Soạn bài Muối của rừng Cánh diều Ngữ văn lớp 12 trang 20 sách Cánh diều tập 1

Bài Soạn văn 12: Muối của rừng là tài liệu tham khảo mà Eballsviet.com sẽ giới thiệu đến bạn đọc.

Soạn bài Muối của rừng
Soạn bài Muối của rừng

Nội dung chi tiết cung cấp kiến thức hữu ích về tác giả, tác phẩm. Hãy cùng theo dõi ngay sau đây.

Soạn bài Muối của rừng

1. Chuẩn bị

- Nguyễn Huy Thiệp (1950 - 2021), quê ở Hà Nội.

- Ông là nhà văn đương đại Việt Nam nổi tiếng trong các thể loại kịch, truyện ngắn và tiểu thuyết với những góc nhìn mới, táo bạo.

- Thuở nhỏ ông cùng gia đình lưu lạc khắp nông thôn đồng bằng Bắc Bộ, từ Thái Nguyên qua Phú Thọ, Vĩnh Yên,... Nông thôn và những người lao động vì thế để lại nhiều dấu ấn khá đậm nét trong nhiều sáng tác của ông. Năm 1970, ông tốt nghiệp khoa sử Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Sự nghiệp văn chương của ông bắt đầu khá muộn với các truyện ngắn đăng trên báo Văn Nghệ. Chỉ một vài năm sau đó, cả làng văn học trong lẫn ngoài nước xôn xao những cuộc tranh luận về các tác phẩm của ông

- Ông từng nhận được Huân chương Văn học Nghệ thuật Pháp (2007), giải thưởng Premio Nonino, Italy (2008)

- Trong sự nghiệp sáng tác của mình, nhà văn Nguyễn Huy Thiệp có hơn 50 truyện ngắn, 10 kịch bản, 4 tiểu thuyết và nhiều bài phê bình văn học, tiểu luận. Tên tuổi của ông với hàng chục truyện ngắn như: Tướng về hưu, Những ngọn gió Hua Tát, Không có vua, Con gái thủy thần, Những người thợ xẻ, Kiếm sắc, Vàng lửa, Phẩm tiết,...

2. Đọc hiểu

Câu 1. Thời điểm ông Diểu chọn để đi săn đem lại cho em suy nghĩ gì?

Hướng dẫn giải:

Thời điểm ông Diểu chọn để đi săn: thiên nhiên tràn đầy sức sống, đem đến tâm trạng hứng khởi, hào hứng.

Câu 2. Tại sao chi tiết kì ảo xuất hiện ở đây?

Hướng dẫn giải:

Chi tiết kì ảo khiến cho không gian thêm phần mờ ảo, tạo ấn tượng mạnh mẽ cho người đọc.

Câu 3. Tại sao ông Diểu lại tránh nhìn vào đôi mắt con khỉ?

Hướng dẫn giải:

Ông Diểu tránh nhìn vào đôi mắt con khỉ vì sợ bản thân sẽ dao động, mủi lòng mà không thực hiện được mục đích của chuyến đi săn.

Câu 4. Tại sao ông Diểu lại vội vã bỏ đi?

Hướng dẫn giải:

Ông Diểu lại vội vã bỏ đi nhằm thể hiện thái độ dứt khoát, quyết tâm phóng sinh cho con khỉ.

3. Trả lời câu hỏi

Câu 1. Lập bảng thống kê những sự kiện chính trong từng phần của văn bản Muối của rừng? Mô hình hóa câu chuyện bằng một sơ đồ thích hợp.

Hướng dẫn giải:

- Bảng thống kê:

Phần 1

Mùa xuân, ông Diểu đi săn, bắn hạ khỉ đực.

Khỉ đực bị thương, khỉ cái chạy đến cứu.

Phần 2

Khỉ con chạy đến cướp súng của ông Diểu, rơi xuống vực.

Ông Diểu vác khỉ đực về.

Ông Diểu động lòng, băng bó vết thương cho khỉ đực

Phần 3

Ông Diểu tha cho khỉ đực.

Phần 4

Ông Diểu trở về, bắt gặp muối của rừng.

- Mô hình:

Câu 2. Truyện được kể từ điểm nhìn nào? Mối quan hệ giữa điểm nhìn của người kể chuyện và điểm nhìn của nhân vật.

Hướng dẫn giải:

  • Truyện được kể từ điểm nhìn bên ngoài, của người kể chuyện
  • Mối quan hệ giữa điểm nhìn của người kể chuyện và điểm nhìn của nhân vật: giới hạn trong suy nghĩ của nhân vật.

Câu 3. Nguyên nhân nào khiến ông Diểu muốn đi săn? Hoạt động đi săn của ông Diểu được miêu tả như thế nào trong truyện?

Hướng dẫn giải:

- Nguyên nhân khiến ông Diểu muốn đi săn:

  • Con trai học ở nước ngoài gửi về biếu ông khẩu súng hai nòng
  • Sau Tết Nguyên đán một tháng là thời gian thích nhất ở rừng.

- Hoạt động đi săn ông Diểu được miêu tả:

  • Trang phục của ông Diểu: “nai nịt, mặc quần áo ấm, đội mũ lông và dận đôi giày cao cổ”, “ mang theo cả nắm xôi nếp”.
  • Các hành động: “đi men theo suối cạn, cứ thế ngược lên mó nước đầu nguồn”; “Sau nhiều cân nhắc, ông Diểu quyết định sẽ đi săn khỉ”; “Đối tượng mà ông hướng tới là con khỉ bố trong một gia đình khỉ với ba thành viên”; “phát đạn của ông Điểu trúng vào vai khỉ bố, khiến nó ngã nhào xuống đất”

Câu 4. Tìm và phân tích nguyên nhân khiến ông Diểu đi đến quyết định phóng sinh con khỉ đực.

Hướng dẫn giải:

Nguyên nhân khiến ông Diểu đi đến quyết định phóng sinh con khỉ đực:

- Ánh mắt cầu khẩn của con khỉ đực lay động lòng trắc ẩn của ông Diểu: “Con khỉ run bắn, đưa đôi mắt đờ dại nhìn ông cầu khẩn....viên đạn phá vỡ bả vai nó, làm trồi hẳn đoạn xương dài đến bốn phân.”

- Nhận ra loài vật cũng có tình cảm, xúc động trước tình cảm đó: “Cách đó không xa, con khỉ cái cũng thập thờ sau một gốc cây theo dõi. Ông thấy buồn tê tái đến tận đáy lòng. Ông nhìn cả hai con khỉ và thấy cay sống mũi. Hóa ra ở đời, trách nhiệm đè lên lưng mỗi sinh vật quả thật nặng nề”.

Câu 5. Thống kê và phân tích ý nghĩa của những yếu tố kì ảo trong Muối của rừng. Những chi tiết này thể hiện chủ đề nào của tác phẩm?

Hướng dẫn giải:

- Một số chi tiết kì ảo có thể kể đến như tiếng kêu ai oán của khỉ mẹ, sự xuất hiện của hoa tử huyền và giấc mơ của ông Diểu.

- Những chi tiết này thể hiện chủ đề của tác phẩm: Chúng ta hãy biết trân trọng và bảo vệ thiên nhiên.

- Ngoài ra, yếu tố kì ảo còn tạo ra một lớp vỏ kì bí và hấp dẫn cho câu chuyện, thu hút và kích thích sự tò mò của độc giả. Có thể khẳng định rằng, yếu tố kì ảo đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên tác phẩm Muối của rừng.

Câu 6. Theo Ha-ra-ri (Harari), có một quan niệm cho rằng: “Các sinh vật không phải người không có giá trị tự thân nào cả, chúng chỉ tồn tại vì lợi ích của chúng ta mà thôi”. Đọc truyện ngắn Muối của rừng, em có tán thành quan niệm đó không? Vì sao?

Hướng dẫn giải:

- Ý kiến: không đồng tình

- Nguyên nhân: mỗi sinh vật sinh ra đều có giá trị của riêng mình, con người cho mình quyền được làm chủ tự nhiên là sai trái và đang dần phải trả giá cho hành động của mình.

Chia sẻ bởi: 👨 Tiểu Hy
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm