Soạn bài Chữ bầu lên nhà thơ - Kết nối tri thức 10 Ngữ văn lớp 10 trang 82 sách Kết nối tri thức tập 1

Văn bản Chữ bầu lên thơ của Lê Đạt sẽ được hướng dẫn tìm hiểu trong chương trình học môn Ngữ văn. Hôm nay, Eballsviet.com sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 10: Chữ bầu lên nhà thơ, vô cùng hữu ích trong quá trình chuẩn bị bài.

Soạn bài Chữ bầu lên nhà thơ
Soạn bài Chữ bầu lên nhà thơ

Nội dung chi tiết của tài liệu sẽ rất hữu ích cho các bạn học sinh lớp 10. Mời tham khảo ngay bên dưới để chuẩn bị bài nhanh chóng và đầy đủ hơn.

Soạn bài Chữ bầu lên nhà thơ

Trước khi đọc

Câu 1. Trong hình dung của bạn, nhà thơ phải là người như thế nào? Bạn có cho rằng việc làm thơ gắn liền với những phút cao hứng, “bốc đồng”?

Nhà thơ là người có tâm hồn lãng mạn, yêu thích cái đẹp. Việc làm thơ đôi khi có những phút cao hứng, “bốc đồng” vì thơ quan trọng nhất là cảm xúc, nhưng không phải luôn như vậy.

Câu 2. Bạn nhớ hoặc thích định nghĩa nào về thơ, nhà thơ hay công việc làm thơ?

Chế Lan Viên từng viết trong lời tựa tập Điêu tàn: “Làm thơ là làm sự phi thường. Thi sĩ không phải là người. Nó là người Mơ, người Say, người Điên. Nó là Tiên, là Ma, là Quỷ, là Tinh, là Yêu. Nó thoát hiện tại, nó xáo trộn dĩ vãng, nó ôm trùm tương lai. Người ta không thể hiểu được vì nó nói những cái vô nghĩa, tuy rằng những cái vô nghĩa hợp lý”...

Trong khi đọc

Câu 1. Phải chăng tác giả đã nhầm khi viết “ý tại ngôn tại”?

  • “Ý tại ngôn tại: Ý nằm gọn trong lời đã nói hoặc viết ra.
  • Các tác phẩm văn xuôi có những câu văn ngắn, dài khác nhau nên dễ dàng diễn đạt ý mà tác giả muốn đề cập đến. Bởi vậy, tác giả không nhầm khi viết “ý tại ngôn tại”.

Câu 2. “Nghĩ tiêu dùng” và “nghĩa tự vị” - hai cụm từ này có diễn đạt cùng một ý không?

“Nghĩa tiêu dùng”: Nghĩa được sử dụng hằng ngày, trong cuộc sống; Nghĩa tự vị: Nghĩa được ghi chép trong từ điển, cũng chính là nghĩa được hiểu trong cuộc sống hằng ngày.

=> Hai cụm từ này diễn đạt cùng một ý.

Câu 3. Tác giả “rất ghét” hay “không mê” những gì? Ngược lại, ông “ưa” đối tượng nào? Bạn có nghĩa mình đã hiểu đúng điều tác giả muốn nói?

- Tác giả “rất ghét” cái định kiến quái gở: các nhà thơ Việt Nam thường chín sớm, nên cũng lụi tàn sớm; “không mê” những nhà thơ thần đồng.

- Ngược lại, ông “ưa” những nhà thơ một nắng hai sương, lầm lũi lực điền trên cánh đồng giấy, đổi bát mồ hôi lấy từng hạt chữ.

Câu 4. “Không có chức nhà thơ suốt đời”, vậy lúc nào một “nhà thơ” không còn là nhà thơ nữa?

Một “nhà thơ” không còn là nhà thơ nữa khi họ không còn miệt mài, cần cù lao động chữ.

Trả lời câu hỏi

Câu 1. Vấn đề chính được bàn luận trong văn bản này là gì?

Vai trò ngôn ngữ với nhà thơ, quan niệm về nghề sáng tác thơ của tác giả.

Câu 2. Hãy tìm trong văn bản một câu có thể nêu bật được ý cốt lõi trong quan niệm về thơ của tác giả.

“Nhưng, dẫu có theo con đường nào, một nhà thơ cũng phải cúc cung tận tụy đem hết tâm trí dùi mài và lao động chữ, biến ngôn ngữ công cộng thành ngôn ngữ đặc sản độc nhất làm phong phú cho tiếng mẹ như một lão bộc trung thành của ngôn ngữ.”

Câu 3. Ở phần 2 của văn bản, tác giả đã tranh luận với hai quan niệm khá phổ biến:

- Thơ gắn liền với những cảm xúc bột phát, “bốc đồng”, làm thơ không cần cố gắng.

- Thơ là vấn đề của những năng khiếu đặc biệt, xa lạ với lao động lầm lũi và nỗ lực trau dồi học vấn.

Những lí lẽ và bằng chứng mà tác giả nêu lên đã thực sự thuyết phục chưa? Hãy nói rõ ý kiến của bạn.

Gợi ý:

Tác giả đã đưa là lí lẽ rõ ràng, sau đó lấy dẫn chứng từ một số nhà thơ nổi tiếng. Những lí lẽ và bằng chứng mà tác giả nêu lên đã thực sự thuyết phục.

Câu 4. Tác giả không trực tiếp định nghĩa khái niệm chữ. Dựa vào “ý tại ngôn ngoại” của văn bản, bạn hãy thử thực hiện công việc này.

Chữ là cái vỏ âm thanh, biểu đạt quan niệm của người viết; là ngôn từ được sử dụng, tổ chức một cách nghệ thuật.

Câu 5. Bạn có ý kiến gì về luận điểm: “Nhà thơ làm chữ chủ yếu không phải ở “nghĩa tiêu dùng”, nghĩa tự vị của nó, mà ở diện mạo, âm lượng, độ vang vọng, sức gợi cảm của chữ trong tương quan hữu cơ với câu, bài thơ”? Nếu tán đồng với tác giả Lê Đạt, hãy đưa ra một ví dụ để minh họa.

- Ý kiến: Đồng tình. Bởi “nghĩa tiêu dùng”, nghĩa tự vị là lớp nghĩa chung, được dùng trong cuộc sống hằng ngày, ai cũng hiểu được. Nhà thơ phải tạo ra con chữ riêng cho bản thân.

- Ví dụ: Ví dụ như “Mùa xuân chín” của Hàn Mặc Tử gợi ra cảm giác mùa xuân đang đạt đến độ căng mọng, đẹp đẽ nhất.

Câu 6. Bài viết của Lê Đạt đã giúp bạn hiểu thêm gì về hoạt động sáng tạo thơ ca?

Hoạt động sáng tạo thơ ca là một quá trình đòi hỏi sự nỗ lực, kiên trì. Nhà thơ phải biết chữ và hiểu chữ, tạo ra con chữ cho riêng mình…

Kết nối đọc - viết

Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) nêu suy nghĩ về một nhận định mà bạn thấy tâm đắc trong văn bản Chữ bầu lên nhà thơ của Lê Đạt.

Gợi ý:

Trong bài thơ “Chữ bầu lên nhà thơ” của Lê Đạt, tôi cảm thấy tâm đắc nhất với quan điểm: “ Nhà thơ làm chữ chủ yếu không phải ở “nghĩa tiêu dùng”, nghĩa tự vị của nó, mà ở diện mạo, âm lượng, độ vang vọng, sức gợi cảm của chữ trong tương quan hữu cơ với câu, bài thơ”. Trước tiên, có thể hiểu “nghĩa tiêu dùng”, nghĩa tự vị là lớp nghĩa chung, được dùng trong cuộc sống hằng ngày, ai cũng hiểu được. Quan điểm của Lê Đạt muốn khẳng định rằng nhà thơ làm chữ cần phải tạo ra con chữ riêng, có nghĩa là tạo ra được ngôn ngữ nghệ thuật riêng. Ở đó, diện mạo, âm lượng, độ vang vọng, sức gợi cảm của chữ được đặt trong mối tương quan hữu cơ với câu, bài thơ. Trong bài thơ Mùa xuân chín, Hàn Mặc Tử đã khắc họa hình ảnh làng quê trong buổi sáng mùa xuân với vẻ căng tròn, đẹp đẽ nhất. Nhà thơ đã lựa chọn và kết hợp từ láy với danh từ, tính từ như lấm tấm vàng, sột soạt gió, nắng chang chang. Từ đó, chúng ta thấy được mọi thứ đều đạt đến độ hoàn hảo, sắc xuân lan tỏa khắp mọi nơi, sức sống mãnh liệt. Như vậy, nhận định trên của Lê Đạt là hoàn toàn đúng đắn, rất giàu giá trị.

Chia sẻ bởi: 👨 Tiểu Thu
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

Tìm thêm: Soạn Văn 10
Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm