Soạn bài Hải khẩu linh từ Kết nối tri thức Ngữ văn lớp 12 trang 94 sách Kết nối tri thức tập 1
Eballsviet.com sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 12: Hải khẩu linh từ, bao gồm những kiến thức về tác phẩm này.
Nội dung chi tiết của tài liệu được đăng tải ngay sau đây. Mời bạn đọc cùng tham khảo để chuẩn bị bài.
Soạn văn 12: Hải khẩu linh từ
Soạn bài Hải khẩu linh từ
Trước khi đọc
Câu 1. Hãy chia sẻ cảm nhận về một số truyện dân gian có yếu tố kì ảo mà bạn từng đọc.
Hướng dẫn giải:
- Ví dụ như: Thạch Sanh, Thánh Gióng, Sơn Tinh - Thủy Tinh
- Chia sẻ cảm nhận: truyện hấp dẫn, thú vị,...
Câu 2. Kể tên một số truyện truyền kì có yếu tố kì ảo mà bạn biết. Bạn có ấn tượng với tác phẩm nào nhất? Vì sao?
Hướng dẫn giải:
Ví dụ: Lan Trì Kiến văn lục (Vũ Trinh), Truyền kì mạn lục (Nguyễn Dữ),...
Tác phẩm ấn tượng nhất là Truyền kì mạn lục (Nguyễn Dữ), vì tác phẩm có nhiều câu chuyện hấp dẫn, giàu ý nghĩa.
Đọc văn bản
Câu 1. Giới thiệu lai lịch, chân dung nhân vật chính.
Hướng dẫn giải:
- Lai lịch: Nguyễn Cơ - cung phi triều Trần là con gái nhà quan, tiểu tự là Bích Châu.
- Chân dung: tính tình đứng đắn, dung nhan tươi tắn, thông hiểu âm luật
Câu 2. Những chi tiết gợi sự linh thiêng, huyền bí có tác động như thế nào tới cảm xúc của bạn?
Hướng dẫn giải:
Những chi tiết gợi sự linh thiêng, huyền bí gợi sự tò mò, muốn khám phá cũng như gây ấn tượng mạnh mẽ.
Câu 3. Dự đoán về hành động, ứng xử của nhân vật Bích Châu.
Hướng dẫn giải:
Dự đoán: Bích Châu nguyện chết để giúp nhà vua.
Câu 4. Dự đoán về diễn biến câu chuyện.
Hướng dẫn giải:
Dự đoán: ngôi miếu bị phá hủy
Sau khi đọc
Câu 1. Lập bảng hệ thống các sự kiện, nhân vật, chi tiết ,… có tính chất linh thiêng, kì ảo xuất hiện trong văn bản.
Hướng dẫn giải:
STT | Sự kiện, nhân vật, chi tiết,... | Tính chất linh thiêng, kì ảo |
1 | Thần miếu ở phía trước rất hiển linh, nếu đến đó bái lễ sẽ được thuận buồm xuôi gió | Nhà vua không nghe lời can gián, quyết khởi binh Quan quân tới địa giới Kỳ Hoa, gặp các bô lão |
2 | Bích Châu ngửa mặt lên xem tượng trời, thấy một đám mây đen | Lúc gần nửa đêm nơi bãi vắng trên đất Kỳ Hoa |
3 | Giấc mơ của vua Trần Duệ Tông | Bích Châu báo mộng việc vua Chiêm Thành xâm lược |
4 | Quảng Lợi vương | Giúp vua đánh quân Chiêm Thành |
5 | Bích Châu hiện về trò chuyện với vua | Bích Châu được minh oan |
Câu 2. Thông qua lời can gián, suy nghĩ và hành động của nàng Bích Châu, bạn có nhận xét gì về phẩm chất, đức tính của mẫu hình người phụ nữ mà tác giả xây dựng trong truyện.
Hướng dẫn giải:
- Khi nhà vua muốn dấy binh thảo phạt Chiêm Thành đang quấy phá bờ cõi, Bích Châu dâng biểu can gián, khuyên vua nên rộng lượng, dừng việc binh đao để dân chúng được yên vui. Điều này cho thấy Bích Châu là con người cương trực, bao dung và yêu thương dân chúng, ghét chiến tranh, biết suy nghĩ đến gốc rễ quốc gia, lo lắng cho đất nước
- Trong tình thế cấp bách (Giao thần buộc nhà vua cống nạp phi tần), Bích Châu không so đo tính toàn mà tự nguyện gieo mình xuống biển,... Hành động cho thấy nàng là người quyết liệt, vì an nguy đất nước mà sẵn sàng hy sinh
=> Bích Châu là người phụ nữ có phẩm chất tốt đẹp: trung trinh, kiên định, có trí tuệ sắc sảo, tinh thần trượng nghĩa,...
Câu 3. Sự đan xen giữa yếu tố lịch sử và yếu tố kì ảo trong câu chuyện đã đóng vai trò như thế nào trong việc thể hiện thông điệp của tác phẩm?
Hướng dẫn giải:
- Sự đan xen giữa yếu tố lịch sử và yếu tố kì ảo trong câu chuyện được tổ chức ở nhiều lớp, nhiều tầng bậc và khía cạnh: cốt lõi là sự thật lịch sử, gắn liền với các chi tiết, nhân vật, sự kiện kì ảo xuất hiện từ đầu đến cuối thiên truyện.
- Sự đan xen giữa yếu tố lịch sử và yếu tố kì ảo trong câu chuyện giúp thể hiện nội dung tư tưởng, chủ đề của truyện được trọn vẹn và hấp dẫn.
Câu 4. Trong các chi tiết, sự việc kì ảo trong Đền thiêng cửa bể, theo bạn, chi tiết hoặc sự việc nào hấp dẫn hơn cả? Vì sao?
Hướng dẫn giải:
- Chi tiết nàng Bích Châu hiển linh giáng trần sau khi u hồn được tế độ, nàng trò chuyện với nhà vua về hai câu kết bài thơ nhà vua ngự đề ở ngôi miếu thờ.
- Nguyên nhân: cho thấy được Bích Châu vẫn nghĩ đến ân nghĩa vua tôi, chồng vợ; nàng đáng được cơ ngợi, truyền tục.
Câu 5. Nêu suy nghĩ của bạn về quan điểm hiện thực của tác giả thể hiện qua:
a. Việc miêu tả “bộ máy nhà nước” của Quảng Lợi vương.
b. Nội dung hai bức thư trao đổi của vua Lê Thánh Tông và Quảng Lợi vương
Hướng dẫn giải:
a. Đề cao vương đạo, phép nước theo tinh thần Nho giáo
b. Coi trọng sự ổn định xã hội, tính tôn ti trật tự của thiết chế nhà nước, đề cao phẩm cách cá nhân, đạo lí làm người
Câu 6. Trình bày nhận xét về nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ đối thoại trong văn bản.
- Ngôn ngữ đối thoại chiếm ưu thế.
- Lời thoại được sử dụng nhuần nhuyễn, tự nhiên
Câu 7. Bình luận về chi tiết nàng Bích Châu hiển linh giúp vua thắng trận và việc nàng được lập đền thờ.
- Chi tiết nàng Bích Châu hiển linh giúp vua thắng trận phản ánh niềm tin vào sức mạnh tâm linh của con người Việt Nam trong thời kỳ phong kiến.
- Việc nàng được lập đền thờ thể hiện lòng biết ơn, kính trọng của nhân dân với con người có công với đất nước.
Kết nối đọc - viết
Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) nêu cảm nhận của bạn về hình tượng nhân vật Bích Châu trong tác phẩm.
Gợi ý:
Trong Hải khẩu linh từ, tôi ấn tượng nhất với nhân vật Bích Châu. Nhân vật này được xây dựng hiện lên xinh đẹp và dịu dàng. Nàng còn được tôn vinh như một vị thần linh cao quý, biểu tượng của lòng yêu nước và tinh thần dũng cảm. Bích Châu đã sẵn sàng hi sinh bản thân để bảo vệ đất nước. Sau khi qua đời, nàng trở thành một vị thần linh linh thiêng, luôn âm thầm hỗ trợ và bảo vệ vua chúa và nhân dân trong cuộc chiến chống giặc. Hình tượng Bích Châu được xây dựng nhằm thể hiện niềm tin vào sức mạnh siêu nhiên, cũng như lòng yêu nước sâu sắc. Có thể nói rằng, Bích Châu là biểu tượng đẹp đẽ và mang giá trị nhân văn sâu sắc, đại diện cho tinh thần yêu nước và dũng cảm của dân tộc.