Soạn bài Mộ, Nguyên tiêu Kết nối tri thức Ngữ văn lớp 12 trang 18 sách Kết nối tri thức tập 2

Eballsviet.com sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 12: Mộ, Nguyên tiêu, hướng dẫn trả lời câu hỏi trong SGK.

Soạn bài Mộ, Nguyên tiêu
Soạn bài Mộ, Nguyên tiêu

Nội dung chi tiết của tài liệu được đăng tải ngay sau đây. Mời bạn đọc cùng tham khảo để chuẩn bị bài.

Soạn bài Mộ, Nguyên tiêu

Trước khi đọc

Câu 1. Theo trải nghiệm và vốn văn học của bạn, những thời điểm như buổi bình minh, lúc hoàng hôn, đêm trăng rằm,… có vị trí như thế nào trong cảm hứng sáng tạo của các nhà thơ xưa và nay?

Hướng dẫn giải:

Những thời điểm như buổi bình minh, lúc hoàng hôn, đêm trăng rằm,… là nguồn cảm hứng sáng tạo của các nhà thơ xưa và này.

Câu 2. Hãy cho biết hình dung của bạn về nội dung sáng tác của những nhà thơ vốn lấy lí tưởng cách mạng làm lẽ sống.

Hướng dẫn giải:

Hình dung: tác phẩm của những nhà thơ sẽ hướng về ca ngợi lí tưởng cách mạng,….

Sau khi đọc

Câu 1. Nhận xét về nghệ thuật miêu tả thiên nhiên (hình ảnh, bút pháp,…) trong hai câu thơ đầu của mỗi bài thơ.

Hướng dẫn giải:

- Mộ: hình ảnh tượng trưng, bút pháp cổ điển

- Nguyên tiêu: hình ảnh thiên nhiên giản dị, gần gũi, bút pháp lãng mạn

Câu 2. Dựa vào hoàn cảnh sáng tác của mỗi tác phẩm, hãy chỉ ra tác động của thời điểm chiều tối và đêm trăng rằm tháng Giêng đến cảm xúc và tâm trạng của nhà thơ trong mỗi bài.

Hướng dẫn giải:

- Mộ: bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh Hồ Chí Minh bắt giam, trên đường chuyển lao từ Tĩnh Tây đến Thiên Bảo; thời điểm chiều tối gợi sự đoàn tụ, sum họp nên càng làm tăng nỗi nhớ quê hương, đất nước của nhà thơ

- Nguyên tiêu: bài thơ được Bác Hồ sáng tác khi còn ở chiến khu Việt Bắc, trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 - 1954), sau khi bàn bạc việc quân, trong đêm rằm tháng Giêng, Hồ Chí Minh bắt gặp hình ảnh ánh trăng lồng lộng và làm thơ, từ đó thấy được tâm hồn lạc quan, yêu đời của nhà thơ.

Câu 3. Trong hai bài thơ Mộ và Nguyên tiêu, sự vận động của thời gian, của hình tượng thơ được tác giả thể hiện như thế nào? Bạn có cảm nhận gì về cách nhìn của tác giả đối với chiều hướng phát triển của sự vật?

Hướng dẫn giải:

Cả hai bài thơ đều thể hiện sự thay đổi từ ban ngày sang đêm, từ cảm giác cô đơn đến niềm tin và sức sống. Tác giả sử dụng thiên nhiên để thể hiện tâm trạng và suy nghĩ của mình, phản ánh tầm nhìn lạc quan về tương lai, ngay cả trong hoàn cảnh khó khăn

Câu 4. Cả hai bài thơ đều có bút pháp hội họa đặc sắc. Bạn có đồng ý với ý kiến nhận xét này không? Vì sao?

Hướng dẫn giải:

Đồng ý, vì Hồ Chí Minh đã khắc họa bức tranh thiên nhiên sinh động, độc đáo.

Câu 5. Đối chiếu các bản dịch thơ với nguyên văn của mỗi bài thơ (thông qua các bản dịch nghĩa), từ đó chỉ ra những chỗ các bản dịch thơ có thể chưa diễn đạt hết sắc thái và ý nghĩa của nguyên văn.

