Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Vật lí 10 sách Chân trời sáng tạo Ôn tập giữa kì 1 Vật lý 10
Đề cương ôn tập giữa kì 1 Vật lí 10 Chân trời sáng tạo năm 2024 - 2025 là tài liệu rất hữu ích gồm tóm tắt kiến thức trọng tâm, các câu hỏi trắc nghiệm và tự luận kèm theo. Qua đó giúp các em học sinh lớp 10 nắm được kiến thức mình đã học trong chương trình giữa kì 1, rèn luyện và ôn tập một cách hiệu quả.
Đề cương ôn tập giữa kì 1 Vật lí 10 Chân trời sáng tạo còn giúp giáo viên khái quát được nội dung ôn tập và nâng cao được hiệu quả ôn tập cho học sinh, tránh được tình trạng ôn tập cục bộ hoặc tràn lan. Bên cạnh đó các bạn tham khảo: đề cương ôn tập giữa kì 1 Toán 10 Chân trời sáng tạo, đề cương ôn tập giữa kì 1 Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo.
Đề cương ôn tập giữa kì 1 Vật lí 10 Chân trời sáng tạo
TRƯỜNG THPT …………. BỘ MÔN: VẬT LÍ | ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2024 - 2025 MÔN: VẬT LÍ KHỐI 10 |
A. HƯỚNG DẪN ÔN TẬP NỘI DUNG KIẾN THỨC
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU
1. Nắm dược đối tượng, mục tiêu và phương pháp nghiên cứu Vật lí. Ảnh hưởng của Vật Lí đến một số lĩnh vực trong đời sống và kĩ thuật.
2. Vấn đề an toàn trong nghiên cứu và học tập môn Vật lí: hiểu được các rủi ro, thực hiện các biện pháp an toàn cho bản thân, cộng đồng, môi trường theo quy định của nơi học tập, làm việc.
3. Xác định được các đơn vị, thứ nguyên, các loại sai số trong phép đo và cách hạn chế sai số.
CHƯƠNG 2. MÔ TẢ CHUYỂN ĐỘNG
1. Nắm được một số khái niệm cơ bản trong chuyển động. Xác định tốc độ trung bình, tốc độ tức thời; véctơ vận tốc trung bình, véctơ vận tốc tức thời, độ dịch chuyển. Đồ thị độ dịch chuyển - thời gian.
2. Xác định độ dịch chuyển tổng hợp - vận tốc tổng hợp trong quá trình vật chuyển động.
II. BÀI TẬP
Tất cả các bài tập trong SGK và bài tập trong SBT thuộc phạm vi kiến thức đã nêu ở mục A.I.
B. MINH HỌA MỘT SỐ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN VÀ TỰ LUẬN
A. CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU
Câu 1: Hoạt động nào sau đây là hoạt động nghiên cứu khoa học?
A. Trồng hoa trong nhà kính.
B. Tìm vaccine phòng chống virus trong phòng thí nghiệm.
C. Sản xuất muối ăn từ nước biển.
D. Vận hành nhà máy thủy điện để sản xuất điện.
Câu 2: Lĩnh vực nào sau đây không thuộc về khoa học tự nhiên?
A. Vật lí học.
B. Công nghệ sinh học.
C. Thiên văn học.
D. Lịch sử nhân loại.
Câu 3: Phương pháp nghiên cứu của vật lí là
A. phương pháp thực nghiệm, mọi lĩnh vực của vật lí chỉ cần dùng phương pháp thực nghiệm để nghiên cứu.
B. phương pháp lí thuyết, mọi lĩnh vực của vật lí chỉ cần dùng phương pháp lí thuyết để nghiên cứu.
C. cả phương pháp lí thuyết và phương pháp thực nghiệm, hai phương pháp có tính bổ trợ cho nhau, trong đó phương pháp thực nghiệm có tính quyết định.
D. cả phương pháp lí thuyết và phương pháp thực nghiệm, hai phương pháp có tính bổ trợ cho nhau, trong đó phương pháp lí thuyết có tính quyết định.
Câu 4: Nhiệt học là một ngành của vật lí, nghiên cứu về
A. sự thay đổi nhiệt độ khi có sự tiếp xúc, tương tác của các vật.
B. các hiện tượng liên quan đến sự truyền nhiệt, biến đổi nhiệt thành công, công thành nhiệt và đo lường nhiệt lượng.
C. sự cho và nhận nhiệt lượng dẫn đến sự thay đổi nhiệt độ của các vật trong môi trường tự nhiên.
D. các hiện tượng liên quan đến nhiệt như: hiện tượng đối lưu, sự sôi, sự bay hơi, sự ngưng tụ của chất lỏng,...
Câu 5: Khi tiến hành thí nghiệm, cần phải
A. tuân theo các quy tắc an toàn của phòng thí nghiệm, hướng dẫn của giáo viên.
B. tự đề xuất các quy tắc thí nghiệm để có thể tiến hành thí nghiệm nhanh nhất.
C. thảo luận nhóm để thống nhất quy tắc riêng của nhóm, có thể bỏ qua quy tắc an toàn của phòng thí nghiệm.
D. tiến hành thí nghiệm với thời gian ngắn nhất, không cần tuân thủ các quy tắc của phòng thí nghiệm.
Câu 6: Khi tiến hành thí nghiệm, nghiên cứu khoa học, ngoài yếu tố an toàn phải tuân thủ thì cần phải đảm bảo yêu cầu nào sau đây?
A. Có thể bỏ qua sai số để được số liệu đúng với lí thuyết đề ra.
B. Tiến hành thí nghiệm nhanh nhất, có thể bỏ qua các quy tắc để sớm tìm ra kết quả.
C. Tiến hành thí nghiệm nhưng không được làm hao mòn thiết bị.
D. Tiến hành thí nghiệm theo đúng nguyên tắc đề ra, trung thực trong ghi nhận kết quả.
..........
CHƯƠNG 2. MÔ TẢ CHUYỂN ĐỘNG
Câu 1: Điều nào sau đây là đúng khi nói về tốc độ trung bình?
A. Tốc độ trung bình là trung bình cộng của các vận tốc.
B. Trong hệ SI, đơn vị của tốc độ trung bình là m/s2
C. Tốc độ trung bình cho biết tốc độ của vật tại một thời điểm nhất định.
D. Tốc độ trung bình được xác định bằng thương số giữa quãng đường đi được và khoảng thời gian đi hết quãng đường đó.
Câu 2: Khi vật chuyển động thẳng, không đổi chiều thì độ lớn của độ dịch chuyển so với quãng đường đi được là
A. bằng nhau.
B. lớn hơn.
C. nhỏ hơn.
D. lớn hơn hoặc bằng.
Câu 3: Đặc điểm của đồ thị độ dịch chuyển – thời gian đối với một vật chuyển động thẳng theo một hướng với tốc độ không đổi là
A. một đường thẳng qua gốc tọa độ.
B. một đường song song với trục hoành Ot.
C. một đường song song với trục tung Od.
D. một đường parabol
Sử dụng dữ kiện sau để làm câu 4, 5, 6
Câu 4: Độ dịch chuyển của người thứ nhất là
A. 2 km.
B. 2,8 km.
C. 4 km.
D. 6 km.
Câu 5: Quãng đường đi được của người thứ nhất?
A. 2 km.
B. 2,8 km.
C. 4 km.
D. 6 km.
Câu 6: Tính quãng đường đi được của người thứ hai?
A. 2 km.
B. 2,8 km.
C. 4 km.
D. 6 km.
Câu 7: Độ dịch chuyển và quãng đường đi được của vật có độ lớn bằng nhau khi vật
A. chuyển động tròn.
B. chuyển động thẳng và không đổi chiều.
C. chuyển động thẳng và chỉ đổi chiều 1 lần.
D. chuyển động thẳng và chỉ đổi chiều 2 lần.
Câu 8: Một xe chạy trong 5 giờ: 2 giờ đầu xe chạy với tốc độ trung bình 60 km/h; 3 giờ sau xe chạy với tốc độ trung bình 40 km/h. Tốc độ trung bình của xe trong suốt thời gian chuyển động là
A. 48 km/h.
B. 50 km/h.
C. 35 km/h.
D. 45 km/h.
...............
Tải file tài liệu để xem thêm Đề cương ôn tập giữa kì 1 Vật lí 10 Chân trời sáng tạo