Bộ 120 đề đọc hiểu thi THPT Quốc gia 2025 Đề đọc hiểu Ngữ văn 12 (Cấu trúc mới, có đáp án)

Bộ đề đọc hiểu thi THPT Quốc gia 2025 gồm 120 đề có đáp án chi tiết kèm theo. Tài liệu được biên soạn với những câu hỏi thuộc 3 cấp độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng (Vận dụng thấp, Vận dụng cao).

TOP 120 Đề đọc hiểu ôn thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn mà Eballsviet.com giới thiệu dưới đây được biên soạn rất chi tiết với ngữ liệu ngoài chương trình SGK có lời giải chi tiết sau mỗi đề đọc hiểu. Qua đó giúp các bạn học sinh tham khảo, nắm được cấu trúc đề thi và biết cách ôn luyện kiến thức thật tốt để chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Ngoài ra để học tốt Ngữ văn 12 các em tham khảo thêm: tổng hợp kiến thức Ngữ văn 12, mở bài hay nhất về các tác phẩm Văn học ôn thi THPT Quốc gia.

TOP 120 Đề đọc hiểu Ngữ văn 12 (Có đáp án)

PHẦN I. ĐỌC HIỂU (4,0 ĐIỂM)

Đọc đoạn thơ sau:

TIẾNG HÁT THÁNG GIÊNG

Y Phương

(...)

Mùa xuân này mẹ cho tháng Giêng
anh em ra chiến hào
chiến hào mới đào
đất bừng máu đỏ
hướng súng ngược chiều gió...
anh em tôi chia nhau tháng Giêng
riêng câu hát phần em tất cả

Dẫu em qua một vùng đảo đá
đá lô nhô như sóng triều dâng
sóng có buồn? Sao núi bâng khuâng
quê tôi còn nghèo lắm

Đất nước mệt trăm miền giặc giã
cây cầu tre gánh lúa nuôi quân
chỉ có màu chàm ở lại với dân
tình cách mạng lúc nào cũng thắm
em gái tôi mới lớn
bài hát vui em hát suốt mùa đông

Sửa khăn áo đi em
câu hát tháng Giêng cất vào hoa đá
đứng vững ở đây mà chiến đấu
tựa lưng vào màu đỏ chiến hào
ta nhất quyết không lùi
cả đất nước trong bàn tay ta giữ
câu hát này thiêng liêng lắm chứ
hát bây giờ còn để hát mai sau.

Nguồn: Báo Tiền phong, số ngày 15-3-1988

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1 (0,5 điểm). Chỉ ra dấu hiệu để xác định thể thơ của đoạn trích.

Câu 2 (0,5 điểm). Xác định hình ảnh nhân hóa được sử dụng trong đoạn thơ sau:

Dẫu em qua một vùng đảo đá
đá lô nhô như sóng triều dâng
sóng có buồn? Sao núi bâng khuâng
quê tôi còn nghèo lắm

Câu 3 (1,0 điểm). Anh/Chị hiểu thế nào về các dòng thơ: câu hát này thiêng liêng lắm chứ/hát bây giờ còn để hát mai sau?

Câu 4 (1,0 điểm). Bài thơ Tiếng hát tháng Giêng được sáng tác theo phong cách nào? Căn cứ vào đâu để anh/chị kết luận như vậy?

Câu 5 (1,0 điểm). Thông điệp mà anh/chị tâm đắc nhất sau khi đọc đoạn thơ trên? Giải thích lí do chọn thông điệp đó.

ĐÁP ÁN ĐỀ ĐỌC HIỂU

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I

ĐỌC HIỂU

4,0

1

Số chữ trong các dòng thơ không bằng nhau là dấu hiệu để xác định thể thơ tự do của đoạn trích.

Hướng dẫn chấm:

- Trả lời được như đáp án: 0,5 điểm

- Trả lời sai/ Không trả lời: 0 điểm

0,5

2

Hình ảnh nhân hóa được sử dụng trong đoạn thơ: sóng buồn, núi bâng khuâng

Hướng dẫn chấm:

- Trả lời được như đáp án: 0,5 điểm

- Trả lời được 1 hình ảnh 0,25 điểm

- Trả lời sai/ Không trả lời: 0 điểm

0,5

3

HS phân tích lập luận để chứng minh vì sao câu hát “thiêng liêng” và khẳng định câu hát ấy tồn tại đến mãi mai sau.

- Đây là câu hát tháng Giêng, tiếng hát mang hơi thở của mùa xuân, của tình yêu đôi lứa. Hơn nữa, tiếng hát ấy gắn liền với thiên nhiên, núi đồi.

- Tiếng hát là động lực, là sức mạnh cho con người ra trận, chiến đấu, là niềm vui và hi vọng ở hậu phương, ... Tiếng hát đã trở thành biểu tượng cho giá trị văn hóa, cho sức mạnh tinh thần, vì thế, tiếng hát ấy rất thiêng liêng. Cho nên hát “hôm nay” cũng là cách bảo tồn, phát huy hết giá trị, sức mạnh của câu hát đến tận mãi “mai sau”

Hướng dẫn chấm:

- HS có cách diễn đạt tương đương vẫn cho điểm tối đa.

- Trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt: 0,5 điểm.

- Trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm.

* Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lý là chấp nhận được.

1,0

4

- Phong cách lãng mạn: (0,5 điểm)

- Nêu căn cứ (0,5 điểm)

+ Cảm xúc: Cái tôi trữ trình bộc lộ cảm xúc mãnh liệt về tình yêu quê hương, đất nước qua việc ngợi ca vẻ đẹp của tiếng hát tháng Giêng

+ Nguyên tắc tổ chức hệ thống hình ảnh, từ ngữ: sự phóng khoáng, tự do, bay bổng, phá vỡ các chuẩn mực và quy phạm (hình thức thơ tự do, các biện pháp tu từ nhân hóa, so sánh, câu hỏi tu từ,…)

HS trình bày được 1 căn cứ thì đạt 0,25 điểm....

1,0

5

Thông điệp: (0,5 điểm)

- Ý nghĩa của tiếng hát trong cuộc sống của mỗi người

- Tình yêu quê hương, đất nước

- Tinh thần lạc quan

-...

Nêu lí do lựa chọn thông điệp (0,5 điểm).

Hướng dẫn chấm:

- Trả lời được 1 thông điệp: 0,5 điểm

- Trả lời được 2 ý: 1,0 điểm

- Trả lời được ½ ý: 0,5 điểm

1,0

...................

Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh

Chọn file cần tải:

Tìm thêm: Ngữ văn 12
Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
Sắp xếp theo
👨
    Đóng
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm