Soạn bài Chuyện chức phán sự đền Tản Viên Cánh diều Ngữ văn lớp 12 trang 14 sách Cánh diều tập 1
Soạn văn 12: Chuyện chức phán sự đền Tản Viên là tài liệu tham khảo mà Eballsviet.com sẽ giới thiệu đến bạn đọc.
Nội dung chi tiết cung cấp kiến thức hữu ích về tác giả, tác phẩm. Hãy cùng theo dõi ngay sau đây.
Soạn văn 12: Chuyện chức phán sự đền Tản Viên
Soạn bài Chuyện chức phán sự đền Tản Viên
1. Chuẩn bị
- Một số thông tin về tác giả:
- Nguyễn Dữ - có sách phiên âm là Nguyễn Tự (chưa rõ năm sinh - năm mất).
- Người huyện Trường Tân, nay là huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương.
- Ông là học trò của Tuyết Giang Phu Tử - Nguyễn Bỉnh Khiêm.
- Ông sống ở thế kỉ XVI là thời kì triều đình nhà Lê đã bắt đầu khủng hoảng, các tập đoàn phong kiến Lê, Mạc và Trịnh tranh giành quyền binh, gây ra các cuộc nội chiến kéo dài.
- Nguyễn Dữ là một người học rộng, tài cao nhưng chỉ làm quan có một năm rồi xin về quê nuôi mẹ già và viết sách, sống ẩn dật như nhiều trí thức đương thời khác.
- Thông tin về Truyền kì mạn lục: Truyền kì mạn lục được hiểu là ghi chép tản mạn những chuyện kỳ lạ được lưu truyền, viết bằng chữ Hán, có yếu tố hoang đường kì ảo. Tác phẩm có 20 truyện, nhân vật chính của truyện thường là những người phụ nữ có số phận bất hạnh.
- Tản Viên Sơn Thánh với tư cách là vị Sơn Thần được thờ phụng ở hầu khắp mọi nơi, cả ở miền núi và đồng bằng. Việc phụng thờ Tản Viên Sơn Thánh ở Hà Nội và một số tỉnh như: Thanh Hóa, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Phú Thọ... Song khu vực quanh núi Ba Vì là nơi phát tích, nơi thiêng liêng nhất và là trung tâm việc thờ phụng Tản Viên Sơn Thánh.
2. Đọc hiểu
Câu 1. Thái độ của mọi người đối với hành động đốt đền của Tử Văn nói lên điều gì?
Hướng dẫn giải:
- Thái độ của mọi người đối với hành động đốt đền của Tử Văn: lắc đầu, lè lưỡi lo sợ thay cho Tử Văn
- Thái độ thể hiện sự hèn nhát, sợ sệt.
Câu 2. Chú ý thái độ của Tử Văn trước lời nói của viên bách hộ.
Hướng dẫn giải:
Thái độ của Tử Văn trước lời nói của viên bách hộ cho thấy sự tự tin, ung dung: “mặc kệ, vẫn cứ ngồi ngất ngưởng tự nhiên”
Câu 3. Tâm sự này của thổ thần đem lại cho em những cảm xúc và suy nghĩ gì?
Hướng dẫn giải:
Tâm sự này của thổ thần đem lại cho em những cảm xúc thương xót cho một vị quan chính trực và suy nghĩ về hiện thực quan liêu nhức nhối lúc bấy giờ.
Câu 4. Chú ý sự ý thức của Tử Văn về nhân cách của mình.
Hướng dẫn giải:
Thể hiện sự chính trực, gan dạ của Tử Văn.
Câu 5. Em có suy nghĩ gì về câu nói của Diêm Vương?
Hướng dẫn giải:
Lời trách phạt của Diêm Vương đã thể hiện được thực trạng xã hội đương thời.
Câu 6. Chi tiết Tử Văn “ chắp tay thi lễ” với người quen có ý nghĩa gì?
Hướng dẫn giải:
Thể hiện Tử Văn là người trọng lễ nghĩa.
3. Trả lời câu hỏi
Câu 1. Tóm tắt nội dung từng phần đã được đánh số trong văn bản Chuyện chức phán sự đền Tản Viên.
Hướng dẫn giải:
- Phần 1: Vào cuối đời nhà Hồ, quân Ngô sang lấn cướp, bộ tướng của Mộc Thạch có viên Bạch hộ họ Thôi, tử trận ở gần đền, từ đấy làm yêu quái trong dân gian. Ngô Tử Văn vốn là người dũng cảm, khẳng khái vì không chịu được việc hắn tác oai, tác quái nên đã quyết định đốt đền trừ hại cho dân.
- Phần 2: Sau khi về nhà, chàng lên cơn sốt rét. Trong cơn mê, tướng giặc hiện lên đe dọa Tử Văn và kiện chàng ở âm phủ. Chàng còn được Thổ công mách bảo về tung tích và tội ác của tên tướng giặc. Đồng thời bày cho cách đối phó với hắn.
- Phần 3: Tử Văn bị bắt xuống âm phủ. Đứng trước Diêm Vương, chàng đã không hề run sợ mà dũng cảm vạch trần mọi tội ác của tên hung thần. Tử văn yêu cầu đối chất với lời khai của Thổ thần. Tên tướng giặc bị trừng trị, thổ thần được phục chức, Tử Văn được sống lại.
- Phần 4: Một tháng sau, Thổ thần bày tổ ý muốn Tử Văn nhận chức phán sự đền Tản Viên chuyên trông coi việc xử án. Tử Văn vui vẻ nhận lời, rồi không bệnh mà mất.
Câu 2. Tìm trong văn bản những chi tiết liên quan đến lai lịch của Ngô Tử Văn. Theo em, tại sao tác giả lại lựa chọn những chi tiết đó để giới thiệu nhân vật?
Hướng dẫn giải:
- Những chi tiết liên quan đến lai lịch của Ngô Tử Văn:
- Tên: Ngô Tử Văn tên Soạn
- Quê quán: huyện Yên Dũng, đất Lạng Giang
- Tính tình: khảng khái, nóng nảy, thấy sự gian tà thì không chịu được
- Các chi tiết được chọn giúp người đọc hiểu rõ hơn về nhân vật, hiểu được nguyên nhân hành động của nhân vật sau này.
Câu 3. Trong truyện, Tử Văn được miêu tả tương quan với những nhân vật nào? Qua các tương quan này, em thấy Tử Văn hiện lên với những phẩm chất gì?
Hướng dẫn giải:
- Trong truyện, Tử Văn được miêu tả tương quan với những nhân vật: viên bách hộ họ Thôi, thổ công và Diêm Vương
- Qua các tương quan này, em thấy Tử Văn hiện lên với những phẩm chất:
- Tương quan với viên bách hộ họ Thôi: dũng cảm, kiên định, không sợ hãi
- Tương quan với thổ công: nhân hậu, giàu tình cảm
- Tương quan với Diêm Vương: chính trực, ngay thẳng
Câu 4. Thống kê những yếu tố kì ảo trong truyện. Vì sao nói: Nguyễn Dữ đã tiếp thu sáng tạo những yếu tố kì ảo trong một số truyện cổ dân gian?
Hướng dẫn giải:
- Những yếu tố kì ảo trong truyện thể hiện qua nhân vật kì ảo (Hồn ma tướng giặc Bách hộ họ Thôi, thổ công, Diêm Vương, quỷ sứ, dạ xoa); không gian kì ảo: giấc mộng của Ngô Tử Văn nối liền giữa cõi âm và cõi dương
- Nguyễn Dữ đã tiếp thu sáng tạo những yếu tố kì ảo trong một số truyện cổ dân gian, đó là thế giới của thần linh, ma quỷ.
Câu 5. Nêu nhận xét của em về chức năng của người kể chuyện trong phần chính văn và người bình luận ở cuối truyện.
Hướng dẫn giải:
Người kể chuyện có chức năng dẫn dắt, giới thiệu câu chuyện trong phần chính văn, còn người bình luận ở cuối truyện có chức năng thể hiện tư tưởng, quan điểm của tác giả.
Câu 6. Hãy nêu suy nghĩ của em về lời bình ở cuối truyện: “Kẻ sĩ chỉ lo không cứng cỏi được, còn gãy hay không là việc của trời.”
Hướng dẫn giải:
- Quan niệm về kẻ sĩ: Người dũng cảm, bản lĩnh và dám chống lại cái ác.
- Đồng tình với quan niệm trên. Vì chỉ có dũng cảm đấu tranh mới có được chính nghĩa.