Soạn bài Quyết định khó khăn nhất Cánh diều Ngữ văn lớp 12 trang 94 sách Cánh diều tập 1
Bài Soạn văn 12: Quyết định khó khăn nhất, sẽ cung cấp kiến thức hữu ích về tác phẩm trên.
Mời các bạn học sinh lớp 12 tham khảo tài liệu dưới đây để chuẩn bị bài nhanh chóng và đầy đủ.
Soạn văn 12: Quyết định khó khăn nhất
Soạn bài Quyết định khó khăn nhất
1. Chuẩn bị
- Đại tướng Võ Nguyên Giáp, tên khai sinh là Võ Giáp, bí danh là Văn. Ông sinh năm 1911, mất năm 2013. Quê tại làng An Xá, nay là xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.
- Điện Biên Phủ - điểm hẹn lịch sử là cuốn hồi kí của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, gồm 14 chương, kể lại toàn bộ chiến dịch Điện Biên Phủ.
2. Đọc hiểu
Câu 1. Vì sao Đại tướng quyết định triệu tập Đảng ủy Mặt trận họp gấp?
Hướng dẫn giải:
Đại tướng quyết định triệu tập Đảng ủy Mặt trận họp gấp để nghiên cứu một cách đánh khác.
Câu 2. Vì sao Đại tướng quyết định thay đổi phương châm tác chiến?
Hướng dẫn giải:
Đại tướng quyết định thay đổi phương châm tác chiến vì địch không còn trong trạng thái lâm thời phòng ngự, mà đã trở thành một tập đoàn cứ điểm phòng ngự kiên cố.
3. Trả lời câu hỏi
Câu 1. Văn bản kể lại sự kiện gì? “Quyết định khó khăn nhất” ở đây là gì? Ai là người kể lại?
Hướng dẫn giải:
- Văn bản kể lại sự kiện: trước giờ nổ súng ở chiến trường Điện Biên Phủ năm 1954, Đại tướng Võ Nguyên Giáp quyết định thay đổi phương châm tác chiến sau khi nắm rõ tình hình thực địa.
- “Quyết định khó khăn nhất” là thay đổi phương châm tác chiến.
- Người kể lại: Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Câu 2. Dẫn ra một số câu văn cho thấy thái độ và suy nghĩ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong hoàn cảnh phải đưa ra “Quyết định khó khăn nhất”.
Hướng dẫn giải:
- Tôi nhận thấy phải cho các đơn vị rút khỏi trận địa để nghiên cứu một cách đánh khác dù bộ đội có thắc mắc.
- Tinh thần bộ đội là rất quan trọng… cách đánh đúng.
- Tình hình khẩn trương… trăm phần trăm không?
- Để đảm bảo nguyên tắc cao nhất… phương châm mới.
- Trong ngày hôm đó, tôi đã thực hiện quyết định khó khăn nhất trong cuộc đời chỉ huy của mình.
Câu 3. Tính xác thực của thể loại hồi kí được thể hiện qua những yếu tố nào của văn bản?
Hướng dẫn giải:
- Thời gian cụ thể: 26 tháng 1 năm 1954, 17 giờ hôm nay,...
- Không gian cụ thể: Thượng Lào, Điện Biên Phủ - Luông Pha Bang,...
- Nhân vật có thật: Đồng chí Vi Quốc Thanh, Lê Liêm, Hoàng Văn Thái,...
- Người kể trực tiếp tham gia, chứng kiến sự việc: Đại tướng Võ Nguyên Giáp là tổng chỉ huy của chiến dịch Điện Biên Phủ.
Câu 4. Hãy nhận xét về thủ pháp trần thuật ở phần 2 của văn bản.
Hướng dẫn giải:
- Thủ pháp trần thuật: theo trình tự thời gian, sự kiện diễn ra.
- Thủ pháp trần thuật kết hợp với tính phi hư cấu, các sự kiện được lồng ghép số liệu, ngày tháng cụ thể.
Câu 5. Theo em, tại sao Đại tướng Võ Nguyên Giáp cho rằng việc thay đổi phương châm tác chiến là “Quyết định khó khăn nhất”?
Hướng dẫn giải:
Đại tướng Võ Nguyên Giáp cho rằng việc thay đổi phương châm tác chiến là “Quyết định khó khăn nhất”: phương châm tác chiến cũ đã được họp và thống nhất đến toàn quân đội, việc thay đổi sẽ gây khó khăn trong việc tiếp nhận, triển khai và kết quả đạt được.
Câu 6. Bài học sâu sắc đặt ra trong văn bản là gì? Điều đó có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống hôm nay?
Hướng dẫn giải:
- Bài học: cần thay đổi cho phù hợp hoàn cảnh thực tế
- Ý nghĩa trong cuộc sống hôm nay: nhắc nhở con người để có thể thích nghi, đương đầu với một xã hội nhiều biến động