Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 8 năm 2024 - 2025 sách Chân trời sáng tạo 3 Đề kiểm tra giữa kì 1 môn HĐTN, HN 8 (Có đáp án)

Đề kiểm tra giữa kì 1 Hoạt động trải nghiệm 8 Chân trời sáng tạo năm 2024 - 2025 tổng hợp 3 đề khác nhau có đáp án giải chi tiết. Qua tài liệu này giúp các bạn học sinh ôn luyện củng cố kiến thức để biết cách ôn tập đạt kết quả cao.

TOP 3 Đề thi giữa kì 1 Hoạt động trải nghiệm 8 Chân trời sáng tạo được biên soạn với cấu trúc đề đa dạng gồm đề có cấu trúc 40% trắc nghiệm + 60% tự luận, đề 50% trắc nghiệm + 50% tự luận, 1 đề 30% trắc nghiệm + 70% tự luận. Hi vọng qua đề kiểm tra giữa kì 1 Hoạt động trải nghiệm 8 Chân trời sáng tạo sẽ giúp các em học sinh lớp 8 dễ dàng ôn tập, hệ thống kiến thức, luyện giải đề, rồi so sánh kết quả thuận tiện hơn. Đồng thời đây cũng là tài liệu hữu ích giúp giáo viên ra đề ôn luyện cho các em học sinh của mình. Vậy sau đây là trọn bộ 3 đề thi giữa kì 1 Hoạt động trải nghiệm 8 Chân trời sáng tạo năm 2024 - 2025 mời các bạn cùng theo dõi.

Đề thi giữa kì 1 Hoạt động trải nghiệm 8 Chân trời sáng tạo năm 2024 - 2025

Đề thi giữa kì 1 Hoạt động trải nghiệm 8

PHÒNG GDĐT ………

TRƯỜNG THCS …………

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I NĂM 2024 - 2025

MÔN: HĐTN 8

Thời gian làm bài ..phút, không kể thời gian giao đề

I. TRẮC NGHIỆM:

Chọn chữ cái câu trả lời đúng nhất điền vào bảng sau:

Mỗi câu đúng được 0,25 điểm

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

Câu

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

Đáp án

Câu 1: Biết Đức Anh là học sinh mới chuyển trường khác đến, một nhóm học sinh trong trường thường xuyên chặn đường bạn và đòi hỏi những thứ vô lí, lúc thì yêu cầu đưa tiền ăn sáng, lúc thì lục cặp lấy hết đồ dùng học tập. Nếu em là Đức Anh em sẽ làm gì?

A. Giữ chuyện này một mình không cho ai biết
B. Nói chuyện này với người lạ
C. Nói với cô giáo và nói với bố mẹ về việc này
D. Đáp án khác

Câu 2: Khi thấy một nhóm người đang dồn một bạn vào tường, em nên làm gì?

A. Xông vào bảo vệ bạn
B. Hét to lên và chạy
C. Báo với người lớn, thầy cô giáo ở gần nhất
D. Đánh nhau với các bạn

Câu 3: Hạnh ngồi cạnh Duy Anh và thường xuyên bị bạn trêu đùa ác ý nên em cảm thấy rất khó chịu. Hạnh đã xin chuyển chỗ để tránh bị bạn làm phiền, ảnh hưởng đến việc học. Tuy nhiên, sau khi Hạnh chuyển chỗ, Duy Anh vẫn thường sang bàn của Hạnh và tiếp tục trêu bạn. Em sẽ làm gì nếu em là Hạnh?

A. Hẹn bạn Duy Anh ra đánh nhau
B. Mách với các bạn khác trong lớp
C. Nói với cô giáo về việc bạn Duy Anh thường xuyên làm phiền, ảnh hưởng đến việc học của em
D. Đáp án khác

Câu 4: Minh và Khang học cùng lớp và chơi thân với nhau. Nhưng hôm nay Minh rất buồn vì một bạn trong lớp kể là đã nghe thấy Khanh nói xấu mình. Nếu em là Minh thì em sẽ làm gì?

A. Hẹn Khang ra đánh nhau
B. Cãi nhau với Khang
C. Gặp Khang và thẳn thắn với nhau nếu ai có lỗi thì sẽ xin lỗi người kia để chúng ta cùng hòa thuận
D. Đáp án khác

Câu 5: Đâu không phải là điều em nên làm để xây dựng và giữ gìn tình bạn?

A. Chủ động, mạnh dạn, tự tin khi làm quen với bạn mới
B. Trao đổi thắng thắn với bạn khi có hiểu lầm
C. Nói xấu sau lưng bạn
D. Không có lời nói, hành vi làm tổn thương bạn

Câu 6: Cách để xây dựng và giữ gìn tình bạn là?

A. Chủ động mạnh dạn, tự tin khi làm quen với bạnm mới
B. Luôn tin tưởng, tôn trọng, lắng nghe bạn
C. Chia sẻ chân thành, cởi mở với bạn khi vui, buồn, khó khăn
D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 7: Dấu hiệu của bắt nạt học đường là?

A. Một nhóm người cùng đánh hay nhục mạ một người
B. Người này cậy mình to khỏe hơn và bắt nạt người yếu hơn
C. Đánh bạn hoặc ném đồ dùng học tập của bạn
D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 8: Đâu là việc em nên làm?

A. Tạo niềm vui cho mình và mọi người
B. Tranh cãi với đối tượng xung đột đến khi thắng thì thôi
C. Ở trong môi trường tiêu cực lâu
D. Đáp án khác

Câu 9: Nét tính cách nào dưới đây là nét tính cách tích cực?

A. Quyết đoán
B. Dễ cáu giận
C. Thiếu chính kiến
D. Lười biếng

Câu 10: Đâu là cách để giải tỏa cảm xúc tiêu cực?

A. Thả lỏng cơ thể, tập trung vào hơi thở và thở đều
B. Tách mình ra khỏi không gian, đối tượng gây cho mình cảm xúc tiêu cực
C. Tâm sự, chia sẻ với những người đáng tin cậy
D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 11: Đâu là nét tính cách sẽ được mọi người yêu quý?

A. Lười biếng
B. Chu đáo
C. Đố kị
D. Thiếu chính kiến

Câu 12: Trong trường hợp nảy sinh mâu thuẫn khi thương thuyết thì em nên?

A. Cãi cho bằng thắng
B. Tìm một cách giải quyết mà cả hai bên cùng chấp nhận được
C. Nhường nhịn đối phương
D. Đáp án khác

Câu 13: Đâu là những việc cần làm khi tranh biện?

A. Trình bày rõ ràng luận điểm hay lí do vì sao ủng hộ hoặc phản đối
B. Đưa ra các lí lẽ, dẫn chứng.... để giải thích, chứng minh cho luận điểm
C. Đưa ra kết luận chung
D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 14: Khi thương thuyết với người khác, em nên?

A. Khi mâu thuẫn thì cãi cho bằng thắng thì thôi
B. Chê bai người khác
C. Chốt lại ý kiến của cả hai bên
D. Đáp án khác

Câu 15: Biện pháp rèn luyện tính chưa tự tin khi tranh biện là?

A. Chuẩn bị cẩn thận các luận điểm lí lẽ dẫn chứng trước khi tranh biện
B. Luyện tập trước khi tranh biện
C. Tự rút kinh nghiệm sau mỗi lần tranh biện
D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 16: Đâu là nét tính cách có thể khiến mọi người xa lánh em?

A. Tính cẩn thận
B. Tính hòa đồng
C. Tính ích kỉ
D. Tính chu đáo

Câu 17: Khi thương thuyết em nên?

A. Ngại ngùng
B. Tự tin, thiện chí
C. Sợ hãi, lo lắng
D. Đáp án khác

Câu 18: Nên thực hiện điều chỉnh cảm xúc của bản thân theo hướng tích cực trong cuộc sống như thế nào?

A. Chỉ khi nào cần thiết mới phải điều chỉnh
B. Thực hiện điều chỉnh hàng ngày
C. Điều chỉnh khi có hứng
D. Đáp án khác

Câu 19: Thương thuyết hiệu quả là:

A. Tôn trọng, lắng nghe đối phương
B. Tạo được tình cảm với đối phương
C. Tự tin, thiện chí
D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 20: Những lưu ý khi tranh biện là?

A. Trình bày lập luận rõ ràng, chặt chẽ
B. Nắm vững quan điểm của bản thân
C. Tôn trọng, lăng nghe ý kiến của đối phương
D. Cả ba đáp án trên đều đúng

II. TỰ LUẬN:

Câu 1: Em hãy nêu một số việc nên làm để xây dựng và giữ gìn tình bạn?

Câu 2: Em hãy nêu một số dấu hiệu của bắt nạt học đường?

…………………………………………………………………

Đáp án đề thi giữa kì 1 Hoạt động trải nghiệm 8

I, TRẮC NGHIỆM:

Câu12345678910
Đáp ánCCCCCDDAAD
Câu11121314151617181920
Đáp ánBBDCDCBBDD

II. TỰ LUẬN:

Câu 1: Em hãy nêu một số việc nên làm để xây dựng và giữ gìn tình bạn?

Trả lời: Chia sẻ chân thành, cởi mở với bạn khi vui buồn, khó khăn, trao đổi thẳng thán khi có hiểu lầm, tôn trọng, lắng nghe, …

Câu 2: Em hãy nêu một số dấu hiệu của bắt nạt học đường?

Trả lời: chửi bới, đe dọa, chặn đường lục cặp, bắt nộp tiền, đồ dùng học tập, cô lập,…

.............

Tải file tài liệu để xem thêm Đề thi giữa kì 1 Hoạt động trải nghiệm 8 

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm