Giáo án Lịch sử - Địa lí 4 sách Cánh diều (Cả năm) Kế hoạch bài dạy LS - ĐL lớp 4 năm 2024 - 2025

Giáo án Lịch sử - Địa lí 4 sách Cánh diều bao gồm các bài giảng trong cả năm học 2024 - 2025, giúp thầy cô dễ dàng xây dựng kế hoạch bài dạy môn Lịch sử - Địa lí 4 Cánh diều theo chương trình mới.

KHBD Lịch sử - Địa lý 4 Cánh diều cả năm được biên soạn kỹ lưỡng, trình bày khoa học theo SGK Lịch sử - Địa lí 4 Cánh diều. Bên cạnh đó, thầy cô tham khảo thêm giáo án Toán, Tiếng Việt, Đạo đức, Khoa học, Tin học, Âm nhạc, Hoạt động trải nghiệm, Giáo dục thể chất, Công nghệ. Mời thầy cô cùng theo dõi bài viết dưới đây của Eballsviet.com để soạn giáo án Lịch sử - Địa lí 4 Cánh diều:

Kế hoạch bài dạy Lịch sử - Địa lí lớp 4 sách Cánh diều

BÀI 1: LÀM QUEN VỚI PHƯƠNG TIỆN HỌC TẬP

MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ (3 tiết)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Nhận thức khoa học Lịch sử và Địa lí: đọc được lược đồ, bảng số liệu, biểu đồ, tranh ảnh ở mức đơn giản.

- Tìm hiểu lịch sử và địa lí: từ những nguồn tư liệu, số liệu, lược đồ hoặc bản đồ nêu được nhận xét về đặc điểm và mối quan hệ giữa các đối tượng, hiện tượng địa lí.

- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:

  • Xác định được vị trí của một địa điểm, một phạm vi không gian trên bản đồ.
  • Sử dụng được biểu đồ, số liệu,... để nhận xét về một số hiện tượng địa lí.

2. Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết cố gắng hoàn thành phần việc mình được phân công và chia sẻ, giúp đỡ thành viên khác cùng hoàn thành việc được phân công.
  • Năng lực tự chủ và tự học: Tự làm được những việc của mình ở nhà và ở trường theo sự phân công, hướng dẫn của GV.

3. Phẩm chất.

  • Chăm chỉ: thường xuyên hoàn thành nhiệm vụ học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

  • GV: SGK, SGV, máy tính, máy chiếu, các hình ảnh minh hoạ.
  • HS: SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. HĐ Mở đầu:

*Khởi động:

- Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học.

- Cách tiến hành:

- GV gợi mở vấn đề: “Lịch sử và Địa lí là một môn học thú vị. Để học tốt môn này, em cần một số phương tiện học tập hỗ trợ. Hãy kể với các bạn một vài phương tiện học tập mà em biết?”

- GV chuyển ý để giới thiệu bài học.

- HS trả lời. (bản đồ, biểu đồ, bảng số liệu, sơ đồ, tranh ảnh, hiện vật,…)

- Cả lớp lắng nghe.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:

Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu về bản đồ, lược đồ:

- Mục tiêu: Học sinh tìm hiểu về bản đồ, lược đồ.

- Cách tiến hành:

· Bước 1. GV chia lớp thành nhóm 4 và giao nhiệm vụ cho các nhóm.

Nhiệm vụ:

+ Các nhóm cùng thảo luận và thực hiện các nhiệm vụ học tập.

+ Quan sát hình 1 và đọc thông tin, em hãy:

• Kể tên các yếu tố của bản đồ.

• Nêu nội dung chính được thể hiện trong bản đồ ở hình 1.

• Xác định trên bản đồ vị trí của Thủ đô Hà Nội.

+ GV tổ chức cho HS quan sát hình 2 và trả lời:

- Xác định nơi Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa: Hát Môn – nơi có cắm cờ (đọc từ bảng chú giải và xác định trên lược đồ)

Nêu thời gian Hai Bà Trưng khởi nghĩa: tháng 3 năm 40 (Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa, tiến đánh Cổ Loa và đánh Luy Lâu vào tháng 4 năm 40, quân Tô Định rút chạy về nước).

· Bước 2. GV phát hiệu lên cho các nhóm thực hiện nhiệm vụ.

· Bước 3. GV gọi đại diện nhóm trình bày sản phẩm, HS trong lớp nhận xét, góp ý.

Bước 4. GV nhận xét, bổ sung và ghi điểm những HS làm tốt.

- HS chia nhóm theo sự tổ chức của GV. Lắng nghe nhiệm vụ.

- Các nhóm thực hiện nhiệm vụ.

- Đại diện nhóm trình bày sản phẩm, HS trong lớp nhận xét, góp ý.

Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu về biểu đồ:

- Mục tiêu: Học sinh tìm hiểu về biểu đồ.

- Cách tiến hành:

· Bước 1. GV giao nhiệm vụ như SGK.

Quan sát hình 3, em hãy cho biết:

– Các yếu tố của một biểu đồ.

– Biểu đồ thể hiện nội dung gì về dân số các vùng.

– Vùng nào có số dân nhiều nhất, ít nhất. Số dân các vùng đó là bao nhiêu?

· Bước 2. GV phát hiệu lệnh cho HS thực hiện nhiệm vụ.

· Bước 3. GV gọi đại diện nhóm trình bày.

· Bước 4. GV nhận xét, bổ sung và ghi điểm những HS làm tốt.

(Tuần tự các bước với nhiệm vụ 2, 3).

Lưu ý: GV hướng dẫn HS đọc thông tin trên biểu đồ như: tên vùng, số liệu,...

GV giới thiệu thêm cho HS về các dạng biểu đồ khác nhau như: biểu đồ tròn, biểu đồ kết hợp,...

Một số biểu đồ tham khảo:

Lịch sử - Địa lí 4

- HS lắng nghe nhiệm vụ.

- HS thực hiện nhiệm vụ.

- Đại diện nhóm trình bày. HS trong lớp nhận xét, góp ý.

Lịch sử - Địa lí 4

Lịch sử - Địa lí 4

3. Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu về bảng số liệu.

- Mục tiêu: Học sinh tìm hiểu về bảng số liệu.

- Cách tiến hành:

· Bước 1. GV giao nhiệm vụ như SGK.

Dựa vào bảng số liệu, em hãy cho biết:

– Các yếu tố của một bảng số liệu.

– Bảng số liệu thể hiện nội dung gì về các cao nguyên ở vùng Tây Nguyên.

- Tên cao nguyên có độ cao trung bình trên 1000 m.

· Bước 2. GV phát hiệu lệnh cho HS thực hiện nhiệm vụ.

· Bước 3. GV gọi HS trong lớp nhận xét, góp ý.

· Bước 4. GV nhận xét, bổ sung và ghi điểm những HS làm tốt. GV giới thiệu thêm bảng số liệu cho HS tham khảo:

Lịch sử - Địa lí 4

- HS lắng nghe nhiệm vụ.

Lịch sử - Địa lí 4

- HS thực hiện nhiệm vụ.

Lịch sử - Địa lí 4

- Đại diện nhóm trình bày. HS trong lớp nhận xét, góp ý.

4. Hoạt động 4: Hướng dẫn HS tìm hiểu về sơ đồ

- Mục tiêu: Học sinh tìm hiểu về sơ đồ.

- Cách tiến hành:

· Bước 1. GV hướng dẫn hoặc yêu cầu HS trình bày về sơ đồ và các bước sử dụng. GV có thể giới thiệu thêm các dạng sơ đồ khác nhau (như sơ đồ khu di tích Đền Hùng trang 29, sơ đồ khu di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám trang 54 trong SGK).

· Bước 2. GV phát hiệu lệnh cho HS thực hiện nhiệm vụ.

· Bước 3. Gọi HS trả lời.

Bước 4. GV nhận xét.

- HS lắng nghe nhiệm vụ.

- HS thực hiện nhiệm vụ.

- HS trả lời, em khác nhận xét.

- Tên sơ đồ: Khu di tích thành Cổ Loa.

- Nội dung chính của sơ đồ: các thành phần (di chi; luỹ thành, gò; cổng thành;..) trong Khu di tích thành Cổ Loa.

Có bao nhiêu cống thành trong sơ đồ: có 9 cổng thành trong sơ đồ, trong đó có 3 cổng chưa có tên. GV cũng lưu ý với HS “cửa” – tên dùng để gọi công thành ở miền Bắc. Như cửa Bắc, cửa Nam.

5. Hoạt động 5: Hướng dẫn HS tìm hiểu về tranh ảnh:

- Mục tiêu: Học sinh tìm hiểu về tranh ảnh.

- Cách tiến hành:

· Bước 1. GV hướng dẫn hoặc yêu cầu HS trình bày về tranh ảnh và các bước sử dụng. GV có thể giới thiệu thêm ví dụ tranh vẽ và ảnh chụp trong sách (như tranh vẽ Nhân dân Gò Công suy tôn Trương Công Định làm “Bình Tây đại nguyên soái” trang 102 trong SGK).

· Bước 2. GV phát hiệu lệnh cho HS thực hiện nhiệm vụ.

· Bước 3. GV Gọi HS trả lời. (Lưu ý GV để HS tự rút ra được suy nghĩ của các em).

Bước 4. GV nhận xét.

- HS lắng nghe hướng dẫn.

- HS thực hiện nhiệm vụ.

- HS trả lời, em khác nhận xét.

- Nội dung của hình ảnh: Đảo Cô Lin (thuộc quần đảo Trường Sa – Việt Nam).

- Ý nghĩa của hình ảnh: Quần đảo Trường Sa là của Việt Nam, Việt Nam có biển đảo rất đẹp.

6. Hoạt động 6: Hướng dẫn HS tìm hiểu về hiện vật

- Mục tiêu: Học sinh tìm hiểu về hiện vật.

- Cách tiến hành:

· Bước 1. GV hướng dẫn hoặc yêu cầu HS trình bày về hiện vật và các bước sử dụng. GV có thế giới thiệu thêm ví dụ về hiện vật trong sách (như Trống đồng Ngọc Lũ (Hà Nam) trang 45, các hiện vật ở Địa đạo Củ Chi trang 110, 111 trong SGK)

· Bước 2. GV phát hiệu lệnh cho HS thực hiện nhiệm vụ.

· Bước 3. GV gọi HS trả lời

. Bước 4. GV nhận xét.

- HS lắng nghe nhiệm vụ.

- HS thực hiện nhiệm vụ.

- Đại diện nhóm trình bày. HS trong lớp nhận xét, góp ý.

- Nội dung của hiện vật: Gạch lát nền in nổi hình hoa bằng chất liệu đất nung (thời Lý, thế kỉ XI-XIII).

- Ý nghĩa của hiện vật: Hiện vật cho ta biết về kĩ nghệ đúc gạch thời Lý hay sự phát triển của thủ công nghiệp thời Lý hoặc đơn giản hơn: Thời Lý đã có gạch nung được trang trí hoa văn.

Củng cố, dặn dò

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

- GV nhắc nhở HS:

+ Đọc lại bài học Làm quen với phương tiện học tập môn Lịch sử và Địa lí

+ Hoàn thành bài tập phần Vận dụng.

+ Đọc trước Bài 2 – Địa phương em (tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương)

- Lắng nghe- trả lời.

- 2-3 HS nêu lại nội dung chính của bài.

- Cá nhân nghe.

- Cá nhân nghe, quan sát.

Về thực hiện.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

..............................................................................................................................

..............................................................................................................................

..............................................................................................................................

BÀI 2
ĐỊA PHƯƠNG EM (TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG)
(4 tiết)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Năng lực đặc thù:

  • Xác định được vị trí địa lí của địa phương trên bản đồ hoặc lược đồ.
  • Trình bày một số nét văn hóa và đặc trưng kinh tế của địa phương.
  • Giới thiệu câu huyện về các doanh nhân ở địa phương.

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: sưu tầm tranh ảnh, câu chuyện về địa phương.
  • Giải quyết vấn đềvà sáng tạo: đề xuất việc làm cần thiết để góp phần bảo vệ môi trường đang sống.

3. Phẩm chất

  • Yêu nước: Yêu quê hương, tự hào về cảnh đẹp, lịch sử, văn hóa, con người của địa phương; thể hiện được tình cảm với địa phương và sẵn sàng hành động bảo vệ môi trường xung quanh.
  • Trách nhiệm: Có trách nhiệm với phong cảnh, di tích lịch sử của địa phương.
  • Chăm chỉ: Thực hiện nhiệm vụ học tập được giao và luôn tự giác tìm hiểu, khám phá tri thức liên quan đến nội dung bài học.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học

a. Đối với giáo viên

  • Giáo án, SHS, SGV, SBT Lịch sử Địa lí 4.
  • Bản đồ hành chính Việt Nam, bản đồ tự nhiên địa phương (nếu có).
  • Tranh ảnh tiêu biểu về thiên nhiên, hoạt động kinh tế, danh nhân của địa phương (nếu có).
  • Món ăn, trang phục hoặc tranh ảnh về lễ hội của địa phương.
  • Máy tính, máy chiếu; phiếu học tập (nếu có).

b. Đối với học sinh

  • SHS, Vở bài tập Vở bài tập Lịch sử Địa lí 4, phần Lịch sử.
  • Tranh ảnh sưu tầm và dụng cụ học tập có liên quan đến nội dung bài học.

...

>> Tải file để tham khảo trọn bộ Giáo án Lịch sử - Địa lí 4 sách Cánh diều (Cả năm)

Chia sẻ bởi: 👨 Lê Thị tuyết Mai
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm