Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2024 - 2025 (Sách mới) 15 Đề kiểm tra giữa học kì 1 Văn 8 (Có ma trận, đáp án)

Đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 8 năm 2024 - 2025 tổng hợp 15 đề khác nhau có đáp án giải chi tiết kèm theo bảng ma trận. Qua tài liệu này giúp các bạn học sinh ôn luyện củng cố kiến thức để biết cách ôn tập đạt kết quả cao.

TOP 15 Đề thi giữa kì 1 Văn 8 gồm 3 sách Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức và Cánh diều được biên soạn với phần ngữ liệu ngoài chương trình SGK. Hi vọng qua đề kiểm tra giữa kì 1 Ngữ văn 8 sẽ giúp các em học sinh lớp 8 dễ dàng ôn tập, hệ thống kiến thức, luyện giải đề, rồi so sánh kết quả thuận tiện hơn. Đồng thời đây cũng là tài liệu hữu ích giúp giáo viên ra đề ôn luyện cho các em học sinh của mình. Vậy sau đây là trọn bộ 15 đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 8 năm 2024 - 2025 mời các bạn cùng theo dõi.

TOP 15 Đề thi Văn lớp 8 giữa học kì 1 năm 2024 - 2025

1. Đề thi giữa kì 1 Văn 8 Kết nối tri thức

Đề thi giữa kì 1 Văn 8 Kết nối tri thức

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG THCS ….

ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KỲ I

NĂM HỌC 2024-2025

Môn Ngữ văn lớp 8

Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề)

PHẦN I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm).

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

THU ẨM

(Uống rượu mùa thu )

(Nguyễn Khuyến)

Năm gian nhà cỏ thấp le te,
Ngõ tối đêm sâu đóm lập lòe.
Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt,
Làn ao lóng lánh bóng trăng loe.
Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt?
Mắt lão không vầy cũng đỏ hoe.
Rượu tiếng rằng hay, hay chẳng mấy.
Độ dăm ba chén đã say nhè.

(Thơ văn Nguyễn Khuyến, NXB Văn học, 1971)

Câu 1 (0,5 điểm). Bài thơ trên được làm theo thể thơ nào ?

Câu 2 (0,75 điểm). Những hình ảnh nào gợi lên cảnh thu mang được nét riêng của mùa thu làng quê xứ Bắc Việt Nam ?

Câu 3 (1 điểm)..Tìm và chỉ rõ tác dụng của các từ tượng hình trong hai câu thơ thực:

Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt,
Làn ao lóng lánh bóng trăng loe.

Câu 4 (0,75 điểm).. Dưới ngòi bút của thi nhân, bức tranh thu ở làng quê đồng bằng Bắc Bộ hiện lên như thế nào?

Câu 5 (0,75 điểm). Bài thơ bồi đắp cho chúng ta những tình cảm nào?

PHẦN II. VIẾT (6,0 điểm)

Câu 1: (2,0 điểm) Viết đoạn văn nói lên suy nghĩ của em về việc bảo vệ môi trường.

Câu 2: (4,0 điểm) Viết bài văn phân tích bài thơ Thu ẩm (Uống rượu mùa thu) của nhà thơ Nguyễn Khuyến.

Đáp án đề thi giữa kì Văn 8 Kết nối tri thức

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG THCS ….

HƯỚNG DẪN CHẤM

ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KỲ I

NĂM HỌC 2024-2025

Môn Ngữ văn lớp 8

Phần I. Đọc hiểu (4,0 điểm)

Câu

Yêu cầu và cách cho điểm

Điểm

1.

Câu 1 (0,5 điểm). Bài thơ trên được làm theo thể thơ nào ?

- Thể thơ: thất ngôn bát cũ đường luật.

0,5

HD chấm:

* Cách cho điểm:

- Trả lời đúng thể thơ: cho 0,5đ

- Trả lời sai: 0 điểm

2.

Câu 2 (0,75 điểm). Những hình ảnh nào gợi lên cảnh thu mang được nét riêng của mùa thu làng quê xứ Bắc Việt Nam ?

- “Làn ao lóng lánh”,

- “Đóm lập lòe”,

- “Da trời… xanh ngắt”

0,75

HD chấm:

* Cách cho điểm:

+ Tìm được 3-4 chi tiết- cho 0,75đ

+ Tìm được 2 chi tiết- cho 0,5đ

+ Tìm được 1 chi tiết- cho 0,25đ

+ Học sinh chép 4 câu thơ, cho 0,25 đ

3.

Câu 3 (1 điểm)..Tìm và chỉ rõ tác dụng của các từ tượng hình trong hai câu thơ thực:

Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt,

Làn ao lóng lánh bóng trăng loe.

- Từ tượng hình: “phất phơ”, “ lóng lánh”.

- Tác dụng:

+ Làm cho câu thơ trở nên cụ thể, sinh động, có giá trị biểu cảm cao.

+ Làm nổi bật những màn sương đêm giăng “phất phơ” như màu khói nhạt bên lưng giậu, là hình ảnh “bóng trăng loe” nhàn nhạt đang “lóng lánh” trên mặt ao phẳng lặng trước sân nhà. Gợi lên cảnh yên bình của làng quê.

+ Cho thấy sự quát sát tinh tế và tâm hồn nhạy cảm của nhà thơ.

0,25

0,25

0,25

0,25

HD chấm:

* Cách cho điểm:

HS có thể diễn đạt theo cách khác, hợp lí vẫn cho điểm.

4

Câu 4 (0,75 điểm) Dưới ngòi bút của thi nhân, bức tranh thu ở làng quê đồng bằng Bắc Bộ hiện lên như thế nào?

- Bài thơ làm nổi bật vẻ đẹp huyền ảo, lung linh mang đậm hồn thu đặc trưng của nông thôn vùng đồng bằng Bắc Bộ.

- Đồng thời đó còn là nỗi ưu tư về thời thế cố giấu kín in dấu trong cách nhìn cảnh vật.

0,75

HD chấm:

* Cách cho điểm:

Học sinh có thể dùng cách diễn đạt khác, đúng ý, vẫn cho

điểm.

Cách cho điểm: - Học sinh nêu đầy đủ, sâu sắc (0,75 điểm)

- Học sinh nêu được 2 ý cho (0,75 điểm)

- Học sinh nêu 1 ý cho (0,5 điểm)

- Học sinh nêu sai: 0 điểm

5

Câu 5 (0,75 điểm). Bài thơ bồi đắp cho chúng ta những tình cảm nào?

Bài thơ bồi đắp cho chúng ta:

+ Tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước.

+ Gợi lên trách nhiệm của mỗi người trong tình cảnh đất nước mất chủ quyền.

0,75

HD chấm:

* Cách cho điểm:

Học sinh có thể dùng cách diễn đạt khác, đúng ý, vẫn cho

điểm.

Cách cho điểm: - Học sinh nêu đầy đủ, sâu sắc (0,75 điểm)

- Học sinh nêu được 2 ý cho (0,75 điểm)

- Học sinh nêu 1 ý cho (0,5 điểm)

- Học sinh nêu sai: 0 điểm

Phần II. Viết (6,0 điểm)

Câu 1:

Câu 1: (2,0 điểm) Viết đoạn văn nói lên suy nghĩ của em về việc bảo vệ môi trường.

2,0

Yêu cầu

a. Xác định được yêu cầu về hình thức, kiểu bài

- Xác định đúng yêu cầu về hình thức của đoạn văn. Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch hoặc quy nạp

- Xác định đúng kiểu bài: Nghị luận xã hội.

0,25đ

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Bảo vệ môi trường

0,25 đ

c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp: Trình bày được suy nghĩ của em về việc bảo vệ môi trường.

Sau đây là một số gợi ý:

* Mở đoạn: Giới thiệu được vấn đề cần nghị luận

· - Môi trường đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của chúng ta.

· - Những hành động của con người đang đe dọa đến sự tồn tại của môi trường. Vì vậy, việc bảo vệ môi trường là vô cùng cần thiết.

* Thân đoạn: Lập luận làm sáng rõ ý kiến và thuyết phục người đọc

· - Bảo vệ môi trường đồng nghĩa với việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, giữ gìn đa dạng sinh học và đảm bảo sức khỏe cho con người.

· - Tuy nhiên, các hoạt động công nghiệp, xây dựng, và các hoạt động của con người đang gây ra những hậu quả không mong muốn như ô nhiễm không khí, nước, đất, và khí hậu biến đổi.

· - Vì vậy, chúng ta cần hành động để giảm thiểu những tác động tiêu cực đó bằng cách sử dụng các công nghệ và phương pháp tiên tiến nhất.

* Kết đoạn: Nêu ý nghĩa của vấn đề nghị luận và phương hướng hành động

· - Để bảo vệ môi trường, mỗi người chúng ta cần thay đổi thói quen và hành động của mình.

· - Chúng ta có thể bảo vệ môi trường bằng cách tiết kiệm năng lượng, sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường, và hạn chế sử dụng nhựa đơn sử dụng.

· - Chúng ta cũng cần đưa ra các chính sách bảo vệ môi trường hiệu quả hơn từ phía chính phủ, các công ty và cộng đồng. Chúng ta đang sống trên một hành tinh duy nhất, vì vậy việc bảo vệ môi trường không chỉ là trách nhiệm của một vài người mà là của tất cả chúng ta.

1,0 đ

d. Diễn đạt:

Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu trong đoạn văn.

0,25đ

e. Sáng tạo:

- Lập luận chặt chẽ, thuyết phục.

- Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0,25đ

Câu 2:

Câu 2: (4,0 điểm) Viết bài văn phân tích bài thơ Thu ẩm (Uống rượu mùa thu) của nhà thơ Nguyễn Khuyến.

4,0

* Yêu cầu chung: Học sinh biết cách tạo lập một bài văn nghị luận về phân tích về 1 tác phẩm thơ. Văn viết có cảm xúc, diễn đạt trôi chảy, đảm bảo tính liên kết, không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

* Yêu cầu cụ thể:

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.

(0,25)

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

- Phân tích bài thơ Thu ẩm (Uống rượu mùa thu) của nhà thơ Nguyễn Khuyến.

0,25

c. Triển khai vấn đề

3,0

1. Mở bài: Giới thiệu khái quát, ngắn gọn về tác giả và bài thơ, nêu ý kiến chung về bài thơ

- Nguyễn Khuyến là tác giả xuất sắc của nền văn học trung đại Việt Nam. Thu ẩm nằm trong chùm thơ về mùa thu của Nguyễn Khuyến và là một trong số những bài thơ thu nổi tiếng nhất của Nguyễn Khuyến

- Bài thơ là dòng cảm xúc của con người yêu đời, yêu quê hương, đất nước. Trong hình ảnh thu đó là hình ảnh đồng quê Bắc Bộ với dáng thu, hồn thu lung linh.

* Hướng dẫn chấm:

- Trình bày được 2 ý: 0,5 điểm.

- Trình bày được 1 ý: 0,25 điểm.

0,25

2. Thân bài:

* Phân tích đặc điểm nội dung

- Hai câu đề:

Ba gian nhà có thấp le te,Ngõ tối đêm sâu đóm lập loè.

Không giống như những tác giả khác chọn không gian sáng làm tôn lên bức tranh thu. Nguyễn Khuyến chọn mùa thu trong không gian đặc biệt là buổi đêm "ngõ tối đêm sâu đóm lập lòe". Cảnh thu thì không phải là những gì tươi đẹp, sang trọng, rực rỡ. Đó là cảnh nghèo khó "ba gian nhỏ cỏ". Gian nhà cỏ là biểu trưng của cái nghèo, cái cực. Nhưng vào thơ Nguyễn Khuyến, cái nghèo dường như bị xóa nhòa. Từ láy "le te" gợi hình dung về mức độ thấp của cảnh vật. Bóng tối dường như bao trùm và khiến cảnh vật bị xóa nhòa.

- Hai câu thực:

Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt,Làn áo lóng lánh bóng trăng loe.Hình ảnh thơ rất độc đáo: sương thu như màu khói phủ quanh bờ rào. Cách chọn hình ảnh rất bình dị, rất mộc mạc. Chi tiết bón trăng xuất hiện đã cho người đọc hình dung về hình ảnh mặt trăng in trên bóng nước tạo ra những gợn sóng lăn tăn khiến người nhìn có hình dung về bóng trăng loe. Âm "l" đứng đầy các từ gần nhau góp phần làm rõ hơn về bức tranh

Các phụ âm đầu 7 đứng gần nhau (Làn, lóng lánh, loe) đặc tả cảnh đó và thể hiện tài năng sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Khuyến.

- Hai câu luận:

Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt,Mắt lão không vậy cũng đỏ hoe.

Trong câu thơ này, tác giả miêu tả hình ảnh bầu trời. Bầu trời có màu xanh và xanh ở mức tuyệt đối "xanh ngắt". Nghệ thuật nhân hóa "da trời" đã làm người đọc liên tưởng về hình ảnh thu tươi đẹp và giống như một người thiếu nữ xinh đẹp.

Đại từ phiếm chỉ "ai" đã làm người đọc hình dung về sự huyền bí, mờ ảo trong tác phẩm.

Đối tượng miêu tả thứ hai của tác giả là miêu tả chính bản thân mình. Đôi mắt đỏ hoe ở đây là đôi mắt chứa đầy những tâm trạng. Bởi lẽ, đôi mắt đỏ hoe chứa nhiều cảm xúc.

- Hai câu kết:

Rượu tiếng rằng hay hay chẳng mấy,Chỉ dăm ba chén đã say nhè.

Cụm từ "tiếng rằng hay hay chẳng thấy" tức là thường xuyên uống rượt hoặc được hiểu là tửu lượng cao. Và dù "chỉ dăm ba chén" nhưng ta thấy được câu chuyện ở đây không phải là uống rượu. Mà đó chỉ là một vài chén. Uống rượu không nhằm say mà uống rượu để quên đi nỗi buồn thời thế.

* Phân tích nét đặc sắc nghệ thuật.

Thể thất ngôn bát cú Đường luật

Sáng tạo trong gieo vần và sử dụng từ ngữ

* Hướng dẫn chấm:

- Phân tích đầy đủ, sâu sắc: 2,5 điểm – 3,0 điểm.

- Phân tích đầy đủ nhưng có ý chưa sâu hoặc phân tích sâu nhưng chưa thật đầy đủ: 1,75 điểm – 2,25 điểm.

- Phân tích chưa đầy đủ, có ý chưa sâu hoặc phân tích sâu nhưng chưa thật đầy đủ: 1,0 điểm – 1,5 điểm.

- Phân tích chưa đầy đủ hoặc chung chung, sơ sài: 0,25 điểm – 0,75 điểm.

3. Kết bài:

- Khẳng định vị trí, ý nghĩa của bài thơ

+ Tâm trạng u hoài của Nguyễn Khuyến thấm đượm vào cảnh vật. Nhà thơ đã làm rõ được tình thu và cảnh thu buồn bã.

- Liên hệ bản thân

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

0,25

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

* Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có từ 15 lỗi chính tả, ngữ pháp.

0,25

e. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ, giàu hình ảnh, cảm xúc.

* Hướng dẫn chấm:

- Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,25 điểm.

0,25

Hướng dẫn chấm:

- Điểm từ 3,5 - 4,0: Đảm bảo đầy đủ các yêu cầu nêu trên, có ý sâu sắc; vận dụng các thao tác lập luận phù hợp, linh hoạt, văn viết mạch lạc, cảm xúc, có hình ảnh.

- Điểm từ 2,5 - 3,25: Đảm bảo tương đối đầy đủ các yêu cầu trên; phân tích bài thơ chưa thật thuyết phục nhưng có ý kiến đánh giá đúng dù chưa thật sâu sắc.

- Điểm 1,75 - 2,25: Đảm bảo các yêu cầu trên ở mức độ sơ sài, chưa biết đánh giá; văn còn lủng củng, nhiều lỗi chính tả, dùng từ đặt câu.

- Điểm dưới 1,75: Chưa hiểu đúng đề, phân tích bài thơ một cách chung chung, thiếu thuyết phục; văn viết sai nhiều lỗi, trình bày cẩu thả.

- Điểm 0: Không làm bài hoặc lạc đề.

Lưu ý chung:

- Sau khi chấm điểm từng câu, giám khảo cân nhắc để cho điểm toàn bài một cách hợp lí, đảm bảo đánh giá đúng năng lực thí sinh, khuyến khích sự sáng tạo.

- Đảm bảo toàn bài lẻ đến 0,25 điểm, không làm tròn.

Ma trận đề thi Văn lớp 8 giữa học kì 1

TT

Kĩ năng

Nội dung/

đơn vị kiến thức

Mức độ nhận thức

Tổng

% điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu

Thơ

Đường

luật (Ngoài SGK)

0

2

0

2

0

1

0

0

40

2

Viết

-Viết đoạn văn NLXH

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

20

Phân tích tác phẩm văn học: bài thơ thất ngôn bát cứ Đường luật.

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

40

Tổng

0

30

0

30

0

30

0

10

100

Tỉ lệ %

30%

30%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60 %

40%

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I

Thời gian làm bài: 90 phút

TT

Chương/

Chủ đề

Nội dung/

Đơn vị kiến thức

Mức độ kiến thức, kĩ năng cần kiểm tra, đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Văn bản

Thơ

Đường

luật (Ngoài SGK)

1. Nhận biết

- Nhận biết được một số yếu tố thi luật của thơ thất ngôn bát cú và thơ tứ tuyệt Đường luật như bố cục, niêm, luật, vần, nhịp, đối.

- Tạo hiểu biết ban đầu: tìm hiểu tác giả, tác phẩm. Chú ý hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.

- Nhận biết được nét độc đáo về hình thức của bài thơ thể hiện qua bố cục, kết cấu, ngôn ngữ, biện pháp tu từ.

- Nhận biết được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua văn bản.

2. Thông hiểu

- Nêu được nội dung bao quát của văn bản.

- Phân tích được mối quan hệ giữa nội dung và hình thức của văn bản,

- Phân tích được một số yếu tố thi luật của thơ thất ngôn bát cú và thơ tứ tuyệt Đường luật như bố cục, niêm, luật, vần, nhịp, đối.

- Phân tích được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản.

- Phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề.

- Phân tích được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của tác giả thể hiện qua văn bản.

3. Vận dụng

- Lí giải được nét độc đáo về hình thức của bài thơ thể hiện qua bố cục, kết cấu, ngôn ngữ, biện pháp tu từ.

- Nêu được những thay đổi trong suy nghĩ, tình cảm, lối sống và cách thưởng thức, đánh giá của cá nhân do văn bản mang lại.

- Vận dụng được một số hiểu biết về lịch sử văn học Việt Nam để đọc hiểu văn bản

- Phân biệt được sự khác nhau giữa thơ thất ngôn bát cú Đường luật và thơ tứ tuyệt.

2

2

1

2

Viết

- Viết đoạn văn NLXH

Nhận biết: Nhận biết được yêu cầu của đề về kiểu bài nghị luận

Thông hiểu: Viết đúng về nội dung, về hình thức (Từ ngữ, diễn đạt, bố cục văn bản…)

Vận dụng:

Viết được một đoạn văn nghị luận xã hội. Lập luận mạch lạc, biết kết hợp giữa lí lẽ và dẫn chứng để làm rõ vấn đề nghị luận; ngôn ngữ trong sáng, giản dị; thể hiện được cảm xúc của bản thân trước vấn đề cần bàn luận.

Vận dụng cao:

Có sự sáng tạo về dùng từ, diễn đạt, lựa chọn lí lẽ, dẫn chứng để bày tỏ ý kiến một cách thuyết phục.

1TL*

1TL*

1TL*

1TL*

Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (Bài thơ thất ngôn bát cú hoặc thất ngôn tứ tuyệt đường luật)

1. Nhận biết

- Nhận biết yêu cầu phạm vi kiến thức, dung lượng của bài văn cần thực hiện.

- Nhận biết được quy trình viết.

- Nhận biết được đặc điểm cấu trúc của bài văn phân tích bài thơ thất ngôn bát cú hoặc thất ngôn tứ tuyệt đường luật.

- Giới thiệu được tên tác giả, tác phẩm, nêu được vấn đề nghị luận.

- Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

2. Thông hiểu

- Tìm hiểu về tác giả, hoàn cảnh ra đời, đề tài, nội dung, các hình thức nghệ thuật tiêu biểu của tác phẩm.

- Xây dựng hệ thống luận điểm khi phân tích bài thơ thất ngôn bát cú hoặc thất ngôn tứ tuyệt đường luật (về giá trị nội dung và nghệ thuật) một cách rõ ràng, cụ thể.

- Nêu được những nhận xét, những thông điệp rút ra từ bài thơ thất ngôn bát cú hoặc thất ngôn tứ tuyệt đường luật.

- Kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của bài viết.

- Đảm bảo cấu trúc bài văn bản phân tích một tác phẩm văn học (thơ thất ngôn bát cú hoặc thất ngôn tứ tuyệt đường luật).

3. Vận dụng

- Bước đầu viết được bài văn hoàn chỉnh về bố cục và thể hiện rõ sự phân tích đánh giá về một tác phẩm văn học: phân tích, đánh giá những thành công về nội dung và nghệ thuật của văn bản.

- Đảm bảo cấu trúc bài văn bản phân tích một tác phẩm văn học (thơ thất ngôn bát cú hoặc thất ngôn tứ tuyệt đường luật).

4. Vận dụng cao

- Viết được bài văn phân tích một tác phẩm văn học (thơ song thất lục bát): nêu được chủ đề; dẫn ra và phân tích được tác dụng của một vài nét đặc sắc về nội dung và hình thức nghệ thuật được dùng trong tác phẩm.

- Thể hiện được quan điểm cá nhân về nội dung, ý nghĩa, thông điệp và những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ.

- Biết vận dụng hiểu biết của bản thân để liên hệ với các bài thơ khác nhằm khẳng định thêm giá trị của văn bản.

- Bài viết thể hiện rõ tính sáng tạo trong diễn đạt.

1TL*

1TL*

1TL*

1TL*

Tổng

2TL

2TL

1TL

1 TL

Tỉ lệ %

30

30

30

10

Tỉ lệ chung

60

40

2. Đề thi giữa kì 1 Văn 8 Cánh diều

Đề thi giữa kì 1 Văn 8 Cánh diều

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG THCS ….

ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KỲ I

NĂM HỌC 2024-2025

Môn Ngữ văn lớp 8

Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề)

I. ĐỌC HIỂU (6 điểm)

Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

MÙA XUÂN CHÍN

Trong làn nắng ửng: khói mơ tan,
Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng.
Sột soạt gió trêu tà áo biếc,
Trên giàn thiên lý. Bóng xuân sang.

Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời
Bao cô thôn nữ hát trên đồi;
- Ngày mai trong đám xuân xanh ấy,
Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi. . .

Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi,
Hổn hển như lời của nước mây,
Thầm thĩ với ai ngồi dưới trúc,
Nghe ra ý vị và thơ ngây. . .

Khách xa gặp lúc mùa xuân chín,
Lòng trí bâng khuâng sực nhớ làng:
- “Chị ấy, năm nay còn gánh thóc
Dọc bờ sông trắng nắng chang chang?”

Bài thơ này từng được sử dụng trong SGK Văn học 8 giai đoạn 1990-2002.

Câu 1. Bài thơ Mùa xuân chín được viết theo thể thơ nào?

A. Năm chữ
B. Lục bát
C. Bảy chữ
D. Tám chữ

Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của bài thơ là gì?

A. Tự sự
B. Biểu cảm
C. Miêu tả
D. Nghị luận

Câu 3. Bài thơ Mùa xuân chín gồm có bao nhiêu khổ thơ?

A. 1
B. 2
C. 3
D. 4

Câu 4. Trạng thái " chín" của mùa xuân trong bài thơ được thể hiện bằng những từ ngữ nào sau đây:

A. làn nắng ửng, khói mơ tan.
B. lấm tấm vàng, bóng xuân sang.
C. sóng cỏ xanh tươi, mùa xuân chín.
D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 5. Nội dung sau thuộc khổ thơ nào của bài thơ Mùa xuân chín?

Cảm xúc bâng khuâng của tác giả trước mùa xuân.

A. Khổ 1
B. Khổ 2
C. Khổ 3
D. Khổ 4

Câu 6. Câu Nội dung của bài thơ Mùa xuân chín là gì?

A. Bài thơ thể hiện khung cảnh mùa xuân tươi mới, đẹp đẽ, tràn đầy sức sống nơi nông thôn dân dã của làng quê Việt Nam
B. Bên cạnh đó là tâm trạng háo hức, bồn chồn của người con gái sắp lấy chồng và tâm trạng bâng khuâng, nhung nhớ của nhân vật trữ tình khi nhắc thấy cảnh cũ người xưa
C. Thể hiện niềm yêu đời, yêu người, yêu cuộc sống của thi nhân, gửi gắm niềm yêu thương và hy vọng vào một cuộc sống tốt đẹp, mùa xuân mang vị “chín” của lòng người
D. Cả ba đáp án trên

Câu 7. Dòng nào sau đây được xem là nội dung đầy đủ của bài thơ Mùa xuân chín của Hàn Mặc Tử?

A. Bài thơ là bức tranh thiên nhiên tươi đẹp lúc giao mùa.
B. Bài thơ là bức tranh thiên nhiên và con người tươi đẹp.
C. Bài thơ là bức tranh thiên, con người tươi đẹp và tình cảm yêu mến của nhà thơ.
D. Bài thơ thể hiện tình cảm yêu mến của nhà thơ trước thiên nhiên đất trời.

Câu 8. Nghệ thuật của bài thơ Mùa xuân chín là gì?

A. Ngôn từ giản dị, mộc mạc, dễ hiểu
B. Hình ảnh thơ gần gũi, thân thuộc
C. Giọng thơ tự nhiên, thủ thỉ, tâm tình
D. Cả ba đáp án trên

Câu 9. Lý giải tại sao tác giả lại đặt tên cho bài thơ là “Mùa xuân chín”?

Câu 10. Qua bài thơ, em có suy nghĩ gì về trách nhiệm của con người trong việc bảo vệ thiên nhiên.

II. VIẾT (4. 0 điểm)

Hãy viết một bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của bản thân về một vấn đề trong đời sống xã hội mà em quan tâm nhất.

Đáp án đề thi giữa kì Văn 8 Cánh diều

PhầnCâuNội dungĐiểm
Phần I ĐỌC HIỂU6,0
1C0,5
2B0,5
3D0,5
4D0,5
5D0,5
6D0,5
7C0,5
8D0,5

9

Nhan đề “Mùa xuân chín” có ý nghĩa là: Gợi cảm giác mùa xuân đang đi vào độ căng mọng và tươi đẹp nhất, và vẫn tiếp tục phát triển đẹp hơn nữa.

1,0

10

HS nêu được quan điểm bản thân theo cách riêng. Có thể hướng tới các ý sau:

- Thể hiện quan niệm: thiên nhiên vốn dĩ rất đẹp

- Hành động: Cần tôn trọng và có những hành động thiết thực bảo vệ thiên nhiên.

1,0

VIẾT

4,0

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận về một hiện tượng trong đời sống xã hội

0,25

b. Xác định đúng yêu cầu của đề.

HS có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau:

0,25

1. Mở bài:

- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận và nêu ý kiến của bản thân về vấn đề đó.

0,5

2. Thân bài

a. Giải thích

- Giải thích các từ ngữ, khái niệm quan trọng về vấn đề nghị luận

b. Bàn luận

- Khẳng định ý kiến tán thành hay phản đối của người viết về vấn đề nghị luận.

- Đưa ra các lí lẽ, dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề.

c. Mở rộng

- Nhìn nhận vấn đề ở chiều hướng ngược lại, bổ sung ý cho vấn đề nghị luận toàn vẹn

1,5

3. Kết bài

- Khẳng định lại ý kiến, đề xuất giải pháp, nêu bài học nhận thức và phương hướng hành động.

0,5

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. Chữ viết sạch đẹp, cẩn thận.

0,5

e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, trình bày khoa học. Diễn đạt mạch lạc, lập luận sắc sảo, trôi chảy.

0,5

Ma trận đề thi Văn lớp 8 giữa học kì 1

TT

Kĩ năng

Nội dung/đơn vị kiến thức

Mức độ nhận thức

Tổng

% điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

1

Đọc hiểu

Thơ

3

0

5

0

0

2

0

0

60

2

Viết

Nghị luận về một vấn đề của đời sống

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

40

Tổng

3

0

5

0

0

2

0

1

100

Tỉ lệ %

15%

25%

20%

40%

Tỉ lệ chung

40%

60%

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I

TT

Chương/

Chủ đề

Nội dung/Đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Thơ

Nhận biết

- Nhận biết được thể thơ, biện pháp nghệ thuật chính của bải thơ.

- Nhận biết được từ địa phương trong bài thơ.

Thông hiểu

- Hiểu được cảm hứng chủ đạo của tác giả trong bài thơ.

- Hiểu được nội dung và hình thức nghệ thuật.

Vận dụng

- Nhận xét nội dung phản ánh và cách nhìn cuộc sống, con người của tác giả qua bài thơ.

- Nêu được những suy nghĩ, tình cảm, nhận thức của bản thân sau khi đọc văn bản.

3TN

5TN

2TL

2

Viết

Nghị luận về một vấn đề của đời sống

Vận dụng cao: Có sáng tạo.

Viết được bài văn nghị luận về một vấn đề của đời sống. Trình bày rõ vấn đề và thể hiện rõ ý kiến (đồng tình hay phản đối) về vấn đề đó; nêu được lí lẽ và bằng chứng thuyết phục.

1TL

3. Đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo

Đề thi giữa kì 1 Văn 8

UBND HUYỆN ..............

TRƯỜNG THCS ..............

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I

NĂM 20.. – 20

MÔN: NGỮ VĂN 8

Thời gian kiểm tra: 90 phút (không kể thời gian giao đề)

Phần 1: ĐỌC (6,0 điểm)

Đọc văn bản thơ sau đây và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

KHI MÙA THU SANG

Trần Đăng Khoa

Mặt trời lặn xuống bờ ao
Ngọn khói xanh lên lúng liếng
Vườn sau gió chẳng đuổi nhau
Lá vẫn bay vàng sân giếng

Xóm ngoài, nhà ai giã cốm
Làn sương lam mỏng rung rinh
Em nhỏ cưỡi trâu về ngõ
Tự mình làm nên bức tranh

Rào thưa, tiếng ai cười gọi
Trông ra nào thấy đâu nào
Một khoảng trời trong leo lẻo
Thình lình hiện lên ngôi sao

Những muốn kêu to một tiếng
Thu sang rồi đấy. Thu sang!
Lòng bỗng nhớ ông Nguyễn Khuyến
Cõng cháu chạy rông khắp làng...

1973

(Trích Kể cho bé nghe, NXB Kim Đồng, 2011)

Câu 1: Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào? ( 0,5 điểm)

Câu 2: Nêu đặc điểm của thể thơ. ( số tiếng, vần, nhịp)? (0,5 điểm)

Câu 3: Em hãy nêu cảm hứng chủ đạo của bài thơ trên. (1,0 điểm)

Câu 4: Tìm 2 từ tượng hình trong khổ 2,3 của bài thơ trên. (1,0 điểm). Nêu đặc điểm, tác dụng của 2 từ tượng hình đó. (1,0 điểm)

Câu 5: Từ nội dung của bài thơ, em hãy viết đoạn văn ( khoảng 100 chữ theo kiểu diễn dịch hoặc quy nạp ) để thể hiện tình yêu đối với thiên nhiên. (2,0 điểm)

Phần 2: VIẾT(4,0 điểm)

Thế giới tự nhiên quanh ta chứa bao điều bí ẩn. Từ thuở ấu thơ ta nhìn lên bầu trời đã có bao nhiêu câu hỏi vì sao? Nào là vì sao có những áng mây trôi bồng bềnh? Vì sao có ông trăng tỏa sáng vào ban đêm? Vì sao có sấm sét mỗi khi mưa?.... Tất cả những hiện tượng trên đã gợi cho chúng ta biết bao tò mò và muốn khám phá.

Bằng những hiểu biết về thế giới tự nhiên. Em hãy viết một bài văn thuyết minh giải thích một hiện tượng mà em quan tâm nhất.

LƯU Ý: HS không chọn hiện tượng tự nhiên có trong các bộ SGK.

Đáp án đề kiểm tra giữa kì 1 Văn 8

Câu hỏi

Nội dung

Ghi điểm

Câu 1: Bài thơ được viết theo thể thơ nào? (0,5 điểm)

-Thể thơ: 6 chữ

-0,5 điểm

Cho biết đặc điểm của thể thơ trong bài thơ trên ( số tiếng, vần nhịp)? (0,5 điểm)

- Số tiếng: Mỗi câu có 6 tiếng

-Vần: vần cách

-Nhịp: nhịp khá đa dạng: 4/2, 2/4, 2/2/2

HS nêu được 2 trong 3 đặc điểm trên GV ghi tròn (0,5 điểm). HS ghi đúng 1 đặc điểm đạt (0,25 điểm)

Câu 2: Em hãy nêu cảm hứng chủ đạo của bài thơ trên. (1,0 điểm)

Bài thơ là cảm xúc ngỡ ngàng và niềm hân hoan của nhà thơ khi mùa thu sang.

HS có nhiều cách diễn đạt khác nhau. Chỉ cần các em hiểu và nêu được cảm hứng chủ đạo. GV ghi điểm trọn. Tuy nhiên, tùy từng bài làm cụ thể của HS mà GV linh động ghi điểm.

Câu 3: Tìm từ tượng hình, tượng thanh trong khổ thơ đầu của bài thơ trên. (1,0 điểm) . Nêu đặc điểm, tác dụng của từ tượng hình, tượng thanh đó. (1,0 điểm)

-Từ tượng hình: rung rinh : gợi tả sự lay động nhẹ nhàng và liên tiếp.

Tác dụng: gợi tả một cách sinh động, cụ thể hình ảnh làn sương đang chuyển động nhẹ nhàng trong không gian chiều thu.

- Từ tượng hình: leo lẻo (phó từ) : gợi tả mức độ trong đến mức nhìn suốt được, không hề có chút bẩn.

Tác dụng: gợi tả một cách sinh động, cụ thể cho hình ảnh nền trời mùa thu thật trong trẻo, không chút bụi nào.

- HS xác định đúng: từ tượng hình: rung rinh, (0,5 điểm) leo lẻo (0,5 điểm)

- Nêu đúng đặc điểm, tác dụng của mỗi từ đạt (0,5 điểm)

Câu 4: Từ nội dung của bài thơ, em hãy viết đoạn văn 10 dòng (trình bày theo kiểu diễn dịch hoặc quy nạp ) để thể hiện tình yêu với quê hương .(2,0 điểm)

- Đảm bảo cấu trúc đoạn văn

Mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn. Dùng ngôi thứ nhất để trình bày cảm nghĩ ,… (0,5 điểm)

- Xác định đúng yêu cầu của đề: Viết đoạn văn thể hiện tình yêu đối với thiên nhiên. (0,5 điểm)

- Đoạn văn có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau ( diễn dịch/ quy nạp,...), đúng thể thức (0,5 điểm)

- Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. (0,25 điểm)

- Sáng tạo: Diễn đạt sáng tạo, sinh động, giàu hình ảnh, có giọng điệu riêng. (0,25 điểm)

Lưu ý: Chỉ ghi điểm tối đa khi học sinh đáp ứng đủ các yêu cầu về kiến thức và kĩ năng.

Phần 2: VIẾT (4,0 điểm)

Thế giới tự nhiên quanh ta chứa bao điều bí ẩn. Từ thuở ấu thơ ta nhìn lên bầu trời đã có bao nhiêu câu hỏi vì sao? Nào là vì sao có những áng mây trôi bồng bềnh? Vì sao có ông trăng tỏa sáng vào ban đêm? Vì sao có sấm sét mỗi khi mưa?.... Tất cả những hiện tượng trên đã gợi cho chúng ta biết bao tò mò và muốn khám phá.

Bằng những hiểu biết về thế giới tự nhiên. Em hãy viết một bài văn thuyết minh giải thích một hiện tượng mà em quan tâm nhất.

GỢI Ý:

- Đảm bảo cấu trúc ba phần của bài viết.

- Đặt nhan đề giới thiệu tên của hiện tượng tự nhiên thu hút sự chú ý của người đọc.

- Tóm tắt thông tin quan trọng.

- Đặt một số câu hỏi ở phần mở đầu và trả lời.

- Kết hợp các cách trình bày thông tin khác nhau, gạch chân các thông tin quan trọng.

GV có thể chấm theo các tiêu chí dưới đây:

Tiêu chí

Điểm

Tổng điểm

Phần mở đầu

Nêu tên của hiện tượng tự nhiên

0,25

0,5

Giới thiệu khái quát về hiện tượng tự nhiên

0,25

Phần nội dung

Giải thích nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện của hiện tượng tự nhiên

0,5

1,5

Trình bày trình tự diễn ra của hiện tượng tự nhiên

1,0

Phần kết thúc

Trình bày sự việc cuối/ kết quả của hiện tượng tự nhiên hoặc tóm tắt nội dung đã giải thích

0,5

0,5

Hình thức

Có nhan đề và các đề mục, các đề mục nêu được thông tin chính của phần/ đoạn bài viết

0,25

0,5

Sử dụng hiệu quả phương tiện phi ngôn ngữ để làm rõ các thông tin quan trọng.

0,25

Kết hợp các cách trình bày thông tin

0,25

1,0

Dùng động từ miêu tả hoạt động/ trạng thái và một số từ ngữ chuyên ngành

0,25

Đặt tên cho các phương tiện trực quan và trích dẫn nguồn (nếu có)

0,25

Diễn đạt mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, viết câu

0,25

Ma trận đề thi giữa kì 1 Văn 8

Phần

Kĩ năng

Đơn vị kiến thức/ kĩ năng

Mức độ nhận thức

Tổng/ %

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận

dụng cao

Số câu:

Số câu: 1

Số điểm: 0,5

(5%)

Nhận biết thể

1

loại.

Số

0

0

0

điểm:

0,5

Đặc điểm thể loại

Số câu: 1

Số điểm:0,5

Số câu: 1

Đọc hiểu văn

bản thơ ( ngoài sgk)

0

0

0

Số điểm:

0,5

(5%)

Số câu:

Số câu: 1

Số điểm: 1.0

(10%)

Nắm được cảm hứng chủ đạo của bài thơ

0

1

1

Số

0

0

điểm:

1.0

Số câu:

Số câu:

Số câu: 2

Số điểm: 2.0

(20%)

1

1

Tiếng Việt

Xác định từ tượng hình và nêu đặc điểm, tác dụng

Số

Số

0

0

điểm:

điểm:

1.0

1.0

Viết đoạn văn Diễn dịch/ quy nạp

Biết viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ

0

0

Số câu: 1

Số điểm: 2.0

0

Số câu: 1

Số điểm: 2.0

(20%)

Tổng

Số câu:

3

Số điểm: 2.0

Số câu:

2

Số điểm: 2.0

Số câu:

1

Số điểm: 2.0

0

Số câu: 6

Số điểm: 6.0

(60%)

2

Viết bài văn thuyết minh

Biết viết bài văn thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên

0

0

0

Số câu:

1

Số

điểm: 4.0

Số câu: 1

Số điểm: 4.0

(40%)

0

Số câu:

1

Số câu: 1

Tổng

0

0

Số điểm: 4.0

Số điểm: 4.0

(40%)

BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ I

MÔN NGỮ VĂN KHỐI 8 NĂM HỌC 2024 – 2025

TT

Kĩ năng

Đơn vị kiến thức / Kĩ năng

Mức độ đánh giá

1

Đọc hiểu

Văn bản thơ (ngoài SGK)

Nhận biết

- Nhận biết được thể loại thơ 7 chữ.

- Nhận biết được đặc điểm thơ 7chữ.

- Nhận biết từ tượng hình/ tượng thanh.

Thông hiểu

- Hiểu được cảm hứng chủ đạo của bài thơ.

- Hiểu tác dụng của từ tượng hình/ tượng thanh

Vận dụng

- Vận dụng được cách trình bày đoạn văn theo kiểu diễn dịch/ quy nạp

2

Viết

Thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên.

Vận dụng cao:

Viết được bài văn thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên; nêu được những thông tin quan trọng; trình bày mạch lạc, thuyết phục.

.......

Tải file tài liệu để xem thêm đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 8 

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Lương
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Tìm thêm: Ngữ văn lớp 8
9 Bình luận
Sắp xếp theo
👨
  • THCS Phạm Văn Đồng Phòng GD ĐT Tây Hòa
    THCS Phạm Văn Đồng Phòng GD ĐT Tây Hòa rất tốt cho kì thi sắp tới xin cảm ơn
    Thích Phản hồi 01/11/20
    • Khắc Mạnh
      Khắc Mạnh chúc mọi người thi tốt nha ..cố nha
      Thích Phản hồi 24/11/20
      • Quân J Sky
        Quân J Sky

        Thi tốt nha



        Thích Phản hồi 31/10/22
        • Cương Nguyên Văn
          Cương Nguyên Văn đề 3 giống đề trường mik
          Thích Phản hồi 12/11/20
          • Châu Đạt
            Châu Đạt Cố thi tốt nha
            Thích Phản hồi 22/12/20
            • Hùng Quốc
              Hùng Quốc

              có học THCS bình trị đông ko


              Thích Phản hồi 05/11/22
              • Hữu Luân
                Hữu Luân

                có đề nào có bài tức nước vỡ bờ không ạ


                Thích Phản hồi 01/11/22
                • Tiểu Hy
                  Tiểu Hy

                  tùy trường sẽ có nha b

                  Thích Phản hồi 02/11/22
              • Ngoc Thach Hoang
                Ngoc Thach Hoang

                các b cố gắng thi nha


                Thích Phản hồi 2 ngày trước
                • Tung Super
                  Tung Super

                  rất hay


                  Thích Phản hồi 31/10/23
                  Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm