Soạn bài Tuyên ngôn Độc lập Chân trời sáng tạo Ngữ văn lớp 12 trang 65 sách Chân trời sáng tạo tập 2

Soạn bài Tuyên ngôn Độc lập Chân trời sáng tạo là tài liệu tham vô cùng khảo hữu ích cho bạn đọc khi tìm hiểu và chuẩn bị về tác phẩm.

Tuyên ngôn Độc lập
Tuyên ngôn Độc lập

Cùng theo dõi nội dung chi tiết của tài liệu được Eballsviet.com đăng tải ngay sau đây để chuẩn bị bài nhanh chóng hơn.

Soạn bài Tuyên ngôn Độc lập

Trước khi đọc

Bạn hãy sưu tầm những tư liệu (hình ảnh, bài viết, đoạn phim tư liệu,…) về sự kiện Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập và giới thiệu, chia sẻ với các bạn cùng lớp.

Học sinh tự sưu tầm.

Đọc văn bản

Câu 1. Ghi lại những cảm xúc của bạn khi đọc đoạn “Thế mà…vô cùng tàn nhẫn”

Hướng dẫn giải:

Cảm xúc: đau đớn, xót xa

Câu 2. Tác giả nhắc đến nguyên tắc dân tộc bình đẳng ở hội nghị Tê-hê-răng và Cựu Kim Sơn nhằm mục đích gì?

Hướng dẫn giải:

Mục đích: buộc các nước đồng minh phải công nhận nền độc lập của Việt Nam, tranh thủ sự ủng hộ của các nước đồng minh

Sau khi đọc

Câu 1. Xác định bố cục của văn bản. Từ đó, vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong văn bản.

Hướng dẫn giải:

- Bố cục gồm 3 phần:

  • Phần 1. Từ đầu đến “ Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được ”: cơ sở pháp lý của bản Tuyên ngôn để khẳng định quyền bình đẳng, độc lập dân tộc.
  • Phần 2. Tiếp theo đến “ Dân tộc đó phải được độc lập ”: cơ sở thực tế tố cáo tội ác của thực dân Pháp trong tám mươi năm thống trị nước ta và quá trình đấu tranh của nhân dân Việt Nam
  • Phần 3. Còn lại: lời tuyên bố độc lập.

Câu 2. Việc trích dẫn bản Tuyên ngôn Độc lập (1776) của nước Mỹ, Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền (1791) của Cách mạng Pháp trong phần đầu văn bản có tác dụng gì? Từ đó, bạn có nhận xét gì về cách kết hợp các thao tác nghị luận trong phần này?

Hướng dẫn giải:

- Tác dụng:

  • Hồ Chí Minh tôn trọng và sử dụng hai bản tuyên ngôn có giá trị, được thế giới công nhận làm cơ sở pháp lý không thể chối cãi.
  • Dùng phương pháp “gậy ông đập lưng ông”: lấy tuyên ngôn của Pháp để phản bác lại chúng, ngăn chặn âm mưu tái xâm lược của chúng.
  • Đặt ba bản tuyên ngôn ngang hàng nhằm thể hiện lòng tự tôn dân tộc.
  • Trích dẫn sáng tạo: từ quyền con người (tự do, bình đẳng, quyền mưu cầu hạnh phúc), nâng lên thành quyền dân tộc: “suy rộng ra” là quyền tự do bình đẳng của mọi dân tộc trên thế giới.

- Nhận xét: các thao tác nghị luận được kết hợp một cách hợp lí, hỗ trợ cho nhau.

Câu 3. Đọc lại phần từ “Thế mà hơn 80 năm nay” cho đến “Dân tộc đó phải được độc lập!”, đối chiếu với ô thông tin ở đầu văn bản và cho biết:

a. Tác giả đã dùng những lí lẽ, bằng chứng nào để bác bỏ luận điểm “khai hoá, bảo hộ” của Pháp và khẳng định quyền tự do, độc lập của nước Việt Nam? Nhận xét về cách lựa chọn, sắp xếp, triển khai các lí lẽ, bằng chứng ấy.

b. Xác định và phân tích tác dụng một số nét đặc sắc về biện pháp tu từ, từ ngữ, sự kết hợp giữa câu khẳng định, phủ định trong phần này.

Câu 4. Phân tích ý nghĩa của lời tuyên bố ở cuối văn bản. Nhận xét về tác dụng của ngôn ngữ biểu cảm (từ ngữ, kiểu câu khẳng định,...) trong việc thể hiện giọng điệu và nội dung của lời tuyên bố.

Câu 5. Khi viết, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt ra câu hỏi: “Viết cho ai? Viết để làm gì? Viết cái gì? Viết như thế nào?”. Phân tích một số ví dụ trong văn bản “Tuyên ngôn Độc lập” để cho thấy quan điểm sáng tác này.

Câu 6. Văn bản “Tuyên ngôn Độc lập” gợi cho bạn suy nghĩ gì về đất nước, con người Việt Nam?

Chia sẻ bởi: 👨 Tiểu Thu
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm