Soạn bài Tản Viên từ Phán sự lục - Kết nối tri thức 10 Ngữ văn lớp 10 trang 15 sách Kết nối tri thức tập 1
Tản Viên từ Phán sự lục được hướng dẫn tìm hiểu trong chương trình học môn trình Ngữ văn lớp 10.
Eballsviet.com mời bạn đọc tham khảo tài liệu Soạn văn 10: Tản Viên từ phán sự lục, sẽ được chúng tôi giới thiệu sau đây.
Soạn văn 10: Tản Viên từ Phán sự lục
1. Soạn bài Tản Viên từ Phán sự lục chi tiết
1.1 Tác giả
- Nguyễn Dữ - có sách phiên âm là Nguyễn Tự (chưa rõ năm sinh - năm mất).
- Người huyện Trường Tân, nay là huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương.
- Ông là học trò của Tuyết Giang Phu Tử - Nguyễn Bỉnh Khiêm.
- Ông sống ở thế kỉ XVI là thời kì triều đình nhà Lê đã bắt đầu khủng hoảng, các tập đoàn phong kiến Lê, Mạc và Trịnh tranh giành quyền binh, gây ra các cuộc nội chiến kéo dài.
- Nguyễn Dữ là một người học rộng, tài cao nhưng chỉ làm quan có một năm rồi xin về quê nuôi mẹ già và viết sách, sống ẩn dật như nhiều trí thức đương thời khác.
1.2 Tác phẩm
a. Xuất xứ
- Truyền kì mạn lục (ghi chép tản mạn những chuyện kỳ lạ được lưu truyền ) là tác phẩm được viết bằng chữ Hán. Tác phẩm này có chịu ảnh hưởng của truyện truyền kỳ Trung Quốc - một thể loại truyện thường có yếu tố kỳ lạ, hoang đường. Nhưng điểm khác là Nguyễn Dữ đã biết khai thác các truyện cổ dân gian, các truyền thuyết lịch sử, dã sử của Việt Nam để sáng tạo ra tác phẩm của mình.
- Nhân vật chính của truyện thường là những người phụ nữ bất hạnh, khao khát hạnh phúc nhưng bị các thế lực bạo tàn và cả lễ giáo khắc nghiệt xô đẩy vào hoàn cảnh éo le, oan khuất và bất hạnh.
- Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên (Tản Viên từ phán sự lục) là một trong hai mươi truyện của Truyền kì mạn lục.
b. Bố cục
Gồm 4 phần:
- Phần 1. Từ đầu đến “nhưng chàng vẫn vung tay không cần gì cả ”: giới thiệu về Ngô Tử Văn cùng hành động đốt đền.
- Phần 2. Tiếp theo đến “mà thầy cũng khó lòng thoát nạn ”: cuộc nói chuyện của Tử Văn với viên Bạch hộ họ Thôi và Thổ công.
- Phần 3. Tiếp theo đến “nên chia cho Tử Văn một nửa và sai lính đưa Tử Văn về ”: Tử Văn thắng trong vụ kiện.
- Phần 4. Còn lại: việc Tử Văn trở thành phán sự đền Tản Viên.
c. Bố cục
Vào cuối đời nhà Hồ, quân Ngô sang lấn cướp, bộ tướng của Mộc Thạch có viên Bạch hộ họ Thôi, tử trận ở gần đền, từ đấy làm yêu quái trong dân gian. Ngô Tử Văn vốn là người dũng cảm, khẳng khái vì không chịu được việc hắn tác oai, tác quái nên đã quyết định đốt đền trừ hại cho dân. Sau khi về nhà, chàng lên cơn sốt rét. Trong cơn mê, tướng giặc hiện lên đe dọa Tử Văn và kiện chàng ở âm phủ. Chàng còn được Thổ công mách bảo về tung tích và tội ác của tên tướng giặc. Đồng thời bày cho cách đối phó với hắn. Tử Văn bị bắt xuống âm phủ. Đứng trước Diêm Vương, chàng đã không hề run sợ mà dũng cảm vạch trần mọi tội ác của tên hung thần. Tử Văn yêu cầu đối chất với lời khai của Thổ thần. Tên tướng giặc bị trừng trị, thổ thần được phục chức, Tử Văn được sống lại. Một tháng sau, Thổ thần bày tổ ý muốn Tử Văn nhận chức phán sự đền Tản Viên chuyên trông coi việc xử án. Tử Văn vui vẻ nhận lời, rồi không bệnh mà mất.
1.3 Đọc hiểu
a. Giới thiệu về Ngô Tử Văn cùng hành động đốt đền
- Tên: Ngô Tử Văn tên Soạn
- Quê quán: Huyện Yên Dũng đất Lạng Giang
- Tính tình: khảng khái, nóng nảy, thấy sự gian tà thì không chịu được
- Hoàn cảnh: cuối đời nhà Hồ, quân Ngô sang lấn cướp, bộ tướng của Mộc Thạch có viên Bạch hộ họ Thôi, tử trận ở gần đền, từ đấy làm yêu quái trong dân gian.
- Hành động của Tử Văn: tắm rửa sạch sẽ, khấn trời, rồi châm lửa đốt đền.
=> Cách giới thiệu trực tiếp và ngắn gọn.
b. Cuộc nói chuyện của Tử Văn với viên Bạch hộ họ Thôi và Thổ công
* Cuộc gặp gỡ của Ngô Tử Văn và bách hộ họ Thôi:
- Đốt đền xong, trở về nhà, Tử Văn trở về thấy trong mình khó chịu, đầu lảo đảo và bụng run run, rồi nổi lên cơn sốt rét.
- Trong cơn sốt, chàng thấy một người khôi ngô, cao lớn, đầu đội mũ trụ, nói năng và quần áo giống người phương Bắc.
- Lời nói: “Nhà ngươi đã theo nghiệp nho, đọc sách vở thánh hiền… tránh khỏi tai vạ”. Ý mắng mỏ, đe dọa Tử Văn phải lập lại đền.
=> Một kẻ xảo trá, tham lam và hung ác.
- Thái độ của Ngô Tử Văn: Ung dung, mặc kệ vẫn ngôi ngất ngưởng, tự nhiên.
=> Một con người tự tin, không sợ điều xấu.
* Cuộc gặp gỡ của Ngô Tử Văn với thổ công:
- Thổ công kể lại toàn bộ sự việc mình bị hại để Tử Văn thấy được sự xảo trá tác oai tác quái của tên tướng giặc, lo lắng cho Tử Văn.
- Khi Tử Văn hỏi vì sao không kiện lên Diêm Vương, tâu lên Thượng Hoàng thì chỉ bộc lộ sự cam chịu và chấp nhận, không dám đấu tranh để đòi lại công lý.
- Bày cách giúp Tử Văn chống lại tên hung thần.
c. Diễn biến vụ kiện, Tử Văn thắng kiện
* Tử Văn đối đầu với những thử thách:
- Diêm Vương: trách mắng Tử Văn ngoan cố, bướng bỉnh.
- Thái độ của Tử Văn:
- Điềm nhiên, không kinh hãi trước cảnh Minh ti rùng rợn.
- Một mực kêu oan trước, đem chứng cứ ra để thuyết phục: “Nếu nhà vua không tin lời tôi…”
* Tử Văn vạch trần tội ác của tên tướng giặc:
- Khi tranh cãi, biết mình yếu thế, tên bách hộ Thôi sợ hãi, tỏ vẻ giả nhân giả nghĩa xin giảm án cho Tử Văn.
- Tử Văn không chịu bỏ cuộc, xin Diêm Vương cho người xuống tản Viên chứng thực.
- Diêm Vương: sai người đến đền Tản Viên chứng thực.
- Kết quả: Tên tướng giặc bị chụp lồng sắt vào đầu, khẩu gỗ nhét vào miệng, bỏ vào ngục Cửu U.
=> Ngô Tử Văn đã đòi được công lý cho bản thân, còn bộ mặt xảo trá của kẻ thù bị lật tẩy.
d. Việc Tử Văn trở thành phán sự đền Tản Viên
- Sau một tháng, Tử Văn thấy Thổ công đến, bày tỏ mong muốn ông là phán sự ở đền Tản Viên.
- Tử Văn vui vẻ nhận lời, rồi không bệnh mà mất.
=> Là phần thưởng cho sự khẳng khái, cương trực và dũng cảm của Ngô Tử Văn. Đồng thời cũng gửi gắm khát vọng của nhân dân về một vị quan thanh liêm…
1.4 Tổng kết
- Nội dung: Chuyện chức phán sự đền Tản Viên đề cao tinh thần khẳng khái, cương trực, dám đấu tranh chống lại cái ác trừ hại cho dân của Ngô Tử Văn, một người trí thức nước Việt. Đồng thời thể hiện niềm tin vào công lý, chính nghĩa.
- Nghệ thuật: nhân vật được xây dựng sắc nét, nghệ thuật kể chuyện lôi cuốn, diễn biến truyện giàu kịch tính…
2. Soạn bài Tản Viên từ Phán sự lục ngắn gọn
2.1 Trước khi đọc
Câu 1. Bạn có thích đọc những truyện kể chứa đựng các yếu tố kì ảo không? Vì sao?
Hướng dẫn giải:
- Gợi ý trả lời: Có
- Nguyên nhân: Những truyện kể chứa đựng yếu tố kì ảo giúp cho câu chuyện trở nên hấp dẫn hơn.
Câu 2. Trong cuộc sống hằng ngày, đôi khi chúng ta phải chứng kiến hoặc trải qua những sự việc ngang trái, bất công. Lúc đó, bạn cảm thấy như thế nào và mong muốn điều gì?
Hướng dẫn giải:
Khi phải chứng kiến hoặc trải qua những sự việc ngang trái, bất công, chúng ta thường cảm thấy khó chịu, bực tức và mong muốn đòi lại công bằng.
2.2 Đọc - hiểu văn bản
Câu 1. Chú ý lời giới thiệu về nhân vật Tử Văn.
Hướng dẫn giải:
- Tên: Ngô Tử Văn tên Soạn
- Quê quán: Huyện Yên Dũng đất Lạng Giang
- Tính tình: khảng khái, nóng nảy, thấy sự gian tà thì không chịu được
- Hoàn cảnh: cuối đời nhà Hồ, quân Ngô sang lấn cướp, bộ tướng của Mộc Thạch có viên Bạch hộ họ Thôi, tử trận ở gần đền, từ đấy làm yêu quái trong dân gian.
- Hành động của Tử Văn: tắm rửa sạch sẽ, khấn trời, rồi châm lửa đốt đền.
=> Cách giới thiệu trực tiếp và ngắn gọn.
Câu 2. Từ Văn có những suy nghĩ, cảm xúc gì khi nghe câu chuyện của Thổ Công?
Hướng dẫn giải:
Sau khi nghe câu chuyện của Thổ Công, Tử Văn vô cùng tức giận trước việc “hung yêu tác quái” của tên hung thần và hành động đốt đền trừ hại cho dân.
Câu 3. Dự đoán kết quả cuộc đấu tranh của Tử Văn dưới cõi âm.
Hướng dẫn giải:
Dự đoán: Ngô Tử Văn đã đòi được công lý cho bản thân, còn bộ mặt xảo trá của kẻ thù bị lật tẩy.
Câu 4. Sự việc nào có tác dụng xoay chuyển tình thế của cuộc xử án?
Hướng dẫn giải:
Tử Văn đã được Thổ Công dặn dò “Hễ ở Minh ty có tra hỏi, thầy cứ khai ra những lời nói của tôi. Nếu hắn chối, thầy kêu xin tư giấy đến đền Tản Viên, tôi sẽ khai rõ thì nó phải đớ miệng”.
Câu 5. Diễn biến và kết quả cuộc đấu tranh của Tử Văn có giống như suy đoán của bạn không?
Hướng dẫn giải:
Diễn biến và kết quả cuộc đấu tranh của Tử Văn giống như suy đoán của người đọc.
Câu 6. Vì sao Tử Văn đồng ý nhận chức phán sự đền Tản Viên?
Hướng dẫn giải:
Đó là phần thưởng cho sự khẳng khái, cương trực và dũng cảm của Ngô Tử Văn. Đồng thời cũng gửi gắm khát vọng của nhân dân về một vị quan thanh liêm…
Câu 7. Ai là người đưa ra lời bình? Nội dung chính của lời bình là gì?
Hướng dẫn giải:
Tác giả là người đưa ra lời bình. Nội dung chính: Khuyên nhủ con người phải biết đấu tranh đến cùng chống lại cái xấu, cái ác. Chỉ có đấu tranh dũng cảm mới đem lại phần thắng cho chính nghĩa.
2.3 Trả lời câu hỏi
Câu 1. Xác định người kể chuyện trong Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên. Những lời kể nào giúp bạn có được sự hình dung ban đầu về tính cách của nhân vật Tử Văn?
Hướng dẫn giải:
- Người kể chuyện trong Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên: tác giả - ngôi thứ ba.
- Những lời kể giúp người đọc có được sự hình dung ban đầu về tính cách của nhân vật Tử Văn: “Chàng vốn khẳng khái, nóng nảy, thấy sự tà gian thì không chịu được…”
Câu 2. Nêu các sự kiện chính của câu chuyện. Các sự kiện đó được trình bày theo trình tự nào?
Hướng dẫn giải:
- Các sự kiện chính:
- Tử Văn tắm rửa sạch sẽ, khấn trời, rồi châm lửa đốt đền.
- Tử Văn trở về thấy trong mình khó chịu, đầu lảo đảo và bụng run run, rồi nổi lên cơn sốt rét, gặp tên bách hộ họ Thôi mắng mỏ, đe dọa.
- Thổ công đến gặp, kể lại toàn bộ câu chuyện và bày cách giúp Tử Văn chống lại tên hung thần.
- Tử Văn bệnh nặng thêm, bị quỷ sứ bắt đi. Ở Minh ti, Tử Văn vạch trần tội ác của tên tướng giặc.
- Tử Văn được giải oan, được giữ chức phán sự đền Tản Viên.
- Các sự kiện được trình bày theo trình tự thời gian.
Câu 3. Tóm tắt diễn biến của chuyện xử án. Chỉ ra các yếu tố góp phần làm nên chiến thắng của Tử Văn trong phiên tòa. Theo bạn, yếu tố nào đóng vai trò quyết định trong chiến thắng đó?
Hướng dẫn giải:
- Tóm tắt diễn biến câu chuyện xử án:
- Tử Văn bị quỷ sứ bắt xuống Minh ti.
- Diêm Vương trách mắng Tử Văn.
- Người đội mũ trụ bịa đặt, vu khống Tử Văn.
- Hai bên cãi cọ nhau mãi vẫn không phân phải trái, vì thế Diêm Vương sinh nghi.
- Tử Văn xin tư giấy đến đền Tản Viên để hỏi.
- Diêm Vương sai người đến đền Tản Viên để lấy chứng thực như đúng lời Tử Văn nói.
- Tử Văn được trả lại công bằng, người đội mũ trụ bị bỏ vào ngục Cửu U.
- Các yếu tố góp phần làm nên chiến thắng của Tử Văn trong phiên tòa:
- Tử Văn là một người khảng khái, cương trực, không bị khuất phục bởi uy quyền.
- Sự giúp đỡ của Thổ thần.
- Quyết định đúng đắn của Diêm Vương.
- Yếu tố tiên quyết: Tử Văn là một người khảng khái, cương trực, không bị khuất phục bởi uy quyền.
Câu 4. Nhân vật Tử Văn được khắc họa chủ yếu qua những chi tiết nào? Chọn phân tích một số chi tiết tiêu biểu, từ đó nhận xét khái quát về tính cách của nhân vật này?
Hướng dẫn giải:
- Nhân vật Tử Văn được khắc họa chủ yếu qua những chi tiết:
- Tính tình khẳng khái, nóng nảy, thấy sự tà gian thì không chịu được.
- Tử Văn vô cùng tức giận trước việc “hung yêu tác quái” của tên hung thần và hành động đốt đền trừ hại cho dân.
- Không sợ hãi trước lời đe dọa của tên tướng giặc.
- Một mực kêu oan, đưa ra dẫn chứng thuyết phục để vạch trần tội ác của tên tướng giặc.
- Tích cách của Tử Văn: khẳng khải, dũng cảm, chính trực.
Câu 5. Sáng tạo chi tiết người đi đường gặp Tử Văn ngồi trên “xe quan Phán sự” và việc người đời sau truyền nhau về “nhà quan phán sự”, tác giả muốn nhấn mạnh điều gì?
Hướng dẫn giải:
Là phần thưởng cho sự khẳng khái, cương trực và dũng cảm của Ngô Tử Văn. Đồng thời cũng gửi gắm khát vọng của nhân dân về một vị quan thanh liêm, chính trực.
Câu 6. Thế giới tâm linh, ma quỷ trong truyện là sản phẩm hư cấu của nghệ thuật của Nguyễn Dữ. Khám phá thế giới đó, bạn hiểu thêm được điều gì về chủ đề của tác phẩm?
Hướng dẫn giải:
Thế giới tâm linh, ma quỷ giúp người đọc hiểu thêm về chủ đề tác phẩm: Ngay cả ở cõi âm cũng có tham quan, nhận đút lót để bao che cho kẻ ác và cái ác lộng hành. Diêm Vương và các Phán quan đại diện cho công lí cũng bị che mắt.
Câu 7. Nêu quan niệm về kẻ sĩ được thể hiện trong lời bình cuối truyện. Bạn có đồng tình với quan niệm đó không? Vì sao?
Hướng dẫn giải:
- Quan niệm về kẻ sĩ: Người dũng cảm, bản lĩnh và dám chống lại cái ác.
- Đồng tình với quan niệm trên. Vì chỉ có dũng cảm đấu tranh mới có được chính nghĩa.
2.4 Kết nối đọc - viết
Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích một yếu tố làm nên sức hấp dẫn của câu chuyện trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên.
Hướng dẫn giải:
Có rất nhiều yếu tố làm nên sự hấp dẫn của Chuyện chức phán sự đền Tản Viên. Một trong số đó phải kể đến nhưng chi tiết tưởng tượng kì ảo đã góp phần làm cho câu chuyện trở nên hấp dẫn, lôi cuốn hơn. Vào cuối đời nhà Hồ, quân Ngô sang lấn cướp, bộ tướng của Mộc Thạch có viên Bạch hộ họ Thôi, tử trận ở gần đền, từ đấy làm yêu quái trong dân gian. Ngô Tử Văn vốn là người dũng cảm, khẳng khái vì không chịu được việc hắn tác oai, tác quái nên đã quyết định đốt đền trừ hại cho dân. Sau khi về nhà, chàng lên cơn sốt rét. Trong cơn mê, tướng giặc hiện lên đe dọa Tử Văn và kiện chàng ở âm phủ. Chàng còn được Thổ công mách bảo về tung tích và tội ác của tên tướng giặc. Đồng thời bày cho cách đối phó với hắn. Tử Văn bị bắt xuống âm phủ. Đứng trước Diêm Vương, chàng đã không hề run sợ mà dũng cảm vạch trần mọi tội ác của tên hung thần. Tử Văn yêu cầu đối chất với lời khai của Thổ thần. Tên tướng giặc bị trừng trị, thổ thần được phục chức, Tử Văn được sống lại. Một tháng sau, Thổ thần bày tổ ý muốn Tử Văn nhận chức phán sự đền Tản Viên chuyên trông coi việc xử án. Tử Văn vui vẻ nhận lời, rồi không bệnh mà mất. Yếu tố tưởng tượng kì ảo được thể hiện qua thế giới tâm linh, ma quỷ cũng như những nhân vật hồn ma của tên tướng giặc, Diêm Vương, Thổ công. Qua đó, tác giả muốn gửi gắm rằng ngay cả ở cõi âm cũng có tham quan, nhận đút lót để bao che cho kẻ ác và cái ác lộng hành. Diêm Vương và các Phán quan đại diện cho công lí cũng bị che mắt.