Soạn bài Tuyên ngôn Độc lập Cánh diều Ngữ văn lớp 12 trang 13 sách Cánh diều tập 2
Tài liệu Soạn văn 12: Tuyên ngôn Độc lập, cung cấp những kiến thức hữu ích về tác phẩm, hướng dẫn trả lời câu hỏi trong SGK.
Các bạn học sinh lớp 12 cùng tham khảo tài liệu để có thể chuẩn bị bài nhanh chóng và đầy đủ nhất.
Soạn văn 12: Tuyên ngôn Độc lập
Soạn bài Tuyên ngôn Độc lập
1. Chuẩn bị
Bối cảnh thời đại:
- Thế giới: Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, phát xít Nhật đầu hàng đồng minh.
- Việt Nam: Cách mạng tháng Tám thành công, nhân dân ta giành được chính quyền trên cả nước.
2. Đọc hiểu
Câu 1. Những biện pháp tu từ nào được vận dụng trong phần này?
Hướng dẫn giải:
Biện pháp tu từ liệt kê, điệp cấu trúc.
Câu 2. Những câu văn nào thể hiện tính chất “tuyên ngôn”?
Hướng dẫn giải:
Những câu văn thể hiện:
- Bởi thế cho nên, chúng tôi, Lâm thời Chính phủ của nước Việt Nam mới, đại biểu cho toàn dân Việt Nam, tuyên bố thoát li hẳn quan hệ thực dân với Pháp, xóa bỏ hết những hiệp ước mà Pháp đã kí về nước Việt Nam, xóa bỏ tất cả mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam
- Chúng tôi tin rằng các nước Đồng minh đã công nhận những nguyên tắc dân tộc bình đẳng ở các Hội nghị Tê – hê – răng và Cựu Kim Sơn, quyết không thể không công nhận quyền độc lập của dân Việt Nam.
3. Trả lời câu hỏi
Câu 1. Hãy trình bày hoàn cảnh ra đời của bản Tuyên ngôn Độc lập .
Hướng dẫn giải:
- Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc. Phát xít Nhật đầu hàng đồng minh. Nhân dân ta giành được chính quyền trên cả nước.
- Ngày 26 tháng 8 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh từ Việt Bắc về tới Hà Nội. Tại căn nhà số 48 Hàng Ngang, Người soạn thảo Tuyên ngôn Độc lập.
- Ngày 2 tháng 9 năm 1945, tại quảng trường Ba Đình (Hà Nội), Người thay mặt Chính phủ Lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam mới.
Câu 2. Mục đích của bản Tuyên ngôn Độc lập là gì và hướng tới những đối tượng nào?
Hướng dẫn giải:
- Mục đích: tuyên bố nền độc của đất nước Việt Nam, khẳng định quyết tâm bảo vệ quyền độc lập của nhân dân Việt Nam
- Đối tượng: quốc dân đồng bào Việt Nam, thực dân Pháp, nhân dân thế giới
Câu 3. Phân tích lô gích lập luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong bản Tuyên ngôn Độc lập theo trình tự: Mở đầu nêu luận đề gì? Phát triển luận đề bằng các luận điểm, lí lẽ và bằng chứng như thế nào? Kết thúc ra sao?
Hướng dẫn giải:
- Mở đầu nêu cơ sở pháp lí của bản Tuyên ngôn để khẳng định quyền bình đẳng, độc lập dân tộc.
- Phát triển luận đề: tố cáo tội ác của thực dân Pháp trong tám mươi năm thống trị nước ta và quá trình đấu tranh của nhân dân Việt Nam
- Lí lẽ: tội ác của thực dân Pháp; bằng chứng trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa - giáo dục
- Lí lẽ: quá trình đấu tranh của nhân dân Việt Nam; bằng chứng: cùng lúc phá tan các xiềng xích thực dân và chế độ quân chủ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hoà
- Kết thúc là lời tuyên bố độc lập và khẳng định quyết tâm bảo vệ nền độc lập đó.
Câu 4. Chỉ ra và làm rõ thành công về nghệ thuật của bản Tuyên ngôn từ các phương diện: từ ngữ, biện pháp tu từ, cấu trúc câu, câu khẳng định và câu phủ định.
Hướng dẫn giải:
- Bản tuyên ngôn có cấu trúc lập luận logic, chặt chẽ với 3 vấn đề chính
- Biện pháp tu từ: điệp cấu trúc, liệt kê,...
- Từ ngữ: dùng từ ngữ có ý nghĩa phủ định để tuyên bố thoát ly hẳn với thực dân Pháp,..
Câu 5. Những đặc điểm nổi bật của văn nghị luận đã được thể hiện như thế nào trong bản Tuyên ngôn Độc lập?
Câu 6. Theo em, bản Tuyên ngôn Độc lập có chung tư tưởng và cảm hứng gì so với hai tác phẩm Sông núi nước Nam (khuyết danh) và Đại cáo bình Ngô (Nguyễn Trãi). Từ đó, khái quát ý nghĩa của bản Tuyên ngôn Độc lập.
Câu 7. Em thích nhất đoạn văn nào trong bản Tuyên ngôn Độc lập? Vì sao?