Giáo án Mĩ thuật 4 sách Kết nối tri thức với cuộc sống (Cả năm) Kế hoạch bài dạy Mĩ thuật lớp 4 năm 2024 - 2025

Giáo án Mĩ thuật 4 sách Kết nối tri thức với cuộc sống bao gồm các bài giảng trong cả năm học 2024 - 2025, giúp thầy cô dễ dàng xây dựng kế hoạch bài dạy môn Mĩ thuật  4 KNTT theo chương trình mới.

KHBD Mĩ thuật 4 Kết nối tri thức cả năm được biên soạn kỹ lưỡng, trình bày khoa học theo SGK Mĩ thuật 4 KNTT. Bên cạnh đó, thầy cô tham khảo thêm giáo án Tiếng Việt, Toán, Mĩ thuật, Đạo đức, Khoa học. Vậy mời thầy cô cùng theo dõi bài viết dưới đây của Eballsviet.com để soạn giáo án Mỹ thuật 4 Kết nối tri thức:

Kế hoạch bài dạy Mĩ thuật 4 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

CHỦ ĐỀ 1:

VẺ ĐẸP TRONG ĐIÊU KHẮC ĐÌNH LÀNG VIỆT NAM
(Tiết 1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

  • HS nhận định được một số hình thức biểu hiện của điêu khắc đình làng (chạm khắc gỗ, tượng tròn).
  • HS biết giới thiệu về vẻ đẹp trong điêu khắc đình làng.
  • HS biết về giá trị thẩm mĩ của di sản mĩ thuật.

2. Năng lực:

  • HS biết cách mô phỏng, khai thác vẻ đẹp của tượng, phù điêu ở đình làng bằng vật liệu sẵn có.
  • HS khai thác được vẻ đẹp tạo hình trong điêu khắc đình làng để thiết kế một món quà lưu niệm.
  • HS sử dụng chất liệu phù hợp trong thực hành, sáng tạo sản phẩm mĩ thuật 3D bằng hình thức nặn hoặc đắp nổi.

3. Phẩm chất:

  • HS có tình cảm yêu quý những di sản mĩ thuật của quê hương, đất nước.
  • HS yêu thích vận dụng đa dạng các yếu tố mĩ thuật trong tạo hình, thiết kế SPMT.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC VÀ HỌC LIỆU:

1. Giáo viên:

  • Một số hình ảnh, clip giới thiệu về chạm khắc gỗ, tượng tròn ở đình làng để trình chiếu trên PowerPoint cho HS quan sát.
  • Hình ảnh SPMT mô phỏng hoặc khai thác vẻ đẹp từ điêu khắc đình làng với nhiều chất liệu và hình thức khác nhau để làm minh họa cho HS quan sát trực tiếp.

2. Học sinh:

  • SGK Mĩ thuật 4, vở bài tập Mĩ thuật 4.
  • Giấy vẽ, giấy màu, bút chì, màu vẽ các loại, kéo, keo dán, đất nặn, vật liệu tái sử dụng.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. HOẠT ĐỘNG: KHỞI ĐỘNG

- GV tổ chức cho HS chơi TC: “Ghép hình, đoán chữ”

- GV nêu luật chơi, cách chơi, thời gian chơi.

- Nhận xét, khen ngợi HS.

- GV giới thiệu chủ đề.

2. HOẠT ĐỘNG: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI.

2.1. QUAN SÁT

a. Mục tiêu:

- Nhận biết được sự đa dạng, phong phú về tạo hình trong điêu khắc đình làng.

- Nhận biết được hình thức thể hiện trong điêu khắc đình làng.

- Nhận biết về một số chủ đề, chất liệu tạo hình thể hiện trong điêu khắc đình làng.

b. Nội dung:

- Quan sát vẻ đẹp của điêu khắc đình làng qua:

+ Hình minh họa trong SGK mĩ thuật 4.

+ Ảnh tư liệu về vẻ đẹp điêu khắc đình làng ở địa phương (nếu có).

+ Ảnh tư liệu về điêu khắc đình làng (do GV chuẩn bị thêm).

c. Sản phẩm:

- Có hiểu biết ban đầu về vẻ đẹp tạo hình trong điêu khắc đình làng, có ý thức khi khai thác hình ảnh để thực hành, sáng tạo SPMT.

d.Tổ chức thực hiện:

*Vẻ đẹp trong chạm khắc gỗ ở đình làng:

- GV tổ chức cho HS quan sát hình minh họa trong SGK mĩ thuật 4, trang 5, hoặc một số hình ảnh GV chuẩn bị thêm.

- Qua hoạt động quan sát và thảo luận, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi trong SGK mĩ thuật 4, trang 5 để HS nhận ra tạo hình nhân vật trong các bức chạm khắc gỗ, cũng như chủ đề thường được thể hiện trong điêu khắc đình làng.

- GV có thể đặt câu hỏi khai thác sâu hơn về nội dung của hoạt động:

+ Ngoài các hình minh họa, em còn biết đến những bức chạm khắc gỗ nào? Ở đình làng nào?

+ Hình tượng nhân vật trong bức chạm khắc gỗ nào ấn tượng với em? Vì sao?

+ Em sẽ mô phỏng hình ảnh ở bức chạm khắc nào trong phần thực hành của mình?

- GV nhận xét bổ sung (theo các hình mình họa đã được chuẩn bị) để khắc sâu hơn về tạo hình, chủ đề trong các bức chạm khắc gỗ.

*Vẻ đẹp tạo hình trong tượng tròn ở đình làng:

- GV hướng dẫn HS quan sát và tìm hiểu tượng chó đá trong khu vực quần thể đình, chùa Địch Vĩ, SGK mĩ thuật 4, trang 6.

- GV có thể chuẩn bị thêm một số hình ảnh về tượng trong đình làng, tổ chức cho HS thảo luận, trả lời câu hỏi và nhận ra:

+ Chất liệu để làm tượng là gì?

+ Tượng có giống hình ảnh con chó thật không? Vì sao?

+ Tượng con chó có đặc điểm gì?

- GV tóm tắt và bổ sung theo nội dung ở phần Em có biết, SGK mĩ thuật 4, trang 6.

*Củng cố:

- Yêu cầu HS nêu lại kiến thức bài học.

- Khen ngợi HS học tốt.

- Liên hệ thực tế cuộc sống.

- Đánh giá chung tiết học.

*Dặn dò:

- Xem trước hoạt động 2 của chủ đề.

- Chuẩn bị đồ dùng học tập: Bút chì, tẩy, giấy vẽ, màu vẽ, tranh ảnh, vật liệu sẵn có, tái chế... cho tiết học sau.

- HS chọn đội chơi, bạn chơi.

- HS chơi theo gợi ý của GV: Ghép các hình ảnh bức tranh Đình làng cho đúng vị trí và đoán chữ Đình làng.

- Phát huy.

- Mở bài học, ghi tên bài vào vở MT.

- HS nhận biết được sự đa dạng, phong phú về tạo hình trong điêu khắc đình làng.

- HS nhận biết được hình thức thể hiện trong điêu khắc đình làng.

- HS nhận biết về một số chủ đề, chất liệu tạo hình thể hiện trong điêu khắc đình làng.

- HS quan sát vẻ đẹp của điêu khắc đình làng qua:

+ Hình minh họa trong SGK mĩ thuật 4.

+ Ảnh tư liệu về vẻ đẹp điêu khắc đình làng ở địa phương (nếu có).

+ Ảnh tư liệu về điêu khắc đình làng (do GV chuẩn bị thêm).

- HS có hiểu biết ban đầu về vẻ đẹp tạo hình trong điêu khắc đình làng, có ý thức khi khai thác hình ảnh để thực hành, sáng tạo SPMT.

- HS quan sát hình minh họa trong SGK mĩ thuật 4, trang 5, hoặc một số hình ảnh GV chuẩn bị thêm.

- HS trả lời câu hỏi trong SGK mĩ thuật 4, trang 5 để HS nhận ra tạo hình nhân vật trong các bức chạm khắc gỗ, cũng như chủ đề thường được thể hiện trong điêu khắc đình làng.

- Lắng nghe, thảo luận, báo cáo.

- HS nêu.

- HS trả lời.

- HS nêu.

- HS lắng nghe, khắc sâu hơn về tạo hình, chủ đề trong các bức chạm khắc gỗ.

- HS quan sát và tìm hiểu tượng chó đá trong khu vực quần thể đình, chùa Địch Vĩ, SGK mĩ thuật 4, trang 6.

- HS quan sát, thảo luận và trả lời câu hỏi.

- HS trả lời.

- HS nêu.

- HS nêu.

- Lắng nghe, ghi nhớ.

- 1, 2 HS nêu.

- Phát huy.

- Mở rộng KT bài học vào cuộc sống.

- Trật tự.

- Thực hiện ở nhà.

- Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng HT cho tiết sau.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI HỌC (Nếu có)

……………………………………………………………………………………………...…………

……………………………………………………………………………………………...…………

……………………………………………………………………………………………...…………

CHỦ ĐỀ 1: VẺ ĐẸP TRONG ĐIÊU KHẮC ĐÌNH LÀNG VIỆT NAM
(Tiết 2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

  • HS nhận định được một số hình thức biểu hiện của điêu khắc đình làng (chạm khắc gỗ, tượng tròn).
  • HS biết giới thiệu về vẻ đẹp trong điêu khắc đình làng.
  • HS biết về giá trị thẩm mĩ của di sản mĩ thuật.

2. Năng lực:

  • HS biết cách mô phỏng, khai thác vẻ đẹp của tượng, phù điêu ở đình làng bằng vật liệu sẵn có.
  • HS khai thác được vẻ đẹp tạo hình trong điêu khắc đình làng để thiết kế một món quà lưu niệm.
  • HS sử dụng chất liệu phù hợp trong thực hành, sáng tạo sản phẩm mĩ thuật 3D bằng hình thức nặn hoặc đắp nổi.

3. Phẩm chất:

  • HS có tình cảm yêu quý những di sản mĩ thuật của quê hương, đất nước.
  • HS yêu thích vận dụng đa dạng các yếu tố mĩ thuật trong tạo hình, thiết kế SPMT.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC VÀ HỌC LIỆU:

1. Giáo viên:

  • Một số hình ảnh, clip giới thiệu về chạm khắc gỗ, tượng tròn ở đình làng để trình chiếu trên PowerPoint cho HS quan sát.
  • Hình ảnh SPMT mô phỏng hoặc khai thác vẻ đẹp từ điêu khắc đình làng với nhiều chất liệu và hình thức khác nhau để làm minh họa cho HS quan sát trực tiếp.

2. Học sinh:

  • SGK mĩ thuật 4, vở bài tập mĩ thuật 4.
  • Sản phẩm của Tiết 1 (nếu có).
  • Giấy vẽ, giấy màu, bút chì, màu vẽ các loại, kéo, keo dán, đất nặn, vật liệu tái sử dụng.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. HOẠT ĐỘNG: KHỞI ĐỘNG

- GV kiểm tra kiến thức mà HS tiếp thu trong Tiết 1, sản phẩm của Tiết 1 (nếu có).

- Kiểm tra sự chuẩn bị ĐDHT của HS.

- Khen ngợi HS.

- GV giới thiệu chủ đề.

2. HOẠT ĐỘNG: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI.

2.2. THỂ HIỆN

a. Mục tiêu:

- Biết được các bước cơ bản khi khai thác vẻ đẹp của điêu khắc đình làng trong sáng tạo SPMT.

- Thực hiện được SPMT khai thác vẻ đẹp của điêu khắc đình làng ở mức độ đơn giản theo hình thức đắp nổi hoặc nặn.

b. Nội dung:

- Thực hành tạo SPMT khai thác vẻ đẹp của điêu khắc đình làng.

c. Sản phẩm:

- SPMT khai thác vẻ đẹp của điêu khắc đình làng.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV cho HS phân tích các bước thực hiện SPMT khai thác vẻ đẹp của điêu khắc đình làng ở SGK mĩ thuật 4, trang 7-8 bằng cách mô tả, trả lời câu hỏi hoặc mời HS lên thị phạm trên bảng. Qua đó, GV lưu ý HS khi thực hiện bằng hình thức đắp nổi (trang 7) hoặc nặn (trang 8).

- GV cho HS đọc phần Em có biết để định hướng, lưu ý HS trong cách tạo hình khi khai thác vẻ đẹp của điêu khắc đình làng để làm SPMT.

- GV tổ chức cho HS thực hành làm SPMT theo yêu cầu của chủ đề, SGK mĩ thuật 4, trang 9.

- Gợi ý tổ chức các hoạt động:

+ HS làm SP cá nhân hoặc theo nhóm (2-4).

+ Cách chọn nội dung: Lựa chọn một hình tượng trong điêu khắc đình làng để mô phỏng hoặc sáng tạo thêm theo sự trao đổi trong nhóm.

+ Lựa chọn vật liệu và hình thức thể hiện phù hợp với điều kiện thực tế và khả năng thực hiện.

*Lưu ý:

- Khi gợi ý, GV cho HS xem lại một số hình ảnh và SPMT đã thực hiện liên quan đến chủ đề để HS hình dung được các bước thực hiện:

+ Hình minh họa trong SGK mĩ thuật 4, trang 7-8-9.

+ Quan sát, nhận xét một số SPMT do GV chuẩn bị thêm (có hình ảnh, màu sắc đẹp mắt).

- Căn cứ vào đối tượng HS và thực tế lớp học, GV cho HS chuẩn bị đồ dùng để thực hiện.

- Quan sát, giúp đỡ HS thực hành.

*Củng cố:

- Yêu cầu HS nêu lại kiến thức bài học.

- Khen ngợi HS học tốt.

- Liên hệ thực tế cuộc sống.

- Đánh giá chung tiết học.

*Dặn dò:

- Bảo quản sản phẩm của Tiết 2.

- Chuẩn bị đồ dùng học tập: Bút chì, tẩy, giấy vẽ, màu vẽ, tranh ảnh, vật liệu sẵn có, tái chế...cho tiết học sau.

- HS nêu lại kiến thức đã học trong tiết 1.

- Trình bày đồ dùng HT.

- Phát huy.

- Mở bài học, ghi tên bài vào vở MT.

- HS biết được các bước cơ bản khi khai thác vẻ đẹp của điêu khắc đình làng trong sáng tạo SPMT.

- HS thực hiện được SPMT khai thác vẻ đẹp của điêu khắc đình làng ở mức độ đơn giản theo hình thức đắp nổi hoặc nặn.

- HS thực hành tạo SPMT khai thác vẻ đẹp của điêu khắc đình làng.

- SPMT khai thác vẻ đẹp của điêu khắc đình làng.

- HS phân tích các bước thực hiện SPMT khai thác vẻ đẹp của điêu khắc đình làng ở SGK mĩ thuật 4, trang 7-8 bằng cách mô tả, trả lời câu hỏi hoặc lên thị phạm trên bảng.

- HS đọc phần Em có biết để định hướng trong cách tạo hình khi khai thác vẻ đẹp của điêu khắc đình làng để làm SPMT.

- HS thực hành làm SPMT theo yêu cầu của chủ đề, SGK mĩ thuật 4, trang 9.

- Quan sát, lắng nghe, tiếp thu.

- HS làm SP theo nhóm (2-4).

- HS lựa chọn một hình tượng trong điêu khắc đình làng để mô phỏng hoặc sáng tạo thêm theo sự trao đổi trong nhóm.

- HS lựa chọn vật liệu và hình thức thể hiện phù hợp với điều kiện thực tế và khả năng thực hiện.

- HS xem lại một số hình ảnh và SPMT đã thực hiện liên quan đến chủ đề để hình dung được các bước thực hiện:

+ Hình minh họa trong SGK mĩ thuật 4, trang 7-8-9.

+ Quan sát, nhận xét một số SPMT do GV chuẩn bị thêm (có hình ảnh, màu sắc đẹp mắt).

- Thực hiện.

- 1, 2 HS nêu.

- Phát huy.

- Mở rộng KT bài học vào cuộc sống.

- Trật tự.

- Bảo quản sản phẩm.

- Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng HT cho tiết học sau.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI HỌC (Nếu có)

……………………………………………………………………………………………...…………

……………………………………………………………………………………………...…………

……………………………………………………………………………………………...…………

....

>> Tải file để tham khảo toàn bộ Giáo án Mĩ thuật 4 KNTT!

Chia sẻ bởi: 👨 Lê Thị tuyết Mai
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm