999 câu hỏi lý thuyết Hóa học ôn thi THPT Quốc gia 2024 Tài liệu ôn thi THPT Quốc gia môn Hóa học

999 câu hỏi lý thuyết Hóa học ôn thi THPT Quốc gia 2024 giúp các em tổng hợp toàn bộ kiến thức trọng tâm phần Hóa học Vô cơ, Hữu cơ, với 17 chuyên đề, để tự tin bước vào kỳ thi tốt nghiệp năm 2024.

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Hóa học gồm 120 trang, xoay quanh các chuyên đề Đại cương kim loại, Kim loại kiềm, Chất điện ly, Sắt và hợp chất của sắt, Crom và hợp chất của Crom... giúp các em nắm chắc kiến thức lý thuyết Hóa học. Bên cạnh đó, có thể tham khảo câu hỏi trắc nghiệm lý thuyết Sinh học, Địa lý... Vậy mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Eballsviet.com:

999 câu hỏi lý thuyết Hóa học ôn thi THPT quốc gia 2024

Câu 1. Trong các kim loại, kim loại có tính dẫn điện tốt nhất là?

A. Vàng
B. Bạc
C. Đồng
D. Nhôm

Câu 2. Kim loại nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy cao nhất trong tất cả các kim loại?

A. Wonfam
B. Sắt
C. Đồng
D. Kẽm

Câu 3. Kim loại nào sau đây nhẹ nhất (khối lượng riêng nhẹ nhất) trong các kim loại?

A. Liti
B. Natri
C. Kali
D. Rubidi

Câu 4. Trong số các kim loại: Ag, Hg, Cu, Al. Kim loại nào nặng nhất?

A. Ag
B. Hg
C. Cu
D. Al

Câu 5. Kim loại nào sau đây cứng nhất trong số tất cả các kim loại?

A. Vonfam (W)
B. Crom (Cr)
C. Sắt (Fe)
D. Đồng (Cu)

Câu 6. Trong số ác kim loại, kim loại nào có độ dẫn điện kém nhất?

A. Thủy ngân (Hg)
B. Ti tan (Ti)
C. Chì (Pb)
D. Thiếc (Sn)

Câu 7. Dãy kim loại nào sau đây sắp xếp theo chiều tăng tính dẫn điện?

A. Cu, Ag, Au, Ti
B. Fe, Mg, Au, Hg
C. Fe, Al, Cu, Ag
D. Ca, Mg, Al, Fe

Câu 8. Dung dịch FeSO4 bị lẫn CuSO4. Để loại bỏ CuSO4 có thể ngâm vào dung dịch kim loại
nào sau đây?

A. Fe
B. Al
C. Zn
D. Na

Câu 9. Cho các dãy kim loại sau, dãy nào được sắp xếp theo chiều tăng tính khử?

A. Al, Fe, Zn, Mg.
B. Ag, Cu, Mg, Al.
C. Na, Mg, Al, Fe.
D. Ag, Cu, Al, Mg.

Câu 10. Trong phản ứng: Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag. Phát biểu đúng là:

A. Ion Cu2+ bị khử thành Cu.
B. Ion Ag+ bị oxi hóa thành Ag.
C. Cu bị khử thành ion Cu2+.

Câu 11. Dãy các kim loại nào sau đây được điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện?

A. Na, Mg, Fe.
B. Ni, Fe, Pb.
C. Zn, Al, Cu.
D. K, Mg, Cu

Câu 12. Dãy nào sau đây bao gồm các kim loại được sắp xếp theo chiều tăng dần về tính dẫn
điện?

A. Cu, Fe, Al, Ag.
B. Ag, Cu, Fe, Al.
C. Fe, Al, Cu, Ag.
D. Fe, Al, Ag, Cu.

Câu 13. Khí CO và H2 không thể dùng làm chất khử để điều chế kim loại nào sau đây:

A. Fe
B. Cu
C. Al
D. Sn

Câu 14. Dãy kim loại nào sau đây tác dụng với dd HCl và khí Cl2 cho cùng một muối?

A. Cu, Fe, Zn.
B. Na, Al, Zn.
C. Na, Mg, Cu.
D. Ni, Fe, Mg.

Câu 15. Kim loại nào sau đây không phản ứng với dung dịch CuSO4?

A. Zn.
B. Al.
C. Fe.
D. Ag.

Câu 16. Cho dãy các kim loại Fe, Cu, Mg, Ag, Al, Na, Ba. Số kim loại trong dãy phản ứng được
với dung dịch HCl là:

A. 4.
B. 5.
C. 6.
D. 3.

Câu 17. Thực hiện các thí nghiệm sau:

(1) Cho kim loại Fe nguyên chất vào dung dịch CuSO4.
(2) Cho lá kim loại Al nguyên chất vào dung dịch HNO3 đặc, nguội.
(3) Đốt dây kim loại Mg nguyên chất trong khí Cl2.
(4) Cho lá hợp kim Fe – Cu vào dung dịch H2SO4 loãng.

Số thí nghiệm xảy ra phản ứng ăn mòn kim loại là:

A. 1.
B. 4.
C. 2.
D. 3.

Câu 18. Dãy các kim loại đều có thể được điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện là:

A. Ca, Zn, Cu.
B. Li, Ag, Sn.
C. Al, Fe, Cr.
D. Fe, Cu, Ag.

Câu 19. Cho phản ứng: Al + HNO3 → Al(NO3)3 + N2O + H2O. Trong phương trình phản ứng trên, khi hệ số của Al là 8 thì hệ số của HNO3

A. 24.
B. 30.
C. 26.
D. 15.

Câu 20. Tiến hành các thí nghiệm sau

(a) Cho lá Al vào dung dịch gồm CuSO4 và H2SO4 loãng.
(b) Đốt dây Fe trong bình đựng khí Cl2.
(c) Cho lá Cu vào dung dịch gồm Fe(NO3)3 và HNO3 loãng.
(d) Cho lá Zn vào dung dịch CuCl2.

Số thí nghiệm xảy ra ăn mòn điện hóa là:

A. 4.
B. 1.
C. 3.
D. 2.

Câu 21. Phương pháp chung để điều chế các kim loại Na, Ca, Al trong công nghiệp là

A. thủy luyện.
B. điện phân nóng chảy.
C. nhiệt luyện.
D. điện phân dung dịch.

Câu 23. Cho dãy các chất: \mathrm{Ag}, \mathrm{Fe}_{3} \mathrm{O}_{4}, \mathrm{Na}_{2} \mathrm{CO}_{3}\(\mathrm{Ag}, \mathrm{Fe}_{3} \mathrm{O}_{4}, \mathrm{Na}_{2} \mathrm{CO}_{3}\)\mathrm{Fe}(\mathrm{OH})_{3}\(\mathrm{Fe}(\mathrm{OH})_{3}\). Số chất trong dãy tác dụng được với dd \mathrm{H}_{2} \mathrm{SO}_{4}\(\mathrm{H}_{2} \mathrm{SO}_{4}\) loãng là

A. 3.
B. 2.
C. 4
D. 1

Câu 24. Cho các phát biểu sau:

(a) Điện phân dung dịch \mathrm{NaCl}\(\mathrm{NaCl}\) (điện cực trơ), thu được khí H2 ở catot.

(b) Cho CO dư qua hỗn hợp \mathrm{Al}_{2} \mathrm{O}_{3}\(\mathrm{Al}_{2} \mathrm{O}_{3}\)\mathrm{Al}_{2} \mathrm{O}_{3}\(\mathrm{Al}_{2} \mathrm{O}_{3}\) đun nóng, thu được Al và Cu

(c) Nhúng thanh Zn vào dung dịch chứa \mathrm{CuSO}_{4}\(\mathrm{CuSO}_{4}\)\mathrm{H}_{2} \mathrm{SO}_{4}\(\mathrm{H}_{2} \mathrm{SO}_{4}\), có xuất hiện ăn mòn điện hóa.

(d) Kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất là Hg, kim loại dẫn điện tốt nhất là Ag.

(e) Cho dung dịch \mathrm{AgNO}_{3}\(\mathrm{AgNO}_{3}\) du vào dung dịch \mathrm{FeCl}_{2},\(\mathrm{FeCl}_{2},\) thu được chất rắn gồm Ag và AgCl. Số phát biểu đúng là

A. 2.
B. 3.
C. 4
D. 5.

Câu 25. Có 4 dung dịch riêng biệt: \mathrm{HCl}, \mathrm{CuCl}_{2}, \mathrm{FeCl}_{3}, \mathrm{HCl}\(\mathrm{HCl}, \mathrm{CuCl}_{2}, \mathrm{FeCl}_{3}, \mathrm{HCl}\) có lẫn \mathrm{CuCl}_{2}\(\mathrm{CuCl}_{2}\). Nhúng vào mỗi dung dịch một thanh Fe nguyên chất. Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hoá là

A. 4.
B. 1.
C. 2.
D. 3.

Câu 26. Thực hiện các thí nghiệm sau:

(a) Cho \mathrm{Fe}_{3} \mathrm{O}_{4}\(\mathrm{Fe}_{3} \mathrm{O}_{4}\) vào dung dịch HCl
(b) Cho \mathrm{Fe}_{3} \mathrm{O}_{4}\(\mathrm{Fe}_{3} \mathrm{O}_{4}\) vào dung dịch \mathrm{HNO}_{3}\(\mathrm{HNO}_{3}\)  dư tạo sản phẩm khử duy nhất là NO.
c) Sục khí \mathrm{SO}_{2}\(\mathrm{SO}_{2}\) đến dư vào dung dịch NaOH
(d) Cho Fe vào dung dịch \mathrm{FeCl}_{3}\(\mathrm{FeCl}_{3}\)
(e) Cho hỗn hợp Cu và \mathrm{FeCl}_{3}\(\mathrm{FeCl}_{3}\) (tỉ lệ mol 1: 1 ) vào \mathrm{H}_{2} \mathrm{O}\(\mathrm{H}_{2} \mathrm{O}\) dư.
(f) Cho Al vào dung dịch HNO _{3}\(HNO _{3}\) loãng (không có khí thoát ra).

Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được dung dịch chứa hai muối là

A. 5.
B. 4.
C. 3.
D. 2.

Câu 27. Khi cho Cu tác dụng với dung dịch chứa H2SO4 loãng và NaNO3, vai trò của NaNO3 trong phản ứng là:

A. môi trường.
B. chất oxi hóa.
C. chất xúc tác.
D. chất khử.

Câu 28. Phát biểu nào dưới đây không đúng?

A. Ăn mòn hóa học phát sinh dòng điện.
B. Bản chất của ăn mòn kim loại là quá trình oxi hóa - khử.
C. Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là tính khử.
D. Nguyên tắc chung để điều chế kim loại là khử ion kim loại thành nguyên tử.

Câu 29. Cho các phát biểu sau

(1) Trong dung dịch Na, Fe đều khử được AgNO3 thành Ag.
(2) Cho Fe vào dung dịch FeCl3 dư sau phản ứng thu được dung dịch chứa hai muối.
(3) Hỗn hợp Na và Al có thể tan hoàn toàn trong nước.
(4) Tính oxi hóa của Ag+ > Fe3+ > Cu2+ > Fe2+.
(5) Các kim loại Fe, Ni, Zn đều có thể điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch muối của nó.

Tổng số phát biểu đúng là

A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.

Câu 30. Tiến hành các thí nghiệm sau đây:

(a) Ngâm một lá kẽm vào dung dịch CuSO4.
(b) Ngâm một lá đồng vào dung dịch FeCl3.
(c) Cho thép cacbon tiếp xúc với nước mưa.
(d) Cho thép vào dung dịch axit clohiđric.
(e) Để sắt tây tiếp xúc với nước tự nhiên.
(f) Cho thanh đồng vào dung dịch axit sunfuric.

Trong các thí nghiệm trên có bao nhiêu trường hợp xảy ra ăn mòn điện hóa?

A. 2.
B. 5.
C. 3.
D. 4

Câu 31. Thực hiện các thí nghiệm sau:

(a) Đun sôi nước cứng tạm thời.
(b) Cho phèn chua vào lượng dư dung dịch Ba(OH)2.
(c) Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch AlCl3.
(d) Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch Ca(OH)2.
(e) Cho dung dịch HCl dư vào dung dịch NaAlO2.

Sau khi kết thúc phản ứng, số thí nghiệm thu được kết tủa là?

A. 4.
B. 3.
C. 2.
D. 5

Câu 32: Xét các phát biểu sau:

(a) Kim loại Na phản ứng mạnh với nước;
(b) Khí N2 tan rất ít trong nước;
(c) Khí NH3 tạo khói trắng khi tiếp xúc với khí HCl;
(d) P trắng phát quang trong bóng tối;
(e) Thành phần chính của phân supephotphat kép là Ca(H2PO4)2 và CaSO4.

Số phát biểu đúng là

A. 2.
B. 5.
C. 4.
D. 3.

Câu 33. Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Các nhóm IA, IIA bao gồm các nguyên tố s.
B. Nguyên tử kim loại chỉ có 1, 2 hoặc 3 electron lớp ngoài cùng.
C. Trong một chu kì, bán kính nguyên tử kim loại lớn hơn bán kính nguyên tử phi kim.
D. Các kim loại thường có ánh kim do các electron tự do phản xạ ánh sáng nhìn thấy được.

Câu 34. Cho một số phát biểu về đặc điểm chung của các phân tử hợp chất hữu cơ sau

(1) thành phần nguyên tố chủ yếu là C và H.
(2) có thể chứa nguyên tố khác như Cl, N, P, O.
(3) liên kết hóa học chủ yếu là liên kết cộng hóa trị.
(4) liên kết hóa học chủ yếu là liên kết ion.
(5) dễ bay hơi, khó cháy.
(6) phản ứng hóa học xảy ra nhanh.

Các câu đúng là

A. 4, 5, 6.
B. 1, 2, 3.
C. 1, 3, 5.
D. 2, 4, 6

Câu 35. Định nghĩa nào sau đây là đúng về hiđrocacbon no?

A. Hiđrocacbon no là hiđrocacbon có chứa liên kết đơn trong phân tử.
B. Hiđrocacbon no là hiđrocacbon chỉ có một liên kết đơn trong phân tử.
C. Hiđrocacbon no là hiđrocacbon chỉ có chứa liên kết đơn trong phân tử.
D. Hiđrocacbon no là hợp chất hữu cơ chỉ có chứa liên kết đơn trong phân tử.

Câu 36: Cho các câu sau:

(a) Công thức đơn giản nhất cho biết tỉ lệ số nguyên tử của các nguyên tố trong hợp chất.
(b) Công thức phân tử cũng cho biết tỉ lệ số nguyên tử của các nguyên tố trong hợp chất.
(c) Công thức phân tử cho biết số nguyên tử của các nguyên tố trong phân tử.
(d) Từ công thức phân tử có thể biết được số nguyên tử và tỉ lệ số nguyên tử của các nguyên tố trong phân tử.
(e) Để xác định công thức phân tử của chất hữu cơ nhất thiết phải biết khối lượng mol phân tử của nó.
(f) Nhiều hợp chất có công thức đơn giản nhất trùng với công thức phân tử.

Những phát biểu đúng là?

A. a, c, d, e
B. a, b, c, d, f
C. a, b, d, e, f
D. Tất cả đều đúng

Câu 37. Cho khí clo và metan (theo tỉ lệ mol 1: 1) vào một ống nghiệm rồi chiếu sáng. Sau thí
nghiệm, ta có thể dùng thuốc thử và dấu hiệu nào sau đây để nhận biết phản ứng đã xảy ra:

A. Quỳ tím ẩm mất màu.
B. Quỳ tím ẩm chuyển màu xanh
C. Quỳ tím ẩm chuyển màu đỏ
D. Giấy tẩm dung dịch phenolphtalein chuyển màu hồng.

Câu 38. Trong các ankan đồng phân của nhau, chất nào có nhiệt độ sôi cao nhất?

A. Đồng phân tert-ankan
B. Đồng phân mạch không nhánh
C. Đồng phân isoankan
D. Đồng phân mạch phân nhánh nhiều nhất.

Câu 39. Cho các chất sau: metan, etilen, but–2–in và axetilen. Kết luận nào sau đây là đúng:

A. Cả 4 chất đều có khả năng làm mất màu dung dịch brom
B. Có 2 chất tạo kết tủa với dung dịch bạc nitrat trong amoniac
C. Có 3 chất có khả năng làm mất màu dung dịch brom
D. Không có chất nào làm nhạt màu dung dịch kali pemanganat

Câu 40. Cho dãy các chất: metan, canxi cacbua, nhôm cacbua, bạc axetilua. Số chất trong dãy trực tiếp tạo ra axetilen bằng một phản ứng là:

A. 4.
B. 2.
C. 3.
D. 1.

............

>>> Tải file để tham khảo trọn bộ tài liệu

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm