Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Tin học 8 năm 2024 - 2025 (Sách mới) Ôn tập giữa kì 1 Tin học 8 sách KNTT, CTST, Cánh diều

Đề cương ôn tập giữa kì 1 Tin học 8 năm 2024 - 2025 bao gồm 3 sách Cánh diều, Chân trời sáng tạo và Kết nối tri thức. Đề cương giữa kì 1 Tin học 8 tóm tắt kiến thức lý thuyết, câu hỏi trắc nghiệm và tự luận được biên tập một cách logic và khoa học. Qua đó giúp các em học sinh lớp 8 nắm được kiến thức mình đã học trong chương trình giữa kì 1, rèn luyện và ôn tập một cách hiệu quả.

Đề cương Tin học 8 giữa kì 1 còn giúp giáo viên khái quát được nội dung ôn tập và nâng cao được hiệu quả ôn tập cho học sinh, tránh được tình trạng ôn tập cục bộ hoặc tràn lan. Vậy dưới đây là toàn bộ đề cương ôn tập Tin học 8 giữa kì 1 năm 2024 - 2025 mời các bạn cùng theo dõi nhé.

Đề cương ôn tập giữa kì 1 Tin học 8 Chân trời sáng tạo

TRƯỜNG THCS ……….

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ I

Năm học 2024– 2025

MÔN TIN HỌC 8

I./ TRẮC NGHIỆM:

Câu 1. Kiến trúc Von Neumann được ra đời vào thời gian nào?

A. Năm 1642.
B. Năm 1939.
C. Năm 1945.
D. Năm 1954.

Câu 2. Máy tính thế hệ thứ nhất sử dụng Tin học nào?

A. Tin học đèn điện tử chân không.
B. Tin học bóng bán dẫn.
C. Tin học mạch tích hợp
D. Tin học tích hợp mật độ rất cao.

Câu 3: Máy tính điện tử đã phát triển qua mấy thế hệ?

A. Năm thế hệ
B. Ba thế hệ
C. Bốn thế hệ
D. Sáu thế hệ

Câu 4. Máy tính thế hệ thứ tư xuất hiện trong khoảng thời gian nào?

A. 1955 – 1965.
B. 1965 – 1974.
C. 1974 – 1989.
D. 1945 – 1955.

Câu 5. Máy tính được phát triển từ những năm 1990 đến nay có tốc độ xử lí phép tính như thế nào?

A. Hàng tỉ.
B. Hàng triệu tỉ.
C. Hàng triệu.
D. Hàng nghìn

Câu 6. Dung lượng bộ nhớ của máy tính thế hệ thứ ba là:

A. Hàng KB.
B. Hàng MB.
C. Hàng GB.
D. Hàng TB

Câu 7: IBM 370 là máy tính thuộc thế hệ thứ

A. Thứ nhất
B. Thứ hai
C. Thứ ba
D. Thứ tư

Câu 8: Trang thông tin của cơ quan chính phủ có tên miền là?

A. gov.vn
B. even.com.vn
C. .html
D. Đáp án khác

Câu 9: Yếu tố nào dưới đây không phải là yếu tố cơ bản để nhận biết về độ tin cậy của thông tin trên Internet?

A. Lượt xem
B. Tác giả
C. Mục đích của bài viết
D. Trích dẫn

Câu 10: “………... từ cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, được kiểm duyệt trước khi đăng tải sẽ có độ tin cậy cao hơn”

A. Tác giả
B. Tính cập nhật
C. Trích dẫn
D. Nguồn thông tin

Câu 11: “Bài viết có …………….. nguồn thông tin sử dụng trong bài, cung cấp dẫn chứng để xác minh sẽ có độ tin cậy cao hơn”

A. Nguồn thông tin
B. Mục đích
C. Tính cập nhật
D. Trích dẫn

Câu 12: Thông tin trong trường hợp nào dưới đây là không đáng tin cậy?

A. Bài viết hướng dẫn phòng tránh dịch bệnh trên trang web của cơ quan y tế
B. Bài viết của một cá nhân đăng tải trên mạng xã hội với mục đích bôi nhọ người khác
C. Bài viết trên tài khoản mạng xã hội của một nhà báo có uy tín và có trích dẫn nguồn thông tin từ trang web của chính phủ
D. Thông tin về thay đổi lịch học do giáo viên cung cấp

Câu 13: Thông tin trên Internet có độ tin cậy rất khác nhau vì

A. Các bài viết trên Internet được lan truyền rộng rãi, nhanh chóng đến người dùng mạng trên khắp cả nước
B. Thông tin trên Internet có thể được tìm thấy dễ dàng, nhanh chóng bằng máy tìm kiếm
C. Thông tin chân thực ban đầu có thể bị làm sai lệch rồi tiếp tục phát tán vì động cơ, lợi ích riêng
D. Thông tin số được lưu trữ bằng các loại tệp rất đa dạng như tệp văn bản, tệp âm thanh, tệp hình ảnh, tệp video,…

Câu 14: Phát biểu nào dưới đây sai khi nói về đặc điểm của thông tin số?

A. Có các công cụ tìm kiếm, chuyển đổi, truyền và xử lí hiệu quả
B. Đa dạng, được thu thập ngày càng nhanh và nhiều
C. Không có tính bản quyền, độ tin cậy giống nhau
D. Được lưu trữ với dung lượng khổng lồ bởi nhiều tổ chức và cá nhân

Câu 15: Công cụ nào dưới đây cho phép người dùng lưu trữ trên đám mây?

A. Camera
B. Thiết bị cảm biến môi trường
C. Google Drive
D. Thiết bị đo nhiệt độ không khí

Câu 16: Đặc điểm nào dưới đây không phải là của thông tin số

A. Dễ dàng bị xóa bỏ hoàn toàn
B. Dễ dàng được nhân bản
C. Dễ dàng chia sẻ
D. Có thể lan truyền tự động

Câu 17: “Thông tin số được nhiều tổ chức và cá nhân lưu trữ với dung lượng rất lớn,..……..”

A. Được truy cập tự do và có độ tin cậy khác nhau
B. Được bảo hộ quyền tác giả và không đáng tin cậy
C. Được bảo hộ quyền tác giả và có độ tin cậy khác nhau
D. Được bảo hộ quyền tác giả và rất đáng tin cậy

Câu 18: Phần mềm soạn thảo văn bản được dùng để xử lí các loại

A. Hình ảnh
B. Văn bản
C. Âm thanh
D. Video

Câu 19: Em có nhiều sách và cũng thường trao đổi sách với bạn. Nếu muốn ghi lại những lần trao đổi sách với bạn để dễ theo dõi, em ghi vào sổ tay hay dùng máy tính với phần mềm nào dưới đây?

A. Paint
B. Photoshop
C. Word
D. Powerpoint

Câu 20: Trong hoạt động thường xuyên hằng ngày, các tổ chức (cơ quan, doanh nghiệp) sử dụng thông tin nguồn nào sau đây?

A. Từ dữ liệu được thu thập và quản trị bởi các tổ chức đó
B. Từ kết quả tìm kiếm trên Internet
C. Từ những nguồn thông tin chưa được kiểm chứng
D. Từ những nguồn thông tin không rõ nguồn gốc

Câu 21: Phát biểu nào dưới đây đúng?

A. Nguồn thông tin đáng tin cậy thường là nguồn thông tin được công bố từ các cơ quan chính phủ
B. Cơ sở dữ liệu phải đảm bảo để từ đó xuất ra thông tin không đáng tin cậy đáp ứng yêu cầu sử dụng của tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp
C. Nếu thông tin không đáng tin cậy, doanh nghiệp không bị thiệt hại
D. Xử lí dữ liệu bằng máy tính để rút ra thông tin đáng tin cậy là một bài toán khó

Câu 22: Hành vi thiếu văn hóa, vi phạm đạo đức là

A. Những hành vi phù hợp với truyền thống tốt đẹp của cộng đồng
B. Những hành vi không phù hợp với truyền thống tốt đẹp, lợi ích chung của cộng đồng hay xã hội
C. Những hành vi phù hợp với lợi ích chung của cộng đồng
D. Những hành vi phù hợp với truyền thống tốt đẹp, lợi ích chung của cộng đồng, xã hội

Câu 23: Hành động nào sau đây không vi phạm đạo đức và pháp luật?

