Soạn bài Trở về Kết nối tri thức Ngữ văn lớp 12 trang 96 sách Kết nối tri thức tập 2
Eballsviet.com sẽ cung cấp tài liệu tham khảo Soạn văn 12: Trở về , cung cấp kiến thức hữu ích.

Nội dung chi tiết của tài liệu được đăng tải ngay sau đây. Mời bạn đọc cùng tham khảo để chuẩn bị bài.
Soạn văn 12: Trở về
Soạn bài Trở về
Trước khi đọc
Câu 1. Bạn từng đọc một cuốn sách hay xem một bộ phim mà trong đó nhân vật chính phải trả qua một cuộc hành trình tưởng chừng vượt quá sức mình chưa? Chia sẻ cảm nhận của bạn về chặng cuối trong cuộc hành trình đó.
Hướng dẫn giải:
Những cuốn sách hoặc bộ phim như như: Chúa tể của những chiếc nhẫn ( J. R. R. Tolkien) , Cuộc đời của Pi ( Yann Martel),...
Câu 2. Nhan đề “Trở về” gợi cho bạn những suy nghĩ hay liên tưởng gì?
Hướng dẫn giải:
Suy nghĩ, liên tưởng: nhân vân trong truyện vừa kết thúc một hành trình, đang trở về,...
Đọc văn bản
Câu 1. Không gian và thời gian khi ông lão trở về bến cảng được miêu tả như thế nào?
Hướng dẫn giải:
- Không gian: gió và sóng biển; tối tăm và vắng vẻ
- Thời gian: vào đêm khuya
Câu 2. Lời nói và hành động của các ngư dân cho biết điều gì về cảm nhận của họ trước bộ xương con cá kiếm?
Hướng dẫn giải:
Cảm nhận: ngạc nhiên, thán phục
Câu 3. Những hình ảnh được sử dụng trong đoạn kết của văn bản có gì đặc biệt?
Hướng dẫn giải:
Gợi liên tưởng về một hành trình mới sắp xảy ra.
Sau khi đọc
Câu 1. Theo bạn, đoạn trích Trở về có thể được chia làm mấy phần? Các phần có liên hệ với nhau như thế nào?
Hướng dẫn giải:
Đoạn trích có thể chia làm 3 phần, các phần có nội dung tiếp nối, liên quan đến nhau:
- Phần 1. Từ đầu đến “thằng bé nói”: ông lão trở về đất liền sau những ngày lênh đênh trên biển
- Phần 2. Tiếp theo đến “tiếp tục khóc”: cuộc trò chuyện giữa ông lão và Ma-nô-lin.
- Phần 3. Còn lại: phản ứng của mọi người khi nhìn thấy bộ xương cá kiếm.
Câu 2. Cuộc đối thoại giữa Xan-ti-a-gô và Ma-nô-lin trong đoạn trích là cuộc đối thoại dài nhất trong tác phẩm Ông già và biển cả. Nội dung và hình thức cuộc đối thoại cho ta biết những gì về quan hệ giữa hai nhân vật?
Hướng dẫn giải:
Quan hệ giữa hai nhân vật: hai người bạn, đồng thời là hai thầy trò gắn bó khăng khít, cùng chia sẻ sở thích và đam mê, có cùng lí tưởng sống, bất chấp sự chênh lệch tuổi tác, không có quan hệ ruột thịt
Câu 3. Nêu diễn biến tâm lí của nhân vật Xan-ti-a-gô trong đoạn trích.
Hướng dẫn giải:
- Ban đầu: cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức và vô cùng thất vọng
- Khi gặp Ma-nô-lin: tìm kiếm được sự an ủi, đồng cảm
- Nhớ lại chiến công: tự hào, kiêu hãnh kể lại cho Ma-nô-lin
- Sau cuộc trò chuyện: buồn ngủ, cảm thấy bình yên.
Câu 4. Trong đoạn trích, tác giả đã miêu tả hành động “khóc” của Ma-nô-lin bao nhiêu lần? Hãy lí giải về hành động này của nhân vật.
Hướng dẫn giải:
Trong đoạn trích, tác giả đã miêu tả hai lần hành động “khóc” của Ma-nô-lin 2 lần::
- Lần 1: vui mừng vì ông lão đã trở về an toàn
- Lần 2: sau khi nghe xong câu chuyện của ông lão, cảm thấy tự hào về ông lão
Câu 5. Trước bộ xương của con cá kiếm, các nhân vật Ma-nô-lin, nhóm ngư dân, chủ khách sạn và hai du khách đã có thái độ khác nhau như thế nào?
Hướng dẫn giải:
- Ma-nô-lin: thán phục trước kích thước khổng lồ của bộ xương cá kiếm, học hỏi được bài học quý giá từ ông lão Xan-ti-a-gô
- Nhóm ngư dân: ngạc nhiên trước kích thước của bộ xương cá kiếm, thán phục lòng dũng cảm và kĩ năng đánh bắt cá của ông lão Xan-ti-a-gô
- Chủ khách sạn: thờ ơ trước bộ xương cá kiếm, chỉ quan tâm đến việc kiếm tiền
- Hai du khách: hiếu kì trước bộ xương cá kiếm, hoài nghi khi nghe câu chuyện về ông lão Xan-ti-a-gô
Câu 6. Nêu đặc điểm của ngôn ngữ kể chuyện và ngôn ngữ đối thoại trong đoạn trích (chú ý liên hệ với “nguyên lí tảng băng trôi” của Hê-minh-uê).
Hướng dẫn giải:
- Ngôn ngữ kể chuyện: giản dị, mộc mạc
- Ngôn ngữ đối thoại: tự nhiên, chân thực
- Liên hệ với “nguyên lí tảng băng trôi” của Hê-minh-uê: ngôn ngữ hàm súc, giàu ẩn ý
Câu 7. Theo bạn, đoạn kết truyện có thể gợi mở những ý nghĩa và liên tưởng gì?
Hướng dẫn giải:
Đoạn kết truyện có thể gợi mở những ý nghĩa và liên tưởng về:
- Vòng luân hồi của cuộc sống.
- Sức mạnh và ý chí kiên cường của con người.
- Niềm tin vào tương lai.
Câu 8. Chuyến đi của Xan-ti-a-gô có phải là một chuyến đi thất bại hay không? Tại sao? Nếu coi nhân vật Xan-ti-a-gô là một biểu tượng, thì theo bạn, đó là biểu tượng của điều gì?
Hướng dẫn giải:
- Chuyến đi của Xan-ti-a-gô không phải là một chuyến đi thất bại vì ông lão đã vượt qua được chính minh, chinh phục được con cá kiếm dù sau cùng con cá kiếm đã bị cá mập ăn thịt, chỉ còn lại bộ xương.
- Xan-ti-a-gô là một biểu tượng của lòng dũng cảm, ý chí kiên cường, cũng như niềm tin vào cuộc sống
Kết nối đọc - viết
Trong tiểu thuyết Ông già và biển cả, khi miêu tả nhân vật Xan-ti-a-gô một mình giữa biển khơi, Hê-minh-uê đã viết: “Ông lão biết rằng không ai phải cô đơn nơi biển cả”. Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) chia sẻ cảm nhận của bạn về điều này sau này khi đọc đoạn trích Trở về.
Hướng dẫn giải:
- Dung lượng: 150 chữ
- Nội dung: chia sẻ cảm nhận về nhận định của Hê-minh-uê: “Ông lão biết rằng không ai phải cô đơn nơi biển cả”
Chọn file cần tải:
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:
