Văn mẫu lớp 12: Viết bài nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm thơ Những bài văn mẫu lớp 12

Viết bài nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm thơ là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho bạn đọc.

Viết bài nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm thơ
Viết bài nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm thơ

Nội dung gồm dàn ý và bài văn mẫu, được Eballsviet.com đăng tải chi tiết ngay sau đây. Hãy cùng theo dõi.

Dàn ý nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm thơ

1. Mở bài

  • Giới thiệu khái quát về hai tác phẩm cần so sánh, đánh giá (tên tác phẩm, xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác,...)
  • Nêu khái quát nội dung, vấn đề cần so sánh, đánh giá

2. Thân bài

- Phân tích, so sánh điểm tương đồng của hai tác phẩm:

  • Điểm số 1: ...
  • Điểm số 2: …

- Phân tích, so sánh điểm khác biệt của hai tác phẩm:

  • Tác phẩm A: …
  • Tác phẩm B: …

- Đánh giá phong cách của mỗi tác phẩm:

  • Tác phẩm A: …
  • Tác phẩm B: …

3. Kết bài

  • Khẳng định nét chung, độc đáo ở mỗi tác phẩm
  • Cảm nghĩ về phong cách sáng tác của mỗi tác giả.

Nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm thơ - Mẫu 1

Tố Hữu là một nhà thơ cách mạng tiêu biểu. Các tác phẩm của ông vô cùng nổi tiếng, trong đó đặc biệt phải nhắc đến Từ ấy và Việt Bắc. Hai bài thơ được sáng tác ở những giai đoạn lịch sử khác nhau của nhà thơ nói riêng, của đất nước nói chung.

Năm 1938, Tố Hữu được kết nạp vào Đảng Cộng sản. Đó là ngày mà ông được đứng vào hàng ngũ những người cùng phấn đấu vì một lý tưởng cao đẹp. Và để ghi nhận kỉ niệm đáng nhớ ấy với những cảm xúc, suy tư sâu sắc, Tố Hữu đã sáng tác bài thơ “Từ ấy”. Bài thơ nằm trong phần “Máu lửa” của tập “Từ ấy” (tập thơ gồm 3 phần Máu lửa, Xiềng xích, Giải phóng). Còn Việt Bắc được sáng tác trong hoàn cảnh chiến thắng Điện Biên Phủ thắng lợi. Tháng 7 năm 1954, Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương được kí kết. Hòa bình lập lại, miền Bắc bắt tay vào xây dựng một cuộc sống mới. Một trang sử mới của đất nước được mở ra. Tháng 10 năm 1954, những người kháng chiến từ căn cứ miền núi trở về miền xuôi, Trung ương Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc về lại thủ đô. Nhân sự kiện có tính lịch sử này, Tố Hữu đã sáng tác bài thơ.

“Từ ấy” là tiếng ca của riêng Tố Hữu - tái hiện lại dấu mốc son chói lọi trong cuộc đời hoạt động cách mạng của nhà thơ Tố Hữu. Đó là thời điểm mà Tố Hữu được đứng trong hàng ngũ cách mạng của Đảng. Lí tưởng cộng sản giống như một nguồn sáng mới làm bừng sáng cả trí tuệ và tâm hồn của nhà thơ. Đồng thời tác giả còn muốn bộc lộ niềm vui sướng hân hoan của nhà cách mạng trẻ tuổi lần đầu tiên bắt gặp lí tưởng của Đảng, của cách mạng và khát vọng nguyện dấn thân vào con đường máu lửa ấy. Từ đó, nhà thơ đã tự nguyện gắn kết cuộc sống của mình với những người cùng chung lý tưởng tạo ra một khối mạnh mẽ, to lớn. Còn với bài thơ “Việt Bắc” có hai phần, phần đầu tái hiện những kỉ niệm cách mạng kháng chiến, phần sau gợi viễn cảnh tươi sáng của đất nước và ngợi ca công ơn của Đảng, Bác Hồ đối với dân tộc. Ở Việt Bắc, Tố Hữu đã sử dụng lối đối đáp giao duyên “mình - ta” là cách xưng hô quen thuộc được dùng trong những bài ca dao đối đáp giao duyên, vận dụng sáng tạo vào bài thơ “Việt Bắc”. Nếu trong ca dao, “mình - ta” thường để chỉ người con trai và người con gái với tình cảm yêu đương mặn nồng. Thì ở trong Việt Bắc, “mình - ta” dùng để chỉ đồng bào Việt Bắc và chiến sĩ cách mạng với tình quân dân thắm thiết. Việt Bắc là tên một địa danh cách mạng. Nơi đây được biết đến là cái nôi của cách mạng Việt Nam tiền khởi nghĩa, là cơ quan đầu não của cách mạng trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Qua bài thơ, Tố Hữu cùng tái hiện lại những kỉ niệm giữa cán bộ cách mạng và đồng bào nơi đây.

Từ ấy là khúc ca yêu đời, yêu người. Trong bài thơ sử dụng hình ảnh tươi sáng, sử dụng nhiều biện pháp tu từ và ngôn ngữ giàu nhạc điệu. Còn Việt Bắc là khúc hùng ca và cũng là khúc tình ca về cách mạng, về cuộc kháng chiến và con người kháng chiến. Bài thơ sử dụng thể thơ truyền thống lục bát, hình ảnh giản dị cùng nhiều biện pháp tu từ độc đáo, lối đối đáp giao duyên “mình - ta”,...

Từ ấy và Việt Bắc đều mang đậm dấu ấn phong cách sáng tác của Tố Hữu. Mỗi bài đều thể hiện một nội dung riêng, nhưng đều thể hiện được lí tưởng cách mạng, lòng yêu nước của nhà thơ.

Chia sẻ bởi: 👨 Tiểu Thu
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm