Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 27 Kết nối tri thức Ngữ văn lớp 12 trang 27 sách Kết nối tri thức tập 2

Eballsviet.com sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 12: Thực hành tiếng Việt trang 27, hướng dẫn trả lời câu hỏi trong SGK.

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 27
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 27

Nội dung chi tiết của tài liệu được đăng tải ngay sau đây. Mời bạn đọc cùng tham khảo để chuẩn bị bài.

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 27

Một số biện pháp làm tăng tính khẳng định, phủ định trong văn bản nghị luận

Câu 1. Trong Tuyên ngôn Độc lập, sau khi trích dẫn hai bản tuyên ngôn nổi tiếng của nước Mỹ và nước Pháp, tác giả Hồ Chí Minh đã viết:

Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được.

Thế mà hơn tám mươi năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta. Hành động của chúng trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa.

Phân tích cách tác giả làm tăng tính khẳng định của các luận điểm ở những câu trên.

Hướng dẫn giải:

- Trích dẫn hai bản tuyên ngôn nổi tiếng của nước Mỹ và nước Pháp - được xem là “lẽ phải không ai chối cãi được”.

- Sau đó đưa ra thực tế, hành động của Pháp trái hẳn với lẽ phải trên. Sử dụng hình ảnh, biện pháp tu từ, ngôn ngữ mạch lạc, dễ hiểu.

Câu 2. Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu:

Sự thực là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa. Khi Nhật hàng Đồng minh thì nhân dân cả nước ta đã nổi dậy giành chính quyền, lập nên nước Việt Nam Cộng hòa Dân chủ.

Sự thực là dân ta đã lấy lại nước Việt Nam tự tay Nhật, chứ không phải tự tay Pháp.

(Hồ Chí Minh, Tuyên ngôn Độc lập)

a. Tác giả muốn phủ định, đồng thời khẳng định điều gì trong đoạn văn?

b. Xuất phát từ nội dung thực hành tiếng Việt của bài học, hãy xác định từ khóa của đoạn văn và cho biết vì sao bạn lại xác định như vậy.

Hướng dẫn giải:

a.

- Điều tác giả muốn phủ định: Việt Nam đã trở thành thuộc địa của Nhật

- Điều tác giả muốn khẳng định: nhân dân Việt Nam đã giành độc lập từ tay Nhật không phải từ tay Pháp.

b. Từ khóa: “sự thực”, “không phải”, vì các từ trên có tính gợi mở nội dung hướng tới.

Câu 3. Liệt kê những danh từ, cụm danh từ, đại từ đã được Hồ Chí Minh sử dụng trong Tuyên ngôn Độc lập để chỉ thực dân Pháp. Từ ngữ nào được sử dụng nhiều nhất? Điều đó đã làm tăng tính phủ định của một số luận điểm trong văn bản như thế nào?

Hướng dẫn giải:

- Những danh từ, cụm danh từ, đại từ đã được Hồ Chí Minh sử dụng trong Tuyên ngôn Độc lập để chỉ thực dân Pháp: bọn, chúng, Pháp, người Pháp.

- Trong các từ ngữ đã nêu, từ “chúng” được sử dụng nhiều lần nhất, góp phần tăng tính phủ định của một số luận điểm trong văn bản.

Câu 4. Lập bảng tổng hợp các từ ngữ thể hiện ý nghĩa khẳng định và phủ định được dùng trong Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh. Nhận xét về hiệu quả biểu đạt của lớp (nhóm) từ ngữ này trong văn bản.

Hướng dẫn giải:

Những từ ngữ thể hiện ý nghĩa khẳng định

Những từ ngữ thể hiện ý nghĩa phủ định

tất cả, mọi người, toàn dân Việt Nam, không ai có thể, không thể không, luôn luôn, sự thực là,...

không, không phải, tuyệt đối, không, trái hẳn, trái lại…

Câu 5. Đọc lại ba văn bản ở Bài 3: Nhìn về vốn văn hóa dân tộc, năng lực sáng tạo, mấy ý nghĩ về thơ và tìm dẫn chứng cho thấy các tác giả đã sử dụng một số biện pháp phù hợp nhằm làm tăng tính khẳng định, phủ định của văn bản.

Chia sẻ bởi: 👨 Tiểu Thu
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

Sắp xếp theo
👨
    Xem thêm
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm