Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Khoa học tự nhiên lớp 8 năm 2024 - 2025 (Sách mới) 13 Đề kiểm tra giữa kì 1 KHTN 8 (Có ma trận, đáp án)
Đề thi giữa kì 1 KHTN 8 năm 2024 - 2025 tổng hợp 13 đề khác nhau có đáp án giải chi tiết kèm theo bảng ma trận. Qua tài liệu này giúp các bạn học sinh ôn luyện củng cố kiến thức để biết cách ôn tập đạt kết quả cao.
TOP 13 Đề thi giữa kì 1 Khoa học tự nhiên 8 gồm 2 sách Kết nối tri thức và Cánh diều được biên soạn với cấu trúc đề rất đa dạng. Hi vọng qua đề kiểm tra giữa kì 1 KHTN 8 sẽ giúp các em học sinh lớp 8 dễ dàng ôn tập, hệ thống kiến thức, luyện giải đề, rồi so sánh kết quả thuận tiện hơn. Đồng thời đây cũng là tài liệu hữu ích giúp giáo viên ra đề ôn luyện cho các em học sinh của mình. Vậy sau đây là trọn bộ 13 đề thi giữa kì 1 KHTN 8 năm 2024 - 2025 mời các bạn cùng theo dõi. Ngoài ra các bạn xem thêm bộ đề thi giữa kì 1 Ngữ văn lớp 8.
TOP 13 Đề thi KHTN lớp 8 giữa học kì 1 năm 2024 - 2025
1. Đề kiểm tra giữa kì 1 KHTN 8 Cánh diều
Đề thi giữa kì 1 KHTN 8
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG THCS …. | ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2024-2025 Môn Khoa học tự nhiên 8 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề) |
Phần I. Trắc nghiệm khách quan: (6,0 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
Câu 1: Vôn kế dùng để làm gì?
A. Đo hiệu điện thế.
B. Đo cường độ dòng điện.
C. Đo chiều dòng điện.
D. Kiểm tra có điện hay không.
Câu 2: Biến đổi vật lí là gì?
A. Chuyển trạng thái này sang trạng thái khác.
B. Chuyển nồng độ này sang nồng độ khác.
C. Chuyển từ thể tích này sang thể tích khác.
D. Tất cả các đáp trên.
Câu 3: Điền vào chỗ trống: “Khối lượng mol (g/mol) và khối lượng nguyên tử hoặc phân tử của chất đó (amu) bằng nhau về ..., khác về đơn vị đo”.
A. Khối lượng.
B. Trị số.
C. Nguyên tử.
D. Phân tử.
Câu 4: Khi đun nóng hoá chất trong ống nghiệm cần kẹp ống nghiệm bằng kẹp ở khoảng bao nhiêu so với ống nghiệm tính từ miệng ống?
A. 1/2.
B. 1/4.
C. 1/6
D. 1/3.
Câu 5: Các thí nghiệm về điện ở môn KHTN thường dùng nguồn điện để có bộ nguồn 6V thì dùng pin nào?
A. Một pin 3V.
B. Hai pin 3V.
C. Ba pin 2V.
D. Bốn pin 1,5V.
Câu 6: Chất được tạo thành sau phản ứng hóa học là?
A. Chất phản ứng.
B. Chất lỏng.
C. Chất sản phẩm.
D. Chất khí.
Câu 7: Khối lượng mol chất là
A. khối lượng ban đầu của chất đó.
B. khối lượng sau khi tham gia phản ứng hóa học
C. bằng 6.1023..
D. khối lượng tính bằng gam của N nguyên tử hoặc phân tử chất đó.
Câu 8: Khi dùng đèn điot phát quang cần chú ý điều gì?
A. Cực (+) nối với cực dương của nguồn.
B. Cực (-) nối với cực dương của nguồn.
C. Cả A,B đều sai.
D. Cả A,B đều đúng.
Câu 9: Dung dịch là gì?
A. Hỗn hợp đồng nhất của chất tan và nước
B. Hỗn hợp đồng nhất của chất tan và dung môi
C. Hỗn hợp chất tan và nước
D. Hỗn hợp chất tan và dung môi
Câu 10: Điền vào chỗ trống: "Acid là những ... trong phân tử có nguyên tử ... liên kết với gốc acid. Khi tan trong nước, acid tạo ra ion ..."
A. Đơn chất, hydrogen, OH−
B. Hợp chất, hydroxide, H+
C. Đơn chất, hydroxide, OH−
D. Hợp chất, hydrogen, H+
Câu 11: Acid là những chất làm cho quỳ tím chuyển sang màu nào trong số các màu sau đây?
A. Xanh.
B. Đỏ.
C. Tím
D. Vàng.
Câu 12: Nồng độ phần trăm của một dung dịch cho ta biết
A. số mol chất tan trong một lít dung dịch.
B. số gam chất tan có trong 100 gam dung dịch.
C. số mol chất tan có trong 150 gam dung dịch.
D. số gam chất tan có trong dung dịch.
Câu 13: Điền vào chỗ trống: “Base là những ... trong phân tử có nguyên tử kim loại liên kết với nhóm .... Khi tan trong nước, base tạo ra ion ...”
A. Đơn chất, hydrogen, OH−
B. Hợp chất, hydroxide, OH−
C. Đơn chất, hydroxide, H+
D. Hợp chất, hydrogen, H+
Câu 14: Dùng nước mưa đun sôi rồi để nguội làm nước uống, lâu ngày thấy trong ấm có những cặn trắng. Biết rằng trong nước mưa có chứa nhiều muối calcium hydrogen carbonate (Ca(HCO3)2). Muối này dễ bị nhiệt phân hủy sinh ra calcium carbonate (là chất kết tủa trắng), khí carbon dioxide và nước. Hãy cho biết dấu hiệu có phản ứng xảy ra khi đun nước sôi rồi để nguội.
A. Do tạo thành nước.
B. Do tạo thành chất kết tủa trắng calcium carbonate.
C. Do để nguội nước.
D. Do đun sôi nước
Câu 15: Cho tỉ khối của khí A đối với khí B là 0,0625 và tỉ khối của khí B đối với không khí là 1,104. Khối lượng mol của khí A là:
A. 2
B. 32
C. 29
D. 16
Câu 16: Tỉ khối hơi của khí sulfur dioxide (SO2) so với khí oxygen (O2) là
A. 0,5
B. 1,5
C. 2,0
D. 4,0
Câu 17: Sulfuric acid đặc nóng tác dụng với đồng kim loại sinh ra khí:
A. CO2.
B. SO2.
C. SO3.
D. H2S.
Câu 18: Cặp chất tác dụng với nhau tạo thành sản phẩm có chất khí:
A.BaO và H2SO4
C. Zn và H2SO4
B. Ba(OH)2và H2SO4
D. Na2O và H2SO4
Câu 19: Base nào là kiềm?
A. NaOH.
B. Cu(OH)2.
C. Mg(OH)2.
D. Fe(OH)2.
Câu 20: Sulfur cháy theo sơ đồ phản ứng sau: Sulfur + khí oxygen → sulfur dioxide. Nếu đốt cháy 32 gam sulfur thì khối lượng oxygen đã tham gia vào phản ứng là:
A. 3,2 gam
B. 16 gam
C. 32 gam
D. 1,6 gam
Câu 21: Ở 25 oC và 1 bar, 0,5 mol khí chiếm thể tích bao nhiêu?
A. 22,4 l.
B.24,79 l.
C. 1,12 l.
D. 12,395 l
Câu 22: Hãy cho biết 32g khí oxi ở 1 bar và 25oC có thể tích là:
A. 4,958 lít.
B. 24,79 lít.
C. 24,79 lít.
D. 2,479 lít.
Câu 23: Phương trình đúng của phosphorus cháy trong không khí, biết sản phẩm tạo thành là P2O5
A. P + O2→ P2O5
B. 4P + 5O2 → 2P2O5
C. P + 2O2→ P2O5
D. P + O2 → P2O3
Câu 24: Trộn 10,8 gam bột nhôm (aluminium) với bột lưu huỳnh (sulfur). Cho hỗn hợp vào ống nghiệm và đun nóng để phản ứng xảy ra thu được 25,5 gam Al2S3. Tính hiệu suất phản ứng?
A, 85%
B. 80%
C. 90%
D. 92%
Phần II. Tự luận (4,0điểm)
Câu 25. (1,5điểm)
a. Hãy nêu các yếu tố làm thay đổi tốc độ phản ứng. (1 đ)
b. Cho 6,5 gam zinc (Zn) tác dụng với dung dịch hydrochloric acid (HCl) thu được 13,6 gam ZnCl2và 0,2 gam khí H2. Tính khối lượng của HCl đã phản ứng. (0,5 đ)
Câu 26. (1,0điểm) Hòa tan hết 11,2 gam Fe trong dung dịch hydrochloric acid (HCl) 2M, sau phản ứng thu được FeCl2 và khí H2.
a. Tính thể tích khí H2 ở 25 độ C và 1 bar (0,5 đ).
b. Tinh thể tích dung dịch hydrochloricacid đã dùng (0,5 đ).
Câu 27. (0,5điểm) Cho dung dịch chứa 0,3 mol NaOH vào dung dịch có chứa a mol H3PO4. Sau phản ứng chỉ thu được muối Na3PO4 và H2O. Giá trị của a là bao nhiêu?
Câu 28. (1,0điểm) Đốt 16 lít CO trong bình với 6 lít O2. Sau phản ứng thu được 18 lít hỗn hợp khí. Tính hiệu suất của phản ứng.
-------------hết------------
Đáp án đề thi giữa kì 1 KHTN 8
Phần I. Trắc nghiệm khách quan: (6,0 điểm)
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 | Câu 7 | Câu 8 |
A | A | B | D | D | C | D | D |
Câu 9 | Câu 10 | Câu 11 | Câu 12 | Câu 13 | Câu 14 | Câu 15 | Câu 16 |
B | D | B | B | B | D | A | C |
Câu 17 | Câu 18 | Câu 19 | Câu 20 | Câu 21 | Câu 22 | Câu 23 | Câu 24 |
B | C | A | C | D | B | B | A |
Phần II. Tự luận (4,0điểm)
Câu | Nội dung đáp án | Biểu điểm |
Câu 25
| a. Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng là + Nhiệt độ. + Nồng độ. + Diện tích bề mặt tiếp xúc. + Chất xúc tác. | 1,0 đ |
b. Tính khối lượng của HCl đã phản ứng: Theo ĐLBTKL mzn + mHCl = mZnCl2 + mH2 ð mHCl = mZnCl2 + mH2 – mZn = 13,6 + 0,2 – 6,5 = 7,3 (g) | 0,5 đ | |
Câu 26 | a. Tính thể tích khí H2 ở 25 độ C và 1 bar PTHH: Fe + 2HCl -> FeCl2 + H2 nFe = m:M = 11,2: 56 = 0,2 (mol) Theo PTHH: nH2 = nFe = 0,2 mol => VH2 = n.24,79 = 0,2.24,79 = 4,958(l) | 0,5 đ |
b. Tính thể tích dung dich hydrochloric acid đã dùng. Theo PTHH nHCl = 2nFe = 2.0,2 = 0,4 (mol) ð VHCl = n : CM = 0,4 : 2 = 0,2 (l) | 0,5 đ | |
Câu 27 | PTHH: 3NaOH + H3PO4 -> Na3PO4 + 3H2O Theo PTHH:a = nH3PO4 = 1/3nNaOH =0,3;3 = 0,1 (mol) | 0,5 đ |
Câu 28 | PTHH: 2CO + O2 → 2CO2 Trước phản ứng: 16 6 0 (lít) Phản ứng: 2x x 2x (lít) Sau phản ứng: 16-2x 6-x 2x (lít) Ta có hỗn hợp khí sau phản ứng là 18 lít, tức là: 16-2x + 6-x +2x =18 → x = 4 PTHH: 2CO + O2 → 2CO2 Thể tích (lít) 16 6 Lập tỉ lệ > → Nếu phản ứng xảy ra hoàn toàn, O2 sẽ hết và CO dư, nên tính hiệu suất theo thể tích khí O2 Hiệu suất của phản ứng là Vậy hiệu suất của phản ứng là 66,67%. | 1,0đ |
Ma trận đề thi giữa kì 1 KHTN 8
CHỦ ĐỀ | NỘI DUNG | MỨC ĐỘ | Tổng số yêu cầu cần đ |
Điểm số | ||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | |||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | |||
MỞ ĐẦU | · Bài mở đầu: Làm quen với bộ dụng cụ, thiết bị thực hành môn KHTN 8 | 3 | 1 | 4 | 1,0 | |||||||
I. PHẢN ỨNG HÓA HỌC | Phản ứng hoá học; Mol và tỉ khối chất khí; Dung dịch và nồng độ; Định luật BTKL và phương trình hoá học; Tính theo PTHH; Tốc độ phản ứng và chất xứ tác (20 tiết) | 6 | 1 ý | 4 | 1 ý | 2 | 2 ý | 1 ý | 12 | 5 ý | 6,5 | |
II. MỘT SỐ HỢP CHẤT THÔNG DỤNG | Acid; Base; Thang pH (8 tiết) | 3 | 3 | 1 ý | 2 | 8 | 1 ý | 2,5 | ||||
Tổng số câu TN/TL | 12 | 1 ý | 8 | 2 ý | 4 | 2 ý | 0 | 1 ý | 24 | 6 ý | ||
Điểm số | 3,0 | 1,0 | 2,0 | 1,0 | 1,0 | 1,0 | 0 | 1,0 | 6,0 | 4,0 | 10,0 | |
Tỉ lệ % | 30% | 10% | 20% | 10% | 10% | 10% | 10% | 60% | 40% | 100% | ||
Tổng số điểm | 4 điểm | 3 điểm | 2 điểm | 1 điểm | 10 điểm | 10 điểm | ||||||
| 40% | 30% | 20% | 10% | 100% |
............
Tải file tài liệu để xem thêm đề thi giữa kì 1 KHTN 8 Cánh diều
2. Đề kiểm tra giữa kì 1 KHTN 8 Kết nối tri thức
Đề kiểm tra giữa kì 1 KHTN 8
I.TRẮC NGHIỆM: (5 điểm)
Câu 1: Đâu không là dụng cụ thí nghiệm thông dụng?
A. Ông nghiệm.
B. Bình tam giác.
C. Kẹo gỗ.
D. Axit.
Câu 2: Cơ thể người được phân chia thành mấy phần ? Đó là những phần nào ?
A. 3 phần : đầu, thân và chân.
B. 2 phần : đầu và thân
C. 3 phần : đầu, thân và các chi.
D. 3 phần : đầu, cổ và thân
Câu 3: Ở cơ thể người, cơ quan nào dưới đây nằm trong khoang ngực ?
A. Bóng đái.
B. Phổi.
C. Thận.
D. Dạ dày
Câu 4: Hệ cơ quan nào dưới đây phân bố ở hầu hết mọi nơi trong cơ thể người ?
A. Hệ tuần hoàn.
B. Hệ hô hấp
C. Hệ tiêu hóa.
D. Hệ bài tiết.
Câu 5: Xương trẻ nhỏ khi gãy thì mau liền hơn vì:
A. Thành phần cốt giao nhiều hơn chất khoáng.
B. Thành phần cốt giao ít hơn chất khoáng.
C. Chưa có thành phần khoáng.
D. Chưa có thành phần cốt giao.
Câu 6: Biến đổi hóa học là
A. quá trình mà chất chỉ chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác, không tạo thành chất mới.
B. quá trình chất biến đổi có sự tạo thành chất mới.
C. quá trình chất biến đổi có sự tạo thành chất mới hoặc không tạo thành chất mới.
D. quá trình chất không biến đổi và không có sự hình thành chất mới.
Câu 7: Chất được tạo thành sau phản ứng hóa học là
A. chất lỏng.
B. chất phản ứng.
C. sản phẩm.
D. chất khí.
Câu 8: Đâu là phản ứng toả nhiệt?
A. Phản ứng nung đá vôi CaCO3.
B. Phản ứng đốt cháy khí gas.
C. Phản ứng hòa tan viên C sủi vào nước.
D. Phản ứng phân hủy đường.
Câu 9: Mol là gì?
A. Là khối lượng ban đầu của chất đó
B. Là khối lượng sau khi tham gia phản ứng hóa học
C. Bằng 6.1023
D. Là lượng chất có chứa NA(6,022.1023) nguyên tử hoặc phân tử chất đó
Câu 10: Khối lượng mol kí hiệu là gì?
A. N.
B. M.
C. Ml.
D. Mol
Câu 11: Dung dịch bão hòa là gì?
A. Là dung dịch hòa tan chất tan
B. Là dung dịch không thể hòa tan thêm chất tan
C. Là dung dịch giữa dung môi và chất tan
D. Không có đáp án đúng
Câu 12: Dung dịch là
A. hỗn hợp đồng nhất của chất tan và nước.
B. hỗn hợp đồng nhất của chất tan và dung môi.
C. hỗn hợp chất tan và nước.
D. hỗn hợp chất tan và dung môi.
Câu 13: Hòa tan 15 gam sodium chloride (NaCl) vào 55 gam nước. Nồng độ phần trăm của dung dịch là
A. 21,43%.
B. 26,12%.
C. 28,10%.
D. 29,18%.
Câu 14: Nồng độ mol của dung dịch cho biết
A. số gam dung môi có trong 100 gam dung dịch.
B. số gam chất tan có trong 100 gam dung dịch.
C. số mol chất tan có trong 1 lít dung dịch.
D. số mol chất tan có trong dung dịch.
Câu 15: Số bước lập phương trình hóa học là
A. 3.
B. 4.
C. 5.
D. 6.
Câu 16: Phát biểu nào sau đây về khối lượng riêng là đúng?
A. Khối lượng riêng của một chất là khối lượng của một đơn vị thể tích chất đó.
B. Nói khối lượng riêng của sắt là 7800 kg/m3 có nghĩa là 1 cm3 sắt có khối lượng 7800 kg.
C. Công thức tính khối lượng riêng là D = m.V.
D. Khối lượng riêng bằng trọng lượng riêng.
Câu 17: Để xác định khối lượng riêng của các viên sỏi, ba bạn Sử, Sen, Anh đưa ra ý kiến như sau:
Sử: Mình chỉ cần một cái cân là đủ.
Sen: Theo mình, cần một bình chia độ mới đúng.
Anh: Đều không đúng, phải cần một cái cân và một bình chia độ mới xác định được chứ.
Theo em, ý kiến nào đúng.
A. Sử đúng.
B. Sen đúng.
C. Anh đúng.
D. Cả ba bạn cùng sai.
Câu 18: Áp lực là
A. Lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.
B. Lực ép có phương song song với mặt bị ép.
C. Lực ép có phương tạo với mặt bị ép một góc bất kì.
D. Lực ép có phương trùng với mặt bị ép.
Câu 19: Công thức nào sau đây là công thức tính áp suất?
A. p = F/S
B. p = F.S
C. p = P/S
D. p = d.V
Câu 20: Điều nào sau đây là đúng khi nói về áp suất của chất lỏng?
A. Chất lỏng gây ra áp suất theo phương ngang.
B. Chất lỏng gây ra áp suất theo phương thẳng đứng, hướng từ dưới lên trên.
C. Chất lỏng chỉ gây ra áp suất tại những điểm ở đáy bình chứa.
D. Chất lỏng gây ra áp suất theo mọi phương lên đáy bình, thành bình và các vật ở trong lòng nó.
II. TỰ LUẬN: (5 điểm)
Câu 1: (1,25 điểm) Nêu ý nghĩa của luyện tập thể dục, thể thao? Khi luyện tập thể dục thể thao ta cần chú ý điều gì?
Câu 2: (1,5 điểm) Hãy tính:
a. Số phân tử có trong 0,05 mol phân tử NaCl
b. Khối lượng của 0,25 mol CuO (Cho Cu= 64, O= 16)
c. Thể tích ở điều kiện chuẩn (đkc) của 0,75 mol khí CH4
Câu 3: (1,0 điểm) Đốt cháy hoàn toàn m gam chất A cần dùng 4,958 lít khí O2 (đkc) thu được 2,479 lít CO2 (đkc) và 3,6 gam H2O.
a. Viết công thức về khối lượng của phản ứng trên?
b. Tính khối lượng chất A ban đầu đem đốt?
Câu 4: (1,25 điểm)
a. Dựa vào đại lượng nào, người ta nói sắt nặng hơn nhôm?
b. Biết 10 lít cát có khối lượng 15 kg. Tính thể tích của 1 tấn cát.
Đáp án đề thi giữa kì 1 KHTN 8
I. TRẮC NGHIỆM:(5 điểm) Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
ĐA | D | C | B | A | B | B | C | B | D | B | B | B | A | C | A | A | C | A | A | D |
II. TỰ LUẬN: (5 điểm)
Câu | Nội dung | Điểm |
1 | * Tập thể dục, thể thao có vai trò quan trọng với sức khỏe nói chung và sức khỏe của hệ vận động nói riêng: - Giúp kích thích tăng chiều dài và chu vi của xương, cơ bắp nở nang và rắn chắc, tăng cường sự dẻo dai của cơ thể. - Giúp cơ tim và thành mạch khỏe hơn do việc luyện tập giúp tim đập nhanh hơn và máu chảy nhanh hơn khi vận động. - Giúp duy trì cân nặng hợp lí do việc luyện tập giúp tăng phân giải lipid. - Giúp tăng sức khỏe hệ hô hấp do việc luyện tập giúp tăng thể tích khí O2 khuếch tán vào máu và tăng tốc độ vận động của các cơ hô hấp. - Giúp hệ thần kinh khỏe mạnh do việc luyện tập giúp tăng lưu lượng máu lên não * Những chú ý khi luyện tập thể dục, thể thao là: - Lựa chọn phương pháp luyện tập thể dục, thể thao phù hợp với lứa tuổi. - Lựa chọn phương pháp luyện tập thể dục, thể thao cần đảm bảo phù hợp với mức độ, thời gian luyện tập. - Đảm bảo sự thích ứng của cơ thể. - Cần khởi động kĩ trước khi tập luyện để phòng tránh chấn thương. - Trang phụ phù hợp, bổ sung nước hợp lý khi luyện tập. | 0,25 đ 0,5đ (câu hỏi mở mỗi ý 0,1 đ) 0,5đ (câu hỏi mở, mỗi ý đúng 0,1 điểm) |
2 | a) Số phân tử có trong 0,05 mol phân tử NaCl: 0,05.6,022.1023 = 3,11.1022 (phân tử) b) Khối lượng của 0,25 mol CuO: mCuO = n.M = 0,25.80 = 20 (g) c) Thể tích ở đkc của 0,75 mol khí CH4 VCH4= 24,79.n = 24,79. 0,75 = 18,5925 (l) | 0,5đ 0,5đ 0,5đ |
3 | a) Công thức về khối lượng: mA + mO2 = mCO2 + mH2O b) Tính được mO2 = 6,4 g mCO2 = 4,4 g mA = 1,6 g | 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ |
4 | a) Dựa vào khối lượng riêng hoặc trọng lượng riêng. b) V1 = 10 lít = 10 dm3 = 0,01m3 Khối lượng riêng của cát là: D =m/V = 15/0,01 = 1500 kg/m3. Thể tích 1 tấn cát V = m/D = 1000/1500 = 0,667 m3. | 0,5 đ 0,25đ 0,25 đ 0,25đ |
Ma trận đề thi giữa kì 1 KHTN 8
Phân môn | Nội dung | Mức độ câu hỏi | Tổng số câu | |||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng thấp | Vận dụng cao | |||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | |||
SINH HỌC | Bài 1: Sử dụng một số hoá chất thiết bị cơ bản trong phòng thí nghiệm | 1 |
|
| 1 | |||||
Bài 30: Khái quát cơ thể người | 3 |
|
| 3 | ||||||
Bài 31: Hệ vận động. | 1/2 | 1 | 1/2 |
|
| 2 | ||||
HÓA HỌC | Bài 2: Phản ứng hóa học | 2 |
|
|
| 1 |
|
|
| 3 |
Bài 3: Mol và tỉ khối chất khí | 2 |
|
| 1 |
|
|
|
| 3 | |
Bài 4: Dung dịch và nồng độ | 3 |
|
|
| 1 |
|
|
| 4 | |
Bài 5: Định luật bảo toàn khối lượng và phương trình hóa học | 1 |
|
|
|
|
|
| 1 | 2 | |
VẬT LÝ | Bài 13: Khối lượng riêng | 1 |
|
| 1/2 |
| 1/2 |
| ||
Bài 14: Thực hành xác định khối lượng riêng |
| 1 |
|
|
|
| ||||
Bài 15: Áp suất trên một bề mặt | 2 |
|
|
|
|
|
| |||
Bài 16: Áp suất chất lỏng. Áp suất khí quyển | 1 |
|
|
|
|
|
| |||
Số câu | 16 |
| 1 | 2 | 3 | 1(1/2+1/2) | 0 | 1 | 18 | |
Số điểm | 4 |
| 0,5 | 2,5 | 0,75 | 1,25 | 0 | 0 | 2,5 | |
Tỉ lệ | 40% | 30% | 20% | 10% | 10% |
BẢNG ĐẶC TẢ:
Nội dung |
| Mức độ | Yêu cầu cần đạt | TN | TL | ||||||||
Số câu | STT câu | Số câu | STT câu | ||||||||||
BÀI 1 | Sử dụng một số hoá chất thiết bị cơ bản trong phòng thí nghiệm | Nhận biết | Nhận biết một số dụng cụ thông dụng trong phòng thí nghiệm. | 1 | Câu 1 | ||||||||
CHƯƠNG VII: SINH HỌC CƠ THỂ NGƯỜI. | Khái quát cơ thể người | Nhận biết | Nhận biết các phần cơ thể người và vị trí các cơ quan. | 3 | Câu 2, 3, 4 | ||||||||
Hệ vận động | Thông hiểu | Hiểu được tác dụng lợi ích của việc tập luyện tập thể dục thể thao. | 1/2 | C1 | |||||||||
Vận dụng thấp | Vận dụng những hiểu biết về hệ vận động để áp dụng vào việc luyện tập của mình để bảo vệ và phát triển hệ vận động. | 1 | Câu 5 | 1/2 | C1 | ||||||||
CHƯƠNG I: PHẢN ỨNG HÓA HỌC | Phản ứng hóa học | Nhận biết | - Nêu được khái niệm sự biến đổi vật lí, biến đổi hoá học. - Nêu được khái niệm phản ứng hoá học, chất đầu và sản phẩm | 2 | Câu 6 Câu 7 | ||||||||
Vận dụng | - Phân biệt được phản ứng tỏa nhiệt, phản ứng thu nhiệt | 1 | Câu 8 | ||||||||||
Mol và tỉ khối chất khí | Nhận biết | - Nêu được khái niệm về mol (nguyên tử, phân tử). - Nêu được ký hiệu khối lượng mol nguyên tử, phân tử | 2 | Câu 9 Câu 10 | |||||||||
Thông hiểu | - Tính được số nguyên tử, phân tử có trong chất - Tính được khối lượng mol (M); Chuyển đổi được giữa số mol (n) và khối lượng (m) - Sử dụng được công thức để chuyển đổi giữa số mol và thể tích chất khí ở điều kiện chuẩn: áp suất 1 bar ở 25 0C | 1 | Câu 2 | ||||||||||
Dung dịch và nồng độ | Nhận biết | - Nêu được dung dịch là hỗn hợp lỏng đồng nhất của các chất đã tan trong nhau. - Nêu được thế nào là dung dịch chưa bão hòa, dung dịch bão hòa. - Nêu được định nghĩa độ tan của một chất trong nước, nồng độ phần trăm, nồng độ mol. | 3 | Câu 11 Câu 12 Câu 13 | |||||||||
Vận dụng thấp | - Tính được độ tan, nồng độ phần trăm; nồng độ mol theo công thức. | 1 | Câu 14 | ||||||||||
Định luật bảo toàn khối lượng và phương trình hóa học | Nhận biết | - Nêu được khái niệm phương trình hoá học và các bước lập phương trình hoá học. | 1 | Câu 15 | |||||||||
Vận dụng cao | - Viết được công thức về khối lượng của phản ứng, tính được khối lượng chất đề bài yêu cầu. | 1 | Câu 3 | ||||||||||
CHƯƠNG III. KHỐI LƯỢNG RIÊNG VÀ ÁP SUẤT | Bài 13: Khối lượng riêng | Nhận biết | Định nghĩa khối lượng riêng. | 1 | Câu 16 | ||||||||
Thông hiểu | Biết cách so sánh mức độ nặng nhẹ của 2 vật | 1/2 | Câu 4a | ||||||||||
Vận dụng | Tính được khối lượng riêng của một vật | 1/2 | Câu 4b | ||||||||||
Bài 14: Thực hành xác định khối lượng riêng | Thông hiểu | Biết cách xác định khối lượng riêng một vật | 1 | Câu 17 | |||||||||
Bài 15: Áp suất trên một bề mặt | Nhận biết | - Nêu được áp lực là gì/ - Biết được công thức tính áp suất | 2 | Câu 18và câu 19 | |||||||||
Bài 16: Áp suất chất lỏng. Áp suất khí quyển | Nhận biết | - Chất lỏng gây ra áp suất theo mọi phương lên bình chứa và các vật đặt trong nó. | 1 | Câu 20 |
,...........
Tải file tài liệu để xem thêm Đề kiểm tra giữa kì 1 KHTN 8