A. Đăng tải thông tin sai sự thật lên mạng
B. Cố ý nghe, ghi âm trái phép các cuộc nói chuyện
C. Tặng đĩa nhạc có bản quyền em đã mua cho người khác
D. Tải một bài trình chiếu của người khác từ Internet và sử dụng như là của mình

Câu 24: Hành động nào sau đây không vi phạm đạo đức và pháp luật?

A. Sử dụng điện thoại trong lớp học khi có sự đồng ý của giáo viên
B. Sử dụng phần mềm bẻ khóa
C. Phát trực tiếp (livestream) hoặc chia sẻ các vụ bạo lực học đường
D. Đưa lên mạng thông tin cá nhân của người khác mà chưa được phép

Câu 25: Hành vi nào dưới đây vi phạm đạo đức và pháp luật?

A. Không sử dụng tai nghe, điện thoại di động khi đang lái xe
B. Tự ý sử dụng điện thoại thông minh để làm bài tập trên lớp
C. Không thu âm, chụp ảnh, quay phim tại những nơi có biển báo cấm các hành vi trên
D. Không tham gia, chia sẻ, quảng cáo cho các trang web cổ vũ bạo lực, đánh bạc,…

Câu 26: Việc nào dưới đây nên làm khi sử dụng Tin học số?

A. Nhìn trộm bạn đang nhập mật khẩu tài khoản mạng xã hội để biết mật khẩu đăng nhập của bạn
B. Trêu đùa bằng cách lấy một ảnh của bạn, cắt ghép với những ảnh khác để gây cười rồi gửi cho một số bạn
C. Sử dụng các thông tin do mình tự tạo (tự quay video, chụp ảnh, viết nội dung,…)
D. Ghi âm cuộc tranh cãi của một nhóm bạn và đưa lên mạng xã hội

Câu 27: “Sử dụng ………….. để thực hiện những việc gian dối, gây hiểu lầm, khó chịu, làm phiền người khác là biểu hiện thiếu văn hóa, vi phạm đạo đức”

A. Vi phạm đạo đức
B. Điện thoại
C. Vi phạm pháp luật
D. Tin học kĩ thuật số

Câu 28: Quyền nào sau đây không phải là quyền của tác giả đối với tác phẩm được pháp luật quy định?

A. Đặt tên cho tác phẩm
B. Bút danh trên tác phẩm
C. Truyền đạt tác phẩm đến công chúng

............

Đề cương ôn tập giữa kì 1 Tin học 8 Cánh diều

TRƯỜNG THCS ……….

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ I

Năm học 2024 – 2025

MÔN TIN HỌC 8

Phần I. Trắc nghiệm

Câu 1. Theo em, vì sao chiếc máy tính em dùng lại được gọi là máy tính điện tử?

A. Vì máy tính hoạt động dựa trên nguồn điện
B. Vì có người đặt tên
C. Kiến trúc của máy tính dựa trên nguyên lí Von Neumann
D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 2. Kiến trúc của máy tính dựa trên nguyên lí Von Neumann là?

A. Một thiết bị điện tử có khả năng xử lý dữ liệu theo một tập hợp của các mệnh lệnh máy tính (hay câu lệnh)
B. Một thiết bị điện tử có khả năng xử lý dữ liệu theo một tập hợp của các mệnh lệnh máy tính (hay câu lệnh) đã được chứa sẵn bên trong máy một cách tạm thời
C. Một thiết bị điện tử có khả năng xử lý dữ liệu theo một tập hợp của các mệnh lệnh máy tính (hay câu lệnh) đã được chứa sẵn bên trong máy một cách tạm thời hay vĩnh viễn
D. Cả ba đáp án trên đều sai

Câu 3. Theo em, máy tính thu nhỏ dần kích thước tới mức như một điện thoại thông minh thì có ưu điểm gì?

A. Kích thước nhỏ
B. Dễ sử dụng
C. Chạy nhanh và đáng tin cậy
D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 4. Tin học được sử dụng ở thế hệ máy tính thứ hai là?

A. Bóng bán dẫn và lõi từ (magnetic core)
B. Ống chân không hoặc van nhiệt điện; đầu vào dùng thẻ đục lỗ và băng giấy; kết quả được in ra giấy.
C. Mạch tích hợp (IC)
D. Tích hợp quy mô rất lớn, gồm hàng trăm nghìn thành phần trên một chip silicon duy nhất

Câu 5. Vì sao máy tính cá nhân ngày càng trở nên thông dụng?

A. Nhiều chức năng tích hợp
B. Dễ sử dụng
C. Kích thước nhỏ, tiện lợi
D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 6. Chiếc máy tính cơ học đầu liên của loài người có tên là gì?

A. Pascaline
B. ENIAC
C. Difference Engine
D. JOHNNIAC

Câu 7. Vào thập niên 1900, các máy tính cơ học trước đó đã được thiết kế lại để?

A. Phù hợp với sự phát triển
B. Tiết kiện điện
C. Sử dụng mô tơ điện
D. Cả ba đáp án trên đều sai

Câu 8. Nguyên lý nào đã đặt nền móng cho sự phát triển của máy tính điện tử?

A. Nguyên lý Von Neumann
B. Nguyên lý năng lượng mặt trời
C. Nguyên lý archimedes
D. Đáp án khác

Câu 9. Bộ xử lý là linh kiện máy tính dựa trên Tin học nào?

A. Đèn điện tử chân không
B. Linh kiện bán dẫn đơn giản
C. Mạch tích hợp hàng chục, hàng trăm linh kiện bán dẫn
D. Mạch tích hợp cỡ lớn, gồm hàng chục nghìn đến hàng triệu linh kiện bán dẫn

Câu 10. Máy tính sử dụng ống chân không hoặc van nhiệt điện, đầu vào dùng thẻ đục lỗ và băng giấy, kết quả được in ra giấy là máy tính thế hệ nào?

A. Máy tính thể hệ thứ nhất
B. Máy tính thế hệ thứ hai
C. Máy tính thế hệ thứ ba
D. Máy tính thế hệ thứ tư

Câu 11: Chúng ta không nên?

A. Sử dụng các thông tin có độ tin cậy cao.
B. Sử dụng các thông tin không có độ tin cậy cao.
C. Cả hai đáp án trên đều sai.
D. Cả hai đáp án trên đều đúng.

Câu 12: Khi tìm kiếm thông tin cần?

A. Tìm các thông tin không có nguồn gốc rõ ràng.
B. Tìm các thông tin có nguồn gốc rõ ràng.
C. Tìm kiếm các thông tin được đăng tải từ rất lâu.
D. Tìm các thông tin trên các trang không uy tín.

Câu 13: Chọn phương án sai. Để đánh giá độ tin cậy của thông tin tìm được trong giải quyết vấn đề đặt ra, ta cần căn cứ vào:

A. Nguồn thông tin, tác giả của bài viết.
B. Mục đích của bài viết.
C. Tính cập nhật của bài viết.
D. Số lượt chia sẻ, bình luận, thích (like) bài viết.

Câu 14: Chúng ta không nên?

A. Sử dụng các thông tin có độ tin cậy cao.
B. Sử dụng các thông tin không có độ tin cậy cao.
C. Cả hai đáp án trên đều sai.
D. Cả hai đáp án trên đều đúng.

Câu 15: Phương tiện kĩ thuật em có thể lựa chọn để chia sẻ bài trình chiếu là?

A. Thư điện tử.
B. Mạng xã hội.
C. Không gian lưu trữ dùng chung.
D. Cả ba đáp án trên đều đúng.

Câu 16: Đáp án nào sau đây không phải sai sót khi tạo ra một sản phẩm số:

A. Thông tin rõ ràng, chính xác và nội dung do chính người tạo ra sản phẫm biên soạn.
B. Lỗi kỹ thuật: như âm thanh kém chất lượng, hình ảnh bị mờ hoặc kích thước không phù hợp, …
C. Thông tin sai lệch, không đúng với thực tế
D. Lạm dụng hoặc bị cấm về bản quyền như chứa nội dung bị cấm hoặc vi phạm bản quyền, sử dụng hình ảnh, bài viết không xin phép, …

........

Đề cương ôn tập giữa kì 1 Tin học 8 Kết nối tri thức

TRƯỜNG THCS ……….

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ I

Năm học 2024 – 2025

MÔN TIN HỌC 8

I. Phần trắc nghiệm: Chọn phương án đúng nhất trong các câu sau

Câu 1. Các phép tính đầu tiên được con người thực hiện bằng cách?

A. Sử dụng máy tính để bàn
B. Sử dụng máy tính cầm tay
C. Sử dụng 10 ngón tay
D. Cả ba đáp án trên đều sai

Câu 2. Cách ghi số phổ biến từ xưa đến nay là?

A. Hệ thống ghi số La Mã
B. Hệ thống ghi số thập phân
C. Hệ thống ghi số nguyên
D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 3. Con người đã biết làm các phép tính số học từ bao giờ?

A. Hơn 1000 năm trước Công nguyên
B. Hơn 1000 năm sau Công nguyên
C. Hơn 2000 năm sau Công nguyên
D. Hơn 2000 năm trước Công nguyên

Câu 4. Chiếc máy tính cơ học Pascal do ai sáng tạo ra?

A. Charles Babbage
B. John Mauchly
C. Blaise Pascal
D. J. Presper Eckert

Câu 5. Sau Pascal, Gottfried Leibniz đã cải tiến và thêm vào phép tính gì để máy tính của Pascal thực hiện cả bốn phép tính số học?

A. Phép chia và phép trừ
B. Phép nhân và phép cộng
C. Phép nhân và phép chia
D. Phép nhân và phép trừ

Câu 6. Ai được coi là chả đẻ của Tin học máy tính?

A. Charles Babbage
B. Gottfried Leibniz
C. John Mauchly
D. Blaise Pascal

Câu 7. Ý tưởng nào đóng vai trò quan trọng trong lịch sử phát triển của máy tính?

A. Cơ giới hóa việc lao động
B. Trí óc hóa việc tính toán
C. Cơ giới hóa việc tính toán
D. Đáp án khác

Câu 8. Nền tảng cho việc thiết kế các máy tính kĩ thuật số hiện đại là?

A. Cơ giới hóa việc tính toán
B. Claude Shannon có thể sử dụng các rơ le để thực hiện các tính toán trên dãu các bit
C. Sáng tạo ra chiếc máy tính cơ học Pascal
D. Cả ba đáp án trên đều sai

Câu 9. Thời kì đầu các máy tính được thiết kế dựa trên các rơ le được gọi là?

A. Máy tính thông minh
B. Máy tính hiện đại
C. Máy tính khoa học
D. Máy tính điện cơ

Câu 10. Năm 1943, Howard Aiken đã chế tạo thành công?

A. Máy tính cơ giới hó
B. Máy tính cơ học Pascal
C. Máy tính điều khiển tuần tự tự động
D. Đáp án khác

Câu 11. Đâu là đặc điểm của máy tính điện - cơ đa năng?

A. Có thể hoạt động với sự can thiệp tối thiểu của con người
B. Thực hiện phép tính cộng mất gần một giây
C. Thực hiện phép tính nhân mất khoảng 6 giây
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 12. Nguyên lí hoạt động của máy tính với khái niệm "chương trình được lưu trữ" có nội dung nào dưới đây?

A. Các lệnh của chương trình được lưu trữ trong bộ nhớ giống như dữ liệu
B. Để thực hiện nhiệm vụ nào chỉ cần tải chương trình tương ứng vào bộ nhớ
C. Chương trình được nạp từ bộ nhớ vào bộ xử lí từng lệnh một và thực hiện xong mới nạp lệnh tiếp theo
D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 13. Theo nguyên lý "chương trình được lưu trữ" thì cấu tạo của máy tính không có?

A. Thiết bị ra
B. Bộ xử lý
C. Bộ nhớ
D. Con chuột

Câu 14. Theo nguyên lý "chương trình được lưu trữ" thì cấu tạo của máy tính gồm?

A. Bộ xử lý, bộ nhớ
B. Các cổng kết nối với thiết bị vào-ra
C. Đường truyền giữa các bộ phận đó
D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 15. Tin học nào thay thế rơ le điện cơ?

A. Tin học cơ giới hóa
B. Tin học tự động hóa
C. Tin học đèn điện tử
D. Đáp án khác

Câu 16. Bộ nhớ của máy tính thế hệ thứ nhất là?

A. Lõi từ lớn, đĩa từ, băng từ
B. Bộ nhớ chính: trống từ
C. Lõi từ, băng từ
D. Trống từ

Câu 17: Các máy tính thế hệ thứ nhất có kích thước?

A. Nhỏ (Như máy tính để bàn)
B. Rất nhỏ ( như máy tính cầm tay)
C. Rất lớn (thường chiếm một căn phòng)
D. Lớn (bộ phận xử lý và tính toán lớn như những chiếc tủ)

Câu 18. Đặc điểm của máy tính thế hệ thứ hai là?

A. Thành phần điện từ chính: bóng bán dẫn
B. Bộ nhớ: lõi từ, băng từ
C. Thiết bị vào-ra: máy đọc và in băng đục lỗ, máy đọc và in băng từ
D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 19: Các máy tính thế hệ thứ hai có kích thước ?

A. Rất lớn (thường chiếm một căn phòng)
B. Lớn (bộ phận xử lý và tính toán lớn như những chiếc tủ)
C. Nhỏ (Như máy tính để bàn)
D. Rất nhỏ (như máy tính cầm tay)

Câu 20. Thành phần điện từ chính của máy tính thế hệ thứ mấy là mạch tích hợp?

A. Thế hệ thứ tư
B. Thế thứ năm
C. Thế hệ thứ nhất
D. Thế hệ thứ ba

Câu 21. Mạch tích hợp cỡ siêu lớn là?

A. Tích hợp hàng chục triệu linh kiện bán dẫn vào một mạch
B. Bộ xử lí nguyên khối chứa hàng chục đến hàng triệu linh kiện bán dẫn
C. Bóng bán dẫn
D. Đáp án khác

Câu 22. Máy tính điện từ có máy thế hệ?

A. Ba thế hệ
B. Năm thế hệ
C. Bốn thế hệ
D. Hai thế hệ

Câu 23. Năm thế hệ của máy tính điện tử được đánh dấu bởi

A. Những tiến bộ Tin học
B. Có khả năng kết nối toàn cầu
C. Tiêu thụ ít năng lược về
D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 24. Máy tính đã thay đổi theo những cách nào dưới dây

A. Những thiết bị nhỏ gọn có thể theo dõi sức khỏe thường xuyên, phát hiện kịp thời những hiện tượng bất thường của cơ thể vad đưa ra những phản hồi hợp lý
B. Giúp con người có thể học mọi lúc mọi nơi.
C. Hỗ trợ quan sát vùng trời, vùng biển, vùng lãnh thổ.
D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 25. Bộ xử lý là linh kiện máy tính dựa trên Tin học nào?

A. Đèn điện tử chân không
B. Linh kiện bán dẫn đơn giản
C. Mạch tích hợp hàng chục, hàng trăm linh kiện bán dẫn
D. Mạch tích hợp cỡ lớn, gồm hàng chục nghìn đến hàng triệu linh kiện bán dẫn.

Câu 26. Bức ảnh số khác với ảnh trên giấy ở?

A. Không tốn vật liệu
B. Khi bức ảnh được gửi đi thì người gửi vẫn có ảnh
C. Cả hai đáp án trên đều đúng
D. Cả hai đáp án trên đều sai

Câu 27. Thông tin được mã hóa thành gì mới được chuyển vào máy tính, máy tính bảng?

A. Số liệu dạng số
B. Dãy bit
C. Hình ảnh
D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 28. Thông tin số là?

A. Thông tin được mã hóa thành dãy bit
B. Thông tin được được chuyển vào máy tính, điện thoại thông minh, máy tính bảng,.. để có thể lan truyền, trao đổi trong một môi trường kĩ thuật số
C. Thông tin được mã hóa thành dãy bit, được chuyển vào máy tính, điện thoại thông minh, máy tính bảng,.... để có thể lan truyền, trao đổi trong một môi trường kĩ thuật số
D. Đáp án khác

........

Đáp án đề cương giữa kì 1 Tin học 8

123456789101112131415
ABDCCACBDCDDDDC
161718192021222324252627282930
DCDBDABDDDCBCCC
313233343536373839404142434445
ACCDDDCCDDDCDCD

..............

Tải file tài liệu để xem thêm Đề cương ôn tập giữa kì 1 Tin học 8 

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

Sắp xếp theo
👨
    Xem thêm
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm