Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Toán 10 sách Chân trời sáng tạo Ôn tập giữa kì 1 Toán 10
Đề cương ôn tập giữa kì 1 Toán 10 Chân trời sáng tạo năm 2024 - 2025 là tài liệu rất hữu ích gồm các câu hỏi trắc nghiệm và tự luận trọng tâm. Qua đó giúp các em học sinh lớp 10 nắm được kiến thức mình đã học trong chương trình giữa kì 1, rèn luyện và ôn tập một cách hiệu quả.
Đề cương ôn tập giữa kì 1 Toán 10 Chân trời sáng tạo còn giúp giáo viên khái quát được nội dung ôn tập và nâng cao được hiệu quả ôn tập cho học sinh, tránh được tình trạng ôn tập cục bộ hoặc tràn lan. Bên cạnh đó các bạn tham khảo: đề cương ôn tập giữa kì 1 Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo.
Đề cương ôn tập giữa kì 1 Toán 10 Chân trời sáng tạo
TRƯỜNG THPT …………. BỘ MÔN: TOÁN | ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2024 - 2025 MÔN: TOÁN KHỐI 10 |
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Chủ đề 1: Mệnh đề
Câu 1.1: Phát biểu nào sau đây không phải là mệnh đề ?
A. Bức tranh đẹp quá.
B.13 là hợp số.
C. 92 là số lẻ.
D. 7 là số nguyên tố.
Câu 1.2: Trong các câu sau, câu nào là mệnh đề?
A. Hôm nay là thứ mấy?
B. Các bạn hãy học bài đi!
C.Bạn An học Toán giỏi quá!
D. Việt Nam là một nước thuộc Châu Á.
Câu 1.3: Khẳng định nào sau đây là mệnh đề
A. 3 x+2 y=10.
\(B.\ \frac{2x}{y}\)
C. x2> 0
D. \(5 \in \mathbb{Z}.\)
Câu 1.4: .Khẳng định nào sau đây là mệnh đề :
\(A. 3 \mathrm{x}+5=8\)
B. 3 x+2 y-z=12
\(C. 150^{\circ}\)
\(D. 3+\pi>6\)
Câu 2.1: Mệnh đề nào sau đây là phủ định của mệnh đề: “Mọi động vật đều di chuyển”.
A. Mọi động vật đều không di chuyển.
B. Mọi động vật đều đứng yên.
C. Có ít nhất một động vật không di chuyển.
D. Có ít nhất một động vật di chuyển.
Câu 2.2: Phủ định của mệnh đề: “Có ít nhất một số vô tỷ là số thập phân vô hạn tuần hoàn” là mệnh đề nào sau đây:
A. Mọi số vô tỷ đều là số thập phân vô hạn tuần hoàn.
B. Có ít nhất một số vô tỷ là số thập phân vô hạn không tuần hoàn.
C. Mọi số vô tỷ đều là số thập phân vô hạn không tuần hoàn.
D. Mọi số vô tỷ đều là số thập phân tuần hoàn.
Câu 2.3: Cho mệnh đề P : \(“ \forall x \in R: 9 x^2-1 \neq 0 ”\). Mệnh đề phủ định của P là:
\(A. \bar{P}: " \exists x \in R: 9 x^2-1=0 ".\)
\(B. \bar{P}: " \exists x \in R: 9 x^2-1 \leq 0 ".\)
\(C. \bar{P}: " \exists x \in R: 9 x^2-1>0 ".\)
\(D. \bar{P}: " \forall x \in R: 9 x^2-1=0 ".\)
Câu 2.4: Cho mệnh đề \(\mathrm{A} : “ \forall x \in \mathbb{R}: x^2>x ”\). Phủ định của mệnh đề A là:
\(B. \exists x \in \mathbb{R}: x^2 \neq x\)
\(C. \forall x \in \mathbb{R}: x^2 \leq x\)
\(D. \exists x \in \mathbb{R}: x^2 \leq x\)
Câu 3.1: Cách phát biểu nào sau đây không thể dùng để phát biểu mệnh đề: \(A \Rightarrow B.\)
A. Nếu A thì B.
B. A kéo theo B.
C. A là điều kiện đủ để có B.
D. A là điều kiện cần để có B.
Câu 3.2 :Trong các mệnh đề nào sau đây mệnh đề nào sai?
A. Hai tam giác bằng nhau khi và chỉ khi chúng đồng dạng và có một góc bằng nhau.
B. Một tứ giác là hình chữ nhật khi và chỉ khi chúng có 3 góc vuông.
C. Một tam giác là vuông khi và chỉ khi nó có một góc bằng tổng hai góc còn lại.
D. Một tam giác là đều khi và chỉ khi chúng có 2 đường trung tuyến bằng nhau và có 1 góc bằng \(60^{\circ}.\)
................
Tải file về để xem trọn bộ đề cương giữa học kì 1 Toán 10 CTST