Đề thi minh họa tốt nghiệp THPT năm 2024 môn Hóa học (Có đáp án) Đáp án đề minh họa 2024 môn Hóa học
Đáp án đề tham khảo thi THPT Quốc gia năm 2024 môn Hóa học được Bộ GD&ĐT công bố ngày 22/03/2024 giúp các em học sinh ôn tập, so sánh với kết quả bài làm của mình vô cùng thuận tiện.
Đề thi tốt nghiệp THPT môn Hóa học năm 2024 vẫn giữ cấu trúc như năm trước, với 40 câu hỏi trắc nghiệm, đề thi được ra theo ma trận với bốn cấp độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Những câu hỏi ở mức vận dụng, vận dụng cao có hướng vận dụng kiến thức giải quyết những tình huống thực tế. Ngoài ra, các em tham khảo Đề thi minh họa môn Vật lý, Ngữ văn, Lịch sử.
Đề thi minh họa tốt nghiệp THPT năm 2024 môn Hóa
Đáp án đề minh họa 2024 môn Hóa học
41. D | 42. C | 43. D | 44. D | 45. C | 46. A | 47. B | 48. D | 49. B | 50. C |
51. A | 52. A | 53. A | 54. C | 55. D | 56. D | 57. D | 58. C | 59. D | 60. B |
61. B | 62. C | 63. B | 64. D | 65. B | 66. B | 67. C | 68. B | 69. B | 70. C |
71. D | 72.B | 73. C | 74. C | 75. | 76. D | 77. | 78. D | 79. D | 80. B |
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
Câu 45:
Kim loại Al tác dụng với dung dịch NaOH sinh ra khí H2:
2Al + 2H2O + 2NaOH → 2NaAlO2 + 3H2↑
Câu 46:
A. Không phản ứng.
B. Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2 + H2O
C. NaOH + HCl → NaCl + H2O
D. Ca(OH)2 + 2HCl → CaCl2 + 2H2O
Câu 47:
Gly–Ala là H2N-CH2-CONH-CH(CH3)-COOH có 5 nguyên tử C trong phân tử.
Câu 49:
Fe + S (t°) → FeS
Trong sản phẩm FeS, sắt có số oxi hóa +2.
Câu 52:
Để bảo vệ ống thép dẫn dầu bằng phương pháp điện hoá cần gắn vào mặt ngoài của ống những khối kim loại Zn vì khi hình thành cặp điện cực Zn-Fe thì Zn có tính khử mạnh hơn Fe nên Zn là cực âm, bị ăn mòn và Fe là cực dương, được bảo vệ.
Sau một thời gian khối Zn bị ăn mòn hết sẽ phải thay thế bằng khối Zn khác.
Câu 55:
Nhỏ từ từ đến dư dung dịch NH3 vào ống nghiệm đựng dung dịch AlCl3 thu được kết tủa keo, màu trắng:
3NH3 + 3H2O + AlCl3 → Al(OH)3↓ + 3NH4Cl
NH3 có tính bazơ yếu, không hòa tan được Al(OH)3. Mặt khác Al(OH)3 cũng không có khả năng tạo phức với NH3 nên kết tủa này còn nguyên khi NH3 dư.
Câu 57:
Nguyên tắc làm mềm nước cứng là làm giảm nồng độ các ion gây ra tính cứng tới mức chấp nhận được, đó là các ion Ca2+, Mg2+.
Câu 59:
Amin bậc 1 do 1H trong NH3 bị thay thế bởi 1 gốc hiđrocacbon → CH3NH2 (Metylamin) là amin bậc 1.
Câu 61:
A. Sai, Fe bị thụ động nên không tan trong H2SO4 đặc, nguội.
B. Đúng: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
C. Sai: Fe2O3 + 6HNO3 → 2Fe(NO3)3 + 3H2O
D. Sai, ion Fe2+ có thể thể hiện tính khử, tính oxi hóa hoặc không thay đổi số oxi hóa trong các phản ứng hóa học.
Câu 62:
C6H12O6 → 2C2H5OH + 2CO2
mC2H5OH = 70%.180.2.46/180 = 64,4 gam
Câu 63:
(C17H33COO)3C3H5 + 3H2 → (C17H35COO)3C3H5
n(C17H33COO)3C3H5 = 17,68/884 = 0,02
→ nH2 = b = 0,06
Câu 64:
A. Sai, dung dịch saccarozơ không có phản ứng tráng bạc.
B. Sai, tinh bột và xenlulozơ có công thức phân tử khác nhau (số mắt xích khác nhau) nên không phải là đồng phân của nhau.
C. Sai, saccarozơ thuộc loại đisaccarit.
D. Đúng, glucozơ có các chức anđehit và ancol nên là hợp chất hữu cơ tạp chức.
Câu 65:
Có 2 dung dịch tác dụng với lượng dư dung dịch Ba(OH)2 thu được kết tủa là Na2CO3, FeSO4:
Na2CO3 + Ba(OH)2 → BaCO3↓ + 2NaOH
FeSO4 + Ba(OH)2 → Fe(OH)2↓ + BaSO4↓
Còn lại KCl không phản ứng với dung dịch Ba(OH)2; HCl có phản ứng với dung dịch Ba(OH)2 nhưng không tạo kết tủa:
2HCl + Ba(OH)2 → BaCl2 + 2H2O
Câu 66:
MCO3 + 2HCl → MCl2 + CO2 + H2O
Trong phản ứng trên, 1 gốc CO32- (60) được thay thế bởi 2 gốc Cl– (71) nên:
nMCO3 = (19 – 16,8)/(71 – 60) = 0,2
→ M + 60 = 16,8/0,2 → M = 24: M là Mg
Câu 67:
Amin X có tỉ lệ C : H = 0,6 : (1,05.2) = 2 : 7
→ X dạng C2xH7xN
→ 7x ≤ 2.2x + 3 → x ≤ 1 → x = 1 là nghiệm duy nhất.
X là C2H7N.
Câu 68:
A. Sai, trùng hợp buta-1,3-đien thu được polime dùng để sản xuất cao su buna.
B. Đúng
C. Sai, đồng trùng hợp buta-1,3-đien và stiren thu được polime dùng để sản xuất cao su buna–S.
D. Sai, lưu huỳnh không tham gia phản ứng trùng hợp cùng buta-1,3-đien.
Câu 69:
Cu + 2H2SO4 đặc nóng → CuSO4 + SO2 + 2H2O
→ nSO2 = y = nCu = 0,1
Câu 70:
Ancol Y tham gia phản ứng lên men giấm tạo CH3COOH nên Y là C2H5OH
→ X là CH3COOC2H5.
Câu 71:
Các cặp chất X, Y, Z, T:
H2N-CH2-COONH3-CH3; CH3NH2; H2N-CH2-COONa; H2N-CH2-COOH
H2N-CH2-CH2-COONH4; NH3; H2N-CH2-CH2-COONa; H2N-CH2-CH2-COOH
H2N-CH(CH3)-COONH4; NH3; H2N-CH(CH3)-COONa; H2N-CH(CH3)-COOH
(a) Đúng, T có 1NH2 và 1COOH nên không làm đổi màu quỳ tím.
(b) Sai, nX : nNaOH = 1 : 1
(c) Sai, Y tan tốt trong nước tạo dung dịch có pH > 7
(d) Đúng
(đ) Sai, Y có 1 nguyên tử nitơ trong phân tử.
Câu 72:
nFe = 6,72.7,9/(79%.56) = 1,2 mol
2Al + Fe2O3 → Al2O3 + 2Fe
→ nAl phản ứng = 1,2 và nFe2O3 phản ứng = 0,6
→ m cần dùng = (1,2.27 + 0,6.160)/96% = 133,75 gam
Câu 73:
(a) Đúng, do cả 2 ống nghiệm đều xảy ra chung phản ứng:
Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2
(b) Sai, Zn bị oxi hóa thành Zn2+ (Zn → Zn2+ + 2e)
(c) Đúng:
+ Ống 1 có H2 thoát ra chậm do bọt khí H2 bao kín thanh Zn, ngăn cản Zn tiếp xúc với H2SO4 làm giảm tốc độ phản ứng.
+ Ống 2 có H2 thoát ra nhanh hơn do:
Zn + Cu2+ → Zn2+ + Cu
Vụn Cu sinh ra bám vào Zn tạo cặp điện cực Zn-Cu, trong đó Cu là cực dương và H2 thoát ra tại đây nên không ngăn cản Zn tiếp xúc với H2SO4.
(d) Đúng
(đ) Sai, Zn bị ăn mòn điện hóa trong ống 2 (do có cặp điện cực Zn-Cu), ở ống 1 Zn chỉ bị ăn mòn hóa học.
Câu 74:
nCO2 = 0,05; nSO2 = 0,1 (bấm hệ n khí và m khí)
Quy đổi X thành kim loại, CO2 (0,05) và O
nH2SO4 ban đầu = nH2SO4 phản ứng + 20%nH2SO4 phản ứng
nH2SO4 phản ứng = 0,72/1,2 = 2nSO2 + nO
→ nO = 0,4
Z gồm CO2 (0,05) và H2 (0,07 – 0,05 = 0,02 mol)
nH2O = nO = 0,4
Bảo toàn H: nHCl = 2nH2O + 2nH2 = 0,84
Bảo toàn Cl → nAgCl = 0,84
Bảo toàn electron: 2nSO2 = ne của X nhường = 2nH2 + nAg
→ nAg = 0,16
→ m↓ = mAgCl + mAg = 137,82 gam
Câu 75:
T chứa nC = 20,56.23,346%/12 = 0,4; nH = 20,56.1,751%/1 = 0,36; nNa = t và nO = 2t
mT = 0,4.12 + 0,36.1 + 23t + 16.2t = 20,56
→ t = 0,28
Quy đổi T thành COONa (0,28), C (0,12) và H (0,36)
nH = 3nC và muối không tráng bạc → T gồm CH3COONa (0,12) và (COONa)2 (0,08)
nC(E) = 18,14.44,984%/12 = 0,68
Bảo toàn C → nC(ancol) = 0,28
nO(ancol) = nNaOH = 0,28 → Ancol có số C = Số O
Bảo toàn khối lượng → mAncol = 8,78
nH(ancol) = (mAncol – mC – mO)/1 = 0,94
→ nAncol = nH/2 – nC = 0,19
Số C của ancol = 0,28/0,19 = 1,47 → Có CH3OH
MX < MY < MZ < 234 nên este không quá 3 chức
TH1: Ancol gồm CH3OH (0,1) và C2H4(OH)2 (0,09) (Bấm hệ nAncol và nC)
X là (COOCH3)2: 0,02
Y là (CH3COO)2C2H4: 0,03
Z là CH3COO-CH2-CH2-OOC-COO-CH3: 0,06
(Bấm hệ nAncol và nMuối để tính)
→ mY = 4,38 gam
TH2: Ancol gồm CH3OH (0,145) và C3H5(OH)3 (0,045)
Không ghép với 2 muối để tạo 3 este đa chức có MX < MY < MZ < 234 được nên loại.
Câu 76:
(a) Sai, công thức phân tử của anilin là C6H7N; của alanin là C3H7O2N.
(b) Đúng, glucozơ có công thức phân tử là C6H12O6.
(c) Sai, tất cả các este đều ít tan.
(d) Đúng, glucozơ có phản ứng tráng gương (tạo kết tủa Ag trắng sáng), glixerol không có phản ứng này.
(đ) Đúng
Câu 77:
pH = 13 → [OH-] = 0,1 → nOH– = 0,048
H3PO4 + OH– → H2PO4– + H2O (1)
H3PO4 + 2OH– → HPO42- + 2H2O (2)
H3PO4 + 3OH– → PO43- + 3H2O (3)
Δm1 = 0,048.97 – 0,048.17 = 3,84
Δm2 = 0,024.96 – 0,048.17 = 1,488
Δm3 = 0,016.95 – 0,048.17 = 0,704
Theo đề Δm = 1,194 nằm trong khoảng Δm2 và Δm3 nên đã xảy ra các phản ứng (2)(3)
nHPO42- = x và nPO43- = y → 2x + 3y = 0,048
Δm = 96x + 95y – 0,048.17 = 1,194
→ x = 0,015; y = 0,006
Bảo toàn P → nP = x + y = 0,021 → mP = 0,651
Câu 78:
CuSO4 + H2O → Cu (catot) + ½O2 (anot) + H2SO4
Catot xuất hiện bọt khí khi Cu2+ vừa hết, dung dịch X chỉ chứa chất tan H2SO4
X + Mg, Fe tạo ra hỗn hợp chất rắn T (gồm Fe và Mg dư) nên Y chứa MgSO4, khí Z là H2.
(a) Đúng, Cu bám vào catot làm khối lượng điện cực catot tăng.
(b) Sai, nCu = 2nO2
(c) Đúng:
Mg + Fe2(SO4)3 dư → MgSO4 + 2FeSO4
Fe + Fe2(SO4)3 dư → 3FeSO4
(d) Đúng:
MgSO4 + 2NaOH → Mg(OH)2↓ + Na2SO4
(đ) Sai, H2 không khử được K2O.
Câu 79:
mNa2CO3 ban đầu = 100.21,5/(100 + 21,5) = 17,6955 gam
mNa2CO3 còn lại trong dung dịch sau khi làm lạnh = (100 – m).12,5/(100 + 12,5) = 17,6955 – 106m/286
→ m = 25,37 gam
Câu 80:
mHOC6H4COOCH3 = 3,8.106.2,7 = 1,026.107 gam = 10,26 tấn
→ mHOC6H4COOH = 10,26.138/(152.75%) = 12,42 tấn