Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Lịch sử 10 sách Chân trời sáng tạo Ôn tập giữa kì 1 môn Lịch sử 10
Đề cương ôn tập giữa kì 1 Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo năm 2024 - 2025 là tài liệu rất hữu ích, gồm lý thuyết, các câu hỏi trắc nghiệm và tự luận có đáp án giải chi tiết. Qua đó giúp các em học sinh lớp 10 nắm được kiến thức mình đã học trong chương trình giữa kì 1, rèn luyện và ôn tập một cách hiệu quả.
Đề cương ôn tập giữa kì 1 Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo còn giúp giáo viên khái quát được nội dung ôn tập và nâng cao được hiệu quả ôn tập cho học sinh, tránh được tình trạng ôn tập cục bộ hoặc tràn lan. Bên cạnh đó các bạn tham khảo: đề cương ôn tập giữa kì 1 Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo, đề cương ôn tập giữa kì 1 Toán 10 Chân trời sáng tạo.
Đề cương ôn tập giữa kì 1 Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo
TRƯỜNG THPT ……. | ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ I |
A. NỘI DUNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
Bài 1: Hiện thực lịch sử và lịch sử được con người nhận thức
- Khái niệm lịch sử ? Phân biệt hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử. Cho ví dụ cụ thể?
- Khái niệm sử học
- Trình bày đối tượng nghiên cứu, chức năng, nhiệm vụ của sử học. Cho ví dụ cụ thể?
Bài 2: Tri thức lịch sử và cuộc sống
- Giải thích sự cần thiết vì sao phải học tập lịch sử suốt đời? Cho ví dụ cụ thể?
- Phân tích quy trình thu thập, xử lý thông tin và sử liệu để làm giàu tri thức lịch sử? Vận dụng để viết tiểu sử của bản thân từ khi sinh ra cho đến nay?
- Kiến thức và bài học lịch sử có mối liên hệ như thế nào với cuộc sống hiện tại?
- Em đã từng vận dụng những kiến thức lịch sử nào để giải quyết các tình huống trong cuộc sống ? Hãy chia sẻ một ví dụ ?.
Bài 3: Sử học với công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa , di sản thiên nhiên và phát triển du lịch.
- Phân tích mối liện hệ giữa Sử học với công tác bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa, di sản thiên nhiên.
- Giải thích vai trò của lịch sử và văn hóa đối với sự phát triển du lịch.
- Phân tích tác động của du lịch đối với công tác bảo tồn di tích lịch sử, văn hóa.
- Kể tên một vài di sản văn hóa của Việt Nam được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa Thế giới. Giới thiệu về giá trị lịch sử, văn hóa và đề xuất biện pháp bảo tồn, phát huy các giá trị của di sản đó.
Bài 4: Khái niệm văn minh. Một số nền văn minh phương Đông thời cổ - trung đại.
Khái niệm văn minh ?. Phân biệt giữa văn hóa và vănminh?
Một số nền văn minh Phương Đông thời cổ đại: Trình bầy thành tựu tiêu biểu của văn minh Ai Cập – Trung Quốc - Ấn Độ cổ đại theo bảng sau :
Nền văn minh | Chữ viết | Tư tưởng, tôn giáo | Toán học | Kiến trúc. điêu khác | Ý nghĩa |
Ai Cập thời cổ đại. | |||||
Trung Hoa thời cổ trung đại | |||||
Ấn Độ thời cổ trung đại |
II. LUYỆN TẬP
1. Trắc nghiệm và đánh giá năng lực
Câu 1. Lịch sử được hiểu theo những nghĩa nào sau đây?
A. Tái hiện lịch sử và học tập lịch sử
B. Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử.
C. Nhận thức lịch sử và hiểu biết lịch sử.
D. Hiện thực lịch sử và tái hiện lịch sử.
Câu 2. Khái niệm nào là đúng về Sử học?
A. Sử học là khoa học nghiên cứu về hoạt động của con người.
B. Sử học là khoa học nghiên cứu về văn hóa của con người.
C. Sử học là khoa học nghiên cứu về quá khứ của con người.
D. Sử học là khoa học nghiên cứu về tiến hóa của con người.
Câu 3. Đối tượng nghiên cứu của Sử học là
A. Quá trình phát triển của loài người.
B. Những hoạt động của loài người.
C. Quá trình tiến hóa của loài người.
D. Toàn bộ quá khứ của loài người.
Dựa vào thông tin cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 04 đến 06
Tại Đại hội toàn quốc lần thứ hai của Hội Sử học (1988), Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã phát biểu: “Lịch sử chỉ xảy ra duy nhất có một lần, nhưng do nhiều người viết và viết lại nhiều lần. Dù ở thời điểm nào, nhà sử học cũng phải thật trung thực, khách quan”.
Câu 4. Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về nguyên tắc trung thực của sử hoc?
A. Nhà sử học có nhiệm vụ nghiên cứu lịch sử.
B. Nhà sử học phải chủ quan trong nghiên cứu.
C. Nhà sử học phải hiểu biết nhiều về lịch sử.
D. Nhà sử học có nhiệm vụ tôn trọng lịch sử.
Câu 5. Sử học vừa phải phản ánh sự thật trong quá khứ, nhưng không kích động hận thù,
xung đột hoặc kỳ thị, phân biệt đối xử. Đây là nguyên tắc nào của sử học?
A. Khách quan, tiến bộ.
B. Chủ quan, khoa học.
C. Nhân văn, tiến bộ.
D. Trung thực, nhân văn.
Câu 6. Để Sử học thực sự trở thành một khoa học phải đảm bảo nguyên tắc nào sau đây?
A. Chủ quan và khoa học.
B. Chủ quan và trung thực.
C. Khách quan và khoa học.
D. Khách quan và trung thực.
Câu 7. Lịch sử cung cấp cho con người những thông tin hữu ích nào sau đây?
A.Quá khứ của chính con người và xã hội loài người.
B.Quá trình phát triển và tiên bộ của xã hội loài người.
C.Quá trình tiến hóa của con người trong lịch sử.
D.Quá trình lao động sản xuất và tiến hóa xã hội.
Câu 8. Yếu tố cốt lõi nào tạo nên ý thức dân tộc và bản sắc văn hóa của cộng đồng dân tộc?
A. Nghiên cứu và học tập.
B. Dự đoán được tương lai.
C. Hiểu biết về lịch sử.
D. Hiểu biết về hiện tại.
Câu 9. Nội dung nào phản ánh không đúng khi nói đến sự cần thiết của việc học tập và khám phá lịch sử hiện nay?
A.Học tập lịch sử chỉ diễn ra khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
B.Học tập lịch sử diễn ra mọi lúc, mọi nơi trong cuộc sống.
C.Học tập lịch sử thông qua tham quan di tích, bảo tàng lịch sử.
D.Học tập lịch sử thông qua phim ảnh, âm nhạc, truyện kể.
Câu 10. Một trong những giải pháp góp phần quan trọng nhất khắc phục các tác động tiêu cực của điều kiện thự nhiên và của con người đến giá trị di sản phi vật thể là
A. Công tác bảo tồn và phát huy.
B. Công tác tái tạo và trùng tu.
C. Công tác giữ gìn và nhân tạo
D. Công tác đầu tư và phát triển.
Câu 11. Du lịch có vai trò như thế nào trong việc bảo tồn di tích lịch sử và văn hóa?
A. Nguồn lực hỗ trợ.
B. Can thiệp trực tiếp.
C. Hoạch định đường lối.
D. Tổ chức thực hiện.
Câu 12. Hiện nay, để bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa các trường học cần phải có trách nhiệm như thế nào?
A.Trực tiếp tham gia bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa.
B.Cung cấp nguồn lực để bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa.
C.Đào tạo, nâng cao nhận thức của người học về giá trị di sản văn hóa.
D.Chấp hành tốt những quy định của nhà nước về giá trị di sản văn hóa.
Câu 13. Nền văn minh Ai Cập, ra đời ở châu Phi, trên lưu lực
A. Sông Nin.
B. Sông Hằng.
C. Sông Ơ-phơ-grat.
D. Sông Hoàng Hà.
..................
Tài file tài liệu để xem thêm đề cương ôn tập giữa kì 1 Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo
Link Download chính thức:
Các phiên bản khác và liên quan:
Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
Giáo án Toán lớp 1 (Sách mới) - Giáo án Toán lớp 1 (trọn bộ 5 sách)
-
Tuyển tập đề thi học sinh giỏi môn Toán lớp 3
-
Thuyết minh về Thành Cổ Loa (2 Dàn ý + 5 mẫu)
-
Bộ tranh tô màu chủ đề gia đình cho bé
-
Văn mẫu lớp 10: Phân tích tác phẩm Hiền tài là nguyên khí của quốc gia (2 Dàn ý + 10 Mẫu)
-
Những vần thơ hay - Tuyển tập những bài thơ hay
-
Văn mẫu lớp 9: Nghị luận về hiện tượng học tủ, học vẹt
-
File luyện viết chữ in hoa - Mẫu chữ hoa cho học sinh Tiểu học
-
Đề kiểm tra học kì II môn Toán lớp 1
-
Văn mẫu lớp 7: Phân tích bài Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê
Mới nhất trong tuần
-
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2024 - 2025 (Sách mới)
100.000+ 1 -
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 10 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
10.000+ -
Bộ đề thi giữa học kì 1 lớp 10 năm 2024 - 2025 (Sách mới)
10.000+ -
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Tin học 10 năm 2024 - 2025 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
10.000+ -
Bộ đề thi giữa học kì 1 lớp 10 năm 2024 - 2025 sách Cánh diều (9 Môn)
10.000+ -
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Hóa học lớp 10 năm 2024 - 2025 (Sách mới)
100.000+ -
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Vật lý lớp 10 năm 2024 - 2025 (Sách mới)
100.000+ 1 -
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Hóa học 10 năm 2024 - 2025 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
10.000+ -
Bộ đề thi giữa học kì 1 lớp 10 năm 2024 - 2025 sách Chân trời sáng tạo (8 Môn)
10.000+ -
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Toán 10 năm 2024 - 2025 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
5.000+