Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 42 Chân trời sáng tạo Ngữ văn lớp 12 trang 42 sách Chân trời sáng tạo tập 2
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 42 Chân trời sáng tạo là tài liệu tham khảo hữu ích cho bạn đọc.
Cùng theo dõi nội dung chi tiết của tài liệu được Eballsviet.com đăng tải ngay sau đây để chuẩn bị bài nhanh chóng hơn.
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 42
Câu 1. Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ nói mỉa trong các trường hợp sau:
a. - Thế sao bác cũng chủ trương cải cách trong báo của bác?
- Là vì tôi cũng như bác giai. Phụ nữ nghĩa là vợ con chị em người khác, chứ không phải vợ con chị em của tôi. Gia đình tôi thì cứ phải theo cổ, không được có hạng đàn bà ăn mặc tân thời nay khiêu vũ, mai chợ phiên, rồi về nhà chửi lại mẹ chồng bằng những lí thuyết bình quyền với giải phóng!
Ông nhà báo nói một cách quả quyết như những nhà văn sĩ cấp tiến làm cho nhà mĩ thuật cũng hăng hái nói tiếp:
- Đối với tôi ấy à?... Đàn bà cứ nhốt trong buồng. Mợ đã hiểu ra chưa?
(Vũ Trọng Phụng, Số đỏ)
b. A-mê-li-a rất tán thành cuộc hôn nhân của anh trai, đúng như tính tình khôn ngoan của một thiếu nữ trẻ tuổi như cô ta.
(Uy-li-am Thác-cơ-rây, Hội chợ phù hoa)
c. Mỗi khi xuống nhà ăn cơm, cô lại khoác tay Giô đi, như là một điều dĩ nhiên; cô đã ngồi cạnh Giô trên chiếc xe riêng mui trần của anh ta (Giô thật là một con hươu đầu đàn lẫm liệt, vì anh ta ngồi rất bình thản trên xe tự điều khiển lấy đôi ngựa xám của mình).
(Uy-li-am Thác-cơ-rây, Hội chợ phù hoa)
d. Tri phủ Xuân Trường được mấy niên,
Nhờ trời hạt ấy cũng bình yên.
Chữ “thôi” chữ “cứu” không phê đến,
Ông chỉ quen phê một chữ “tiền”!
(Trần Tế Xương, Bỡn tri phủ Xuân Trường)
Hướng dẫn giải:
a. Biện pháp tu từ nói mỉa: “Ông nhà báo nói một cách quả quyết như những nhà văn sĩ cấp tiến” nhằm nhấn mạnh những điều nhà báo nói (Gia đình tôi thì cứ phải theo cổ…) không “cấp tiến” mà ngược lại rất hủ lậu.
b. Biện pháp tu từ nói mỉa: “Đúng như tính tình khôn ngoan của một thiếu nữ trẻ tuổi như cô ta” cho thấy thiếu nữ trẻ tuổi thường bồng bột, ngây thơ, nông nổi, A-mê-li-a cũng vậy. Chính vì không khôn ngoan nên A-mê-li-a bị Rê-béc-ca lừa gạt, tin vào tình bạn của cô đối với mình.
c. Biện pháp tu từ nói mỉa: “Giô thật là một con hươu đầu đàn lẫm liệt, vì anh ta ngồi rất bình thản trên xe tự điều khiển lấy đôi ngựa xám của mình” nhấn mạnh giới thượng lưu Anh thế kỉ XIX thì chuyện tụ điều khiển xe ngựa là chuyện bình tượng, nhưng với Giô thì việc điều khiển xe lại lẫm liệt vì anh ta quá béo, lười biếng và thụ động.
d. Biện pháp tu từ nói mỉa: mâu thuẫn giữa sự “bình yên” của hạt Xuân Trường và vị tri phủ quen làm việc bằng tiền, cho thấy sự nhiễu nhương, thối nát của xã hội giấu dưới vẻ bề ngoài bình thường, êm ả.
Câu 2. Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ nghịch ngữ trong các trường hợp sau:
a. Người ta tưng bừng vui vẻ đi đưa giấy cáo phó, gọi phương kèn, thuê xe đám ma, vân vân...
(Vũ Trọng Phụng, Số đỏ)
b. Tôi xin chịu một hình phạt êm đềm: Đôi môi tôi như hai kẻ hành hương rụt rè xin sẵn sàng xóa vết bàn tay thô bạo kia bằng một cái hôn trìu mến.
(Sếch-xpia (Shakespeare), Rô-mê-ô và Giu-li-ét (Romeo and Juliet))
Hướng dẫn giải:
a. Nghịch ngữ “tưng bừng, vui vẻ” đi đưa “giấy cáo phó, gọi phương kèn, thuê xe đám ma” vốn là việc làm của gia đình có đám tang phải buồn bã, điều đó cho thấy một xã hội suy đồi đạo đức.
b. Nghịch ngữ “Hình phạt - êm đềm”, “đôi môi như kẻ hành hương - cái hôn trìu mến” tạo sự mới mẻ, gây ấn tượng cho người đọc
Câu 3. Trong hai trường hợp sử dụng biện pháp tu từ nghịch ngữ ở bài tập 2, trường hợp nào là nói mỉa? Dựa vào đâu bạn nhận định như vậy?
Hướng dẫn giải:
Trường hợp a là nói mỉa, biểu thị thái độ giễu cợt của người viết trước đám tang.
* Từ đọc đến viết:
Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về sự khác biệt giữa tiểu thuyết và truyện ngắn.