Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Sinh học 12 sách Kết nối tri thức với cuộc sống Ôn tập giữa kì 2 Sinh 12 năm 2024 - 2025
Đề cương ôn tập giữa kì 2 Sinh học 12 Kết nối tri thức năm 2024 - 2025 là tài liệu rất hữu ích giới hạn kiến thức cần nắm vững.
Đề cương ôn tập giữa kì 2 Sinh học 12 Kết nối tri thức giúp các em học sinh lớp 12 nắm được kiến thức mình đã học trong chương trình giữa kì 2, rèn luyện và ôn tập một cách hiệu quả. Vậy sau đây là trọn bộ đề cương giữa kì 2 Sinh học 12 Kết nối tri thức mời các bạn đón đọc. Bên cạnh đó các bạn xem thêm đề cương ôn tập giữa kì 2 Ngữ văn 12 Kết nối tri thức.
Đề cương ôn tập giữa kì 2 Sinh học 12 Kết nối tri thức 2025
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO…… TRƯỜNG THPT ………..
| ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II Môn: Sinh 12 Năm học 2024-2025 |
Câu I (Bài 18) Di truyền quần thể
1. Phát biểu khái niệm quần thể, di truyền quần thể. Trình bày các đặc trưng di truyền của quần thể.
2. Trình bày được các đặc trưng di truyền của quần thể ngẫu phối. Mô tả trạng thái cân bằng DT của quần thể. Trình bày nội dung định luật Hardy- Weinberg và điều kiện nghiệm đúng
3. Trình bày cấu trúc di truyền của quần thể tự thụ phấn và quần thể giao phối gần
4. Trình bày ảnh hưởng của tự thụ phấn và giao phối gần, ngẫu phối đến tần số allele và thành phần kiểu gene của một quần thể.
Câu II(Bài 19) Các bằng chứng tiến hóa
1. Trình bày được các bằng chứng tiến hóa: Hóa thạch, giải phẫu so sánh, tế bào học và sinh học phân tử
2. Loài nào có họ hàng gần gũi nhất với loài người trong sinh giới? Giải thích.
Câu III (Bài 21) Học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại
1. Nêu khái niệm tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn
2. Trình bày các nhân tố tiến hóa: Đột biến, phiêu bạt di truyền, dòng gene, chọn lọc tự nhiên, giao phối không ngẫu nhiên
3. Trình bày khái niệm thích nghi và trình bày được cơ chế hình thành đặc điểm thích nghi. Lấy được ví dụ minh họa
4. Phát biểu khái niệm loài sinh học và giải thích được cơ chế hình thành loài.
Câu IV (Bài 23) Môi trường và các nhân tố sinh thái
1. Phát biểu khái niệm môi trường sống của sinh vật, nhân tố tố sinh thái. Phân biệt được các nhân tố sinh thái vô sinh và hữu sinh. Lấy được ví dụ về tác động của các nhân tố sinh thái lên đời sống sinh vật và thích nghi của sv với các nhân tố sinh thái đó.
2. Phân tích những hoạt động của sinh vật đó thể tác động làm thay đổi môi trường sống của sinh vật
3. Trình bày các quy luật về tác động của các nhân tố sinh thái lên đời sống sinh vật
4. Phát biểu khái niệm nhịp sinh học; giải thích sự thích nghi của sinh vật với những thay đổi có tính chu kỳ của môi trường. Tìm hiểu nhịp sinh học của cơ thể học sinh
Câu V (Bài 24) Sinh thái học quần thể
1. Phát biểu khái niệm quần thể, nêu được ví dụ quần thể. Giải thích cơ chế điều hòa mật độ của quần thể
2. Phân tích mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể: hỗ trợ và cạnh tranh. Nêu được ví dụ minh họa.
3. Trình bày đặc trưng cơ bản của quần thể quần sinh vật. Lấy ví dụ chứng minh sự ổn định của quần thể phụ thuộc vào sự ổn định của các đặc trưng đó.
4. Phân biệt các kiểu tăng trưởng của quần thể và các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng quần tể. Nêu sự tăng trưởng của quần thể người , phân tích hậu quả của tăng trưởng dân số quá nhanh
5. Trình bày các kiểu biến động số lượng cá thể của quần thể
6. Phân tích các ứng dụng về quần thể trong thực tiễn (trồng trọt, chăn nuôi, bảo tồn)./.
Link Download chính thức:
Các phiên bản khác và liên quan:
