Soạn bài Tuyên ngôn Độc lập Kết nối tri thức Ngữ văn lớp 12 trang 13 sách Kết nối tri thức tập 2

Eballsviet.com sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 12: Tuyên ngôn Độc lập, hướng dẫn trả lời câu hỏi trong SGK.

Soạn bài Tuyên ngôn Độc lập
Soạn bài Tuyên ngôn Độc lập

Nội dung chi tiết của tài liệu được đăng tải ngay sau đây. Mời bạn đọc cùng tham khảo để chuẩn bị bài.

Soạn bài Tuyên ngôn Độc lập

Trước khi đọc

Câu 1. Bạn đã biết những tác phẩm nào trong văn học Việt Nam từng được nhìn nhận như là “Tuyên ngôn Độc lập”? Điều gì khiến cho những tác phẩm ấy được nhìn nhận như vậy?

Hướng dẫn giải:

- Những tác phẩm nào trong văn học Việt Nam từng được nhìn nhận như là “Tuyên ngôn Độc lập”: Nam quốc sơn hà (chưa rõ tác giả), Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi)

- Nguyên nhân: các tác phẩm đều hướng tới khẳng định chủ quyền lãnh thổ của dân tộc, tuyên bố độc lập và quyết tâm bảo vệ chủ quyền và lãnh thổ của dân tộc.

Câu 2. Trình bày khái quát về phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX theo những gì bạn đã được học.

Hướng dẫn giải:

Nhiều cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc diễn ra nhưng đều thất bại.

Đọc văn bản

Câu 1. Việc tác giả nêu “những lẽ phải không ai chối cãi được” nhằm mục đích gì?

Hướng dẫn giải:

Khẳng định quyền tự do và bình đẳng của dân tộc Việt Nam.

Câu 2. Những chứng cứ về hành động “trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa” của thực dân pháp đã được tập hợp theo hệ thống nào?

Hướng dẫn giải:

Hệ thống các lĩnh vực từ kinh tế, chính trị,văn hóa - giáo dục

Câu 3. Thực chất việc “bảo hộ” của thực dân Pháp đã bị vạch trần như thế nào?

Hướng dẫn giải:

Thực chất: Pháp không bảo hộ được ta, trái lại, trong năm năm, chúng bán nước ta hai lần cho Nhật.

Câu 4. Việc nhắc đến những điều được các nước Đồng minh công nhận có ý nghĩa gì?

Hướng dẫn giải:

Tranh thủ sự kêu gọi từ các nước Đồng minh.

Câu 5. Hai điều được đề cập trong lời “tuyên bố với thế giới” có mối quan hệ với nhau như thế nào?

Hướng dẫn giải:

Hai điều được đề cập trong lời “tuyên bố với thế giới” có mối quan hệ chặt chẽ.

Sau khi đọc

Câu 1. Xác định bố cục bản Tuyên ngôn Độc lập và nêu tóm tắt nội dung từng phần.

Hướng dẫn giải:

Gồm 3 phần:

  • Phần 1. Từ đầu đến “ Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được ”: cơ sở pháp lý của bản Tuyên ngôn để khẳng định quyền bình đẳng, độc lập dân tộc.
  • Phần 2. Tiếp theo đến “ Dân tộc đó phải được độc lập ”: cơ sở thực tế tố cáo tội ác của thực dân Pháp trong tám mươi năm thống trị nước ta.
  • Phần 3. Còn lại: lời tuyên bố độc lập.

Câu 2. Một tuyên ngôn chính trị thường phải xác lập được cơ sở pháp lí vững chắc. Trong bản Tuyên ngôn Độc lập, vấn đề này đã được thể hiện như thế nào?

Hướng dẫn giải:

- Hồ Chí Minh trích dẫn hai bản tuyên ngôn của Mỹ năm 1776 và bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp năm 1791 để làm cơ sở pháp lí vững chắc bởi đây là hai cường quốc trên thế giới, sớm giành được độc lập, tự do.

- Bác trích dẫn một cách sáng tạo “Suy rộng ra…”: từ quyền cá nhân nâng lên thành quyền dân tộc, cho thấy tư tưởng nhân văn cao đẹp nhằm đề cao những giá trị hiển nhiên của tư tưởng nhân loại và tạo tiền đề cho lập luận sẽ nêu ở mệnh đề tiếp theo.

- Ý nghĩa: thủ pháp “gậy ông đập lưng ông”, đặt ba nền độc lập ngang hàng nhằm thể hiện niềm tự hào dân tộc.

Câu 3. Nhận xét tầm bao quát của tác giả về đối tượng tiếp nhận bản Tuyên ngôn Độc lập và tình thế lịch sử của đất nước vào thời điểm văn bản ra đời. Theo bạn, để hiểu thấu đáo vấn đề này, kiến thức lịch sử nào cần được vận dụng?

Hướng dẫn giải:

- Đối tượng tiếp nhận bản Tuyên ngôn Độc lập: quốc dân đồng bào Việt Nam, nhân dân thế giới, kẻ thù xâm lược (thực dân Pháp)

- Tình thế lịch sử của đất nước vào thời điểm văn bản ra đời: Cách mạng tháng Tám thành công, Việt Nam trở thành một quốc gia độc lập, tự do.

- Kiến thức lịch sử về cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.

Câu 4. Nêu mục đích và hiệu quả của việc trích dẫn hai bản tuyên ngôn nổi tiếng trên thế giới ở đầu văn bản. Việc trích dẫn đó cho thấy điều gì về tư tưởng và tầm văn hóa của chính người viết?

Hướng dẫn giải:

- Hồ Chí Minh tôn trọng và sử dụng hai bản tuyên ngôn có giá trị, được thế giới công nhận làm cơ sở pháp lý không thể chối cãi.

- Dùng phương pháp “gậy ông đập lưng ông”: lấy tuyên ngôn của Pháp để phản bác lại chúng, ngăn chặn âm mưu tái xâm lược của chúng.

- Đặt ba bản tuyên ngôn ngang hàng nhằm thể hiện lòng tự tôn dân tộc.

- Trích dẫn sáng tạo: từ quyền con người (tự do, bình đẳng, quyền mưu cầu hạnh phúc), nâng lên thành quyền dân tộc: “suy rộng ra” là quyền tự do bình đẳng của mọi dân tộc trên thế giới.

Câu 5. Phân tích sức thuyết phục của phần văn bản triển khai luận điểm vạch trần các luận điểm xảo trá và tội ác của thực dân Pháp đối với đất nước, nhân dân ta và “tuyên bố thoát li hẳn quan hệ thực dân Pháp”. Yếu tố biểu cảm được tác giả vận dụng như thế nào khi đề cập nội dung này?

Hướng dẫn giải:

- Tác giả đã đưa ra những lí lẽ xác đáng, bằng chứng thuyết phục: kể ra tội ác trên mọi lĩnh vực từ chính trị, kinh tế đến văn hóa - giáo dục

- Yếu tố biểu cảm được tác giả vận dụng một cách hợp lí, khéo léo khi đề cập nội dung trên, tăng tính thuyết phục.

Câu 6. Làm sáng tỏ mối tương quan giữa các nội dung khẳng định và phủ định trong văn bản. Bạn có nhận xét gì về các biện pháp được tác giả sử dụng nhằm làm tăng tính khẳng định hoặc tính phủ định cho từng luận điểm?

Hướng dẫn giải:

- Mối tương quan giữa các nội dung khẳng định và phủ định trong văn bản: thể hiện sự đối lập giữa quyền lợi của nhân dân Việt Nam và hành vi bất chính của thực dân Pháp

- Các biện pháp được tác giả sử dụng phù hợp nhằm làm tăng tính khẳng định hoặc tính phủ định cho từng luận điểm

Câu 7. Sự cảnh cáo đối với những toan tính thâm độc của các thế lực thực dân, đế quốc được thể hiện như thế nào trong văn bản? Tác giả đã nêu luận điểm gì để tác động vào cách nhìn của cộng đồng quốc tế về Việt Nam mới, dẫn đến việc “công nhận quyền độc lập của dân Việt Nam”?

Hướng dẫn giải:

- Sự cảnh cáo đối với những toan tính thâm độc của các thế lực thực dân, đế quốc được thể hiện trong văn bản: vạch trần tội ác, bộ mặt của thực dân Pháp và khẳng định quyết tâm giữ vững nền độc lập của dân tộc

- Tác giả đã nêu:

- Từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa. Nhân dân Việt Nam đã giành độc lập từ tay Nhật không phải từ tay Pháp.

- Nhân dân Việt Nam đã đánh đổ các xiềng xích thực dân và chế độ quân chủ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hoà. Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị.

- Kêu gọi sự ủng hộ của các nước đồng minh: “quyết không thể không công nhận quyền độc lập của dân Việt Nam”.

Câu 8. Nêu nhận xét khái quát về vị thế, trí tuệ và tình cảm của một dân tộc được thể hiện qua Tuyên ngôn Độc lập.

Hướng dẫn giải:

“Tuyên ngôn độc lập” là văn kiện lịch sử tuyên bố trước quốc dân đồng bào và thế giới về việc chấm dứt chế độ thực dân, phong kiến ở nước ta, đánh dấu kỉ nguyên độc lập, tự do của nước Việt Nam mới. Đồng thời, tác phẩm còn thể hiện tinh thần yêu nước sâu sắc, khao khát tự do vô cùng mãnh liệt.

Kết nối đọc - viết

Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) nêu suy nghĩ của bạn về khả năng tác động lớn lao của Tuyên ngôn Độc lập.

Hướng dẫn giải:

  • Tuyên ngôn Độc lập là một văn kiện lịch sử vô giá của dân tộc ta.
  • Tuyên bố trước quốc dân đồng bào và thế giới về việc chấm dứt chế độ thực dân, phong kiến ở nước ta
  • Đánh dấu kỷ nguyên độc lập, tự do của nước Việt Nam mới.
Chia sẻ bởi: 👨 Tiểu Thu
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

Sắp xếp theo
👨

    Tài liệu tham khảo khác

    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm