Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Hóa học 12 sách Cánh diều Ôn tập giữa kì 2 Hóa 12 năm 2024 - 2025
Đề cương ôn tập giữa kì 2 Hóa học 12 Cánh diều năm 2024 - 2025 là tài liệu rất hữu ích, gồm 40 trang tóm tắt kiến thức cần nắm và các dạng bài tập trắc nghiệm lựa chọn đáp án đúng, trắc nghiệm đúng sai và câu trả lời ngắn trọng tâm.
Đề cương ôn tập giữa kì 2 Hóa học 12 Cánh diều được biên soạn với cấu trúc hoàn toàn mới. Qua đó giúp các em học sinh lớp 12 nắm được kiến thức mình đã học trong chương trình giữa kì 2, rèn luyện và ôn tập một cách hiệu quả. Vậy sau đây là trọn bộ đề cương giữa kì 2 Hóa học 12 Cánh diều mời các bạn đón đọc. Ngoài ra các bạn xem thêm đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Lịch sử 12 Cánh diều.
Đề cương ôn tập giữa kì 2 Hóa học 12 Cánh diều 2025
A. KIẾN THỨC LÝ THUYẾT
CHƯƠNG 6. ĐẠI CƯƠNG KIM LOẠI
I. Cấu tạo và liên kết trong tinh thể kim loại
Cấu tạo nguyên tử
Nguyên tử các nguyên tố kim loại thường có
+ có 1, 2 hoặc 3 electron ở lớp ngoài cùng.
+ bán kính lớn hơn, độ âm điện nhỏ so với phi kim
2. Cấu tạo tinh thể
Ở nhiệt độ thường các kim loại ở thể gắn và có cấu tạo tinh thể (trừ Hg ở thể lỏng).
Tinh thể kim loại gồm:
+ Cation hoặc nguyên tử ở nút mạng
+ Các electron hóa trị chuyển động tự do trong toàn mạng tinh thể
Tinh thể kim loại có 3 kiểu mạng tinh thể phổ biến sau:
Mạng tinh thể lập phương tâm khối
Ví dụ: Li, Na, K, Rb, Cs (nhóm I, Ba.
Mạng tinh thể lục phương
Ví dụ: Be, Mg, Zn, …
Mạng tinh thể lập phương tâm diện
Ví dụ: Cu, Ag, Al, …
II. Tính chất vật lí và tính chất hóa học của kim loại
1. Tính chất vật lý
Ở điều kiện thường các kim loại đều ở trạng thái rắn (trừ Hg).
Kim loại đều có tính dẻo, dẫn điện, dẫn nhiệt và ánh
+ Kim loại dẻo Au > Ag > Al...
+ Kim loại dẫn điện tốt Ag > Cu > Au
+ Kim loại dẫn nhiệt tốt Ag > Cu > Al
Tính chất vật lí chung gây nên bởi sự có mặt của các electron tự do trong mạng tinh thể kim loại.
Các tính chất như nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, khối lượng riêng, tính cứng khác nhau khá nhiều.
+ Kim loại dễ nóng chảy nhất là Hg, khó nóng chảy nhất là W
+ Kim loại nhẹ nhất là Li, nặng nhất là Os
+ Kim loại mềm nhất là Cs, cứng nhất là Cr
2. Tính chất hóa học
- Kimloại có tính khử: M Mn+ + ne
- Tácdụng với phi kim, nước, dung dịch acid, dung dịch muối.
a. Tác dụng với phi kim
+ Hầu hết các kim loại (trừ vàng, bạc, platium,…) đều tác dụng với oxygen tạo thành oxide.
+ Hầu hết các kim loại đều tác dụng với khí chlorine khi đun nóng, thu được muối chloride tương ứng
+ Nhiều kim loại có thể khử lưu huỳnh (sulfur) khi đun nóng (trừ thuỷ ngân phản ứng ở nhiệt độ thường)
.............
B. CÂU HỎI ÔN TẬP
Phần I: Trắc nghiệm (Chọn 1 phương án trong 4 phương án)
Câu 1. Mối liên hệ giữa dạng oxi hóa và dạng khử của kim loại M được biểu diễn ở dạng quá trình khử là
Câu 2. Kí hiệu cặp oxi hoá - khử ứng với quá trình khử: Fe3+ + le Fe2+ là
A. Fe3+/Fe2+.
B. Fe2+/Fe
C.Fe3+/Fe.
D. Fe2+/Fe3+.
Câu 3. Giá trị thế điện cực chuẩn của cặp oxi hoá - khử nào được quy ước bằng 0 V?
A. Na+/Na.
B. 2H+/H2.
C.A13+/A1.
D.Cl2/2 Cl-
Câu 4. Cặp oxi hóa - khử nào sau đây có giá trị thế điện cực chuẩn lớn hơn 0?
A. K+/K.
B. Li+/Li.
C.Ba2+/Ba.
D. Cu2+/Cu.
Câu 5. Trong số các ion: Ag+, Al3+, Fe2+, Cu2+, ion nào có tính oxi hoá mạnh nhất ở điều kiện chuẩn?
A. Cu2+.
B. Fe2+.
C.Ag+.
D. Al3+.
Câu 6. Ở điều kiện chuẩn, Fe khử được ion kim loại nào sau đây trong dung dịch?
A. Mg2+.
B. Al3+.
C.Na+.
D. Ag+.
Câu 7. Ở điều kiện chuẩn, kim loại nào sau đây khử được ion H+ thành H2?
A.Ag
B. Cu
C.Hg.
D. Au.
...........
Tải file về để xem trọn bộ nội dung đề cương
Link Download chính thức:
Các phiên bản khác và liên quan:
