Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Công nghệ 8 năm 2024 - 2025 (Sách mới) Đề cương ôn tập Công nghệ 8 giữa học kì 1

Đề cương ôn tập giữa kì 1 Công nghệ 8 năm 2024 - 2025 bao gồm 3 sách Cánh diều, Chân trời sáng tạo và Kết nối tri thức. Đề cương giữa kì 1 Công nghệ 8 tóm tắt kiến thức lý thuyết, câu hỏi trắc nghiệm và tự luận được biên tập một cách logic và khoa học. Qua đó giúp các em học sinh lớp 8 nắm được kiến thức mình đã học trong chương trình giữa kì 1, rèn luyện và ôn tập một cách hiệu quả.

Đề cương Công nghệ 8 giữa kì 1 còn giúp giáo viên khái quát được nội dung ôn tập và nâng cao được hiệu quả ôn tập cho học sinh, tránh được tình trạng ôn tập cục bộ hoặc tràn lan. Vậy dưới đây là toàn bộ đề cương ôn tập Công nghệ 8 giữa kì 1 năm 2024 - 2025 mời các bạn cùng theo dõi nhé. Ngoài ra các bạn xem thêm đề cương ôn tập giữa kì 1 Toán 8 Cánh diều.

Đề cương ôn tập giữa kì 1 Công nghệ 8 Chân trời sáng tạo

TRƯỜNG THCS ……….

NHÓM CÔNG NGHỆ 8

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ I

Năm học 2024 – 2025

MÔN CÔNG NGHỆ 8

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Đâu là thành phần kích thước?

A. Đường gióng
B. Đường kích thước
C. Chữ số kích thước
D. Cả ba đáp án trên

Câu 2: Kích thước trên bản vẽ kĩ thuật có đơn vị:

A. mm
B. dm
C. cm
D. Tùy từng bản vẽ

Câu 3: Trước con số chỉ kích thước đường tròn, người ta ghi kí hiệu gì?

A. d
B. R
C. Ø
D. O

Câu 4: Khổ giấy A4 có kích thước tính theo mm là:

A. 420 × 210
B. 279 × 297
C. 420 × 297
D. 297 × 210

Câu 5: Đâu là tỉ lệ nguyên hình trong các tỉ lệ sau?

A. 1 : 2
B. 5 : 1
C. 1 : 1
D. 5 : 2

Câu 6: Điểm A của vật thể có hình chiếu là điểm A’ trên mặt phẳng. Vậy A A’ gọi là:

A. Đường thẳng chiếu
B. Tia chiếu
C. Đường chiếu
D. Đoạn chiếu

Câu 7: Khi chiếu một vật thể lên một mặt phẳng, hình nhận được trên mặt phẳng đó gọi là:

A. hình chiếu
B. vật chiếu
C. mặt phẳng chiếu
D. vật thể

Câu 8: Để nhận được hình chiếu cạnh, cần chiếu vuông góc vật thể theo hướng chiếu nào?

A. từ trước ra sau
B. từ trên xuống dưới
C. từ trái sang phải
D. từ phải sang trái

Câu 9: Khối đa diện được biểu diễn bởi bao nhiêu hình chiếu?

A. 1
B. 2
C. 3
D. 4

Câu 10: Bản vẽ kĩ thuật sử dụng phép chiếu nào để biểu diễn vật thể?

A. Phép chiếu song song
B. Phép chiếu xuyên tâm
C. Phép chiếu vuông góc
D. Cả ba đáp án trên

Câu 11: Trên bản vẽ kĩ thuật hình chiếu bằng nằm ở vị trí:

A. Bên trái hình chiếu đứng
B. Bên phải hình chiếu đứng
C. Trên hình chiếu đứng
D. Dưới hình chiếu đứng

Câu 12: Để nhận được hình chiếu đứng, cần chiếu vuông góc vật thể theo hướng chiếu nào?

A. từ trước ra sau
B. từ trên xuống dưới
C. từ trái sang phải
D. từ phải sang trái

Câu 13: Phần tổng hợp trong trình tự đọc bản vẽ lắp gồm những nội dung nào?

A. Tên sản phẩm, tỉ lệ bản vẽ, nơi thiết kế
B. Các hình chiếu, hình cắt
C. Trình tự tháo, lắp chi tiết và công dụng
D. Tên gọi các chi tiết, số lượng, vật liệu

Câu 14: Bản vẽ lắp không có nội dung nào so với bản vẽ chi tiết?

A. Hình biểu diễn
B. Yêu cầu kĩ thuật
C. Kích thước
D. Khung tên

Câu 15: Kích thước trong bản vẽ lắp gồm

A. Kích thước chung (dài, rộng, cao) của sản phẩm
B. Kích thước lắp ghép giữa các chi tiết
C. Kích thước xác định vị trí giữa các chi tiết
D. Tất cả các đáp án trên

Câu 16: Hình nào biểu diễn các bộ phận và kích thước của ngôi nhà theo chiều cao ?

A. Mặt bằng
B. Mặt đứng
C. Mặt cắt
D. Không có đáp án đúng

Câu 17: So với bản vẽ chi tiết, bản vẽ lắp có thêm nội dung nào dưới đây ?

A. Yêu cầu kĩ thuật
B. Bảng kê
C. Kích thước
D. Khung tên

Câu 18: Mặt cắt biểu diễn:

A. Hình dạng, vị trí, kích thước các phòng
B. Hình dạng bên ngoài của ngôi nhà
C. Hình dạng, kích thước các tầng theo chiều cao
D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 19: Trình tự đọc bản vẽ lắp?

A. Hình biểu diễn → Khung tên → Bảng kê → Kích thước → Phân tích chi tiết → Tổng hợp
B. Khung tên → Bảng kê → Kích thước → Hình biểu diễn → Phân tích chi tiết →Tổng hợp
C. Khung tên → Bảng kê → Hình biểu diễn → Kích thước → Phân tích chi tiết → Tổng hợp
D. Khung tên → Kích thước → Bảng kê → Hình biểu diễn → Phân tích chi tiết →Tổng hợp

Câu 20: Tìm hiểu số lượng, vật liệu của một chi tiết trong bản vẽ lắp ở đâu?

A. Khung tên
B. Bảng kê
C. Phân tích chi tiết
D. Tổng hợp

Câu 21: Bản vẽ lắp với bản vẽ chi tiết giống nhau ở những nội dung nào ?

A. Đều là bản vẽ kĩ thuật
B. Đều có các hình biểu diễn
C. Đều có kích thước và khung tên
D. Tất cả đều đúng

Câu 22: Các sản phẩm từ hợp kim của nhôm là

A. Làm dây dẫn điện, vòng đệm, vòi nước, ...
B. Làm dây dẫn điện, vỏ máy bay, xoong nồi, khung cửa kính, ...
C. vỏ máy, vỏ động cơ, dụng cụ nhà bếp, ...
D. túi nhựa, chai nhựa, ống nước, vỏ dây cáp, dây điện, ...

Câu 23: Tính chất nào là tính chất cơ học của vật liệu cơ khí ?

A. Tính cứng
B. Tính dẫn điện
C. Tính dẫn nhiệt
D. Tính chịu acid

Câu 24: Công dụng của cưa tay là:

A. Cắt kim loại thành từng phần
B. Cắt bỏ phần thừa
C. Cắt rãnh
D. Cả 3 đáp án trên

Câu 25: Khi chọn và lắp êtô cần chú ý điều gì ?

A. Thấp hơn tầm vóc người đứng
B. Song song với tầm vóc người đứng
C. Vừa tầm vóc người đứng
D. Tất cả đều sai

Câu 26: Trong các dụng cụ sau, đâu là dụng cụ gia công:

A. Mỏ lết
B. Búa
C. Kìm
D. Ke vuông

Câu 27: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về an toàn khi cưa?

A. Kẹp vật cưa đủ chặt
B. Lưỡi cưa căng vừa phải, không sử dụng cưa không có tay nắm hoặc tay nắm vỡ
C. Khi cưa gần đứt phải đẩy cưa mạnh hơn
D. Không dùng tay gạt mạt cưa hoặc thổi vì mạt cưa dễ bắn vào mắt

Câu 28: Để đo đường kính trong của một kích thước không lớn lắm, cần sử dụng dụng cụ nào?

A. Thước lá
B. Dụng cụ lấy dấu
C. Ê ke
D. Thước cặp

Câu 29: Dụng cụ nào dùng để tạo độ nhẵn, phẳng trên bề mặt vật liệu ?

A. Đục
B. Dũa
C. Cưa
D. Búa

II. TỰ LUẬN

Câu 1. Nội dung cần đọc của bản vẽ chi tiết là gì?

Câu 2. Hình nón được tạo thành như thế nào? Nếu đặt mặt đáy của hình nón song song với mặt phẳng chiếu cạnh thì hình chiếu đứng và hình chiếu cạnh có hình dạng gì?

Đề cương ôn tập giữa kì 1 Công nghệ 8 Cánh diều

TRƯỜNG THCS ……….

NHÓM CÔNG NGHỆ 8

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ I

Năm học 2024 – 2025

MÔN CÔNG NGHỆ 8

I TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Tên các khổ giấy chính là:

A. A0, A1, A2
B. A0, A1, A2, A3
C. A3, A1, A2, A4
D. A0, A1, A2, A3, A4

Câu 2: Để vẽ đường tâm, đường trục đối xứng, cần dùng loại nét vẽ nào?

A. Nét liền đậm
B. Nét liền mảnh
C. Nét đứt mảnh
D. Nét gạch dài - chấm - mảnh

Câu 3: Trong các khổ giấy chính, khổ giấy có kích thước lớn nhất là:

A. A0
B. A1
C. A4
D. Các khổ giấy có kích thước như nhau

Câu 4: Đâu là tỉ lệ thu nhỏ trong các tỉ lệ sau?

A. 1 : 2
B. 5 : 1
C. 1 : 1
D. 5 : 2

Câu 5: Đường gióng và đường kích thước được biểu diễn:

A. song song
B. vuông góc
C. trùng nhau
D. đáp án khác

Câu 6: Có mấy khổ giấy chính?

A. 2
B. 3
C. 4
D. 5

Câu 7: Khối đa diện được bao bởi:

A. Các hình chữ nhật
B. Các hình tam giác cân
C. Các hình trụ
D. Các hình đa giác phẳng

Câu 8: Để các hình chiếu cùng nằm trên một mặt phẳng thì sau khi chiếu theo phương pháp chiếu góc, ta phải quay mặt phẳng hình chiếu bằng và mặt phẳng hình chiếu cạnh một góc bao nhiêu?

A. 30o
B. 90o
C. 120o
D. 180o

Câu 9: Khối đa diện được biểu diễn bởi bao nhiêu hình chiếu?

A. 1
B. 2
C. 3
D. 4

Câu 10: Vị trí các hình chiếu trên bản vẽ được biểu diễn là:

A. Hình chiếu bằng ở dưới hình chiếu đứng, hình chiếu cạnh ở bên phải hình chiếu đứng
B. Hình chiếu bằng ở trên hình chiếu đứng, hình chiếu cạnh ở bên trái hình chiếu đứng
C. Hình chiếu cạnh ở bên phải hình chiếu đứng, hình chiếu bằng ở bên trái hình chiếu đứng
D. Hình chiếu đứng ở dưới hình chiếu bằng, hình chiếu cạnh ở bên phải hình chiếu bằng

Câu 11: Khối tròn xoay được biểu diễn bởi bao nhiêu hình chiếu?

A. 1
B. 2
C. 3
D. 4

Câu 12: Hình chiếu đứng của hình hộp chữ nhật có hình dạng:

A. Hình vuông
B. Hình lăng trụ
C. Hình tam giác
D. Hình chữ nhật

Câu 13: Phần kích thước thước của bản vẽ chi tiết thể hiện điều gì?

A. Kích thước chung: kích thước dài, rộng, cao.
B. Kích thước bộ phận của chi tiết
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai

Câu 14: Tại sao khi lập bản vẽ chi tiết phải nghiên cứu, đọc tài liệu có liên quan?

A. Để hiểu công dụng chi tiết
B. Để hiểu yêu cầu kĩ thuật của chi tiết
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai

Câu 15: Phần nào trong bản vẽ thể hiện đầy đủ hình dạng của chi tiết?

A. Khung tên
B. Hình biểu diễn
C. Kích thước
D. Yêu cầu kĩ thuật

Câu 16: Chọn phát biểu đúng:

A. Bản vẽ chi tiết gồm hình biểu diễn, kích thước, yêu cầu kĩ thuật
B. Bản vẽ chi tiết chỉ dùng để chế tạo chi tiết
C. Đọc bản vẽ chi tiết cần phải nhận biết chính xác, đầy đủ nội dung và tuân theo trình tự nhất định
D. Trình tự đọc bản vẽ chi tiết là: hình biểu diễn, kích thước, yêu cầu kĩ thuật, khung tên

Câu 17: Nội dung nào trong bản vẽ cho chúng ta biết về số phòng, số cửa trong nhà?

A. Khung tên
B. Hình biểu diễn
C. Kích thước
D. Các bộ phận

Câu 18: Vì sao người ta bổ sung bản vẽ phối cảnh của ngôi nhà?

A. Để xác kích thước của ngôi nhà
B. Để dễ hình dung ngôi nhà như trong thực tế
C. Để tính toán chi phí xây dựng
D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 19: Phần khung tên trong bản vẽ nhà gồm những nội dung nào?

A. Tên gọi ngôi nhà
B. Tỉ lệ bản vẽ
C. Nơi thiết kế
D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 20: Hình biểu diễn nhận được khi dùng mặt phẳng cắt vuông góc với mặt đất, cắt theo chiều dọc hoặc chiều ngang của ngôi nhà là mặt nào?

A. Mặt đứng
B. Mặt bằng
C. Mặt cắt
D. Không có đáp án đúng

II.TỰ LUẬN

Câu 1. Thế nào là bản vẽ chi tiết? Bản vẽ chi tiết dùng để làm gì? Cách đọc bản vẽ chi tiết?

Câu 2

Nêu khái niệm về hình chiếu? Tên gọi và vị trí các hình chiếu trên bản vẽ như thế nào?

..............

Đề cương ôn tập giữa kì 1 Công nghệ 8 Kết nối tri thức

TRƯỜNG THCS ……….

NHÓM CÔNG NGHỆ 8

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ I

Năm học 2024 – 2025

MÔN CÔNG NGHỆ 8

I. Kiến thức:

1/ Khái niệm bản vẽ kĩ thuật:

Bản vẽ kĩ thuật trình bày các thông tin kĩ thuật của sản phẩm dưới dạng hình vẽ và các kí hiệu theo quy tắc thống nhất và thường vẽ theo tỷ lệ.

2/ Các hình chiếu vuông góc:

a) Các mặt phản chiếu:

- Mặt chính diện gọi là mặt phẳng chiếu đứng.

- Mặt nằm ngang gọi là mặt phẳng chiếu bằng.

- Mặt cạnh bên phải gọi là mặt phẳng chiếu cạnh.

b) Các hình chiếu:

- Hình chiếu đứng có hướng chiếu từ trước tới.

- Hình chiếu bằng có hướng chiếu từ trên xuống.

- Hình chiếu cạnh có hướng chiếu từ trái sang.

3/ Vị trí các hình chiếu

- Hình chiếu bằng nằm ở dưới hình chiếu đứng.

- Hình chiếu cạnh nằm bên phải hình chiếu đứng.

4/ Khối đa diện: được bao bởi các hình đa giác phẳng. Các khối đa diện thường gặp: hình hộp chữ nhật, hình lăng trụ đều, hình chóp đều.

5/ Hình hộp chữ nhật: được bao bởi 6 hình chữ nhật.

6/ Hình lăng trụ đều: được bao bởi 2 mặt đáy là hình đa giác đều bằng nhau và các mặt bên là các hình chữ nhật bằng nhau.

7/ Hình chóp đều: được bao bởi mặt đáy là 1 hình đa giác đều và các mặt bên là các hình tam giác cân bằng nhau có chung đỉnh.

Chú ý: Mỗi 1 hình chiếu thể hiện 2/3 kích thước chiều dài, chiều cao, chiều rộng của 1 khối đa diện.

8/ Khối tròn xoay:

- Khi quay hình chữ nhật 1 vòng quanh 1 cạnh cố định, ta được hình trụ.

- Khi quay hình tam giác vuông 1 vòng quanh 1 cạnh góc vuông cố định, ta được hình nón.

- Khi quay nửa hình tròn 1 vòng quanh đường kính cố định, ta được hình cầu.

Khối tròn xoay được tạo thành khi quay 1 hình phẳng quanh 1 đường cố định(trục quay) của hình

9/ Phân loại bản vẽ kĩ thuật:

- Bản vẽ cơ khí

- Bản vẽ xây dựng

10/ Trình tự đọc bản vẽ chi tiết:

- Khung tên

- Hình biểu diễn

- Kích thước

- Yêu cầu kĩ thuật

- Tổng hợp

2. Bài tập:

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: Em hãy chọn đáp án đúng

Câu 1. Trong bản vẽ kĩ thuật có bao nhiêu loại hình chiếu?

A. Hai loại
B. Ba loại
C. Bốn loại
D. Năm loại

Câu 2. Vai trò của bản vẽ kĩ thuật trong đời sống là gì?

A. Một phương tiện thông tin dung trong sản xuất và đời sống. Giúp con người sử dụng các sản phẩm một cách hiệu quả và an toàn.
B. Chỉ giúp việc kiểm tra máy móc dễ dàng hơn.
C. Chỉ giúp việc thi công dễ dàng hơn.
D. Không có vai trò gì đặc biệt.

Câu 3. Hình chiếu của vật thể là

A. Phần thấy của vật đối với mặt phẳng bản vẽ.
B. Phần thấy của vật đối với người quan sát.
C. Phần thấy của vật đối với mặt phẳng hình chiếu
D. Phần phía sau vật thể.

Câu 4. Hình hộp chữ nhật được bao bởi những hình gì?

A. Hình tam giác.
B. Hình đa giác phẳng.
C. Hình chữ nhật.
D. Hình bình hành.

Câu 5. Hình chiếu bằng có hướng chiếu từ đâu tới?

A. Trước tới.
B. Trên xuống.
C. Trái sang.
D. Phải sang.

Câu 6. Hình chiếu trên mặt phẳng song song với trục quay của hình trụ là hình gì?

A. Hình bình hàn
B. Hình thang cân.
C. Hình tam giác cân.
D. Hình chữ nhật.

Câu 7. Công dụng của bản vẽ chi tiết là

A. Chế tạo và lắp ráp.
B. Thiết kế, thi công và sử dụng.
C. Thiết kế và sữa chữa.
D. Chế tạo và kiểm tra.

Câu 8. Nếu mặt đáy của hình chóp đều có đáy vuông song song với mặt phẳng chiếu cạnh thì hình chiếu cạnh là hình gì?

A. Hình chữ nhật.
B. Hình tròn.
C. Hình tam giác.
D. Hình vuông.

Câu 9. Trong bản vẽ kĩ thuật có ghi tỷ lệ 1: 100 nghĩa là

A. Kích thước trong bản vẽ nhỏ hơn kích thước ngoài 100 lần.
C. Bản vẽ phóng to so với vật thật.
B. Kích thước trong bản vẽ lớn hơn kích thước ngoài 100 lần.
D. Bản vẽ thu nhỏ so với vật thật.

Câu 10. Trong các phát biểu sau, phát biểu nào về khối tròn xoay là không đúng?

A. Khi quay nửa hình tròn một vòng quanh đường kính cố định, ta được hình cầu.
B.Khi quay hình chữ nhật một vòng quanh một cạnh cố định, ta được hình trụ.
C.Khi quay hình tam giác vuông một vòng quanh một cạnh góc vuông cố định, ta được hình nón.
D. Khi quay nửa hình tròn một vòng quanh đường kính cố định, ta được hình tròn.

Câu 11: Bản vẽ kĩ thuật sử dụng phép chiếu nào để biểu diễn vật thể?

A. Phép chiếu song song
B. Phép chiếu xuyên tâm
C. Phép chiếu vuông góc
D. Cả ba đáp án trên

Câu 12: Khối đa diện được bao bởi:

A. Các hình chữ nhật
B. Các hình tam giác cân
C. Các hình trụ
D. Các hình đa giác phẳng

Câu 13: Để các hình chiếu cùng nằm trên một mặt phẳng thì sau khi chiếu theo phương pháp chiếu góc, ta phải quay mặt phẳng hình chiếu bằng và mặt phẳng hình chiếu cạnh một góc bao nhiêu?

A. 30o
B. 90o
C. 120o
D. 180o

Câu 14: Nếu mặt đáy của hình trụ song song với mặt phẳng chiếu cạnh thì hình chiếu đứng và hình chiếu cạnh sẽ có hình dạng là:

A. Hình chữ nhật và hình tròn
B. Hình tam giác và hình tròn
C. Đều là các hình tròn
D. Đều là hình chữ nhật

Câu 15: Khi chiếu một vật thể lên một mặt phẳng, hình nhận được trên mặt phẳng đó gọi là:

A. hình chiếu
B. vật chiếu
C. mặt phẳng chiếu
D. vật thể

Câu 16: Lăng trụ đều đáy là tam giác thì:

A. Hình chiếu đứng là tam giác
B. Hình chiếu bằng là tam giác
C. Hình chiếu cạnh là tam giác
D. Đáp án khác

Câu 17: Phép chiếu vuông góc là phép chiếu có các tia chiếu:

A. Song song với mặt phẳng cắt
B. Song song với nhau
C. Cùng đi qua một điểm
D. Song song với nhau và vuông góc với mặt phẳng chiếu

Câu 18: Hình chiếu bằng của hình lăng trụ tam giác đều là hình gì?

A. Hình tam giác đều
B. Hình tam giác cân
C. Hình chữ nhật
D. Hình vuông

Câu 19: Trên bản vẽ kĩ thuật hình chiếu bằng nằm ở vị trí:

A. Bên trái hình chiếu đứng
B. Bên phải hình chiếu đứng
C. Trên hình chiếu đứng
D. Dưới hình chiếu đứng

Câu 20: Chọn phát biểu sai về vị trí hình chiếu:

A. Hình chiếu bằng ở dưới hình chiếu đứng
B. Hình chiếu cạnh bên phải hình chiếu đứng
C. Hình chiếu đứng ở dưới hình chiếu bằng
D. Đáp án A và B đúng

...............

Tải file tài liệu để xem thêm Đề cương ôn tập

Tải file tài liệu để xem thêm Đề cương ôn tập giữa kì 1 Công nghệ 8 

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm