phải chịu trách nhiệm pháp lý như nhau.
D. Mọi công dân vi phạm cùng một quy định của pháp luật phải chịu mức độ xử phạt như nhau
Đọc thông tin và trả lời câu hỏi
Trong cuộc họp của tổ dân phố, bà H phản ánh nhà ông P lôi kéo người dân theo đạo Hội thánh đức chúa trời, phá bỏ bàn thờ tổ tiên, hàng sáng tụ tập tại nhà ông P để nghe giảng kinh là trái pháp luật, đề nghị chính quyền có biện pháp ngắn chặn. Ông X trưởng thôn đã cắt ngang lời bà H: Đó là quyền tự do tôn giáo, việc của người ta bà nói làm gì. Bà V chen vào: Xã ta đã nhiều tôn giáo rồi, cần gì phải thêm tôn giáo nào nữa.
Câu 12: Trong thông tin trên, những ai hiểu sai về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo?
A. Bà H, bà V.
B. Bà V, ông X.
C. Ông X.
D. Bà H.
PHẦN II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1: Câu trắc nghiệm đúng sai. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Điều 3 Bộ luật Dân sự năm 2013 quy định: “Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, không được lấy bất kỳ lý do nào để phân biệt đối xử; được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài sản”. Nguyên tắc này được áp dụng đối với mọi chủ thể của quan hệ dân sự, kể cả giữa cơ quan nhà nước với các cá nhân trong quan hệ dân sự. Bình đẳng trong quan hệ dân sự nghĩa là sự ngang bằng về dân tộc, giới tính, thành phần xã hội, hoàn cảnh kinh tế, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp của các chủ thể. Các chủ thể không được lấy lý do khác biệt về các yếu tố này để đối xử bất bình đẳng với nhau. Không một chủ thể nào có đặc quyền, đặc lợi so với các chủ thể khác trong quan hệ dân sự. Pháp luật nghiêm cấm các hành vi mang tính quyền lực của một bên đối với bên kia trong giao dịch dân sự.
A. Công dân chỉ được bình đẳng về quyền và nghĩa vụ khi đã đủ tuổi trưởng thành.
B. Trong cùng điều kiện, công dân được hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ như nhau.
C. Mức độ sử dụng quyền và thực hiện nghĩa vụ của mỗi người là không giống nhau.
D. Nhà nước và công dân không thể bình đẳng với nhau về quyền và nghĩa vụ.
Câu 2: Câu trắc nghiệm đúng sai. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai:
Vợ chồng bình đẳng với nhau trong quan hệ dân sự và các quan hệ khác liên quan đến hôn nhân và gia đình; có quyền, nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tài sản chung, bình đẳng trong sử dụng nguồn thu nhập chung của vợ, chồng và quyết định các nguồn lực trong gia đình; bình đẳng với nhau trong quan hệ dân sự và các quan hệ khác liên quan đến hôn nhân và gia đình cũng như trong việc bàn bạc, quyết định lựa chọn và sử dụng biện pháp kế hoạch hoá gia đình phù hợp, sử dụng thời gian nghỉ chăm sóc con ốm theo quy định của pháp luật. Con trai, con gái được gia đình chăm sóc, giáo dục và tạo điều kiện như nhau để học tập, lao động, vui chơi, giải trí và phát triển.
A. Vợ và chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc lựa chọn và sử dụng biện pháp kế hoạch hoá gia đình là thể hiện quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng.
B. Bình đẳng giới trong gia đình thể hiện ở việc giữa vợ và chồng đều có quyền và nghĩa vụ ngang nhau đối với tài sản chung.
C. Bình đẳng giới trong gia đình chỉ gắn liền với quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ nhân thân và tài sản.
D. Đối với nguồn thu nhập chung của vợ và chồng thì cả hai đều có quyền ngang nhau trong việc sở hữu, sử dụng và định đoạt nó.
.............
Tải file tài liệu để xem trọn bộ đề thi giữa học kì 2 Giáo dục kinh tế và Pháp luật 11
Chọn file cần tải:
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:
