Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Địa lý lớp 10 năm 2024 - 2025 (Sách mới) 10 Đề kiểm tra giữa kì 1 Địa lí 10 sách KNTT, CTST, Cánh diều
Đề thi giữa kì 1 Địa lí 10 năm 2024 - 2025 tổng hợp 10 đề khác nhau có đáp án giải chi tiết kèm theo bảng ma trận. Qua tài liệu này giúp các bạn học sinh ôn luyện củng cố kiến thức để biết cách ôn tập đạt kết quả cao.
TOP 10 Đề thi giữa kì 1 Địa lí 10 gồm 3 sách Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức và Cánh diều. Hi vọng qua đề kiểm tra giữa kì 1 Địa lí 10 sẽ giúp các em học sinh lớp 10 dễ dàng ôn tập, hệ thống kiến thức, luyện giải đề, rồi so sánh kết quả thuận tiện hơn. Đồng thời đây cũng là tài liệu hữu ích giúp giáo viên ra đề ôn luyện cho các em học sinh của mình. Vậy sau đây là trọn bộ 10 đề thi giữa kì 1 Địa lí 10 năm 2024 - 2025 mời các bạn cùng theo dõi. Ngoài ra các bạn xem thêm: bộ đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn 10.
Bộ đề thi giữa học kì 1 Địa lý lớp 10 năm 2024 - 2025
1. Đề thi giữa kì 1 môn Địa lý 10 Kết nối tri thức
Đề kiểm tra giữa kì 1 Địa lí 10
SỞ GD& ĐT … TRƯỜNG THPT ……… | ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC: 2024-2025 SÁCH KNTTVCS MÔN: ĐỊA LÍ – LỚP 10 THỜI GIAN: 45 phút |
PHẦN TRẮC NGHIỆM (6 điểm)
Câu 1: Môn Địa lí liên quan chặt chẽ với
A. bản đồ, lược đồ, sơ đồ, bảng số liệu.
B. bản đồ, lược đồ, sơ đồ, bảng thông tin.
C. bản đồ, Atlat địa lí, sơ đồ, bảng số liệu.
D. bản đồ, lược đồ, Atlat, bảng số liệu.
Câu 2: Nhóm nghề nghiệp liên quan đến địa lí các ngành kinh tế là
A. dân số học, đô thị học.
B. khí hậu học, địa chất.
C. môi trường, tài nguyên.
D. nông nghiệp, du lịch.
Câu 3: Kiến thức về địa lí tự nhiên không định hướng ngành nghề nào sau đây?
A. Quản lí đất đai.
B. Quản lí xã hội.
C. Kĩ sư nông nghiệp.
D. Bảo vệ môi trường.
Câu 4: Kiến thức về địa lí tổng hợp không định hướng ngành nghề nào sau đây?
A. Điều tra địa chất.
B. Quản lí đất đai.
C. Kĩ sư trắc địa.
D. Quản lí xã hội.
Câu 5: Môn Địa lí không có vai trò nào sau đây?
A. Giúp chúng ta thích nghi được với những thay đổi đang diễn ra.
B. Góp phần hình thành phẩm chất và năng lực địa lí cho người học.
C. Cung cấp kiến thức cơ bản về môi trường sống xung quanh ta.
D. Định hướng nghề nghiệp, đào tạo các ngành không gian vũ trụ.
Câu 6: Kiến thức địa lí kinh tế - xã hội định hướng nhóm ngành nghề nào sau đây?
A. Dịch vụ, khí hậu học.
B. Du lịch, địa chất học.
C. Thương mại, tài chính.
D. Kĩ sư trắc địa, bản đồ.
Câu 7: Môn Địa lí không có đặc điểm nào sau đây?
A. Môn Địa lí có tính tích hợp.
B. Chuyên nghiên cứu về trái đất.
C. Bao gồm ba mạch địa lí chính.
D. Là nhóm môn khoa học xã hội.
Câu 8: Nhóm nghề nghiệp liên quan đến địa lí dân cư là
A. khí hậu học, địa chất.
B. nông nghiệp, du lịch.
C. môi trường, tài nguyên.
D. dân số học, đô thị học.
Câu 9: So với các môn học khác, môn Địa lí có điểm khác biệt nào sau đây?
A. Được học ở tất cả các cấp học.
B. Mang tính độc lập và khác biệt.
C. Địa lí mang tính chất tổng hợp.
D. Chỉ được học ở trung học cơ sở.
Câu 10: Địa lí học gồm có
A. bản đồ học và kinh tế - xã hội.
B. địa lí tự nhiên và bản đồ học.
C. kinh tế - xã hội và địa lí tự nhiên.
D. kinh tế đô thị và địa chất học.
Câu 11: Đối với xã hội hiện nay, môn Địa lí có vai trò nào sau đây?
A. Góp phần hình thành phẩm chất, năng lực chuyên biệt về xã hội.
B. Định hướng nghề nghiệp, đào tạo các ngành không gian vũ trụ.
C. Cung cấp kiến thức cơ bản về tự nhiên, toán học và ngoại ngữ.
D. Giúp chúng ta thích nghi được với những thay đổi đang diễn ra.
Câu 12: Biểu hiện nào sau đây không thể hiện tính tích hợp của môn Địa lí?
A. Lồng ghép nội dung giáo dục môi trường và biển đảo.
B. Chỉ vận dụng kiến thức môn học để làm sáng tỏ địa lí.
C. Tích hợp giữa tự nhiên, dân cư với xã hội và kinh tế.
D. Kết hợp kiến thức của nhiều lĩnh vực (sử, hóa, sinh,…).
Câu 13: Môn Địa lí ở trường phổ thông bắt nguồn từ
A. khoa học trái đất.
B. khoa học địa lí.
C. khoa học xã hội.
D. khoa học vũ trụ.
Câu 14: Ở cấp Trung học phổ thông môn Địa lí thuộc nhóm môn nào sau đây?
A. Kinh tế vĩ mô.
B. Xã hội học.
C. Khoa học xã hội.
D. Khoa học tự nhiên.
Câu 15: Phương pháp bản đồ - biểu đồ thể hiện giá trị tổng cộng của một hiện tượng địa lí
A. Được phân bố ở các vùng khác nhau.
B. Trên một đơn vị lãnh thổ hành chính.
C. Được sắp xếp thứ tự theo thời gian.
D. Trong một khoảng thời gian nhất định.
Câu 16: Đối tượng nào sau đây được biểu hiện bằng phương pháp kí hiệu?
A. Hải cảng.
B. Dòng biển.
C. Luồng di dân.
D. Hướng gió.
Câu 17: Phương pháp nào sau đây thường được sử dụng để biểu hiện diện tích và sản lượng lúa của các tỉnh nước ta trong cùng một thời gian?
A. Bản đồ - biểu đồ.
B. Chấm điểm.
C. Kí hiệu.
D. Kí hiệu theo đường.
Câu 18: Dạng kí hiệu nào sau đây không thuộc phương pháp kí hiệu?
A. Tượng hình.
B. Hình học.
C. Điểm.
D. Chữ.
Câu 19: Phát biểu nào sau đây không đúng với ý nghĩa của phương pháp kí hiệu?
A. Thể hiện được tốc độ di chyển đối tượng.
B. Biểu hiện động lực phát triển đối tượng.
C. Xác định được vị trí của đối tượng.
D. Thể hiện được quy mô của đối tượng.
Câu 20: Đặc trưng của phương pháp khoanh vùng:
A. Thể hiện sự phân bố của các đối tượng địa lý.
B. Thể hiện được động lực phát triển của các đối tượng.
C. Thể hiện sự phân bố của đối tượng riêng lẻ, dường như tác ra với các đối tượng khác.
D. Các đáp án trên đều đúng.
Câu 21: Trong phương pháp kí hiệu, đế phân biệt cùng một loại đối tượng địa lí , nhưng khác nhau về chất lượng hoặc động lực phát triến, người ta sứ dụng / cùng một kí hiệu nhưng khác nhau về
A. Màu sắc.
B. Diện tích (độ to nhó),
C. Nét vẽ.
D. Cả 3 cách trên.
Câu 22: Trên bản đồ tự nhiên, các đối tượng được biểu hiện bằng phương pháp chuyển động đó là:
A. Hướng gió, các dãy núi.
B. Dòng sông, dòng biển.
C. Hướng gió, dòng biển.
D. Các ý trên đều đúng.
Câu 23: Phương pháp kí hiệu dùng để biểu hiện các đối tượng địa lí có đặc điểm
A. Phân bố theo luồng di chuyển.
B. Phân bố phân tán, lẻ tẻ.
C. Phân bố theo những điểm cụ thể.
D. Phân bố thanh từng vùng.
Câu 24: Phương pháp kí hiệu là:
A. Biểu hiện các đối tượng phân bố theo những điểm cụ thể.
B. Biểu hiện sự di chuyển của các đối tượng, hiện tượng tự nhiên và kinh tế-xã hội.
C. Biểu hiện các đối tượng phân bố không đồng đều bằng những điểm có giá trị như nhau.
D. Biểu hiện các đối tượng phân bố trong những đơn vị phân chia lãnh thổ bằng các biểu đồ đặt trong các lãnh thổ đó
PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)
Câu 1. (1,5 điểm):
a, Phân biệt quá trình phong hóa với quá trình bóc mòn.
b. Trình bày sự khác nhau giữa phong hóa lí học và phong hóa hóa học.
Câu 2. (1,5 điểm):
a. Trình bày khái niệm mùa, nguyên nhân sinh ra mùa.
b. Các nước châu Á quen dùng âm – dương lịch, thời gian bắt đầu mùa thường tính như thế nào?
Câu 3. (1,0 điểm): Bằng kiến thức địa lí, em hãy giải thích câu tục ngữ “Nước chảy đá mòn”.
_ _HẾT_ _
Đáp án đề thi giữa kì 1 Địa lí 10
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
1.A | 2.D | 3.B | 4.B | 5.D | 6.B | 7.B | 8.D |
9.C | 10.C | 11.D | 12.B | 13.B | 14.C | 15.B | 16.A |
17.A | 18.C | 19.A | 20.D | 21.A | 22.D | 23.C | 24.A |
II. TỰ LUẬN
Câu 1. (1,5 điểm):
a) Phân biệt quá trình phong hoá với quá trình bóc mòn:
- Quá trình phong hoá là quá trình phá huỷ và làm biến đổi các loại đá và khoáng vật do tác động của sự thay đổi nhiệt độ, của nước, ôxi, khí CO2, các loại axít có trong thiên nhiên và sinh vật.
- Quá trình bóc mòn là quá trình các tác nhân ngoại lực (nước chảy, sóng biển, gió...) làm các sản phẩm phong hoá dời khỏi vị trí ban đầu của nó.
b) Sự khác nhau giữa phong hóa lí học và phong hóa hóa học:
- Phong hóa lí học không làm thay đổi màu sắc, thành phần khoáng vật và hóa học của đá và khoáng vật
- Phong hóa hóa học thì làm thay đổi thành phần, tính chất hóa học của đá và khoáng vật
Câu 2. (1,5 điểm):
a. *Khái niệm: Mùa là một phần thời gian của năm có những đặc điểm riêng về thời tiết và khí hậu.
*Nguyên nhân: Do trục Trái Đất nghiêng và không đổi phương khi chuyển động trên quỹ đạo nên trong khi chuyển động, các bán cầu Bắc và Nam lần lượt hướng về phía Mặt Trời. Từ đó, thời gian chiếu sáng và sự thu nhận lượng bức xạ mặt trời ở mỗi bán cầu đều có sự thay đổi luân phiên trong năm, gây nên những đặc điểm riêng về thời tiết và khí hậu trong từng thời kì của năm, tạo nên các mùa.
Câu 3. (1,0 điểm):
- Ý nghĩa của câu nói “Nước chảy đá mòn” là: "Nước chảy đá mòn" ý chỉ sự bền bỉ, quyết tâm thì dù việc khó khăn đến mấy cuối cùng cũng làm nên (tựa như nước chảy lâu ngày thì dù cứng như đá cũng phải mòn).
- Bản chất lực tác dụng giữa nước và đá để làm mòn đá là: Lực tác dụng giữa nước và đá để làm mòn đá là lực ma sát trượt. Lực này duy trì trong thời gian dài sẽ làm đá biến dạng và mòn đi.
2. Đề thi giữa kì 1 Địa lí 10 Cánh diều
Đề kiểm tra giữa kì 1 Địa lí 10
TRƯỜNG THPT ……. | ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I MÔN: ĐỊA LÍ 10 |
I. TRẮC NGHIỆM (5 Điểm)
Câu 1: Cơ cấu dân số hoạt động theo khu vực kinh tế có sự thay đổi theo hướng nào?
A. Tăng tỉ trọng lao động khu vực I, giảm tỉ trọng lao động khu vực II và III.
B. Tăng tỉ trọng lao động khu vực II, giảm tỉ trọng lao động khu vực III.
C. Tăng tỉ trọng lao động khu vực II và III.
D. Giảm tỉ lao động trọng khu vực I, và II.
Câu 2: Nhân tố quyết định đến việc phân bố dân cư là
A. điều kiện khí hậu, đất đai, địa hình.
B. Địa lí khai thác lãnh thổ.
C. trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
D. di cư.
Câu 3: Cơ cấu dân sô thể hiện được tổng hợp tinh hình sinh tử, tuổi thọ, khả năng phát triển dân số và nguồn lao động của một quốc gia là gì?
A. Cơ cấu dân số theo lao động.
B. Cơ cấu dân số theo giới.
C. Cơ cấu dân số theo độ tuổi.
D. Cơ cấu dân số theo trình độ văn hóa.
Câu 4: Ảnh hưởng tích cực của đô thị hoá là
A. làm cho nông thôn mất đi nguồn nhân lực lớn.
B. tỉ lệ dân số thành thị tăng lên một cách tự phát.
C. tình trạng thất nghiệp ở thành thị ngày càng tăng.
D. góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động.
Câu 5: Nhân tố nào sau đây là căn cứ để phân loại nguồn lực?
A. Vai trò.
B. Nguồn gốc và phạm vi lãnh thổ.
C. Mức độ ảnh hưởng.
D. Thời gian.
Câu 6: Tốc độ gia tăng dân số thế giới trong thế kỉ XXI
A. rất nhanh.
B. nhanh.
C. có xu hướng giảm.
D. không tăng, không giảm.
Câu 7: Cơ cấu kinh tế bao gồm:
A. cơ cấu theo ngành, vốn đầu tư và thuế.
B. cơ cấu theo vùng kinh tế và vốn đầu tư nước ngoài.
C. cơ cấu theo thành phần kinh tế và vốn đầu tư nước ngoài.
D. cơ cấu theo ngành, theo thành phần và cơ cấu theo lãnh thổ.
Câu 8: Giới hạn dưới của vỏ địa lí ở lục địa là
A. lớp man – ti trên.
B. hết lớp đất.
C. hết lớp vỏ phong hóa.
D. hết các tầng đá.
Câu 9: Yếu tố tự nhiên tác động tới
A. tốc độ đô thị hoá.
B. lối sống của dân đô thị.
C. cơ cấu lao động.
D. chức năng và bản sắc đô thị.
Câu 10: Nguyên nhân tạo nên quy luật phi địa đới là
A. sự chuyển động của các dòng biển nóng, lạnh ngoài đại dương đã ảnh hưởng tới khí hậu của các vùng đất ven bờ.
B. độ dốc và hướng phơi của địa hình làm thay đổi lượng bức xạ mặt trời ở các vùng núi.
C. năng lượng bên trong Trái Đất đã phân chia Trái Đất ra lục địa, đại dương và địa hình núi cao.
D. năng lượng bên ngoài Trái Đất đã sinh ra ngoại lực làm hình thành nhiều dạng địa hình khác nhau trên bề mặt Trái Đất.
Câu 11: Với quy luật về sự thống nhất và hoàn chỉnh của vỏ địa lí, khi tiến hành các hoạt động khai thác tự nhiên trong vỏ địa lí cần hết sức chú ý
A. mỗi thành phần của vỏ địa lí là một bộ phận riêng biệt, cần được bảo vệ.
B. sự can thiệp vào mỗi thành phần của vỏ địa lí sẽ gây phản ứng dây chuyền tới các thành phần khác.
C. để đạt hiệu quả cao, cần tác động vào các thành phần của vỏ địa lí cùng một lúc.
D. hết sức hạn chế việc tác động vào các thành phần của vỏ địa lí.
Câu 12: Khi các vỏ bộ phận (thạch quyển, khí quyển, thuỷ quyển, sinh quyển) xâm nhập và tác động lẫn nhau được gọi là
A. điều kiện tự nhiên.
B. vỏ Trái Đất.
C. cảnh quan.
D. vỏ địa lí.
Câu 13: Đâu không phải là nhân tố nào làm cho tỉ suất sinh thấp?
A. Số người ngoài độ tuổi lao động nhiều.
B. Phong tục tập quán lạc hậu.
C. Kinh tế - xã hội phát triển ở trình độ cao.
D. Mức sống cao.
Câu 14: Động lực phát triển dân số là
A. tỉ suất sinh thô.
B. tỉ suất nhập cư.
C. tỉ suất tăng tự nhiên dân số.
D. tỉ suất tăng dân số cơ học.
Câu 15: Căn cứ vào yếu tố nào sau đây để phân chia thành nguồn lực trong nước và ngoài nước?
A. Nguồn gốc.
B. Phạm vi lãnh thổ.
C. Mức độ ảnh hưởng.
D. Thời gian.
Câu 16: Vốn, thị trường, khoa học và công nghệ, kinh nghiệm quản lí từ các nước khác ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế - xã hội của một nước, được gọi là
A. nguồn lực tự nhiên.
B. nguồn lực tự nhiên – xã hội.
C. nguồn lực từ bên trong.
D. nguồn lực từ bên ngoài.
Câu 17: Đặc điểm nào dưới đây là đặc điểm của tháp dân số kiểu mở rộng?
A. Tháp có dạng phình to ở giữa, thu hẹp về 2 phía đáy và đỉnh tháp.
B. Đáy tháp rộng, đỉnh tháp nhọn, các cạnh thoai thoải.
C. Tháp có dạng hẹp ở phần đáy và mở rộng hơn ở phần đỉnh.
D. Đáy và đỉnh mở rộng, thu hẹp ở giữa.
Câu 18: Đặc trưng nào sau đây không đúng với các nước có cơ cấu dân số trẻ?
A. Tỉ lệ dân số phụ thuộc ít.
B. Tỉ lệ dân số dưới 15 tuổi rất cao.
C. Nguồn lao động dự trữ dồi dào.
D. Việc làm, giáo dục, y tế là những vấn đề nan giải và cấp bách.
Câu 19: Với sự phát triển kinh tế - xã hội của một số quốc gia, nguồn lực có vai trò quan trọng nhất là gì?
A. Ngoại lực.
B. Nội lực.
C. Vị trí địa lí.
D. Tài nguyên thiên nhiên.
Câu 20: Cho bảng số liệu:
CƠ CẤU DÂN SỐ THEO NHÓM TUỔI CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1999 – 2014 (%
Nhóm tuổi | 1999 | 2009 | 2014 |
0-14 | 35,1 | 24,4 | 23,5 |
15-59 | 59,1 | 69,3 | 69,4 |
60 trở lên | 5,8 | 6,5 | 7,1 |
Dựa vào bảng số liệu trên, cho biết kết cấu dân số nước ta là gì?
A. Dân số già.
B. Dân số già và tiếp tục suy giảm.
C. Dân số trẻ.
D. Dân số trẻ nhưng đang già hóa.
Câu 21: Học Địa lí giúp người học hiểu biết hơn về
A. quá khứ, hiện tại và sự hình thành trái đất.
B. quá khứ, hiện tại và tương lai của toàn cầu.
C. quá khứ, hiện tại và kinh tế của địa phương.
D. quá khứ, hiện tại và định hướng nghề nghiệp.
Câu 22: Môn Địa lí ở trường phổ thông có những đặc điểm nào sau đây?
A. Mang tính tổng hợp.
B. Có mối liên hệ chặt chẽ với thực tiễn.
C. Cả hai phương án trên đều đúng.
D. Cả hai phương án trên đều sai.
Câu 23: Địa lí giúp các em có được những hiểu biết cơ bản về
A. khoa học tự nhiên.
B. khoa học địa lí.
C. khoa học xã hội.
D. khoa học vũ trụ.
Câu 24: Môn Địa lí được học ở
A. tất cả các cấp học phổ thông.
B. cấp trung học, chuyên nghiệp.
C. cấp tiểu học, trung học cơ sở.
D. tất cả các môn học ở tiểu học.
II. TỰ LUẬN (5 Điểm)
Câu 1 (3 điểm)
Quan sát hình sau:
a) Tại sao sinh ra hiện tượng các mùa trên Trái Đất?
b) Hãy cho biết thời gian các mùa ở nước ta có giống thời gian như trong hình không? Tại sao?
c) Hoàn thành bảng sau:
Ngày (theo dương lịch, ở bán cầu Bắc) | Bán cầu ngả về phía Mặt Trời | So sánh độ dài ngày đêm |
21-3 | ||
22-6 | ||
23-9 | ||
22-12 |
Câu 2: (2 Điểm) Trong các quá trình ngoại lực, quá trình nào xảy ra mạnh mẽ nhất? Vì sao?
Đáp án đề thi giữa kì 1 Địa lí 10
I. TRẮC NGHIỆM
1.C | 2.C | 3.C | 4.D | 5.B | 6.C | 7.D | 8.C | 9.D | 10.C |
11.B | 12.D | 13.A | 14.C | 15.B | 16.D | 17.B | 18.A | 19.B | 20.D |
21B | 22C | 23B | 24A |
|
|
|
|
|
|
II. TỰ LUẬN
Câu 1
Yêu cầu a)
- Do Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời và trục Trái Đất luôn nghiêng,không đổi phương trong quá trình chuyển động nên có lúc bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời, có lúc bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời.
- Thời gian chiếu sáng và lượng nhiệt nhận được ở mỗi bán cầu có sự thay đổi trong năm, nên đã sinh ra các mùa
Yêu cầu b)
- Nước ta nằm trong khu vực nội chỉ tuyến, do sự biểu hiện của các mùa không hoàn toàn rõ rệt nên cách tính mua cũng khác với các nước khác ở vùng ôn đới.
- Nước ta cũng có 4 mùa nhưng có thêm các tiết khí để phù hợp với sản xuất nông nghiệp, các mùa được tính sớm hơn các mùa trong dương lịch. Lây các ngày lập xuân, lập hạ, lập thu, lập đông là thời gian bắt đầu và cũng là thời gian kết thúc của một mùa mới.
Yêu cầu c)
Ngày (theo dương lịch, ở bán cầu Bắc) | Bán cầu ngả về phía Mặt Trời | So sánh độ dài ngày đêm |
21-3 | - Không bán cầu nào ngả về phía Mặt Trời | - Ngày dài bằng đêm ở cả hai bán cầu |
22-6 | - Bán cầu Bắc | - Bán cầu Bắc: ngày dài hơn đêm - Bán cầu Nam: ngày ngắn hơn đêm |
23-9 | - Không bán cầu nào ngả về phía Mặt Trời | - Ngày dài bằng đêm ở cả hai bán cầu |
Câu 2
Các quá trình ngoại lực diễn ra không có ranh giới rõ ràng và có thể đan xen lẫn nhau. Tuy nhiên, phong hóa vẫn là quá trình xảy ra mạnh mẽ nhất, vì: chịu tác động trực tiếp của bức xạ Mặt trời và các yếu tố khác, như: khí hậu, thủy văn,… Đây cũng là quá trình khởi đầu cho các quá trình tiếp theo.
3. Đề thi giữa kì 1 Địa lí 10 Chân trời sáng tạo
Đề thi giữa kì 1 Địa lí 10
TRƯỜNG THPT ……. | ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I |
I. TRẮC NGHIỆM (6 Điểm)
Câu 1. Địa lí cung cấp kiến thức, cơ sở khoa học và thực tiễn về
A. các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội và môi trường trên Trái Đất.
B. các yếu tố sinh học, kinh tế - xã hội và môi trường trên Trái Đất.
C. các yếu tố lí học, khoa học trái đất và môi trường trên Trái Đất.
D. các yếu tố sử học, khoa học xã hội và môi trường trên Trái Đất.
Câu 2. Phương pháp chấm điểm dùng để thể hiện các hiện tượng
A. phân bố theo những điểm cụ thể.
B. phân bố phân tán, lẻ tẻ, rời rạc.
C. di chuyển theo các hướng bất kì.
D. tập trung thành vùng rộng lớn.
Câu 3. Phương pháp bản đồ - biểu đồ thể hiện giá trị tổng cộng của một hiện tượng địa lí
A. trên một đơn vị lãnh thổ hành chính.
B. trong một khoảng thời gian nhất định.
C. được sắp xếp thứ tự theo thời gian.
D. được phân bố ở cácvùng khác nhau.
Câu 4. Đối với học sinh, bản đồ là phương tiện để
A. học thay sách giáo khoa.
B. thư dãn sau khi học bài.
C.học tập và ghi nhớ các địa danh.
D. học tập và rèn các kĩ năng địa lí.
Câu 5. Hệ thống định vị toàn cầu viết tắt là
A. GPS.
B. VPS.
C. GPRS.
D. GSO.
Câu 6. Thiết bị nào sau đây bay quanh Trái Đất và phát tín hiệu có thông tin xuống Trái Đất?
A. Các loại ngôi sao.
B. Vệ tinh tự nhiên.
C. Trạm hàng không.
D. Vệ tinh nhân tạo.
Câu 7. Hệ Mặt Trời là
A. khoảng không gian vô tận chứa các thiên hà.
B. dải Ngân Hà chứa các hành tinh, các ngôi sao.
C. một tập hợp các thiên thể trong Dải Ngân Hà.
D. một tập hợp của rất nhiều ngôi sao và vệ tinh.
Câu 8. Phát biểu nào sau đây không đúng với nhân trong Trái Đất?
A. Nhiệt độ rất cao.
B. Vật chất lỏng.
C. Áp suất rất lớn.
D. Nhiều Ni, Fe.
Câu 9. Mỗi múi giờ rộng
A. 11 độ kinh tuyến.
B. 13 độ kinh tuyến.
C. 15 độ kinh tuyến.
D. 18 độ kinh tuyến.
Câu 10. Để tính giới múi, bề mặt Trái Đất được chia ra thành
A. 21 múi giờ.
B. 22 múi giờ.
C. 23 múi giờ.
D. 24 múi giờ.
Câu 11. Nội lực là lực phát sinh từ
A. bên trong Trái Đất.
B. bên ngoài Trái Đất.
C. bức xạ của Mặt Trời.
D. nhân của Trái Đất.
Câu 12. Vận động nội lực theo phương nằm ngang thường
A. xảy ra chậm và trên một diện tích lớn.
B. vẫn tiếp tục xảy ra ở nhiều nơi hiện nay.
C. làm cho lục địa nâng lên hay hạ xuống.
D. gây ra các hiện tượng uốn nếp, đứt gãy.
Câu 13. Địa hình nào sau đây do dòng chảy tạm thời tạo nên?
A. Các rãnh nông.
B. Khe rãnh xói mòn.
C. Thung lũng sông.
D. Thung lũng suối.
Câu 14. Các địa hình nào sau đây do dòng chảy thường xuyên tạo nên?
A. Các rãnh nông, khe rãnh xói mòn.
B. Khe rãnh xói mòn, thung lũng sông.
C. Thung lũng sông, thung lũng suối.
D. Thung lũng suối, khe rãnh xói mòn.
Câu 15. Địa lí có những đóng góp giá trị cho
A. mọi lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội và an ninh quốc phòng.
B. các hoạt động nông, lâm, ngư nghiệp và an ninh quốc phòng.
C. tất cả các linh vực công nghiệp, văn hóa và khám phá vũ trụ.
D. hoạt động dịch vụ, du lịch, giáo dục học và hội nhập quốc tế.
Câu 16. Dòng biển thường được biểu hiện bằng phương pháp
A. chấm điểm.
B. đường chuyển động.
C. kí hiệu.
D. bản đồ - biểu đồ.
Câu 17. Để giải thích sự phân bố mưa của một khu vực, cần sử dụng bản đồ khí hậu và bản đồ
A. sông ngòi.
B. địa hình.
C. thổ nhưỡng.
D. sinh vật.
Câu 18. Nhận định nào sau đây không đúng với bản đồ số?
A. Là một tập hợp có tổ chức.
B. Rất thuận lợi trong sử dụng.
C. Mất nhiều chi phí lưu trữ.
D. Lưu trữ các dữ liệu bản đồ.
Câu 19. Phát biểu nào sau đây không đúng với nhân ngoài Trái Đất?
A. Áp suất rất lớn.
B. Nhiệt độ rất cao.
C. Vật chất rắn.
D. Nhiều Ni, Fe.
Câu 20. Hiện tượng nào sau đây là hệ quả chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất?
A. Sự luân phiên ngày đêm trên Trái Đất.
B. Giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày.
C. Chuyển động các vật thể bị lệch hướng.
D. Thời tiết các mùa trong năm khác nhau.
Câu 21. Phát biểu nào sau đây không đúng với vận động nội lực theo phương nằm ngang?
A. Tạo nên những nơi núi uốn nếp.
B. Sinh ra những địa luỹ, địa hào.
C. Các lục địa nâng lên, hạ xuống.
D. Có hiện tượng động đất, núi lửa.
Câu 22. Biểu hiện nào sau đây đúng với phong hoá hoá học?
A. Các đá nứt vỡ do nhiệt độ thay đổi đột ngột.
B. Hoà tan đá vôi do nước để tạo ra hang động.
C. Rễ cây làm cho các lớp đá rạn nứt, đổi màu.
D. Xói mòn đất do dòng chảy nước tạm thời.
Câu 23. Sự hoạt động của các dòng đối lưu vật chất nóng chảy trong lòng Trái Đất là nguyên nhân khiến cho
A. các mảng kiến tạo có thể dịch chuyển được trên vỏ lục địa.
B. các mảng kiến tạo có thể dịch chuyển được trên lớp nhân.
C. các mảng kiến tạo có thể dịch chuyển trượt lên bề mặt nhau.
D. các mảng kiến tạo có thể dịch chuyển được trên lớp Manti.
Câu 24. Nguyên nhân chủ yếu gây ra phong hoá hoá học chủ yếu do
A. sự thay đổi của nhiệt độ, sự đóng băng của nước.
B. các hợp chất hoà tan trong nước, khí, axit hữu cơ.
C. tác động của sinh vật như vi khuẩn, nấm, rễ cây.
D. tác động của hoạt động sản xuất và của sinh vật.
II. TỰ LUẬN
Câu 1 (2,0 điểm). Theo em, để thể hiện tổng diện tích và tổng sản lượng lúa của một đơn vị hành chính trên bản đồ, ta nên sử dụng phương pháp nào? Vì sao?
Câu 2 (2,0 điểm). Trình bày mối liên quan giữa sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa với sự dịch chuyển các mảng kiến tạo của thạch quyển. Giải thích sự phân bố đó.
Đáp án đề thi giữa kì 1 Địa lý 10
I. TRẮC NGHIỆM (mỗi câu 0,25 điểm)
1.A | 2.B | 3.A | 4.D | 5.A | 6.D | 7.C | 8.B |
9.C | 10.D | 11.A | 12.D | 13.B | 14.C | 15.A | 16.B |
17.B | 18.C | 19.C | 20.D | 21.C | 22.B | 23.D | 24.B |
II. TỰ LUẬN (4,0 điểm)
CÂU | NỘI DUNG | ĐIỂM |
1 | - Để thể hiện tổng diện tích và tổng sản lượng lúa của một đơn vị hành chính trên bản đồ, ta nên sử dụng phương pháp bản đồ - biểu đồ. - Giải thích: Phương pháp bản đồ - biểu đồ thể hiện giá trị tổng cộng (tổng diện tích và tổng sản lượng lúa) của các đối tượng địa lí trên một đơn vị lãnh thổ (các xã, huyện, tỉnh hoặc vùng) và sự phân bố của các đối tượng đó trong không gian (các xã, huyện, tỉnh hoặc vùng). | 1,0 1,0 |
2 | Các vành đai động đất, núi lửa nằm ở nơi tiếp xúc của các mảng kiến tạo, nơi diễn ra sự chuyển dịch của các mảng (tách rời hoặc xô húc nhau): - Khi hai mảng tách rời sẽ hình thành nên sống núi ngầm kèm theo là hiện tượng động đất, núi lửa. Ví dụ: sự tách rời của mảng Bắc Mĩ – Á-Âu, mảng Nam Mĩ - Phi hình thành nên vành đai động đất dọc sống núi ngầm Đại Tây Dương. - Khi hai mảng xô húc vào nhau hình thành nên các dãy núi uốn nếp trẻ, vực sâu, đảo núi lửa, kèm theo đó động đất, núi lửa cũng xảy ra. Ví dụ: sự xô húc của mảng Bắc Mĩ và mảng Nam Mĩ với mảng Thái Bình Dương hình thành nên hệ thống núi trẻ ở rìa phía tây châu Mĩ, theo đó là vành đai động đất và núi lửa,… | 0,5 0,75 0,7 |
............
Tải file tài liệu để xem thêm đề thi giữa kì 1 lớp 10
Link Download chính thức:
Các phiên bản khác và liên quan:
- Trần Ngọc ÁnhThích · Phản hồi · 4 · 25/10/20
- Avocado PhunThích · Phản hồi · 3 · 10/11/20