Hướng dẫn giải:

* Mộ:

- Câu thơ thứ 2:

  • Nguyên tác là “cô vân” nhưng bản dịch là “chòm mây”: không diễn tả được sự cô độc, lẻ loi.
  • Nguyên tác “mạn mạn” nhưng bản dịch “nhẹ”: không diễn tả được chuyển động lững lờ, chậm rãi của đám mây.

- Câu thơ thứ 3:

  • Nguyên tác là “Sơn thôn thiếu nữ” nhưng bản dịch “cô em xóm núi” mất đi sự trang trọng
  • Bản dịch thơ thừa chữ “tối”: Làm mất sự kín đáo, hàm súc của ý thơ.

* Nguyên tiêu:

- Câu 1: bản phiên âm nhấn mạnh vào thời điểm và hình ảnh vầng trăng đạt đến độ tròn đầy (chính: vừa đúng, vừa khớp; viên: tròn trịa, viên mãn); còn bản dịch chỉ nhấn mạnh vẻ đẹp của ảnh sáng, màu sắc bên ngoài

- Câu 2: bản phiên âm từ “xuân” được lặp lại ba lần, với dụng ý nhấn mạnh vẻ xuân - sắc xuân - sức xuân của sông - nước - bầu trời; từ “tiếp” biểu thị sự vận động nối liền - từ cận cảnh đến viễn cảnh; bản dịch chưa thể hiện rõ

- Câu 3: ở bản dịch cụm từ “giữa dòng” chưa biểu đạt được ý nghĩa của cụm từ yên ba thâm xứ (nơi khói sóng heo hút tĩnh lặng)

- Câu 4: ở bản phiên âm nhấn mạnh động thái căng tràn xuống làm đầy ăm ắm con thuyền bàn việc quân; còn bản dịch nhấn mạnh vẻ đẹp đầy tính nhạc (trăng ngân)

Câu 6. Bức tranh về cuộc sống con người được miêu tả ở hai câu sau bài thơ Mộ gợi cho bạn cảm nhận gì về tâm trạng và đời sống tâm hồn của người tù – nhà thơ?

Hướng dẫn giải:

Bức tranh về cuộc sống con người được miêu tả ở hai câu sau bài thơ Mộ gợi cảm nhận: tâm hồn đẹp đẽ, tinh thần lạc quan

Câu 7. Hình ảnh ánh trăng đầy thuyền trong hai câu sau bài thơ Nguyên tiêu có thể đưa đến những suy nghĩ gì về mối tương quan giữa người chiến sĩ và người nghệ sĩ ở nhân vật trữ tình?

Hướng dẫn giải:

Hình ảnh ánh trăng đầy thuyền trong hai câu sau bài thơ Nguyên tiêu có thể đưa đến suy nghĩ về sự hòa quyện giữa người chiến sĩ và người nghệ sĩ ở nhân vật trữ tình, từ đó thể hiện phẩm chất cao đẹp của Bác Hồ.

Câu 8. Chỉ ra dấu ấn của phong cách cổ điển trong mỗi tác phẩm

Hướng dẫn giải:

- Bài thơ Mộ: thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật, thi liệu, hình ảnh, không gian - thời gian có yếu tố ước lệ, bút pháp đối lập, đặc tả nội tâm,...

- Bài thơ Nguyên tiêu: thi liệu, hình ảnh có tính chất ước lệ, bút pháp đồng nhất hình ảnh con người và vũ trụ, nghệ thuật chấm phá, đặc tả của hội họa phương Đông.

Kết nối đọc - viết

Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích giá trị đặc sắc của hình ảnh lò than rực hồng (Mộ) hoặc hình ảnh ánh trăng đầy thuyền (Nguyên tiêu).

Hướng dẫn giải:

- Hình ảnh lò than rực hồng:

  • Sự vận động từ nỗi buồn đến niềm vui, bóng tối đến ánh sáng.
  • Làm vơi đi nỗi cô đơn, vất vả và mang lại niềm vui, sức mạnh làm ấm lòng người tù.
  • Tạo niềm vui về cảnh sum họp đầm ấm và sự lạc quan cách mạng trong tâm hồn Bác.

- Hình ảnh ánh trăng đầy thuyền: gợi sức lan tỏa của ánh trăng trong đêm rằm và qua đó thể hiện ý nguyện, mong muốn vươn tới thành công trong sự nghiệp cách mạng.

Chia sẻ bởi: 👨 Tiểu Thu
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm