Toán 6 Luyện tập chung trang 108 Giải Toán lớp 6 trang 108 - Tập 1 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải Toán lớp 6 Luyện tập chung trang 108, 109 bao gồm đáp án chi tiết cho từng phần, từng bài tập trong SGK Toán 6 Tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống.
Với lời giải chi tiết, trình bày khoa học, được biên soạn dễ hiểu, giúp các em nâng cao kỹ năng giải Toán 6, từ đó học tốt môn Toán lớp 6 hơn. Đồng thời, cũng giúp thầy cô nhanh chóng soạn giáo án Luyện tập chung trang 108 Chương 5: Tính đối xứng của hình phẳng trong tự nhiên. Mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Eballsviet.com:
Giải Toán 6 Luyện tập chung trang 108 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải Toán 6 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 108 tập 1
Bài 5.11
Trong các hình bên, em hãy chỉ ra:
a) Những hình có tâm đối xứng;
b) Những hình có trục đối xứng.
Gợi ý đáp án:
a) Hình có tâm đối xứng: Cánh quạt
b) Hình có trục đối xứng:
+) Tam giác đều có 3 trục đối xứng là đường thẳng qua đỉnh và trung điểm của cạnh đối diện
+) Cánh quạt có 4 trục đối xứng
+) Trái tim có 1 trục đối xứng
+) Cánh diều có 1 trục đối xứng
Bài 5.12
Trong các hình dưới đây, hình nào có trục đối xứng, hình nào có tâm đối xứng?
Gợi ý đáp án:
Không có hình nào có tâm đối xứng
Hình có trục đối xứng là: hình b) ; hình c)
Bài 5.13
Vẽ các hình sau vào giấy kẻ ô vuông rồi vẽ thêm để được hình nhận đường thẳng d là trục đối xứng.
Gợi ý đáp án:
+) Dùng thước thẳng (hoặc nhìn lưới ô vuông) để xác định các điểm đối xứng với các đỉnh của phần hình đã cho qua đường thẳng d rồi nối chúng lại với nhau một cách thích hợp
Vẽ hình để được hình nhận đường thẳng d là trục đối xứng là:
Bài 5.14
Vẽ hình dưới đây vào giấy kẻ ô vuông rồi vẽ thêm để được hình nhận điểm O làm tâm đối xứng.
Gợi ý đáp án:
Hình vẽ nhận điểm O làm tâm đối xứng là:
Bài 5.15
Trong các hình sau, hình nào có trục đối xứng, hình nào có tâm đối xứng?
Gợi ý đáp án:
Hình a) có tâm đối xứng nhưng không có trục đối xứng (chữ S, chữ O có tâm đối xứng nhưng chữ S không có trục đối xứng).
=>Tâm đối xứng của hình a) là tâm của chữ O:
Hình b) có trục đối xứng nhưng không có tâm đối xứng (chữ V, chữ T có trục đối xứng nhưng không có tâm đối xứng).
=>Trục đối xứng của hình b) là trục đối xứng của chữ T:
Bài 5.16
Hình gấp khúc dưới đây gồm bốn đoạn thẳng có độ dài bằng 1 cm. Em hãy vẽ thêm một đường gấp khúc có độ dài bằng 8 cm để được một hình có cả trục đối xứng và tâm đối xứng.
Gợi ý đáp án:
Có rất nhiều cách vẽ. Dưới đây là một số ví dụ:
Link Download chính thức:
- Nam ĐặngThích · Phản hồi · 2 · 22/12/22
- Nam ĐặngThích · Phản hồi · 1 · 22/12/22