Soạn bài Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu Kết nối tri thức Ngữ văn lớp 12 trang 21 sách Kết nối tri thức tập 2

Eballsviet.com sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 12: Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu, hướng dẫn trả lời câu hỏi trong SGK.

Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu
Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu

Nội dung chi tiết của tài liệu được đăng tải ngay sau đây. Mời bạn đọc cùng tham khảo để chuẩn bị bài.

Soạn bài Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu

Câu 1. Bạn hiểu thế nào là trò lố? Trước một trò lố, người ta thường có những phản ứng như thế nào?

Hướng dẫn giải:

- Trò lố: hành động, cử chỉ lố bịch, kệch cỡm

- Phản ứng: coi thường, phê phán

Câu 2. Bạn đã biết gì về Phan Bội Châu và sự kính trọng mà nhân dân ta dành cho ông?

Hướng dẫn giải:

- Phan Bội Châu (1867- 1940), tên thuở nhỏ là Phan Văn San, tên hiệu là Sào Nam.

- Quê quán: Làng Đan Nhiễm (nay là xã Nam Hòa, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An).

- Phan Bội Châu là một nhà yêu nước, nhà cách mạng lớn nhất của dân tộc ta trong vòng 20 năm đầu thế kỉ XX.

- Những tác phẩm tiêu biểu: Sào Nam thi tập, Văn tế Phan Châu Trinh, Phan Bội Châu niên biểu...

Đọc văn bản

Câu 1. Đoạn mở đầu có gì đặc biệt? Chú ý những biểu hiện của sự trào lộng trong ngôn ngữ trần thuật.

Hướng dẫn giải:

Giới thiệu nhân vật độc đáo, giọng điệu mỉa mai

Câu 2. Có gì đặc biệt trong cách tác giả diễn tả thái độ của dân chúng?

Hướng dẫn giải:

Miêu tả gián tiếp qua hành động, cảnh vật

Câu 3. Cách dẫn dắt sự theo dõi của độc giả ở đây có điểm gì đáng chú ý?

Hướng dẫn giải:

Cốt truyện hấp dẫn, mở đầu ấn tượng,...

Sau khi đọc

Câu 1. Truyện ngắn những trò lố của Va-ren và Phan Bội Châu ra đời trong hoàn cảnh đặc biệt như thế nào?

Hướng dẫn giải:

- Năm 1925, Phan Bội Châu bị thực dân Pháp bắt cóc tại Thượng Hải, sau đó đưa về Việt Nam xét xử.

- Sự kiện này làm dấy lên phong trào đòi thả Phan Bội Châu trong cả nước, gây sức ép cho Chính phủ bảo hộ của Pháp ở Đông Dương.

Câu 2. Tác phẩm được chia thành năm phần rõ rệt. Hãy khái quát nội dung của từng phần.

Hướng dẫn giải:

- Phần 1. Từ đầu đến “giam trong tử”: lời mở đầu

- Phần 2. Tiếp theo đến “vẫn nằm tù”: toàn quyền Va-ren và dân chúng.

- Phần 3. Từ “Từ Sài Gòn" đến “vẫn nằm tù”: toàn quyền Va-ren và triều đình An Nam.

- Phần 4. Tiếp theo đến “hiểu Phan Bội Châu”: toàn quyền Va-ren và Phan Bội Châu.

- Phần 5. Còn lại: lời kể của nhân chứng.

Câu 3. Cảm hứng trào lộng được thể hiện ở những phương diện nào của tác phẩm?

Hướng dẫn giải:

Cảm hứng trào lộng được thể hiện ở những phương diện: nhan đề, xây dựng tình huống, xây dựng nhân vật, ngôn ngữ, giọng điệu

Câu 4. Tìm những chi tiết làm rõ sự tương phản giữa hai nhân vật Va-ren và Phan Bội Châu. Sự tương phản đó được thể hiện trên những bình diện nào?

Hướng dẫn giải:

Bình diện

Va-ren

Phan Bội Châu

Ngoại hình

“vẻ mặt vênh vang, ra vẻ quan trọng”, “bộ mặt béo bở, phè phỡn”

“ông già tù”, “gầy gò, xanh xao”

Hành động

“dòm ngó” Phan Bội Châu như “con mắt cú vọ”, “nửa chính thức hứa sẽ chăm sóc vụ Phan Bội Châu”

“vẫn ung dung, tự tại”

Lời nói

“Tôi đem tự do đến cho ông đây”, “Tôi sẽ trả tự do cho ông”

=> gian dối, xảo trá

im lặng

Thái độ

lố bịch, giả dối, độc ác

bất khuất, hiên ngang, phớt lờ Va-ren

Câu 5. Câu chuyện tưởng tượng về việc Va-ren sang Việt Nam nhậm chức và gặp Phan Bội Châu được kể từ những điểm nhìn nào?

Hướng dẫn giải:

Câu chuyện tưởng tượng về việc Va-ren sang Việt Nam nhậm chức và gặp Phan Bội Châu được kể từ những điểm nhìn của Va-ren và điểm nhìn của Phan Bội Châu.

Câu 6. Nêu cảm nhận của bạn về ngôn ngữ, giọng điệu của tác phẩm.

Hướng dẫn giải:

  • Ngôn ngữ: mộc mạc, sử dụng nhiều từ ngữ bình dân, nhưng cũng rất sắc sảo,...
  • Giọng điệu: linh hoạt, khi thì mỉa mai châm biếm, khi thì trang trọng, nghiêm túc

Câu 7. Phần kết thúc của tác phẩm có điểm gì đáng chú ý? Theo bạn, còn có những phương án kết thúc nào khác có thể nghĩ đến (xét theo góc nhìn của người sáng tác)

Hướng dẫn giải:

- Phần kết thúc của tác phẩm có điểm đáng chú ý: Va-ren “chỉ biết im lặng” trước thái độ của Phan Bội Châu, cho thấy sự bất lực, thất bại của thực dân Pháp và nhằm tôn vinh khí phách hiên ngang, bất khuất của Phan Bội Châu

- Theo bạn, còn có những phương án kết thúc nào khác có thể nghĩ đến: Phan Bội Châu được thả tự do,...

Câu 8. Qua tác phẩm này, bạn có suy nghĩ gì về tài năng văn chương của Nguyễn Ái Quốc?

Hướng dẫn giải:

Tài năng văn chương của Nguyễn Ái Quốc: có khả năng quan sát và miêu tả sinh động, đồng thời xây dựng nhân vật độc đáo, cũng như sử dụng ngôn ngữ,...

Kết nối đọc - viết

Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày cảm nhận, suy nghĩ của bạn về một thủ pháp trào lộng đã được tác giả sử dụng hoặc đoạn kết của tác phẩm những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu.

Hướng dẫn giải:

- Nêu ra thủ pháp trào lộng được tác giả sử dụng hoặc đoạn kết của tác phẩm những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu

- Suy nghĩ, đánh giá: hiểu thêm về ý nghĩa, thông điệp;....

Chia sẻ bởi: 👨 Tiểu Thu
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm