Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Giáo dục kinh tế và Pháp luật 10 năm 2024 - 2025 (Sách mới) 11 Đề kiểm tra giữa kì 1 GDKT&PL 10 (Có đáp án)

Đề thi giữa kì 1 Giáo dục kinh tế và Pháp luật 10 năm 2024 - 2025 tổng hợp 11 đề khác nhau có đáp án giải chi tiết kèm theo. Qua tài liệu này giúp các bạn học sinh ôn luyện củng cố kiến thức để biết cách ôn tập đạt kết quả cao.

TOP 11 Đề thi giữa kì 1 Giáo dục kinh tế và Pháp luật 10 gồm 2 sách Kết nối tri thức và Cánh diều. Hi vọng qua đề kiểm tra giữa kì 1 Giáo dục kinh tế và Pháp luật 10 sẽ giúp các em học sinh lớp 10 dễ dàng ôn tập, hệ thống kiến thức, luyện giải đề, rồi so sánh kết quả thuận tiện hơn. Đồng thời đây cũng là tài liệu hữu ích giúp giáo viên ra đề ôn luyện cho các em học sinh của mình. Vậy sau đây là trọn bộ 11 đề thi giữa kì 1 Giáo dục kinh tế và Pháp luật 10 năm 2024 - 2025 mời các bạn cùng theo dõi. Ngoài ra các bạn xem thêm: bộ đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn 10.

Bộ đề thi giữa kì 1 GDKT&PL 10 năm 2024 - 2025 (Có đáp án)

1. Đề thi giữa học kì 1 GDKT&PL Cánh diều

Đề kiểm tra giữa kì 1 GDKT&PL 10

TRƯỜNG THPT …….
TỔ SỬ- ĐỊA- GDCD- TD-QP

--------------------
(Đề thi có 02 trang)

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I
NĂM HỌC 2024 - 2025
MÔN : GDKT&PL 10
Thời gian làm bài: 45P

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Mục đích cuối cùng của hoạt động kinh tế là tạo ra

A. sản phẩm thỏa mãn nhu cầu của con người.
B. các sản phẩm hữu hình phục vụ con người.
C. các sản phẩm vô hình phục vụ con người.
D. các giá trị về mặt tinh thần và vật chất.

Câu 2. Nền kinh tế là khái niệm dùng để chỉ tất cả các hoạt động kinh tế của

A. nhiều quốc gia.
B. một dân tộc.
C. một quốc gia.
D. toàn bộ các quốc gia.

Câu 3.Những người tham gia vào các hoạt động của nền kinh tế được gọi là

A. chủ thể của nền kinh tế.
B. người kinh doanh.
C. chủ thể sản xuất.
D. người tiêu dùng.

Câu 4. Nơi diễn ra hoạt động trao đổi, mua bán hàng hoá được gọi là

A. thị trường.
B. doanh nghiệp.
C. bất động sản.
D. kinh tế.

Câu 5. Thị trường ra đời, phát triển gắn liền với sự phát triển của

A. kinh tế hàng hóa.
B. kinh tế tự cấp tự túc.
C. kinh tế bộ lạc.
D. kinh tế thời nguyên thủy.

Câu 6. Giá cả thị trường là giá bán thực tế của hàng hoá trên thị trường hay giá cả hàng hoá được thoả thuận giữa

A. người mua và người bán.
B. người sản xuất và người tiêu dùng.
C. chủ thể trung gian và người sản xuất.
D. người sử dụng lao động và lao động.

Câu 7. Thường giá trị càng cao thì giá cả càng

A. thấp.
B. cao.
C. không xác định.
D. bão hòa.

Câu 8. Chủ thể nào sau đây có quyền sở hữu và quyết định các khoản thu, chi của ngân sách nhà nước?

A. Nhà nước.
B. Chính phủ.
C. Quốc hội.
D. Tòa án.

Câu 9. Hoạt động thu, chi của ngân sách nhà nước được thực hiện theo nguyên tắc nào ?

A. Không hoàn trả trực tiếp.
B. Hoàn trả trực tiếp.
C. Thu đúng và thu đủ.
D. Tiết kiệm hiệu quả.

Câu 10. Những người có thu nhập cao trong doanh nghiệp phải trích một khoản tiền từ phần thu nhập để nộp vào ngân sách nhà nước là thực hiện loại thuế nào sau đây?

A. Thuế giá trị gia tăng.
B. Thuế bảo vệ môi trường.
C. Thuế thu nhập cá nhân.
D. Thuế xuất khẩu, nhập khẩu.

Câu 11. Các hoạt động kinh tế có mối quan hệ như thế nào với nhau?

A. Thống nhất, tác động qua lại với nhau.
B. Mâu thuẫn, bài trừ lẫn nhau.
C. Tách rời, không liên quan tới nhau.
D. Rời rạc, bài xích lẫn nhau.

Câu 12. Hoạt động phân phối - trao đổi có tác động như thế nào đối với hoạt động sản xuất?

A. Phân phối - trao đổi phù hợp thúc đẩy sản xuất phát triển.
B. Phân phối - trao đổi sẽ kìm hãm quá trình sản xuất.
C. Phân phối - trao đổi không tác động đến hoạt động sản xuất.
D. Phân phối - trao đổi mạnh sẽ khiến sản xuất quá tải.

Câu 13. Chủ thể tiêu dùng có vai trò như thế nào đối với sự phát triển của sản xuất?

A. Định hướng, tạo động lực.
B. Kìm hãm sự phát triển.
C. Thu hút nguồn nhân lực.
D. Chỉ đạo hướng phát triển.

Câu 14. Thị trường thừa nhận công dụng xã hội của hàng hoá và lao động đã hao phí để sản xuất ra nó, thông qua việc hàng hoá có bán được hay không và bán với giá như thế nào là nội dung thể hiện chức năng nào của thị trường?

A. Chức năng thừa nhận.
B. Chức năng thông tin.
C. Chức năng điều tiết.
D. Chức năng kích thích.

Câu 15. Giá cả thị trường có bao nhiêu chức năng cơ bản?

A. Hai chức năng.
B. Ba chức năng.
C. Bốn chức năng.
D. Năm chức năng.

Câu 16. Chủ thể kinh tế nào dưới đây không tôn trọng quy luật khách quan của cơ chế thị trường?

A. Do dịch bệnh, một số cơ sở, hiệu thuốc đã mua tích trữ rất nhiều khẩu trang nhằm bán lại với giá cao gấp nhiều lần thu lợi bất chính.
B. Nhu cầu đi lại của người dân trong ngày lễ tăng cao, nhà xe T đã tăng số chuyến xe trong ngày đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân.
C. Hộ kinh doanh R đã hạ giá cá nước ngọt do thị trường đầu ra tắc nghẽn vì dịch bệnh.
D. Nắm bắt nhu cầu tiêu thụ tăng rau hữu cơ trên thị trường, ông X đã mở cửa hàng rau hữu cơ bán cho người dân.

Câu 17. Ngân sách nhà nước có vai trò như thế nào trong việc duy trì hoạt động của bộ máy nhà nước?

A. Cung cấp nguồn tài chính.
B. Cung cấp điều kiện tốt.
C. Làm mục tiêu phát triển.
D. Là yếu tố quyết định.

Câu 18. Phương án nào sau đây thuộc một trong các loại thuế của nước ta?

A. Thuế thu nhập cá nhân.
B. Thuế lao động.
C. Thuế lao động nước ngoài.
D.Thuế bình ổn giá.

Câu 19. Hoạt động nào sau đây không phải hoạt động sản xuất?

A. Tặng quà sinh nhật.
B. Trồng cây cao su.
C. Cày bừa.
D. May quần áo.

Câu 20. Hoạt động sản xuất có tác động như thế nào đến các hoạt động phân phối – trao đổi, tiêu dùng?

A. Tách rời.
B. Quyết định.
C. Bài trừ.
D. Bị phụ thuộc.

Câu 21. Cuối tuần P rủ K đi ăn uống và đi xem phim tại rạp chiếu. Lúc này P và K đang thực hiện hoạt động nào sau đây?

A. Sản xuất.
B. Phân phối.
C. Tiêu dùng.
D. Trao đổi.

Câu 22. Do nhu cầu hoa ngày lễ 8/3 cao nên các thương lái đã nhập hoa với số lượng lớn để bán trên thị trường. Trong trường hợp trên, chức năng nào của thị trường đã được vận dụng?

A. Chức năng thừa nhận.
B. Chức năng định hướng.
C. Chức năng điều khiển.
D. Chức năng điều tiết, kích thích hoặc hạn chế.

Câu 23. Để mua một cái áo, P phải bỏ ra 300 000 đồng để chi trả cho chủ cửa hàng. Số tiền 300.000 đồng được gọi là

A. giá cả.
B. giá trị sử dụng.
C. giao dịch.
D. phương tiện thanh toán.

Câu 24. Trong cuộc họp với các gia đình trong bản, ông H trưởng bản đã động viên khen ngợi gia đình anh M vì đã sử dụng có hiệu quả nguồn vốn vay của nhà nước để làm giàu. Ngoài ra, ông cũng phê bình và nhắc nhở gia đình ông T cần thay đổi phương thức làm ăn để sử dụng có hiệu quả nguồn vốn nhà nước hỗ trợ đồng bào dân tộc. Trong trường hợp trên, ai là người thực hiện đúng nghĩa vụ của công dân đối với ngân sách Nhà nước?

A. Anh M.
B. Ông H.
C. Ông T và ông H.
D.Anh M và ông T.

II. TỰ LUẬN

Câu 1. Nêu các chức năng của thị trường?

Câu 2. Lợi dụng tình hình dịch covid, anh T lợi dụng gom mua khẩu trang tích trữ sau đó đợi lúc hàng khan hiếm bán ra thị trường với giá cao gấp nhiều lần so với giá gốc nhằm thu lợi nhuận cao.

Em có đồng tình với hành động của anh T không? Vì sao?

Đáp án đề thi giữa kì 1 GDKT&PL 10

I. TRẮC NGHIỆM

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

Đáp án

A

C

A

A

A

A

B

A

Câu

9

10

11

12

13

14

15

16

Đáp án

A

C

A

A

A

A

B

A

Câu

17

18

19

20

21

22

23

24

Đáp án

A

A

A

B

C

D

A

A

II. Tự luận

Câu 1. Thị trường có 3 chức năng chủ yếu:

- Chức năng thừa nhận: Thị trường thừa nhận công dụng xã hội của hàng hoá và lao động đã hao phí để sản xuất ra nó, thông qua việc hàng hoá có bán được hay không và bán với giá như thế nào.

- Chức năng thông tin: Thị trường cung cấp thông tin cho người sản xuất và người tiêu dùng thông qua những biến động của nhu cầu xã hội về số lượng, chất lượng, chủng loại, cơ cấu các loại hàng hoá, giá cả, tình hình cung - cầu về các loại hàng hoá,...

- Chức năng điều tiết, kích thích hoặc hạn chế: Trên cơ sở những thông tin thu được từ thị trường, người sản xuất và người tiêu dùng sẽ có những ứng xử, điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với sự biến đổi của thị trường, nhờ đó sản xuất và tiêu dùng được kích thích hoặc hạn chế.

Câu 2.

- Không đồng tình với việc làm của anh T, vì việc làm đó sẽ dân đến việc lũng đoạn thị trường khẩu trang, khan hiếm lúc cần thiết, đồng thời là hành động kinh doanh bất hợp pháp, thu lợi nhuận bất chính, bất lợi cho người tiêu dùng.

.................

2. Đề thi giữa học kì 1 GDKT&PL Kết nối tri thức

Đề kiểm tra giữa kì 1 GDKT&PL 10

SỞ GD & ĐT ………..

TRƯỜNG THPT …….

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ INĂM HỌC 2024- 2025

MÔN: GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT LỚP 10

Thời gian làm bài : 45 Phút;

MÃ ĐỀ 101

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7đ):

Câu 1: Các nhân tố cơ bản của thị trường là

A. tiền tệ, người mua, người bán.
B. hàng hoá, giá cả, địa điểm mua bán.
C. hàng hoá, tiền tệ, giá cả
D. hàng hoá, tiền tệ, người mua, người bán.

Câu 2: Theo Luật ngân sách nhà nước, nội dung nào dưới đây không đúng về vai trò của ngân sách nhà nước?

A. Ngân sách nhà nước điều tiết thu nhập qua thuế và quỹ phúc lợi xã hội.
B. Ngân sách nhà nước duy trì hoạt động của bộ máy nhà nước
C. Ngân sách nhà nước là công cụ để điều tiết thị trường.
D. Ngân sách nhà nước để đảm bảo nhu cầu chi tiêu của mọi người dân trong xã hội.

Câu 3: Một nền kinh tế bao gồm các hoạt động cơ bản nào?

A. Sản xuất, kinh doanh, trao đổi, thu nhập
B. Sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng, thu nhập
C. Sản xuất, phân phối - trao đổi, tiêu dùng
D. Sản xuất, kinh doanh, trao đổi, cạnh tranh.

Câu 4: Một trong những vai trò cơ bản của ngân sách nhà nước là góp phần

A. hoàn trả trực tiếp cho người dân.
B. phân chia mọi nguồn thu nhập.
C. chia đều sản phẩm thặng dư.
D. duy trì hoạt động bộ máy nhà nước

Câu 5: Nội dung nào dưới đây là vai trò của chủ thể sản xuất?

A. Sử dụng các yếu tố sản xuất để sản xuất.
B. Là cầu nối giữa tiêu dùng và phân phối.
C. Là cầu nối giữa sản xuất với tiêu dùng.
D. Tạo môi trường cho sự phát triển kinh tế.

Câu 6: Trong nền kinh tế hàng hóa, một trong những chức năng cơ bản của thị trường là chức năng

A. thừa nhận giá trị hàng hóa
B. đo lường giá trị hàng hóa
C. làm trung gian trao đổi.
D. biểu hiện bằng giá cả

Câu 7: Trong nền kinh tế hàng hóa, giá cả thị trường được hình thành thông qua việc thỏa thuận giữa các chủ thể kinh tế tại

A. quốc gia giàu có.
B. một cơ quan nhà nước
C. một địa điểm giao hàng.
D. thời điểm cụ thể.

Câu 8: Theo phạm vi của quan hệ mua bán, thị trường được phân chia thành thị trường

A. truyền thống và trực tuyến.
B. trong nước và quốc tế.
C. cung - cầu về hàng hóa
D. hoàn hảo và không hoàn hảo.

Câu 9: Trong nền kinh tế hàng hóa, thị trường không có chức năng cơ bản nào sau đây?

A. Điều tiết sản xuất.
B. Cung cấp thông tin.
C. Kích thích tiêu dùng.
D. Phương tiện cất trữ.

Câu 10: Chủ thể sản xuất là những người

A. hỗ trợ sản xuất hàng hóa, dịch vụ.
B. sản xuất ra hàng hóa, dịch vụ
C. phân phối hàng hóa, dịch vụ.
D. trao đổi hàng hóa, dịch vụ.

Câu 11: Số tiền phải trả cho một hàng hoá để bù đắp những chi phí sản xuất và lưu thông hàng hoá đó được gọi là

A. tiêu dùng sản phẩm.
B. phân phối sản phẩm.
C. giá cả hàng hoá
D. giá trị sử dụng

Câu 12: Hoạt động nào dưới đây được coi như là đơn hàng của xã hội đối với sản xuất ?

A. Lao động.
B. Tiêu dùng.
C. Sản xuất.
D. Phân phối.

Câu 13: Nội dung nào dưới đây không phải là chức năng của giá cả?

A. Giá cả thúc đẩy sự bất bình đẳng xã hội.
B. Cung cấp thông tin để các chủ thể kinh tế điều chỉnh.
C. Giá cả điều tiết hành vi của người tiêu dùng
D. Giá cả điều tiết quy mô sản xuất của các doanh nghiệp.

Câu 14: Một trong những quan hệ cơ bản của thị trường là quan hệ

A. hàng hóa – tiền tệ.
B. trung gian – nhà nước
C. phân phối – sản xuất.
D. sản xuất – tiêu dùng.

Câu 15: Sản xuất hàng hóa số lượng bao nhiêu, giá cả như thế nào do nhân tố nào sau đây quyết định?

A. Người làm dịch vụ.
B. Thị trường.
C. Người sản xuất.
D. Nhà nước

Câu 16: Theo quy định của Luật ngân sách, Ngân sách nhà nước không gồm các khoản thu nào?

A. Thu nội địa
B. Thu từ đầu tư phát triển.
C. Thu từ dầu thô.
D. Thu viện trợ.

Câu 17: Trong các hoạt động của nền kinh tế, hoạt động sản xuất đóng vai trò là hoạt động

A. bình thường nhất.
B. thiết yếu nhất.
C. cơ bản nhất.
D. ít quan trọng.

Câu 18: Hệ thống các quan hệ mang tính điều chỉnh tuân theo yêu cầu của các quy luật kinh tế được gọi là:

A. Cơ chế thị trường.
B. Thị trường.
C. Kinh tế thị trường.
D. Giá cả thị trường.

Câu 19: Phân phối - trao đổi là hoạt động có vai trò

A. phân bổ nguồn lực cho sản xuất kinh doanh.
B. là động lực kích thích người lao động.
C. là cầu nối sản xuất với tiêu dùng.
D. giải quyết lợi ích kinh tế của chủ doanh nghiệp.

Câu 20: Trong nền kinh tế hàng hóa, chủ thể nào dưới đây tiến hành các hoạt động mua hàng rồi bán lại cho các đại lý?

A. Chủ thể nhà nước
B. Chủ thể sản xuất.
C. Chủ thể tiêu dùng.
D. Chủ thể trung gian.

Câu 21: Trong sản xuất và kinh doanh hàng hóa, mặt tích cực của cơ chế thị trường thể hiện ở việc, các chủ thể kinh tế vì nhằm giành nhiều lợi nhuận về mình đã không ngừng

A. xả trực tiếp chất thải ra môi trường.
B. đầu tư đổi mới công nghệ.
C. hủy hoại tài nguyên thiên nhiên.
D. bán hàng giả gây rối thị trường.

Câu 22: Theo Luật ngân sách nhà nước, nội dung nào dưới đây không phải là đặc điểm của ngân sách nhà nước?

A. Nhà nước là chủ thể duy nhất có quyền quyết định các khoản thu ngân sách.
B. Ngân sách nhà nước hướng tới mục tiêu giải quyết các quan hệ lợi ích chung
C. Việc tạo lập và sử dụng ngân sách nhà nước phải theo Luật Ngân sách nhà nước
D. Nhà nước sẽ hoàn trả cho người dân những khoản mà họ đóng góp vào ngân sách

Câu 23: Trong nền kinh tế nước ta, chủ thể nào đóng vai trò quản lý toàn bộ nền kinh tế quốc dân?

A. Chủ thể sản xuất.
B. Chủ thể trung gian.
C. Chủ thể nhà nước
D. Chủ thể tiêu dùng.

Câu 24: Chủ thể tiêu dùng có vai trò như thế nào đối với nền kinh tế?

A. Tạo môi trường pháp lí thuận lợi cho sự phát triển kinh tế.
B. Định hướng, tạo động lực cho sản xuất phát triển.
C. Kết nối quan hệ mua - bán trong nền kinh tế.
D. Sử dụng các yếu tố sản xuất tạo ra sản phẩm.

Câu 25: Việc tạo lập và sử dụng ngân sách nhà nước được tiến hành trên cơ sở

A. ý chí của nhà nước
B. tác động của quần chúng
C. Luật Ngân sách nhànước
D. nguyện vọng của nhân dân.

Câu 26: Nội dung nào dưới đây không phải là vai trò của hoạt động tiêu dùng?

A. Quyết định phân phối thu nhập.
B. Điều tiết hoạt động trao đổi.
C. “Đơn đặt hàng" cho sản xuất.
D. Động lực cho sản xuất phát triển.

Câu 27: Trong nền kinh tế hàng hóa, nội dung nào dưới đây không thể hiện mặt tích cực cơ chế thị trường?

A. Hủy hoại tài nguyên môi trường.
B. Giành thị trường có lợi để bán hàng.
C. Tìm kiếm cơ hội đầu tư thuận lợi
D. Giành ưu thế về khoa học và công nghệ.

Câu 28: Nhà nước có quyền gì đối với các khoản thu, chi của ngân sách nhà nước?

A. Quyền sở hữu
B. Quyền sử dụng
C. Quyền sở hữu và quyết định
D. Quyền quyết định

II. PHẦN TỰ LUẬN (3đ):

Câu 1 (2 điểm): Hiện nay, việc tiêu dùng các sản phẩm được sản xuất từ nhựa trở nên phổ biến. Số lượng bao bì nhựa, túi nilon, ống hút nhựa...... được sử dụng ngày càng gia tăng dẫn đến lượng rác thải cũng tăng dần theo từng năm.

Câu hỏi: a. Theo em, hoạt động tiêu dùng nêu trên có ảnh hưởng gì đến đời sống xã hội?

b. Hãy đề xuất biện pháp khắc phục hạn chế của hoạt động tiêu dùng này?

Câu 2 (1 điểm): Tình huống: Gia đình P có cửa hàng kinh doanh những mặt hàng thời trang cao cấp. P muốn giúp mẹ chụp ảnh các mặt hàng, quảng cáo lên mạng xã hội để bán được nhiều hơn nhưng mẹ không đồng ý vi cho rằng những sản phẩm đang được bán trên mạng phần lớn là hàng có chất lượng không cao, nên những mặt hàng cao cấp của nhà mình không nên rao bán ở trên mạng.

Nếu là P, em sẽ nói với mẹ thế nào?

------ HẾT ------

(Học sinh không được sử dụng tài liệu)

Đáp án đề kiểm tra giữa kì 1 GDKT&PL 10

I.Phần đáp án câu trắc nghiệm:

101103105107102104106108
1DABDAAAD
2DABCABCA
3CDCCCAAC
4DBCDABDB
5AABBDCDD
6ADCBCADB
7DBDCBBAC
8BCAABDBD
9DDABBBBC
10BCBCDCCD
11CDCBDADB
12BCCADBCC
13AABDCDDB
14ABABBCDC
15BCDBADAD
16BCACBDDA
17CDABADAA
18ACDDACBC
19CDDDCBBA
20DBACCACB
21BBDABCCD
22DBCAADCA
23CABADCBB
24BCAABDAA
25CBBDDCAB
26AADDDBCD
27ADDACABA
28CACCCABC

II. PHẦN TỰ LUẬN:

Câu

Nội dung

Điểm

Câu 1

(VD) (2đ)

Câu 1 (2 điểm): Hiện nay, việc tiêu dùng các sản phẩm được sản xuất từ nhựa trở nên phổ biến. Số lượng bao bì nhựa, túi nilon, ống hút nhựa...... được sử dụng ngày càng gia tăng dẫn đến lượng rác thải cũng tăng dần theo từng năm.

Câu hỏi: a. Theo em, hoạt động tiêu dùng nêu trên có ảnh hưởng gì đến đời sống xã hội?

b. Hãy đề xuất biện pháp khắc phục hạn chế của hoạt động tiêu dùng này?

a.Hoạt động tiêu dùng các sản phẩm làm từ nhựa gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống của con người và những sinh vật sống trên trái đất.

1.0

b. Cần có biện pháp giảm bớt việc sử dụng này như: thay đổi thói quen dùng sản phẩm nhựa bằng sử dụng các vật dụng làm từ chất liệu dễ phân huỷ như: gỗ, giấy,...

- Không xả các loại rác thải nhựa, túi ni lon 1 cách bừa bãi ra môi trường. Có các chế tài xử lý vi phạm.

-Tuyên truyền, vận động mọi người có ý thức trong việc hạn chế việc sử dụng các sản phẩm nhựa, túi nilon,.., có ý thức trong việc bảo vệ môi trường.

1.0

Câu 2

(VDC) (1đ)

Câu 2 (1 điểm): Tình huống: Gia đình P có cửa hàng kinh doanh những mặt hàng thời trang cao cấp. P muốn giúp mẹ chụp ảnh các mặt hàng, quảng cáo lên mạng xã hội để bán được nhiều hơn nhưng mẹ không đồng ý vi cho rằng những sản phẩm đang được bán trên mạng phần lớn là hàng có chất lượng không cao, nên những mặt hàng cao cấp của nhà mình không nên rao bán ở trên mạng.

Nếu là P, em sẽ nói với mẹ thế nào?

- Nói với mẹ: Trong thời đại ngày nay, thương mại điện tử đã trở thành 1 xu hướng phổ biến. Phần lớn người tiêu dùng tiếp cận với Internet, ngày càng có nhiều người có thói quen mua sắm qua mạng. Thực tế không phải mặt hàng nào bán trên mạng cũng có chất lượng không cao. Do vậy, để tăng lượng khách hàng nhằm bán được nhiều, bên cạnh việc quảng bá cho sản phẩm, tích cực tương tác với khách hàng, cần bán đúng mẫu mã, chất lượng như quảng cáo, giữ uy tín, tạo thương hiệu cho hàng hóa.

1.0

..................

Tải file tài liệu để xem thêm Đề kiểm tra giữa kì 1 GDKT&PL 10

Chia sẻ bởi: 👨 Bảo Ngọc
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm