Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 78 Kết nối tri thức Ngữ văn lớp 12 trang 78 sách Kết nối tri thức tập 1
Trong chương trình Ngữ văn lớp 12, học sinh sẽ được hướng dẫn tìm hiểu về các lỗi trong câu văn.
Eballsviet.com sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 12: Thực hành tiếng Việt trang 78, hướng dẫn giải bài tập trong SGK.
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 78
Câu 1. Chỉ ra lỗi logic trong các câu sau và sửa lại:
a. Là nhà thơ mới nhất trong các nhà Thơ mới, Vội vàng của Xuân Diệu như một bản tuyên ngôn về cách sống của cái tôi cá nhân.
b. Sử dụng điện gió vừa bảo vệ được môi trường, vừa không tốn nhiên liệu như nhà máy nhiệt điện.
c. Loan không thích nghệ thuật, vì cô ấy không biết làm thơ.
Hướng dẫn giải:
a.
- Câu văn nêu hai thông tin thuộc hai bình diện khác nhau: tác giả (Xuân Diệu) và tác phẩm (Vội vàng)
- Cách sửa: Là nhà thơ mới nhất trong các nhà Thơ mới, Xuân Diệu luôn đưa ra những tuyên ngôn bằng thơ bằng cách sống của cái tôi cá nhân.
b.
- “điện gió” không sử dụng nhiên liệu nên không thể nói “vừa không tốn nhiên liệu”
- Cách sửa: Sử dụng điện gió bảo vệ được môi trường, vì không tốn nhiên liệu như nhà máy nhiệt điện.
c.
- Nguyên nhân “không biết làm thơ” dẫn đến việc Loan “không thích nghệ thuật” là không đúng, vì nghệ thuật có nhiều loại hình, ngoài thơ.
- Cách sửa: Loan không biết làm thơ, và cô ấy cũng không thích nghệ thuật.
Câu 2. Trong các câu sau, có câu mắc lỗi về ngữ pháp, có câu mắc lỗi về logic. Hãy phân tích loại lỗi của từng câu và sửa lại.
a. Không chỉ say mê làm thơ, ông tôi còn rất thích sáng tác bằng thể thơ lục bát và song thất lục bát.
b. Ăn nhiều rau quả vừa tốt cho sức khỏe lại vừa giảm nguy cơ mắc một số bệnh.
c. Hoàng Phủ Ngọc Tường – một cây bút viết kí được Nguyễn Tuân đánh giá rất cao.
d. Bên cạnh từ đơn và từ ghép, tiếng Việt còn có bộ phận từ Hán Việt.
Hướng dẫn giải:
a.
- Cách dùng cặp từ nối “Không chỉ… còn” không phù hợp với nội dung
- Cách sửa: Ông tôi rất thích làm thơ, nhất là thơ lục bát và song thất lục bát.
b.
- Cách dùng cặp từ nối “vừa… vừa” không phù hợp với quan hệ
- Cách sửa: Ăn nhiều rau quả tốt cho sức khỏe vì giảm nguy cơ mắc một số bệnh.
c.
- Hoàng Phủ Ngọc Tường là danh từ riêng, còn “một cây bút viết kí được Nguyễn Tuân đánh giá rất cao” là thành phần chú thích, câu văn thiếu vị ngữ.
- Cách sửa: Hoàng Phủ Ngọc Tường là một cây bút viết kí được Nguyễn Tuân đánh giá rất cao.
d.
- “từ đơn và từ ghép” là phân loại theo cấu tạo, “từ Hán Việt” là phân loại theo nguồn gốc, cách dùng cặp từ nói “Bên cạnh…. còn” không phù hợp.
- Cách sửa: Về nguồn gốc, từ đơn và từ ghép đều có thể thể là từ Hán Việt.
Câu 3. Chỉ ra lỗi câu mơ hồ trong những trường hợp sau và sửa lại:
a. Các cảnh sát truy tìm tên tội phạm không để lại dấu vết.
b. Trong vườn hoa cúc nở rộ rực một màu vàng.
c. Bầu trời in xuống dòng sông xanh ngắt một màu.
d. Doanh nghiệp làm ăn có lãi rất nhiều.
Hướng dẫn giải:
a.
- “không để lại dấu vết” có thể là đối tượng “cảnh sát” hoặc “tên tội phạm”
- Cách sửa: các cảnh sát nỗ lực truy tìm tên tội phạm dù hắn không để lại dấu vết.
b.
- Câu văn chưa rõ nghĩa
- Cách sửa:
- Trong vườn, hoa cúc nở rộ rực một màu vàng.
- Trong vườn hoa, cúc nở rộ rực một màu vàng.
c.
- Câu văn chưa rõ nghĩa
- Cách sửa:
- Bầu trời in xuống, dòng sông xanh ngắt một màu.
- Bầu trời in xuống dòng sông, xanh ngắt một màu.
d.
- Câu văn chưa rõ nghĩa
- Cách sửa:
- Nhiều doanh nghiệp làm ăn có lãi
- Doanh nghiệp làm ăn có lãi lớn
Câu 4. Từng trường hợp sau đây có thể được hiểu theo những cách khác nhau như thế nào? Các trường hợp đó có mắc lỗi câu mơ hồ hay không? Vì sao?
a.
Anh mang tình em đi
Qua những đèo lẻ nắng
Những dòng sông trưa không đò
Những đường mưa ngẩn trăng
(Lê Đạt, Sáng soi)
b.
Giọt nước mắt vầng trăng
Long lanh trong đáy giếng
(Thanh Thảo, Đàn ghi-ta của Lor-ca)
c.
Đất đá ong khô nhiều suối lệ
Em đã bao ngày lệ chứa chan?
(Quang Dũng, Mắt người Sơn Tây)
Hướng dẫn giải:
Các câu trên được hiểu theo cách cách khác nhau, tùy theo cách ngắt nhịp. Đây không phải là mắc lỗi mà là dụng ý nghệ thuật của tác giả.
Link Download chính thức:
Các phiên bản khác và liên quan:
Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Luật giáo dục ôn thi công chức
-
Văn mẫu lớp 12: Nghị luận về vấn đề bảo vệ chủ quyền biển đảo (2 Dàn ý + 14 mẫu)
-
Soạn bài Lượm - Cánh Diều 6 - Ngữ văn lớp 6 trang 32 sách Cánh Diều tập 2
-
Văn mẫu lớp 11: Phân tích tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ Tự tình 2
-
Toán 6 Bài tập cuối chương VI - Kết nối tri thức với cuộc sống
-
Kế hoạch dạy học môn Toán 5 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
-
Văn mẫu lớp 11: Phân tích một đoạn trích tự chọn trong tác phẩm Truyện Kiều
-
Đáp án trắc nghiệm Mô đun 9 môn Hoạt động trải nghiệm Tiểu học
-
Soạn bài Sao băng Cánh diều - Ngữ văn lớp 8 trang 60 sách Cánh diều tập 1
-
Thuyết minh về chùa Yên Tử (Dàn ý + 5 mẫu)
Mới nhất trong tuần
-
Soạn bài Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu Kết nối tri thức
100+ -
Soạn bài Mộ, Nguyên tiêu Kết nối tri thức
100+ -
Soạn bài Tuyên ngôn Độc lập Kết nối tri thức
100+ -
Soạn bài Tác gia Hồ Chí Minh Kết nối tri thức
100+ -
Soạn bài Giấu của Kết nối tri thức
100+ -
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 114 Kết nối tri thức
100+ -
Soạn bài Nhân vật quan trọng Kết nối tri thức
100+ -
Soạn bài Thực hành đọc: Cảm hứng và sáng tạo Kết nối tri thức
100+ -
Soạn bài Muối của rừng Kết nối tri thức
100+ -
Soạn bài Thuyết trình về một vấn đề liên quan đến tuổi trẻ Kết nối tri thức
100+