Số đối của -1,2 là 1,2;
Số đối của -4,15 là -4,15;
Số đối của 19,2 là -19,2.
Giải Toán lớp 6 bài 28: Số thập phân hướng dẫn rất chi tiết các bước giải các bài tập trong SGK Toán 6 Tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 28, 29, 30. Đồng thời, còn tổng hợp cả lý thuyết trọng tâm, cùng những dạng bài tập trắc nghiệm cho các em ôn tập thật tốt.
Với lời giải Toán 6 Bài 28 rất chi tiết, được biên soạn kỹ lưỡng, còn giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án Bài 28: Số thập phân - Chương VII: Số thập phân cho học sinh của mình. Vậy mời thầy cô và các em cùng tham khảo bài viết dưới đây của Eballsviet.com:
Em hãy chỉ ra các số thập phân xuất hiện trong đoạn tin hình 7.1a và hình 7.1b. Tìm số đối của các số thập phân đó.
Đáp án
Hình 7.1a: 29,96; 14,26; 7,5 và 3,4.
Hình 7.1b: số -4,2; -2,4.
Viết các phân số thập phân \(\frac{{17}}{{10}};\frac{{34}}{{100}};\frac{{25}}{{1000}}\) dưới dạng số thập phân.
Đáp án
Viết lại các phân số thập phân dưới dạng số thập phân như sau:
\(\begin{matrix} \dfrac{{17}}{{10}} = 1,7 \hfill \\ \dfrac{{34}}{{100}} = 0,34 \hfill \\ \dfrac{{25}}{{1000}} = 0,025 \hfill \\ \end{matrix}\)
Viết các số đối của các phân số thập phân ở hoạt động 1:
\(\frac{{17}}{{10}};\frac{{34}}{{100}};\frac{{25}}{{1000}}\)
Đáp án
Vì \(\frac{{17}}{{10}} + \left( { - \frac{{17}}{{10}}} \right) = 0\) => Số đối của số \(\frac{{17}}{{10}}\) là \(- \frac{{17}}{{10}}\)
Vì \(\frac{{34}}{{100}} + \left( { - \frac{{34}}{{100}}} \right) = 0\) => Số đối của số \(\frac{{34}}{{100}}\) là \(- \frac{{34}}{{100}}\)
Vì \(\frac{{25}}{{1000}} + \left( { - \frac{{25}}{{1000}}} \right) = 0\) => Số đối của số \(\frac{{25}}{{1000}}\) là \(- \frac{{25}}{{1000}}\)
1. Viết các phân số thập phân \(-\frac{5}{1000};-\frac{798}{10}\) dưới dạng số thập phân rồi tìm số đối của các số thập phân đó
2. Viết các phân số thập phân xuất hiện trong đoạn tin hình 7.1b dưới dạng phân số thập phân
Đáp án
1. \(\frac{-5}{1000}=-0,005;\frac{-798}{10}=-79,8\)
2. \(-4,2=\frac{-42}{10} ; \quad-2,4=\frac{-24}{10}\)
Sắp xếp các số sau theo thứ tự từ bé đến lớn: 0; -8,152; 0,12; -8,9
Đáp án
Thứ tự từ bé đến lớn là: -8,9 ;-8,152 ;-8 ;0 ;0,12.
Đọc đoạn tin hình 7.1b và cho biết thời điểm 19 giờ ngày 24-1-2016 và 6 giờ ngày 25-1-2016, thời điểm nào nhiệt độ tại Điện Biên xuống thấp hơn
Đáp án
Vì -2,4>-4,2 nên thời điểm 19 giờ ngày 24-1-2016 lớn hơn thời điểm 6 giờ ngày 25-1-2016.
a. Viết các phân số thập phân sau dưới dạng số thập phân.
\(\frac{21}{10}; \frac{-35}{10}; \frac{-125}{100}; \frac{-89}{1000}\)
b. Chỉ ra các số thập phân âm viết được trong câu a.
Hướng dẫn giải:
- Cách tìm số đối số thập phân tương tự cách tìm số đối của số nguyên.
- Số thập phân âm nhỏ hơn 0 và nhỏ hơn số thập phân dương.
- Nếu a, b là hai thập phân dương và a > b thì -a < -b
Lời giải:
a. \(\frac{21}{10}=2,1; \frac{-35}{10}=-3,5; \frac{-125}{100}=-1,25; \frac{-89}{1000}.=-0,089\).
b. Các số thập phân âm viết được trong câu a là: -3,5; -1,25; -0,089.
Tìm số đối của các số thập phân sau: -1,2 ; 4,15 ; 19,2.
Hướng dẫn giải:
- Cách tìm số đối số thập phân tương tự cách tìm số đối của số nguyên.
- Số thập phân âm nhỏ hơn 0 và nhỏ hơn số thập phân dương.
- Nếu a, b là hai thập phân dương và a > b thì -a < -b
Số đối của -1,2 là 1,2;
Số đối của -4,15 là -4,15;
Số đối của 19,2 là -19,2.
So sánh các số sau:
a. -421,3 và 0,15; b. -7,52 và -7,6.
Hướng dẫn giải:
- Số thập phân âm nhỏ hơn 0 và nhỏ hơn số thập phân dương.
- Nếu a, b là hai thập phân dương và a > b thì -a < -b
Gợi ý đáp án:
a. Vì -421,3 < 0 ; 0,15 > 0 nên -421,3 < 0,15
b. Vì 7,52 < 7,6 nên -7,52 > -7,6.
Nhiệt độ đông đặc của một chất là nhiệt độ mà tại đó chất chuyển từ thể lỏng sang thể rắn.
Nhiệt độ đông đặc của rượu, nước và thủy ngân lần lượt là:
\(-117^{o}C; 0^{o}C; -38,83^{o}C\)
Hãy sắp xếp nhiệt độ đông đặc của ba chất này theo thứ tự từ bé đến lớn.
Hướng dẫn giải:
- Số thập phân âm nhỏ hơn 0 và nhỏ hơn số thập phân dương.
- Nếu a, b là hai thập phân dương và a > b thì -a < -b
Gợi ý đáp án:
Vì -117 < -38,83 < 0 nên nhiệt độ của ba chất theo thứ tự từ nhỏ đến lớn là:
rượu < thủy ngân < nước.
I. Phân số thập phân và số thập phân âm
Phân số thập phân là phân số mà mẫu là lũy thừa của 10.
Nhận xét:
- Mọi phân số thập phân đều viết được dưới dạng số thập và ngược lại.
- Số thập phân gồm hai phần:
II. Số đối của một số thập phân
Hai số thập phân gọi là đối nhau khi chúng biểu diễn hai phân số thập phân đối nhau.
III. So sánh các số thập phân
So sánh 2 số thập phân
Cũng như số nguyên, trong 2 số thập phân khác nhau luôn có một số lớn hơn số kia.
* Nếu số thập phân a nhỏ hơn số thập phân b thì ta viết a< b hay b>a
* Số thập phân lớn hơn 0 gọi là số thập phân dương
* Số thập phân nhỏ hơn 0 gọi là số thập phân âm
* Nếu a < b, b < c thì a < c
Cách so sánh 2 số thập phân
* So sánh 2 số thập phân khác dấu: Số thập phân âm luôn nhỏ hơn số thập phân dương
* So sánh 2 số thập phân dương:
* So sánh 2 số thập phân âm: Nếu a< b thì -a > -b
Câu 1. Viết phân số \(\frac{131}{1000}\) dưới dạng số thập phân ta được
A. 0,131
B. 0,1331
C. 1,31
D. 0,0131
Trả lời:
\(\frac{131}{1000} =0,131\)
Đáp án cần chọn là: A
Câu 2. Viết số thập phân 0,25 về dạng phân số ta được
A. \(\frac{1}{4}\)
B. \(\frac{5}{2}\)
C. \(\frac{2}{5}\)
D. \(\frac{1}{5}\)
Trả lời:
\(0,25=\frac{25}{100}=\frac{1}{4}\)
Đáp án cần chọn là: A
Câu 3. Viết các số sau theo thứ tự giảm dần:
−120,341; 36,095; 36,1; −120,34.
A. 36,095 > 36,100 > −120,34 > −120,341
B. 36,095 > 36,100 > −120,341 > −120,34
C. 36,100 > 36,095 > −120,341 > −120,34
D. 36,100 > 36,095 > −120,34 > −120,341
Trả lời:
Ta có:
36,100 > 36,095 nên 36,1 > 36,095 .
−120,340 > −120,341 nên −120,34 > −120,341
⇒ 36,100 > 36,095 > −120,34 > −120,341 .
Đáp án cần chọn là: D