Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn 12 sách Chân trời sáng tạo Ôn tập giữa kì 2 Văn 12 năm 2024 - 2025 (Cấu trúc mới + có đáp án)
Đề cương ôn tập giữa kì 2 Ngữ văn 12 Chân trời sáng tạo năm 2024 - 2025 là tài liệu rất hữu ích, gồm 14 trang tóm tắt kiến thức cần nắm và đề kiểm tra minh họa có đáp án giải chi tiết. Qua đó giúp các em học sinh lớp 12 nắm được kiến thức mình đã học trong chương trình giữa kì 2, rèn luyện và ôn tập một cách hiệu quả.
Đề cương ôn tập giữa kì 2 Văn 12 Chân trời sáng tạo được biên soạn với cấu trúc hoàn toàn mới. Qua đó giúp giáo viên khái quát được nội dung ôn tập và nâng cao được hiệu quả ôn tập cho học sinh, tránh được tình trạng ôn tập cục bộ hoặc tràn lan. Vậy sau đây là trọn bộ đề cương giữa kì 2 Ngữ văn 12 Chân trời sáng tạo mời các bạn đón đọc.
Đề cương ôn tập giữa kì 2 Văn 12 Chân trời sáng tạo 2025 (Có đáp án)
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO . TRƯỜNG THPT ……………
| NỘI DUNG ÔN TẬP GIỮA KÌ II Môn: Ngữ văn - Khối : 12 Năm học 2024-2025 |
I. Kiến thức ôn tập giữa kì 2 Ngữ văn 12
1. Văn bản:
- Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của thơ trữ tình hiện đại như: ngôn ngữ, hình tượng, biểu tượng, yếu tố tượng trưng, siêu thực trong thơ,…
- Phân tích và đánh giá được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà tác giả muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của tác phẩm thơ; phân tích sự phủ hợp giữa chủ đề, tư tưởng và cảm hứng chủ đạo trong tác phẩm thơ.
- Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của tiểu thuyết hiện đại: ngôn ngữ, diễn biến tâm lí, hành động của nhân vật,…
- Phân tích được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, sự kiện, nhân vật và mối quan hệ của chúng trong tính chỉnh thể của tác giả; đánh giá được vai trò của những chi tiết quan trọng trong việc thể hiện nội dung văn bản.
- Phân tích và đánh giá được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà tác giả muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của tiểu thuyết.
Yếu tố siêu thực trong thơ trữ tình
Nội dung | Kiến thức |
1. Khái niệm | Yếu tố siêu thực xuất hiện khi trong một số tác phẩm thơ trữ tình có thể xây dựng một thế giới khác lạ bằng việc sử dụng các kết hợp từ ngữ, những hình ảnh rất xa nhau, thông thường khó liên kết với nhau. Việc kết hợp này nhằm phá vỡ trật tự thông thường của tư duy lí tính, gợi nhắc sự bí ẩn, phi logic của những giấc mơ, ẩn ức sâu trong vô thức. VD: sự kết hợp giữa hình ảnh “mặt nhật” (mặt trời) và “máu”, “khối” và “lòng tôi”, “cứng” và “si” trong thơ của Hàn Mặc Tử: Bao giờ mặt nhật tan thành máu Và khối lòng tôi cứng tợ si (Hàn Mặc Tử, Những giọt lệ ) |
Hình tượng và biểu tượng
Hình tượng | Biểu tượng | |
1. Khái niệm | Hình tượng là những hình ảnh, nhân vật được xây dựng một cách sống động, sáng tạo trong tác phẩm, vừa phản ánh đời sống vừa thể hiện quan niệm, tư tưởng và ý đồ, tài năng nghệ thuật của người nghệ sĩ. | Biểu tượng là một loại hình ảnh đặc biệt, thông qua hình thức cụ thể, trực quan để gợi lên những tư tưởng, triết lí có ý nghĩa sâu xa. |
2. Ví dụ | Hình tượng Mô-na Li-sa (Mona Lisa) trong bức tranh cùng tên của Lê-ô-na-đô đờ Vanh-xi (Leonardo da Vinci), hình tượng nàng Kiều trong Truyện Kiều (Nguyễn Du), hình tượng người mẹ anh hùng trong thơ Tố Hữu,… | Hình ảnh cây tre trong đời sống và nhiều tác phẩm nghệ thuật đã trở thành biểu tượng cho những đức tính, phẩm chất cao đẹp, cho vẻ đẹp tâm hồn của con người, dân tộc Việt Nam. |
Tiểu thuyết
Nội dung | Kiến thức |
1. Khái niệm | Tiểu thuyết là thể loại văn xuôi tự sự hư cấu cỡ lớn, có khả năng phản ánh những bức tranh đời sống ở quy mô sâu rộng. |
2. Đặc điểm chung | - Dung lượng lớn - Có thể xuất bản thành một ấn bản riêng - Số lượng nhân vật đồ sộ - Nhiều tuyến truyện đan xen với nhau, diễn biến cốt truyện phức tạp hơn và xảy ra trong bối cảnh không gian rộng, thời gian dài. |
Tiểu thuyết hiện đại
Nội dung | Kiến thức |
1. Khái niệm | Tiểu thuyết hiện đại có hình thức tiểu thuyết gắn liền với thời hiện đại, với những thay đổi mạnh mẽ về cấu trúc và tư duy nghệ thuật so với tiểu thuyết trung đại. |
2. Ngôn ngữ | Ngôn ngữ tiểu thuyết hiện đại dung nạp lời nói hằng ngày của mọi lớp người, kể cả tiếng lóng, phương ngữ,… Nhìn chung, tiểu thuyết kết hợp khéo léo giữa ngôn ngữ của người kể chuyện (ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ ba) với ngôn ngữ của nhân vật. - Ngôn ngữ của người kể chuyện phản ánh thái độ, quan điểm của người kể chuyện đối với câu chuyện và nhân vật. - Ngôn ngữ của nhân vật phản ánh xuất thân, nền tảng văn hóa, tính cách, thái độ của nhân vật. Trong một số tiểu thuyết có sự đan cài phức tạp giữa ngôn ngữ của người kể chuyện và ngôn ngữ của nhân vật trong cùng một câu văn hoặc đoạn văn. |
II. Đề minh họa giữa kì 2 Ngữ văn 12
Phần 1: Đọc hiểu (5,0 điểm)
Đọc đoạn ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi:
Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ
Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa
Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa
Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa
Con nhớ anh con, người anh du kích
Chiếc áo nâu anh mặc đêm công đồn
Chiếc áo nâu suốt một đời vá rách
Đêm cuối cùng anh cởi lại cho con
Con nhớ em con, thằng em liên lạc
Rừng thưa em băng, rừng rậm em chờ
Sáng bản Na, chiều em qua bản Bắc
Mười năm tròn! Chưa mất một phong thư
Con nhớ mế! Lửa hồng soi tóc bạc
Năm con đau, mế thức một mùa dài
Con với mế không phải hòn máu cắt
Nhưng trọn đời con nhớ mãi ơn nuôi
Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ
Nơi nào qua, lòng lại chẳng yêu thương?
Khi ta ở, chi là nơi đất ở
Khi ta đi, đất đã hoá tâm hồn!
Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét
Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng
Như xuân đến chim rừng lông trở biếc
Tình yêu làm đất lạ hoá quê hương.
(Trích Tiếng hát con tàu, Chế Lan Viên, Sách Ngữ văn 12, NXB Giáo dục, 2007, tr. 144)
Câu 1 (1,0 điểm): Nhân vật trữ tình trong văn bản trên là ai?
Câu 2 (1,0 điểm): Hình ảnh nhân dân được tác giả mô tả cụ thể qua những con người như thế nào?
Câu 3 (1,0 điểm): Tác dụng của biện pháp điệp từ “nhớ” được sử dụng trong văn bản?
Câu 4 (1,0 điểm): Nỗi nhớ tình yêu với người con gái Tây Bắc có ý nghĩa như thế nào trong lòng của nhân vật trữ tình qua những dòng thơ:
Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét
Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng ?
Như xuân đến chim rừng lông trở biếc
Tình yêu làm đất lạ hoá quê hương
Câu 5 (1,0 điểm): Em có đồng ý với nội dung mà tác giả đề cập trong 2 dòng thơ “Khi ta ở, chi là nơi đất ở/ Khi ta đi, đất đã hoá tâm hồn!” không? Vì sao?
Phần 2: Viết (5.0 điểm)
Anh/chị hãy viết bài nghị luận trình bày quan điểm của bản thân về chủ đề: Tuổi trẻ - Tận hiến hay tận hưởng.
III. Đáp án đề minh họa giữa kì 2 Văn 12
...........
Xem đầy đủ nội dung đề cương trong file tải về
Link Download chính thức:
Các phiên bản khác và liên quan:
