Soạn bài Nhật kí Đặng Thùy Trâm Cánh diều Ngữ văn lớp 12 trang 83 sách Cánh diều tập 1
Tài liệu Soạn văn 12: Nhật kí Đặng Thùy Trâm, được Eballsviet.com giới thiệu đến bạn đọc với nội dung vô cùng hữu ích.
Tài liệu sẽ được chúng tôi đăng tải ngay sau đây, hãy cùng tham khảo để biết thêm kiến thức về tác phẩm trên.
Soạn văn 12: Nhật kí Đặng Thùy Trâm
Soạn bài Nhật kí Đặng Thùy Trâm
1. Chuẩn bị
- Tính xác thực: thời gian được ghi chép lại cụ thể (ngày, tháng, năm)
- Văn bản sử dụng ngôi trần thuật thứ nhất
- Cuốn sách ghi chép lại dòng tâm sự, ghi chép lại cuộc sống hằng ngày của bác sĩ Đặng Thùy Trâm trong giai đoạn từ năm 1968 - 1970, khi đang làm việc tại bệnh viện huyện Đức Phổ ( Quảng Ngãi) - một bệnh viện dân y nhưng chủ yếu là điều trị cho các thương bệnh binh.
2. Đọc hiểu
Công việc hằng ngày của bác sĩ Đặng Thùy Trâm có gì đặc biệt?
Hướng dẫn giải:
Vừa phụ trách bệnh xá, vừa lo điều trị, vừa phải giảng dạy
=> Vất vả, khó khăn và căng thẳng
3. Trả lời câu hỏi
Câu 1. Văn bản gồm ba phần, được trích từ ba đoạn khác nhau của Nhật kí Đặng Thùy Trâm nhưng giữa chúng vẫn có mạch logic gắn kết nội dung. Em hãy nêu nội dung của từng phần và chỉ ra mạch logic gắn kết đó.
Hướng dẫn giải:
- Nội dung từng phần:
- Phần 1: giới thiệu về công việc hằng ngày của bác sĩ Đặng Thùy Trâm
- Phần 2: suy nghĩ về tuổi trẻ và ước mơ của bác sĩ Đặng Thùy Trần
- Phần 3: tình cảm với gia đình và quê hương
- Từng phần có mối liên hệ, trước hết kể về cuộc sống thường nhật, bày tỏ suy nghĩ về khát vọng cá nhân và nghĩ về gia đình, quê hương
Câu 2. Hãy chỉ ra những sự kiện và suy nghĩ của tác giả được thể hiện trong từng văn bản và nêu nhận xét của em về chủ thể trần thuật. Thực hiện theo bảng sau:
Ngày | Sự kiện | Suy nghĩ của tác giả | Nhận xét của em về chủ thể trần thuật |
20.7.1968 | |||
1.1.1970 | |||
19.5.1970 |
Hướng dẫn giải:
Câu 3. Tính phi hư cấu trong đoạn trích Nhật kí Đặng Thùy Trâm được thể hiện ở những yếu tố nào? Điều đó có tác dụng gì đối với nội dung của văn bản?
Hướng dẫn giải:
- Tính phi hư cấu được biểu hiện qua:
- Thời gian cụ thể: ngày, tháng, năm
- Không gian có thật
- Sự việc xảy ra với những con người có thật
- Tác dụng: tạo tính chân thực cho tác phẩm, giúp người đọc hiểu hơn về một thời kì lịch sử của dân tộc.
Câu 4. Hãy chỉ ra một đoạn văn có sự kết hợp thủ pháp miêu tả với trần thuật trong văn bản. Việc sử dụng kết hợp các thủ pháp đó có tác dụng gì?
Hướng dẫn giải:
- Đoạn văn: “Ước mơ bây giờ là đánh giặc Mĩ… tha thiết tin yêu”
- Tác dụng: thể hiện được lí tưởng cao đẹp của bác sĩ Đặng Thùy Trâm, cũng như hàng vạn thanh niên Việt Nam lúc bấy giờ.
Câu 5. Em có suy nghĩ và cảm xúc gì sau khi đọc văn bản? Chi tiết nào trong văn bản để lại ấn tượng đặc biệt đối với em? Vì sao?
Hướng dẫn giải:
- Suy nghĩ, cảm xúc: ngưỡng mộ và trân trọng bác sĩ Đặng Thùy Trâm cũng như thế hệ trẻ Việt Nam lúc bấy giờ, xót xa và biết ơn trước hy sinh của họ.
- Chi tiết ấn tượng: “Con vẫn là một chiến sĩ trong cuộc chiến đấu này. Địch càn lên, súng nổ rần rần, con vẫn cười, bình tĩnh ra công sự”
- Nguyên nhân: chi tiết trên đã thể hiện được tinh thần dũng cảm, sự lạc quan và trách nhiệm của bác sĩ Đặng Thùy Trâm.
Câu 6. Theo em, văn bản trên có ý nghĩa như thế nào đối với thế hệ trẻ hiện nay?
Hướng dẫn giải:
Ý nghĩa vô cùng to lớn với thế hệ trẻ:
- Lời nhắc nhở về tấm lòng biết ơn thế hệ đi trước, biết trân trọng cuộc sống hòa bình hiện tại
- Khích lệ tinh thần dũng cảm, nghị lực, dám ước mơ, theo đuổi lí tưởng,...